CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin Đồng Tâm » Những Mảnh Đời Bất Hạnh  » Chi tiết
 
Đánh rơi con chữ
Buổi chiều tại bãi đất hoang nằm trong Khu công nghiệp (KCN) Việt Hương (Thuận An, Bình Dương), mặc không khí oi bức, Võ Đăng Khoa - 14 tuổi - vẫn miệt mài chạy cùng chúng bạn để lấy đà buông con diều tự chế bằng nilông.

       Buổi chiều tại bãi đất hoang nằm trong Khu công nghiệp (KCN) Việt Hương (Thuận An, Bình Dương), mặc không khí oi bức, Võ Đăng Khoa - 14 tuổi - vẫn miệt mài chạy cùng chúng bạn để lấy đà buông con diều tự chế bằng nilông.

       Hai năm rồi, buổi sáng em đi bán vé số, buổi chiều thì lang thang buông diều, đá bóng, chơi game với chúng bạn cũng cùng cảnh thất học.

       Khi còn ở quê Sóc Trăng, Khoa học lớp 7, nhưng từ khi chuyển lên Bình Dương cùng với bố mẹ kiếm kế sinh nhai cách đây 2 năm, Khoa "nửa đường đứt gánh" chuyện học hành. Khoa chỉ là một trong rất nhiều con em của những người nhập cư tại KCN Việt Hương cũng như ở tỉnh Bình Dương đang bị mất đi quyền cơ bản của mọi trẻ em: Quyền được đến trường.

“Ăn không đủ, lấy tiền đâu đi học?”

       Khoa có gương mặt sáng. Em nói với tôi em học khá, nhưng lâu rồi không động vào con chữ, nên viết chữ bị sai nhiều lỗi chính tả. “Em vẫn còn khá hơn so với mấy đứa ở đây, có đứa viết sai chính tả tùm lum, có đứa chỉ mới biết đánh vần a,b,c thôi” - Khoa tự hào. Cuộc sống đói nghèo trần trụi đã đẩy em đi bán vé số 2 năm nay.
     “Giờ làm việc” của em là từ 7 giờ sáng đến 13 giờ. Buổi trưa, em về ăn cơm cùng nhỏ út.
     “Thức ăn có thịt gà, thịt kho, cá chiên. Nghe thì “oách”, nhưng mà là đồ ăn thừa mẹ em gom về từ Cty tối hôm trước đó” - Khoa dí dỏm. Bữa nào không về thì bữa trưa của Khoa là một chiếc bánh mì vài ngàn đồng.
Tôi hỏi về thu nhập, Khoa cười hồn nhiên: “Bữa bán nhiều nhất cũng chỉ được 50 tờ vé số, lãi được 25 nghìn đồng”. Những đồng tiền này được Khoa đưa bố mẹ để góp phần trang trải cho gia đình.

       Thỉnh thoảng là em lại gặp “tai nạn” bị lừa, giật vé số một lần. Mỗi lần như thế là mất 240.000đ tiền đặt cọc ở đại lý vé số.

       Rồi em thở dài: “Em đang học lớp 7 thì bỏ, anh ạ. Lúc đầu khi mới lên đây, em nhớ quê, nhớ trường lớp, nhớ các bạn lắm. Bây giờ thì quen rồi”.

        Em khoe với tôi: “Ở đây, em có nhiều bạn cũng nghỉ học như em lắm. Dễ phải đến gần 20 đứa. Đứa thì bán vé số, đứa lượm ve chai, đứa thì đi làm ở Cty gỗ, gốm...”.

        Tôi ngạc nhiên: Nhưng bọn em vẫn là trẻ em mà. Khoa cười: Thì bọn nó làm hồ sơ giả mà anh. 

        Tôi theo chân Khoa về phòng trọ của gia đình em. Chị Đặng Thị Kim Anh (41 tuổi) - mẹ của Khoa - đang được cháu út bóp dầu vì mệt. Cháu út Võ Kiêm Chi (12 tuổi) học dở lớp 4 thì bỏ khi lên đây cùng bố mẹ.
Mệt mỏi ngồi dậy, chị Anh kể: Gia đình chị quê ở ấp 2, thị trấn Phú Lộc, tỉnh Sóc Trăng. “Chú hỏi vì sao phải lên Bình Dương à? Tất nhiên là vì đói rồi. Ở quê hai vợ chồng buôn bán vặt vãnh, thu nhập còm cõi”. Còn vì sao mà không cho hai đứa đi học, chị lại bảo, vì thiếu tiền. Hai đứa lại không chịu ở quê học tiếp, muốn lên ở cùng với bố mẹ, vả lại anh chị cũng không yên tâm khi để con ở quê.

        Hiện chị đang làm CN tại Cty King Maker, lương 1 triệu 214 nghìn đồng/tháng. Chồng chị vẫn đi làm thuê mướn thu nhập được chăng hay chớ. Chị Anh nhẩm tính: Tiền thuê phòng, tiền điện nước khoảng 500.000đ/tháng. Tiền ăn khoảng hơn 1 triệu nữa, nên kiếm được đồng nào thì chi tiêu vun vén lắm cũng chỉ vừa khít cho sinh hoạt hàng ngày thôi, không nghĩ đến cái chữ cho con. Phải chăng, tôi nghĩ, khi cái “dạ dày” còn chưa “giải quyết” xong, thì người ta không thể nghĩ cho “cái đầu”?
Khoa nhiệt tình dẫn tôi đi gặp các bạn đồng cảnh. Quả thật, cái sự thất học của những em nhỏ phải xa quê, theo bố mẹ lên làm CN tại Bình Dương thật đáng ngại. Như gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (quê huyện Phú Tân, Cà Mau) trong khu trọ gần đó, có 3 đứa con thì cả 3 đứa - đứa 18 tuổi, đứa 16 tuổi, đứa 7 tuổi - đều bị rơi vãi con chữ khi anh chị chuyển lên đây từ năm 2005 để làm CN. Ba cháu nghỉ học và cũng chưa đi làm gì, chỉ quanh quẩn chơi ở khu trọ.

       Anh Nhật bảo: “Khu nhà trọ này đầy nhóc những đứa không được đi học, vì ai cũng nghèo. Ở quê còn lo cho con học được, chứ ở đây thì tốn kém lắm. Lo cho cả ba đứa thì đóng tiền một lần hơn 1 triệu, hết tháng lương luôn”. Anh nói, một chị hàng xóm cho con đi học lớp 1, mà mỗi tháng hết 4 trăm, thêm 150.000đ xe đưa đón nữa. 

       Còn nhiều lắm những đứa trẻ đang bị đánh rơi chữ mà tôi gặp. Đó là Đức, cậu chỉ nhớ tên mình chứ không biết họ, 12 tuổi mà nhỏ loắt choắt, đen nhẻm như một dấu chấm than và cũng đi bán vé số. Đức học dở dang lớp 1 thì lên Bình Dương.
Tôi bị ám ảnh bởi câu nói của Đức khi tôi hỏi về chuyện học của các em: “Chúng nó học trong tiệm net, chú à”. Nhiều em đã nhịn ăn sáng để chơi game và tôi đã thấy nhiều em với làn da cháy nắng, nhưng vẫn chọc bida vẻ rất sành điệu ở một quán trong KCN.
 

Các thông tin cùng loại này
» Cô bé mồ côi hái rau muống nuôi mẹ tâm thần
» Nhịp cầu nhân ái
» Làng mù
»  Những người khác thường vẫn sống… bình thường
» Một nữ sinh cụt hai tay giàu nghị lực
» 3.000 người bỏ nhà vào hang đá
» Nạn đói tái xuất hiện ở Niger
»  Đìu hiu xóm rác
» Tuổi thơ bị đánh cắp - Những cánh chim rừng ngược gió
» Mặt trái của World Cup Nam Phi!
» Kinh tế thiệt hại hàng tỷ USD vì World Cup 2010
»  Một em gái bị đầy đoạ, nhục hình suốt 10 năm
» Một bé trai bị chủ trại tôm giống hành hạ dã man
» Nỗi đau da cam trên những em bé Việt Nam
» Những đứa trẻ không có ngày tết thiếu nhi
» Nước mắt Haiti
» Haiti tuyệt vọng chờ cứu trợ
» Hơn 100 người chết trong bão lũ
» Những đứa trẻ mồ côi sau bão lũ
» Đâu hởi tiếng Mẹ ru ?
  1  2  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 20204777
Đang online : 97