CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin Đồng Tâm » Những Mảnh Đời Bất Hạnh  » Chi tiết
 
Một nữ sinh cụt hai tay giàu nghị lực
Toàn hội trường không nén nổi xúc động, có người bật khóc khi thấy một cô bé cụt cả hai tay bước lên nhận giải thưởng “Bạn tôi - người vượt khó”....


     (ĐSCT) Toàn hội trường không nén nổi xúc động, có người bật khóc khi thấy một cô bé cụt cả hai tay bước lên nhận giải thưởng “Bạn tôi - người vượt khó”. Để nhận được giải thưởng danh giá này, em đã đánh đổi bằng bao mồ hôi, nước mắt. Đó là Lê Thị Thắm, lớp 7B Trường THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 

   SỐ PHẬN NGHIỆT NGà
     Trong buổi lễ trao giải thưởng “Bạn tôi - người vượt khó” do Báo Tuổi Trẻ và Công ty TNHH tài chính PPF Việt Nam tổ chức vào tháng 2 vừa qua tại TP.Huế, em Lê Thị Thắm khiến toàn thể hội trường chú ý bởi thân hình khiếm khuyết của mình. Khâm phục trước nghị lực phi thường ấy, chúng tôi đã lần theo địa chỉ tìm về gia đình của Thắm
. 

 


Thắm vinh dự nhận giải thưởng “Bạn tôi - người vượt khó” dành cho học sinh toàn quốc khuyết tật vượt khó tại TP.Huế vào tháng 2-2011

     Căn nhà cấp bốn của em ở thôn Đoàn Kết (xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) không xa lạ gì với người dân địa phương. Chị Nguyễn Thị Tình, mẹ của Thắm kể: “Năm 1998, vợ chồng tôi phát hoảng lên khi thấy đứa con vừa đẻ ra giống quái thai. Một thân thể quá nhỏ bé, yếu ớt và không có đôi tay. Có thể cháu bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bà ngoại (từng là TNXP thời kỳ kháng chiến chống Mỹ). Hơn nửa năm, cháu mới biết lật, một tuổi rưỡi mới biết trườn và ba năm sau bắt đầu tập đi, lên 4 tuổi mới nói được”.

     Bốn tuổi, Thắm đòi đánh răng, rửa mặt, chải đầu... giống như bố mẹ. Mày mò mãi, em cũng tự biết vệ sinh thân thể. Lúc 5 tuổi, Thắm ra đường chơi thấy các bạn cùng lứa vui vẻ cắp sách đến trường nên nằng nặc đòi đi học. Chị Tình ngậm ngùi nói với con: “Con không có tay làm sao mang cặp, cầm bút, cầm vở mà viết được”. Thắm buồn, khóc nức nở. Người mẹ càng nao lòng và chị nghĩ đến việc rèn luyện cho con cách viết chữ bằng chân.


Dù Thắm viết bằng chân nhưng chữ rất đẹp, giành nhiều giải thưởng cuộc thi vở sạch chữ đẹp

     Cô bé bắt đầu ngồi lì trên giường cặm cụi nắn nót từng chữ, lúc mệt quá thì lăn ra ngủ. Do quặp bút nhiều, hai ngón chân trái Thắm tê cứng, phồng rộp. Khi học viết bằng phấn, em bị phấn ăn vào kẽ chân khiến chân bị loét da, tứa máu. Không ngờ, Thắm tiếp thu rất nhanh và thành thạo viết chữ trong thời gian ngắn. 

     Bước vào năm học đầu tiên, người bố Lê Xuân Huân bế đứa con tật nguyền đến trường trong sự ngạc nhiên, ái ngại của thầy cô và học sinh. Vào giờ học, Thắm dùng chân mở cặp, bỏ sách ra viết chữ liền một mạch khiến cô giáo và học sinh trong lớp vô cùng ngạc nhiên, khâm phục. Dần dần, Thắm xung phong lên bảng, lấy chân phải làm trụ đứng, chân trái vắt ngược lên đầu, kẹp phấn viết lên bảng. Gần 7 năm học đã qua, em chưa từng nghỉ một buổi học nào. Để giúp Thắm hòa nhập cùng lớp học, nhà trường thiết kế cho em một bộ bàn ghế đặc biệt, đặt tại vị trí bàn đầu tiên trong lớp. Các thầy cô cùng bạn bè giúp đỡ em thực hiện những sinh hoạt cá nhân, đưa đón tới trường những lúc bố mẹ bận đi làm.

  “CON MUỐN GIÚP TRẺ KHUYẾT TẬT NHƯ MÌNH”
    Nhờ luyện tập bền bỉ, Thắm viết chữ  rất đẹp và luôn đạt giải cao trong các cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường, huyện, tỉnh tổ chức. Suốt những năm học qua, em luôn dẫn đầu lớp về thành tích học tập. 


Thắm vẽ tranh giỏi và giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi vẽ từ trung ương đến địa phương

     Lúc rảnh rỗi, Thắm thường vẽ và thêu khăn. Em vẽ hoa, đồ vật, gia đình, môi trường thiên nhiên, giao thông, thầy cô, bạn bè... Năm 2007, Thắm giành giải nhì cuộc thi vẽ tranh do Hội Mỹ thuật tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Nhiều bức tranh của Thắm được gửi đi dự thi ở nhiều nơi và giành nhiều giải thưởng, trong đó có bức hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam về gương “Những người phụ nữ vượt lên số phận”. Những trang vở do em viết bằng chân cũng được hiện diện trong cuộc triển lãm mang tên “Những người phụ nữ vượt lên số phận” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Tháng 4-2007, Thắm được Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam tặng bằng khen vì “đã có thành tích xuất sắc trong lao động và học tập từ năm 2004 - 2006”. 

    Thắm chia sẻ: “Khi nhận giải thưởng ở Huế, em thấy nhiều bạn mồ côi cha mẹ, bị khuyết tật nhưng vẫn vượt qua để vươn lên trong cuộc sống. Em cũng sẽ cố gắng học tập tốt, sau này trở thành một cô giáo để dạy học cho những trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh như mình”. 

    Cuộc sống hàng ngày rất vất vả, chị Tình vật lộn với hai sào ruộng, thỉnh thoảng chạy chợ kiếm thêm thu nhập, anh Huân thì đi làm thợ xây, phụ hồ, đi xuất khẩu lao động để trang trải cuộc sống. “Dù khó khăn đến đâu, vợ chồng tôi cũng cố gắng hết sức mình để cho con học hành đến nơi đến chốn” - chị Tình nói đầy quyết tâm.

 

Các thông tin cùng loại này
» Cô bé mồ côi hái rau muống nuôi mẹ tâm thần
» Nhịp cầu nhân ái
» Làng mù
»  Những người khác thường vẫn sống… bình thường
» 3.000 người bỏ nhà vào hang đá
» Nạn đói tái xuất hiện ở Niger
»  Đìu hiu xóm rác
» Tuổi thơ bị đánh cắp - Những cánh chim rừng ngược gió
» Mặt trái của World Cup Nam Phi!
» Kinh tế thiệt hại hàng tỷ USD vì World Cup 2010
»  Một em gái bị đầy đoạ, nhục hình suốt 10 năm
» Một bé trai bị chủ trại tôm giống hành hạ dã man
» Nỗi đau da cam trên những em bé Việt Nam
» Những đứa trẻ không có ngày tết thiếu nhi
» Nước mắt Haiti
» Haiti tuyệt vọng chờ cứu trợ
» Hơn 100 người chết trong bão lũ
» Những đứa trẻ mồ côi sau bão lũ
» Đâu hởi tiếng Mẹ ru ?
» Nghĩa trang không bia mộ
  1  2  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 17730939
Đang online : 108