CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin Đồng Tâm » Những Mảnh Đời Bất Hạnh  » Chi tiết
 
Một em gái bị đầy đoạ, nhục hình suốt 10 năm
Nguyễn Thị Bình, quê ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), được mẹ đưa ra Hà Nội làm cho vợ chồng một chủ quán phở, bị dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng; dùng kìm kẹp vào mạng sườn; dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi; dùng gót guốc nhọn nện vào vùng kín của Bình.

Ông bà chủ dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng; dùng kìm kẹp vào mạng sườn; dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi; dùng gót guốc nhọn nện vào vùng kín của Bình

   Nguyễn Thị Bình, quê ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), được mẹ đưa ra Hà Nội làm cho vợ chồng một chủ quán phở trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (Hà Nội) từ năm em 10 tuổi.

     Suốt hơn 10 năm qua, Bình phải làm việc quần quật từ 3h sáng đến tận đêm khuya. Sau khi xong việc nhà, em phải ra quán phở xách nước, thu dọn bát đũa, chuyên chở nước dùng, bánh phở, đưa thịt đi thái, quét dọn... nhưng vẫn bị hành hạ, đối xử như nô lệ.

Những vết sẹo còn vương lại trên khắp người Bình. Ảnh: TTXVN.
Những vết sẹo còn vương lại trên khắp người Bình. Ảnh: TTXVN.

     Theo lời Bình kể, em bị đánh thường xuyên, lúc thì do làm mất lòng chủ, lúc do sơ xuất để vỡ một cái bát hoặc làm đổ nước ra nhà. Ông bà chủ dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng; dùng kìm kẹp vào mạng sườn; bắt em quỳ ngoài sân giữa đêm khuya, trời lạnh nhiều tiếng đồng hồ...

     Tàn nhẫn hơn, có lần không may làm nước té vào bà chủ, em bị bà dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi rồi dùng gót guốc nhọn nện tiếp vào “vùng kín” gây thương tích khiến em nhiều ngày không đi tiểu được. Suốt nhiều năm, Bình "không được phép" ốm, không được nghỉ, không được tiếp xúc với người bên ngoài, không được xem truyền hình...

     Sự việc chỉ chấm dứt khi em được bà Bình, người cùng tổ dân phố, đưa đến trú tại một địa điểm an toàn. Những vết sẹo, vết thương còn bầm dập trên khắp người Bình chính là bằng chứng không thể chối cãi về những hành động nhẫn tâm và tàn bạo mà em đã phải chịu suốt nhiều năm qua.

   Rõ ràng nhân chứng, vật chứng

     Lúc 9 giờ 45, Cơ quan điều tra (CQĐT) tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của vợ chồng Chu Minh Đức (sinh năm 1963) và Trịnh Hạnh Phương (sinh năm 1962) tại số nhà 24 ngõ 108 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội). Trước đó 15 phút, khi một số cảnh sát xuất hiện ở khu vực này thì toàn bộ ngõ 108 đã đông nghịt người dân. Khoảng 10 giờ, từ đầu ngõ vọng lên tiếng khóc, tiếng lu loa ầm ĩ của bà chủ quán phở khi bị đưa từ trên xe cảnh sát xuống để vào nhà chứng kiến việc khám xét nơi ở theo luật định.

     Bà Phương gào lên: "Các bác ơi, nuôi cháu mười mấy năm giời, giờ nó hại tôi thế này đây". Cứ thế, người đàn bà 44 tuổi vừa lê bước vào nhà vừa gào khóc. Chẳng biết mười mấy năm qua, khi xuống tay hành hạ một em bé bất hạnh không có khả năng tự vệ, bà ta có bao giờ nghĩ đến ngày lu loa như thế không?

        

     Cuộc khám xét kéo dài hơn 2 giờ, đến gần 12 giờ trưa, lực lượng khám xét thu được 1 cuộn dây điện; 2 cây gậy; 1 cây kìm và 1 cây dùi cán gỗ. Khi bị đưa ra xe để trở về trụ sở Công an quận, nơi mà chồng bà ta đang đối mặt với các câu hỏi của cán bộ điều tra về các hành vi tàn nhẫn đối với em Bình, bà Phương vẫn cố gào thêm: "Chị ơi giúp em với". Một người hàng xóm buông thẳng: "Khóc gì mà khóc, lúc đánh con người ta gần chết thì có khóc không".

     Ngồi bên quán nước chè nhỏ trong góc chợ Thượng Đình, ông Chu Văn Lợi, bố đẻ  chủ quán phở Chu Minh Đức dường như không hề ngạc nhiên trước sự kiện này. Ông bảo: "Ai làm thì người đó chịu thôi. Nhưng tội cái Phương nặng hơn nhiều. Tôi là bố chồng mà nó còn chửi xơi xơi. Tôi cũng nghe bà con nói nó đánh người làm ghê lắm, tôi cũng ngăn nhưng nó không nghe thì biết làm sao".

     Cuối giờ chiều qua, một cán bộ điều tra Công an quận Thanh Xuân cho biết, sau khi hết lý lẽ chối tội, cả hai vợ chồng Đức, Phương đều đã cúi đầu thừa nhận hành vi đánh đập, dùng kìm kẹp thịt, hắt nước nóng vào người, lột quần áo bắt quỳ dưới nền nhà... đối với em Nguyễn Thị Bình

      Tại nơi ở của Đức, Phương, cơ quan điều tra thu giữ một số vật chứng mà Bình khai được dùng để hành hạ, tra tấn em như: kìm kẹp thịt, roi dây điện, gậy phơi quần áo...

     Tổ dân phố, Hội phụ nữ biết, vẫn đứng ngoài !

     Sự việc em Bình bị đánh đập, hành hạ đã diễn ra từ lâu. Nếu đặt câu hỏi: "Bác có biết em Bình bị vợ chồng Đức-Phương đánh không?", gần như 100% câu trả lời là: có. Những người dân sẵn sàng kể cho phóng viên nghe việc họ biết Bình bị đánh như thế nào, có những vết thương ở đâu, nguyên văn những lời chửi chua ngoa của bà chủ Phương ra sao. Nhưng khi hỏi tiếp: "Tại sao biết em Bình bị đánh như thế mà không báo công an?", thì hầu hết đều trả lời: "Chúng tôi sợ phiền phức, không muốn dây với vợ chồng nhà đó. Có nhiều người lên tiếng đã bị chửi lại không thương tiếc".

     Một chị bán đồ điện (giấu tên) lắc đầu: "Tôi bán hàng ở đây được 3 năm rồi, Bình nó vẫn hay ra chợ mua thịt bò và bê phở cho bà con trong chợ nên tôi biết. Thú thật là từ ngày nhìn thấy con bé không lúc nào là mặt nó không bị thâm tím. Một lần ra bê bát về, nó bảo tôi đưa bát cho nó vì nó không cúi xuống được, quan sát thì tôi thấy đùi nó bị thương, sưng tấy, hỏi thì nó bảo: cháu bị chú cháu đánh nhưng cô đừng nói". Chị này còn kể thêm: "Ba năm trước, có một bà tên Đua, bán quần áo trong chợ này bảo giới thiệu cho Bình đi trông trẻ. Bình nó về thật thà nói với Đức-Phương, liền sau đó, Phương ra chợ chửi toáng lên và đe dọa bà Đua. Từ đó, mọi người biết, thương con bé, nhưng chợ búa phức tạp lắm nên không dám dây".

Gậy, dùi, kìm, dây điện... mà vợ chồng Đức - Phương đã dùng để đánh cháu Bình - ảnh: H.M

     Ông Nguyễn Đức Chính, tổ trưởng tổ dân phố khu Tó, nơi gia đình Đức - Phương cư ngụ thì phân trần: "Nói việc chúng tôi không biết cháu Bình bị đánh thì không phải, vì nhìn mặt mũi Bình bị thâm tím là chúng tôi biết. Vấn đề là khi hỏi thì Bình lại nói là bị ngã hay bị va vào cửa nên không thể có cớ gì để nói vợ chồng Đức-Phương. Bình ở với vợ chồng Đức-Phương từ nhỏ, khi kiểm tra tạm trú, tạm vắng thì vợ chồng Đức-Phương nói đó là người làm, họ không khai báo tạm trú, tạm vắng cho Bình nên chúng tôi không quản lý được".

    Bà Phạm Thị Kim Dung, tổ trưởng tổ phụ nữ khu phố Tó nêu lý lẽ rằng: "Nói thật với nhà báo là cháu Bình bị đánh chúng tôi biết cả, nhưng vợ chồng Đức-Phương kín tiếng lắm, "đóng cửa bảo nhau" mà đánh, Bình lại không nói mình bị đánh nên hội phụ nữ không can thiệp. Chúng tôi cũng không báo lên chính quyền vì Bình không tham gia sinh hoạt chi hội".

     "Bình không dám kể với ai là bị đánh, chính cháu chỉ một mực nói rằng bị ngã nên chúng tôi không biết" là lý do mà nhiều cán bộ cấp cơ sở nêu ra để cho rằng họ đã làm hết trách nhiệm. Tuy nhiên, một cán bộ về chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở quận Thanh Xuân phân tích: "Nói thế là không được, ông cảnh sát khu vực phải biết rõ nhà này có những ai? Sao một em bé sống ở đó 13 năm không khai báo tạm trú mà cảnh sát khu vực không xử lý? Tại sao tổ dân phố, hội phụ nữ biết việc cháu bị đánh đập mà chỉ vì sợ chủ nhà nên không có ý kiến ? Tại sao chỉ vì cháu Bình không phải trong hội phụ nữ nên không can thiệp ? Và nơi cháu Bình ở chỉ cách công an phường, công an quận chưa đầy một cây số, tại sao ai cũng nói không biết ? Chẳng lẽ công an cũng nói rằng tội phạm đến không báo nên tôi không biết sao? Họ không biết hay họ quá thờ ơ với nỗi đau của trẻ nhỏ, để tránh phiền phức nên họ đã coi đó không phải việc của mình ?".

     Câu chuyện của em Bình vẫn là chủ đề bàn tán của người dân. Chỉ có bà Hà Thị Bình (Bình "bò") vẫn lặng lẽ, ít lời. Khi hàng xóm nói Nguyễn Thị Bình được giải thoát công lớn thuộc về bà, bà chỉ cười: "Mừng cho con bé". (xem thêm1, xem thêm 2)

     Trao đổi với VnExpress, Trưởng Công an quận Thanh Xuân Lê Mạnh Tuấn, cho biết, vụ việc kéo dài nhưng đến nay quận mới vào cuộc là do em Bình không trình báo với công an cũng như ít tiếp xúc với những người xung quanh.

     "Chúng tôi đang tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi khác của vợ chồng Đức, Phương. Trong quá trình thu thập chứng cứ, nếu đủ cấu thành tội khác, sẽ tiếp tục xử lý", ông Tuấn nói.

     Theo xác minh của công an, khoảng 23h ngày 5/11, Công an quận Thanh Xuân nhận được tin báo Nguyễn Thị Bình, bị chủ quán Chu Minh Đức, Trịnh Hạnh Phương đánh đập, hành hạ dã man. Ngay sau đó, công an đã xác minh vụ việc, đưa Bình đi khám thương tật và xác định có những vết sẹo phù hợp với lời khai của Bình.

Sợi dây điện này là hung khí dùng để hành hạ em Bình. Ảnh: ANTĐ.

     Tại cơ quan điều tra, sau những phút phủ nhận ban đầu, cuối cùng bà Phương thừa nhận có sử dụng muôi bán phở hắt nước sôi vào người Bình, dùng tay đánh vào mặt, bắt lột quần áo quỳ gối để đánh. Còn ông Đức cho biết, có dùng tay đánh vào mặt và "phía dưới" của Bình.

     Trước đó, chiều 6/11, khi được triệu tập đến làm việc tại cơ quan điều tra, cặp vợ chồng Đức - Phương phủ nhận việc đánh đập dã man Nguyễn Thị Bình, mà chỉ nhận là "dạy bảo" người làm.

    "Họ tra tấn quá dã man"

     Trao đổi với VnExpress, bà Hà Kim Bình, người đã cứu cô bé khỏi nhà vợ chồng Đức - Phương cho biết, sau nhiều lần chứng kiến cảnh cô gái bị hành hung, bà đã quyết định giải thoát cho Bình. 11h trưa ngày 20/10, bà Bình thuê xe ôm đến đón cô gái đi trốn. "Vừa chạy con bé vừa sợ bị chủ bắt lại", bà Bình nhớ lại.

    "Tôi làm việc này chẳng phải là vì lợi lộc hay họ hàng máu mủ gì mà chỉ vì thương nó. Tôi không thể tưởng tượng được mức độ dã man của các hành vi tra tấn. Mọi người đều biết sự việc nhưng không ai dám đứng ra tố cáo. Thậm chí, đứa trẻ con ở đây cũng biết cô gái bị đánh đập, mắng chửi thế nào", bà lão 70 tuổi bức xúc.

    "Cháu Bình kể, nhiều khi còn bị chủ bắt cởi quần áo, nằm giang tay ra để họ dùng chân đạp vào chỗ kín. Đau quá, nó co người lại và lấy tay che liền bị ông chủ chạy tới đá vào mặt. Trận đòn hiểm này khiến cháu không đi tiểu được và phải đi viện", bà Hà Kim Bình rơm rớm nước mắt.

     Còn cô Nguyễn Thị Tuân, hàng xóm gia đình ông Chu Minh Đức, kể, hơn chục năm trước, trong lần đi chợ qua, cô từng chứng kiến cảnh bà Phương cầm con dao thái hành đập vào đầu Bình. Khi lên tiếng bênh vực thì cô Tuân liền bị vợ chồng ông Đức chửi rủa: “Tôi đánh cháu tôi phận sự gì chị can thiệp vào”.

     Là hàng xóm nên cô Tuân biết khá rõ hoàn cảnh của Bình. Việc em bị đánh tím mặt đã trở thành chuyện thường ngày. "Những lúc vợ chồng Đức ăn cơm, Bình chỉ được cầm bát cơm ra ngoài sân đứng ăn. Chủ cho cái gì thừa thãi không ăn cũng bị đánh. Cùng là con người tôi không nghĩ họ lại đối xử với cô bé tàn ác thế”, cô Tuân nói.

     Sau khi được cứu thoát, Bình được gia đình bà lão tốt bụng đưa lên trú tại một trang trại ở Hà Tây tĩnh dưỡng. Sau nửa tháng thoát khỏi sự tra tấn như cơm bữa, giờ Bình đã béo lên được 2 kg, những vết thương trên người em đang lành sẹo.

Chân em cũng chằng chịt vết sẹo. Ảnh: TTXVN.
Chân em cũng chằng chịt vết sẹo. Ảnh: TTXVN.

     Làm quần quật từ 4h sáng tới 21h tối nhưng mỗi bữa cô gái đang ở tuổi ăn tuổi lớn này chỉ được chia cho 2 miếng thịt, thậm chí nhiều khi còn bị ăn đồ thừa của "cô chú". Nhà chật nên khi xong việc, cô gái này vẫn phải đứng ngoài sân chờ con trai ông chủ học bài xong mới được vào kê ván ra nền nhà ngủ.

     Những trận đòn khiến Bình rùng mình mỗi khi nhắc đến chiếc roi điện "chuyên dùng màu vàng vàng, để một chỗ, khi nào cần là lấy ra". Trên lưng cô gái này chẳng chịt những vết sẹo vừa kịp liền da, hai bên mạng sườn là những vết thâm tím do bị kìm kẹp còn hai ngón chân cái cũng bị đánh nát đến mức bay mất móng.

     Bình kể dịp giáp Tết vừa qua: "Trời mưa rét, 2h chiều, cô đánh em một trận bằng roi điện. 4h chiều cô lại tiếp tục bắt cởi quần áo đứng quỳ giữa sân. Đến 1h đêm, chú bảo cho vào nhà mặc quần áo chuẩn bị đi chợ nhưng cô nhất quyết không đồng ý. Để khỏi tê chân, em quỳ một đầu gối, đến khi mỏi thì đổi sang đầu gối kia".

     Mặc dù nhiều lần có ý nghĩ trốn chạy khỏi sự tra tấn này nhưng thấy cô chú dọa "nếu tìm thấy sẽ đánh cả mày lẫn người cưu mang" nên cô gái lại từ bỏ ý định. "Mong muốn lớn nhất của em là được hòa nhập với mọi người. Giờ em không

muốn gặp lại mẹ vì không ngờ lại bị mẹ bỏ rơi như thế!", Bình nói trong nước mắt.

 "Cháu không ngờ bị mẹ bỏ rơi"

     Sinh năm 1986 nhưng nhìn Nguyễn Thị Bình, không ai đoán cô đã 22 tuổi. Lưng cô gái này còng lại, hai chân khuỳnh ra, đi lại trông khá vất vả. Sau khi được đưa đi khám tại Bệnh viện 103, Bình đã tới công an quận Thanh Xuân để lấy lời khai. Do không biết chữ nên cô gái 22 tuổi này phải điểm chỉ vào bản khai.

     Bình kể, khoảng năm 1993-1994, em theo mẹ xuống Hà Nội làm thuê cho quán phở của Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương ở số 24, ngõ 108B, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Không lâu sau, mẹ em bỏ đi và bảo "Tết mẹ quay lại đón". Từ đó, Bình bị giữ luôn lại, chưa một lần được về quê, ngay cả khi bà ngoại mất.

     Theo Bình, mỗi ngày cô phải xách 20 thùng nước loại 20 lít nên người đi bị vẹo. Hơn chục năm làm quần quật suốt ngày nhưng không được trả đồng nào. Khách thương tình cho tiền thì bị chủ lấy mất và vu cho "tội" ăn cắp.

Các thông tin cùng loại này
» Cô bé mồ côi hái rau muống nuôi mẹ tâm thần
» Nhịp cầu nhân ái
» Làng mù
»  Những người khác thường vẫn sống… bình thường
» Một nữ sinh cụt hai tay giàu nghị lực
» 3.000 người bỏ nhà vào hang đá
» Nạn đói tái xuất hiện ở Niger
»  Đìu hiu xóm rác
» Tuổi thơ bị đánh cắp - Những cánh chim rừng ngược gió
» Mặt trái của World Cup Nam Phi!
» Kinh tế thiệt hại hàng tỷ USD vì World Cup 2010
» Một bé trai bị chủ trại tôm giống hành hạ dã man
» Nỗi đau da cam trên những em bé Việt Nam
» Những đứa trẻ không có ngày tết thiếu nhi
» Nước mắt Haiti
» Haiti tuyệt vọng chờ cứu trợ
» Hơn 100 người chết trong bão lũ
» Những đứa trẻ mồ côi sau bão lũ
» Đâu hởi tiếng Mẹ ru ?
» Nghĩa trang không bia mộ
  1  2  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16222492
Đang online : 74