CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu Ứng Tương Tác Năng Lượng Sóng Sinh Học.  » Chi tiết
 
Trả lại tên anh - Tâm tình cô năm Nghĩa
Tôi cùng cô năm ngồi suốt 4 tiếng đồng hồ liên tục đăm chiêu say sưa tâm sự với bao hồi ức trong cô tuôn trào thật vô cùng cảm động, mới thắm thía làm sao tình đồng đội ngày ấy, bao sự hy sinh cho cuộc cách mạng cao cả hào hung, có người còn rất trẻ vẫn hồn nhiên bên lý tưởng cách mạng vẫn mang theo đến tận suối vàng
   Tâm tình Cô Năm Nghĩa tại Bình Dương 14/08/ 2002 :
 
        Ngày ấy lúc 18 h tối, hợp duyên thế nào khiến tôi rãnh thời gian dốc xe máy chạy suốt từ tp HCM xuống Bình Dương thăm cô năm và định quay một vài tư liệu vắn tắt về khả năng tìm mộ của cô, thì ngẫu nhiên vào đề tôi cùng cô năm ngồi suốt 4 tiếng đồng hồ liên tục đăm chiêu say sưa tâm sự với bao hồi ức trong cô tuôn trào thật vô cùng cảm động, mới thắm thía làm sao tình đồng đội ngày ấy, bao sự hy sinh cho cuộc cách mạng cao cả hào hung, có người còn rất trẻ vẫn hồn nhiên bên lý tưởng cách mạng vẫn mang theo đến tận suối vàng, họ đã anh dũng hy sinh và linh hồn họ vẫn còn trách nhiệm với đồng đội, với những người còn đang sống, với sự nghiệp cách mạng và luôn mong muốn đồng đội  của mình luôn là tấm gương tốt cho thế hệ tương lai…Trách nhiệm ấy hiện nay có mấy ai hành được?...còn đây một nữ thương binh Vũ Minh Nghĩa (cô năm Nghĩa) ngày đêm âm thầm lặn lội khắp nơi bất kể rừng sâu hiểm trở, thôi thúc tận tâm linh của mình bằng mọi cách phải dò tìm cho bằng được những đồng đội đã hy sinh ngày ấy…Với nghị lực phi thường của mình, cô đã Trả lại tên những chiến sĩ vô danh đã hy sinh âm thầm cho tổ quốc…và là đề tài Trả lại tên anh mà cô năm Nghĩa tâm sự với tôi suốt tận 4 tiếng đồng hồ liên tục với hương linh cảm ứng cùng các chiến sĩ quanh đây…
                       
                                   Cô Năm đang chỉ mộ tại Bình Dương (xem phim)
        Có những lộ trình cô đi tìm cùng với tỉnh đội của tỉnh Bình Dương, hôm ấy là có thiếu tá Phạm của tỉnh đội Bình Dương. Anh ấy vẽ sơ đồ thì đúng lắm, nhưng khi đến ngay cái quả đồi và rừng cao su thì người ta cũng chặt đi rồi và sau đó cũng trồng lại. Anh này tên là Đoàn Văn Phong, anh Đoàn Văn Phong từng là anh Đoàn Văn Hồng, anh ấy là đại đội trưởng, chôn anh ấy ở trên quả đồi cách ủy ban xã Thái Hòa là hai cây số, gia đình lên tìm và cô mới vẽ sơ đồ cho đi, cô đọc bên trái bên phải, bên trái bên phải, trúng phốc, khi mà cô dẫn xuống thì gia đình mới đào, thì giữa hàng ngàn gốc cao su vậy, thì biết gốc nào mà ngồi. Nhưng đến khi mà đến cúng thì cô mới nói rằng là: đồng chí ơi đưa tôi đến, bây giờ gia đình thương nhớ đi tìm, bây giờ đồng chí đưa tôi đến cái chỗ nào đồng chí nằm, đồng chí đưa tôi đến đi. Thế tự nhiên là hàng ngàn gốc cao su như thế rồi tự nhiên cô đến cô để giỏ, cô ngồi trên một gốc cao su đấy, ngồi đúng gốc cao su đấy, mà từ cái gốc cao su đấy cách cái giếng tròn là hai trăm thước, thế thì khi mà cô ngồi đấy cô nói chuyện khoảng tiếng đồng hồ và cô coi các anh ấy đánh nhau với thằng trung úy, gần đấy đánh nhau, ông ấy nói là, thì cô thấy đánh nên cô mới hỏi, cô mới hỏi anh đó thằng này là thằng trung úy ác ôn bị giặc cắt cổ giục xuống giếng này, rớt xuống giếng đó, thì cái giếng nó vẫn còn hả, thì cô mới quay lại cô hỏi mấy cái ông già, mấy ông lớn tuổi, các bác ơi ở đây khoảng hai trăm thước có cái giếng phải không? Bác mới nói là đúng rồi, sao cô biết? Nhưng cái giếng này có phải có thằng trung úy ác ôn mình giết mình vứt xuống đấy phải không. Bác mới nói là, Đúng rồi cô! Thế sau này cô mới ra hiệu tay, như vậy người ta mới đi, coi hai người đánh nhau, thế cô ngồi cô nhìn thì cô nghe nói là: anh Hồng ơi, anh Hồng ơi, thôi về đi anh Hồng ạ, thôi đừng đánh nó nữa, bây giờ sống thì làm kẻ thù, nhưng chết rồi thì mình cũng là chiến sĩ với nhau cả. Anh ấy nói: đồng chí để tui đánh đã một trận tôi về, đánh chưa đã, thế thì khi mà thằng trung úy nó nói là thưa bà là: dẫu sao thì đồng chí có đánh tui, tui chịu đau, ông ấy đánh tui, tui chịu đau hơn nữa, nhưng mà có ông ấy cũng vui, nhưng hôm nay gia đình đưa ông ấy về rồi tui cũng buồn, tâm tư tình cảm của người chết với người tiếc, thì sau thằng Thảo nó lại nó bảo, nó đập vai cô, cô ơi sao cô không chỉ cho chúng con tìm đi, chúng con đào đi, chỗ này chả có bóng cây nào nắng quá cô! Vì cao su đã chặt hết rồi, thế thì cô mới bảo: cô chỉ rồi đó. Nó mới nói là cô đã chỉ đâu, nảy giở cô ngồi cô nói chuyện một mình không à! Cô bảo đâu có, nảy giờ cô ngồi cô coi đánh nhau. Nói vậy, nó hỏi: đánh nhau với ai đó cô? Đánh nhau với thằng trung úy ngụy, nó bảo thật hả cô, cô nói thật. Thế là nó hãi. Cô mới nói là cô chỉ rồi, cô nói là vậy thì cô ngồi gốc cây nào thì đào gốc cây nấy. Nó bảo có thật không cô, cô bảo thật, xong rồi cô mới đứng dậy, cô bảo bốc cái gốc cây này lên, là miếng nilon, ở dưới khoảng mấy thước,bắt đầu đào, đào lôi gốc cao su này lên, đúng y miếng nilon, đúng là thấy sọ trước. Xong cô mới nói là bình tĩnh nhé, anh này anh có một cái kỉ vật đeo vào cổ, gia đình bỏ,chắc là dây chuyền,nhưng cô nói là từ từ bỏ rồi mới được cởi ra,thế thì cô nói là không phải dây chuyền, nhưng cái vật kỉ niệm này của anh đấy mà cô tiếc quá. Hồi ấy cô không để lại di vật mà cô chôn mất, khi cô gỡ ra thì cô mới nói là ,thì cô sực nhớ là anh ấy có cái còi, chỉ huy, thế thì cô lấy ra đúng là, cái đầu cái cổ này nó rời ra rồi,cô nhắc cái dây ra, thì cái ấy vẫn còn nằm trong xương ngực, cái còi vẫn còn nằm trong sương ngực. Cái dây còn nguyên, cô lấy ra cô mới nhìn bên trong nó có một hạt sỏi vàng nhẵn, thế thì cô mới chùi lên áo và cô đưa lên miệng cô thổi cái còi nó còn vang lên. Nói chung là xương của anh ấy còn đầy đủ hết, đem lên anh ấy còn cái khăn dù anh ấy khoác ở vai nè, gói trong nilon nữa, ở đó người ta ôm rơm ra cho để đốt cái nilon ấy đi, nhiều quá, xong rồi lấy xương về, bó lớn lắm.Anh ấy mới nói là cho anh ấy về thăm nhà, đưa anh ấy về thăm mẹ anh ấy, thăm quê, thăm nhà xong, cái buổi chiều xong đưa anh ấy về tỉnh đội, quay lại bàn giao về cho tỉnh, cô tiếc cái đấy, cho anh ấy nằm ở trong Bến Cát, tỉnh đội mới bàn giao về Bến Cát. Vì nó nằm ở khu vực Bến Cát, nhiều cái li kì lắm, chuyện của cô thì cô kể không biết đến bao giờ kể cho hết chuyện được.
  
     Di ảnh liệt sĩ thờ tại nhà cô Năm                         Cô Năm hát Bài Tình đồng chí an ủi liệt sĩ về nhập hồn....(Xem phim)
 
      Hoặc là anh Nguyễn Văn Lạc anh ấy nói là anh ấy nằm ở gốc cây, ở dưới gốc cây mà đến đấy thì chẳng có cái gốc cây nào trên mặt, bởi vì năm 1982 là người ta, mà anh ấy nằm ở dưới chân đồi mà trên đấy là quả đồi nên người ta mới sang bằng cái quả đồi, nên người ta mới lấp lên cái gốc cây đó. Anh ấy mới nói là lấy anh lẹ lên, nếu không gốc cây nó lan hết nó ôm hết hài cốt của anh, nó đè hết hài cốt của anh rồi, khi mà đến đấy đào lên cô Năm nói là đào lên 80 phân thì mới thấy cốt, thì mới thấy gốc cây, khi mà đào  80 phân đúng là một gốc cây nó chết ở dưới, thì đấy là có tư liệu đấy, có tư liệu hết, người ta mới lấy dao, lấy rựa chặt rễ cây đó lên, mới lấy xương. Gốc cây ảnh hưởng đến em của ông ấy, nó ảnh hưởng tới lỗ tai,cái lỗ tai của ông ấy bấy giờ hết rồi, bây giờ nó cũng có ảnh hưởng đến nhưng mà bấy giờ lâu quá rồi nó cũng lành…thì cô cũng nghe ông anh của ông ấy cũng mất như vậy. Tại lý do cái rễ cây đâm vào ông ấy nên em ông ấy bị, thì anh cũng nói cái lý do vậy. Nhưng mà không biết có phải không nhưng mà, ông ấy nói cứ lấy lên em gặp thầy gặp thuốc là khỏi, bây giờ cô cũng không biết nói làm sao nữa. Nhiều cái nó li kỳ lắm, sau khi mà gói hài cốt đưa anh ấy về rồi thì qua ngày sau bảo là, hài cốt để trong cái phòng nhà anh ấy thờ kín lắm, ba cửa ngoài và ba cửa trong mới vào được, anh ấy hóa thành con bướm, anh ấy đậu vào đúng hài cốt, sau lúc tưởng niệm là cô phải xin, bây giờ là xin anh ấy tưởng niệm rồi thì anh ấy cho phép cái hài cốt cái linh hồn của anh ấy thì để ở đâu, thì anh ấy nói là anh ấy sẽ xuất hồn ra. Trước khi cô Năm nói thì con bướm nó còn chập chờn cánh, xuất hồn ra thì anh ấy nói đưa cái hài cốt này vào cái xác của anh đó, khi cô nói là xin phép anh đến giờ rồi, tự nhiên gió thổi một cái thì con bướm chết. Khi tôi khấn là anh nương, thì anh cầm anh nâng, anh đỡ con bướm, tôi đưa tay này thì anh đưa con bướm vào tay, có băng đang hoàng, có điều kiện thì lên ban ngày cô mở băng lên cho coi, lên cô phải rãnh mới được chứ lên lúc cô cũng kẹt thì làm sao coi được. Nếu cô rảnh ấy thì cô đưa toàn bộ băng lên cho coi, quay lại, quay trong tivi ấy rõ lắm, đầy đủ hết. Thật ra thì cô làm đây là tấm lòng là chính, tấm lòng, tinh thần thương đồng đội, thúc giục cô làm, cô hoàn thành 5 năm nay, cô nhờ cái tinh thần đó, bây giờ làm sao dấy lên cái tình cảm đồng đội của những người còn sống có điều kiện, như anh Hà đấy, anh Hà anh nói, anh chết mà anh còn có trách nhiệm huống chi người sống. Anh cũng trách nhẹ nhàng người sống, anh ấy muốn là ở trên trần là người còn đang sống, thì phải có trách nhiệm với người đã hi sinh, anh nhắc nhở như vậy đấy.
       Từ ủy ban tỉnh đến ủy ban huyện, người ta làm đâu ra đấy hết, mà ra đấy mừng một cái là có lúc cô đào lên được cái hầm 10 đồng chí, cũng có cái hầm 17 đồng chí, hoặc có cái hầm 5,6 đồng chí, nhưng mà mặc dù đồng chí có tên nằm bên cạnh có gia đình, còn 4,5 đồng chí không có tên nằm bên cạnh người ta cũng đưa về nằm nghĩa trang. Người ta không có tên, không có gia đình thì người ta cũng là những chiến sĩ.Lúc mà cô Năm nói 3 hồn 7 vía, có lúc thì cô Năm nói 3 hồn 9 vía, vậy có ý nghĩa là con người của mình sinh ra thì đàn ông là 7 vía,còn đàn bà là 9 vía, ông trời quy định như vậy đó.Quy định vậy, 3 hồn 7 vía, 3 hồn 9 vía, vía là là con người. Ví dụ con người nó có 7 cái vía, ví dụ như là, có nhiều  trường hợp bị nhập, bị vong nhập, ví dụ như bị hành đó, chết oan người ta hành đó, hành điên luôn. Vì vậy mà các cụ mới nói là,con gái 9 vía bị lấy hết 6 vía rồi, 7 vía rồi, bị điên khùng chứ biết gì. Sau khi người ta trả lại cái vía rồi, đầy đủ 9 vía rồi thì người ta lại thôi, nên người ta trở lại bình thường. Như vậy thì ngoài cái hồn thì phải có cái vía mới được.Vì cái hồn ở trong cái vía, cái vía đối với người chết thì cái vía vẫn còn thấy được. Vì đó là cái linh hồn của họ. Còn người sống thì các cụ nói 3 hồn 7 vía, 3 hồn 9 vía, người sống đó, hồi chết thì vẫn thế! Nó hội tụ lại, thì vẫn thế…còn nếu như mình gọi thiếu thì không được.
        Nó ly kỳ lắm! Những người mà lãnh đạo, cái vía của họ cũng như những người bình thường chứ nó không sáng hơn, nó cũng như nhau cả. Cái vía của con người nó quy định, bắt nguồn từ tổ tiên thời xưa ông bà để lại nó vẫn thế. Nhưng mà có cái là, anh ở trên trần anh làm cái gì, thì xuống dưới anh làm cái đó, thế giới bên kia là vậy. Thủ trưởng là thủ trưởng, Cô Năm lại tiếp tục kể tiếp chuyện mà lúc đầu cô Năm đâu có tính làm cái chuyện này, Nhưng sau nó bị hành. Nói chung khi trở lại về đời thường, thì  thời gian kinh tế bao cấp cô chuyển ngành thì nó khó khăn lắm, chẳng bao giờ mình dám nghĩ đến cái chuyện này, không bao giờ cô dám nghĩ, nhưng mà những thời gian gần đây nghe đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền hình chiếu những cái mẫu chuyện kiếm tìm đồng đội, thì khi ngồi xem truyền hình như vậy mình cảm thấy xót xa, thấy xót xa, thì cô mới nảy ra một tư tưởng giá gì bây giờ mình được trở lại chiến trường mình tìm hài cốt như thế này thì mừng quá. Mình sẽ mang lại niềm vui cho các gia đình và mang lại hài cốt cho các anh hùng liệt sĩ, cái tâm tư của các anh ấy là muốn trở về với quê hương, khi sống thì chiến đấu bảo vệ tổ quốc, khi chết thì tất nhiên là anh ấy muốn về quê quán và cũng muốn nhắc nhở cho người trần biết là phải biết nhìn về cội nguồn. Không có ông cha, có ông bà, có cha mẹ, có cha mẹ thì mới có mình, cho nên là cái tâm lý của người sống như thế, người chết như vậy thì đi đâu thì đi nhưng người ta cũng nhớ về quê hương. Chứ các anh ấy cũng chẳng có đòi hỏi gì, không đòi hỏi quyền lợi gì, ở đâu thì cũng trong lòng đất mẹ, mang các anh ấy về cũng được, không mang các anh ấy về cũng được.
      Sau đó cô Năm kể lại những gì mà cô Năm đã trải qua, đã giúp cho cô có được như ngày hôm nay. Cô bảo đó cũng là do ngẫu nhiên thôi. Tự nhiên cô Năm chết đi mười mấy tiếng đồng hồ, lúc đó cô Năm thấy cái vía của cô, đi..ngủ giống như người ở trong mơ, đi khắp nơi. Và sau đó cô tỉnh lại, cô sống lại. Và cô nghĩ có được đi thế thì mới có làm được, mới nhìn thấy trong lòng đất, nhưng mà chủ yếu là cái tình thương, chủ yếu là cái tình thương và cái tinh thần của mình là có làm được hay không. Và làm được rồi thì phải như thế nào, hết lòng vì đồng đội, hay mình tham lam nghĩ đến tiền bạc thì không bao giờ tìm được, còn nếu như mình nghĩ bằng hết tất cả tấm lòng vì đồng đội, dù khó khăn gian khổ, vượt suối trèo đèo, lên rừng lội suối mình cũng làm được, vô rừng thì mình cũng làm được. nói chung là mình có cái tâm là chính, cô chỉ biết là qua cái thời kì cô chết đi sống lại. Ví dụ như 3 đồng chí nằm đây là cô lo nè,đang nằm đây là tôi lo, nói thật ra thì cũng không nhiều…tấm lòng,khi mà mình viết một bài văn mình không phải hoa mỹ nhiều, không  phải tả cảnh nhiều, mình phải nói thực tế, mình muốn viết bài báo thì mình phải viết thực tế, nó có thật, hiện thực và có thực, ngắn gọn, nó có đầy đủ ý nghĩa, có nghĩa là kiếp này mình phải trả có vay có trả, kiếp trước người ta tu được rồi nên kiếp này người ta được hưởng, kiếp trước mình không tu được cho nên mình phải trả, có vay có trả, kiếp này mình tu thì kiếp sau mình được hưởng sướng, viết lại thành một cái quyển nhật ký, cô đâu có thời gian viết đâu, về mệt quá rồi, thì cô đi ngồi trực tiếp ở rừng rồi cô cũng viết được mấy bài,
          Phạm Duy Quang hi sinh ngày 28/11/1969 ở ấp Tân Sơn,…thí dụ như anh này là ảnh nói này,ảnh nói,ảnh ở lô số 1, lô số 2, hào số 10, mộ số1,là Nguyễn Văn Điền, mộ số 2 là Đỗ Văn Non, mộ số 3 là Nguyễn Văn Chiến này, mộ số 4 chưa có tên, mộ số 5 là Bùi Văn Nhăm, mộ của anh ấy là mộ số 4,mộ số năm là Bùi Văn Nhăm, thế anh ấy nói từ mộ số 1 đến mộ số 3 nhé, anh ấy nói là,cái lô này là lô số 2,nhưng mà nó có 12 hàng, mỗi hàng có 10 mộ, thì anh ấy chỉ từ trái sang phải như thế nào, thế nào,thì anh ấy chỉ hết,anh ấy nói mộ số 9.,mộ số 1,2,3,Nguyễn Văn Hiếu sinh 1922,quê ở Tân Uyên, Bình Dương,chức vụ là trung đội trưởng,hi sinh 10/2/ 1971,ảnh nói thế cho gia đình đi tìm nhé,mộ số4 này,mộ số 5 là Hoàng Dự Trưởng,sinh năm 1928,quê ở Thanh An, Nghệ Tĩnh,anh ấy nói lên những cái người bên cạnh nhé,rõ lắm,trong đây rõ lắm,hoặc là cái ông Trần Văn Khải quê ở Thái Bình,….tất cả những cái chi tiết mà cô năm nói là rất chính xác, còn cái này cô viết thì cô viết sơ sơ thôi,đây nè, đi tìm chị Huỳnh Thị Lan Thanh, người con gái kiên trung hi sinh 1/1/1968,con của trúc sư Nghĩa Phát,gia đình đi tìm 16 lần không thấy, ….cố gắng ra  tay trợ giúp,giúp tìm người Lan Thanh, tìm được chị Lan Thanh thành 3 mộ,di vật,tan chứng,nơi ba người nằm còn in rõ ba chiếc sọ,trong lòng đất 34 năm qua, nhìn hình ảnh nơi rừng chiến khu D,còn in hằng dấu vết 3 người,3 người trung hiếu, thế rồi chị Lan Thanh đã hiểu được lòng tôi và chỉ cho, 15 phút sau tìm ra được ba người,….ngồi ở bên bếp,có người ở trên võng,còn dính chiếc võng nữa,….28/11âm lịch trả lại tên cho anh.đối với tôi thật là quan trọng,hôm nay các gia đình thân nhân liệt sĩ Lan Thanh đến đón chào cô Lan,tôi rất vui và đã trả lại tên cho đồng đội,và tất cả cảm xúc của tôi từng hàng mộ vô danh,và từng hàng nằm phơi nắng Nguyễn Văn Ảnh sinh năm 1968,Đỗ Văn Lập hi sinh năm 1969,Nguyễn Văn Chiến hi sinh 1968,Đặng Văn Hớn hi sinh 1967,Võ Văn Vỹ hi sinh 1964,Võ Văn Linh hi sinh năm 1968,Lê Văn Bành hi sinh 1967,Dương Văn Thắng hi sinh 1968, các anh được trả lại tên cùng một ngày,niềm vui tràn ngập trong lòng tôi,hôm nay 16/1/2003 anh sáu Vòng có tham gia chiến khu 5….hài cốt liệt sĩ vô danh nằm ở phần đất nhà ông Phúc Rô,xã An Phước,Thủ Dầu Một, Thật li kì khi tôi đào xuống,liệt sĩ được xác định dưới lòng đất,liệt sĩ còn 4 ống xương,bốn ống xương khi tôi xác định,2 xương lớn,và 2 xương cằm nhỏ, tôi rất đau lòng,anh hi sinh 1968 đã 34 năm,anh nằm sâu trong lòng đất,không có ai nhìn tới,khi nằm xuống bảo vệ tổ quốc anh hi sinh cho đất nước, đến bây giờ mới được tự do,thời gian 34 năm,anh hi sinh khi đang ngồi ở dưới chiến đấu, chẳng được ai vun đắp đôi dép cao su còn nguyên vẹn,dưới bàn chân anh còn dính xương,…rễ tầm vong đan kín…bên cạnh anh ngồi,một quả đạn pháo 82 li còn nguyên vẹn,chiếc kê lưng còn nguyên vẹn một khẩu đạn Ak,còn gói nilon,một piđông đựng nước đã khô,cuộn gói thuốc,còn nằm lại một lọ dầu,…đã khô dầu,một chiếc thìa ăn cơm…hai cái bút bi của anh vẫn còn,một bó dây dù, quấn quay dép, một cái khăn dù quấn cổ,một tấm nilo lót,và một tấm nilon đi mưa,tất cả hài cốt và di vật nằm chung nhau 34 năm qua, có nghĩa là cũng chẳng có ai bó gói cho anh,chắc là lúc ….mậu thân năm 68,nơi đây rất oanh liệt nên đồng đội không kịp chôn anh,mà anh vẫn ngồi coi những hài cốt rã như vậy tại nơi đây để chờ đợi cô năm cho tới nay, mọi người và nơi anh chiến đấu năm xưa, đều thay đổi khác thường,anh …ơi,em đưa anh về để tưởng niệm anh cho tròn nghĩa vụ,phủ cho anh một lá cờ Tổ quốc,từ nay anh được nằm trong chiếc phách để thư giãn xương cốt,của anh với gia đình em….em đi ở nhờ một gia đình tốt bụng,xong em vẫn tin rằng anh vẫn rất thoải mái,vì anh đã ngồi dưới lòng đất 34 năm qua, hài cốt của anh em rất tôn kính và di vật của anh em xin giữ lại làm lưu niệm,song có điều cầu mong của em là mong anh ở lại ăn Tết với em,vì 34 năm qua anh chưa được về ăn Tết với gia đình,34 năm qua anh đã ngồi ngày này qua năm khác để trong ngóng và chờ đợi tấm lòng của….,điều mong anh cho em biết tên và quê hương gia đình anh ở đâu, thì em sẽ hứa lo tròn trách nhiệm với anh, 16/1/2003, 45000 tiền đi xe ôm…và hỗ trợ giúp em thật tốt hơn nữa,để em hoàn thành nhiệm vụ….thân nhân liệt sĩ tới rất đông,dâng đóa hoa tươi đẹp,và trái cây ngọt ngào,không khí ngày tết đông vui quá…bắt đầu vào làm việc cô năm không thể nói hết được tình cảm thiêng liêng của liệt sĩ, các anh đề nghị tâm sự với gia đình, mọi người im lặng và chờ đợi, liệt sĩ Nguyễn Thanh Hà,đoàn dân công BRVT anh đứng nghiêm trang giới thiệu,tiếng anh cất lên giọng du dương và cảm động,lúc trầm lúc bỗng,…và có lúc dõng dạc,thưa các thân nhân gia đình liệt sĩ,năm hết tết đến rồi,anh em liệt sĩ chúng tôi kính chúc sức khỏe đến mọi gia đình lời chào thân thiết nhất…có đồng chí được về có đồng chí không biết về đâu…cuộc trao đổi khoảng một giờ…liệt sĩ đề nghị một gia đình thân nhân phát biểu ý kiến, và gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Cư, có mẹ 92 tuổi và có anh trai là Nguyễn Văn Tâm,điện thoại 0918080145,anh Tâm đứng lên nước mắt chảy ròng nghẹn ngào tâm sự,trong sự im lặng của hàng trăm con người,tiếng khóc của mọi người nức nở,anh Tâm nói:kính thưa linh hồn các anh hùng liệt sĩ,các giọng nói cất lên làm sâu đậm lòng người,cuối cùng liệt sĩ chúc tết và cô năm bắt đầu làm việc,hai bên….bằng những tràn vỗ tay sôi nổi,sôi động thay cho tiếng pháo mùa xuân, 17 vừa rồi thấy đông đông,17 cuối cùng đó,trước tết.trời ơi,tâm sự cả tiếng đồng hồ,tâm sự nhập vào cô năm.không nhập,đứng nói nhờ cô nói lại,có gia đình khóc quá,cái anh Tâm này bảo liệt sĩ Nguyễn Văn Cư đứng lên,bảo mẹ 92 tuổi lên,khóc nức nở,không nói nên lời….cảm động lắm mà lấy tư liệu luôn,của các gia đình ngoài kia người ta nói,người tìm được thì người ta về báo cáo,người đi khảo sát thì người ta về người ta báo cáo,cuộc sống tinh thần trong dân mình quan trọng lắm,nhiều người cứ lo cuộc sống vật chất mà quên tinh thần trong dân mình,sống ác nhau,hại nhau đủ thứ,cô đi  rồi cô viết tại chỗ luôn,viết nhật ký,lúc đó mới cảm xúc,đọc lại thâu rồi về con nhỏ em nó giỏi văn đó nó tóm lại cái  ý,xong cháu lượt lại nữa,xong cháu phân tích trên quan điểm khoa học,để người ta đọc người ta thấy cái chuyện này có tình thương như vậy, sự cảm động,biến đổi của thời gian,đâu phải là thời gian ngừng đâu,nó chuyển hóa,còn những kí ức,những hoài bão,tâm tư của người chết để lại,muốn tha thiết về tình thương yêu.
            Không cần nói đến khả năng đâu, chỉ cần nói lên những sự việc mình đã làm, các nhân thân, người ta đã chứng kiến. Lấy một cái vài ví dụ đã viết lên của các gia đình đã nói những cái lời tâm sự đối với công việc này. Theo cô thì chỉ cần nói vậy thôi chứ không cần nói đến cái tâm linh từ đâu nó có hoặc nó có tâm linh này nó bắt nguồn từ đâu. Như gia đình này người ta trả lại tên, niềm vui, hạnh phúc cho các liệt sĩ vô danh. Anh chị thấy rồi nói chung người ta gọi là anh bộ đội chứ không phải chị bộ đội.
 
          Đầu năm 1998 cô bắt đầu vào Nam, với nguyện vọng của cô là làm sao tìm lại chiến trường để tìm lại hài cốt của các đồng đội đã hy sinh những năm tháng chiến tranh. Cái thứ hai là mình muốn tìm được hài cốt: sau chiến tranh của đất nước mình đó thì liệt sĩ hy sinh rất nhiều, cô muốn các liệt sĩ có mồ yên mã đẹp. Những người vô danh thì trả lại tên cho các anh, các chị. Hồi mới vào cũng gian truân lắm, cô cũng chấp nhận được làm cái gì thì cũng có khó khăn, có thử thách. Thì cô làm được nguyện vọng này cũng rất thỏa lòng với đồng đội năm xưa, cũng như lúc chiến đấu bên cạnh nhau, no đói với nhau, gọi là điếu thuốc chia làm đôi, miếng lương khô xẻ làm năm, làm sáu thì cũng đều có nhau. Lúc chiến đấu anh thì còn sống, anh thì hy sinh thì cũng có nhau. Có những đồng chí chính tay chôn nhưng giờ trở lại cái địa thế cũng khó khăn. Nghĩa là khu vực trước kia người ta trồng rừng, bây giờ cải tạo lại, người ta làm vườn hoặc người ta làm doanh nghiệp, hoặc người ta làm nhà ở, thì nên cái căn cứ cũ đã thay đổi hoàn toàn cho nên rất khó khăn tìm lại trận địa cũ. Thế nhưng đây là nguyện vọng của cô, thực ra cô rất là thương những người đồng chí, đồng đội của mình đã hy sinh. Thực ra cô cũng đã kêu, có nghĩa là cái nguyện vọng mong muốn của cô cũng đẫ thấu đến chín phương trời. Rất thương xót cho những người bộ đội đã hy sinh mà thương nhất là những bộ đội dám hy sinh quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, bảo vệ nền độc lập tự do để giải phóng dân tộc, thế thì những người này cô thấy rằng người ta tự nguyện hy sinh. Ví dụ như thời các cô là thời chiến tranh chống Mỹ đó, các cô tình nguyện và xung phong đi bộ đội chứ không ai bắt buộc là mình phải đi theo nghĩa vụ đâu. Họ tự nguyện đi, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, bất cứ việc gì khi Tổ Quốc cần.
 
          Thế thì khi các anh, các chị hy sinh đây là lần đầu tiên cô trở lại chiến trường miền đông ( chiến trường miền đông này cũng là cửa ngõ của Sài Gòn Gia Định ) nên là chiến trường này cúng ác liệt lắm, chính vì thế mà cái ngày đầu tiên cô đi tìm hài cốt thì lầm đầu tiên cô tìm được hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Vĩnh Thăng, anh này ở đơn vị ba ki tài của tỉnh Xô Viết, anh ấy hy sinh ở chiến khu D, nơi cuối rạp của chiến khu D, giáp với ngã ba sông Bé, bên cạnh của khu vực rừng Mã Đàm. Thời gian đầu tìm được hài cốt của anh ấy thì cô cũng rất là mừng, rất là vui. Thế sau khi dần đần các gia đình người ta biết đến thì cũng tìm đến cô. Mới đầu nghĩ cũng tìm được ít thôi nhưng sau này các yêu cầu trăn trở của các gia đình liệt sĩ nhất là rơi vào gia đình liệt sĩ cách mạng,cho nên là người ta đòi hỏi lớn lắm, nên càng ngày càng đông, càng đông bao nhiêu thì cô năm lại tích cực bấy nhiêu. Trở lại bất cứ nơi nào, có lúc đi bộ, có lúc đi honda, có lúc có gia đình người ta có thì người ta  cũng đón bằng xe hơi đi xa xôi. Liệt sĩ mình ở căn cứ thì nhiều, mà căn cứ thì ở rừng xưa nên là đâu có những chuyện như bây giờ đâu, nên đến năm 1999 cô có làm cho ban biên đài của tỉnh Bình Dương. Ví dụ là cô cũng lấy được chiến khu D của rừng mía của Bình Dương đó được 28 hài cốt, sau này chiến đấu, hy sinh thì chết tại trận nên gặp phục kích nó đánh thì đồng đội mình hy sinh cũng không lấy được xác. Khi Mỹ nó đào, ủi xuống hố bom đó nó chôn nên các anh ấy không được chôn với cái gì hết, không được bó nilong, không được bó võng. Sau ba mươi mấy năm trở lại sau chiến tranh thì người xương cốt có, người thì không còn.
 
          Cái thứ hai mà cô nhớ nhất là cũng chiến dịch Tây Nguyên đấy, năm 1959 thì cô cũng lấy cho anh liệt sĩ Trần Văn Khiếu, là người ở Bến Cát Bình Dương. Sau khi đào anh ấy lên thì anh ấy còn có cái lọ ghi tên lọ ghi đúng tên tuổi anh ấy. Cũng có nhiều kỉ niệm lắm, cũng có những cái hầm của các đồng chí trinh sát sư chín nằm dưới chiến khu D Tây Nguyên. Khi làm cô đi đào cái hầm của bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh đó thì cô nghe tiếng kêu cách đó khoảng hai trăm thước, là các đồng chí ơi cho chúng tôi về với, thì cô cũng rất ngạc nhiên và cô mới nói các đồng chí ở đâu, tên là gì? Anh ấy mới trả lời là tôi tên là Hoàng Thao, tôi đại diện cho tiểu đội tôi, ngày xưa là tiểu đội phó tiểu đội trinh sát của sư chín. Thì cô mới đánh dấu lại và cô về cô coi, cô mới tổ chức tập hợp lại các anh chị cựu chiến binh đó, các anh về hưu rồi đó, mới cùng cô đi đào. Khi đào xuống các anh ới nói là ở dưới chúng tôi có một khẩu súng aka, quần áo chúng tôi còn, tôi ngồi tôi ôm súng, chúng tôi bị chết ngồi, chết vì B52 nó làm xập hầm hố bom, có hố bom thì thấy có rồi liệu rồi, các anh ấy mới quay thành phim, thì  khi đào xuống thì chúng tôi có , ở trên cổ tôi còn quàng một cái khăn. Trong khi đó đào lên thì đúng y như thế và cô thấy được một cái bóp và có hai cái tem Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Các anh nói lên được cái tên của mình nhưng cô rất tiếc là các anh ấy không nói lên cái quê hương, mà bây giờ cô làm nhiều quá nên cũng không thể lấy hết được. Thế thì đưa các anh ấy về thì xương còn, cái xọ lấy lên thì trên đầu còn cái nón tai bèo, hiện giờ cô để trong nhà, thế còn nhiều lắm.
 
   Không có nói quê hương ở đâu hả cô?
 
        Chưa không nói, thì cô nghe được cái gì thì cô nói lại vậy thôi, chủ yếu là cô tìm được hài cốt, phải nói là hài cốt liệt sĩ thì cô lấy, hài cốt dân cô không lấy. Thế cho nên là cô chỉ làm chuyên về hài cốt liệt sĩ thôi, bởi vì hài cốt liệt sĩ đối với cô dù sao cô cũnlà đồng đội cảu các anh, các chị ấy, thì rất là thấu hiểu tấm lòng đồng đội với nhau nên là các anh ấy cũng giúp đỡ cô nhiều lắm. Có những cái hầm cô đào ở trận đánh năm 1964, cô đào được 54 đồng chí, khi đó là người ta san bằng hết rồi nhưng khi cô đến cô chỉ ấy thì anh tư Tùng, anh ấy về hưu rồi anh ấy bỏ bổ nhát cuốc đầu tiên lên. Thì đất tháng tư, tháng ba thì cứng lắm, nó nẩy cuốc lên, sau khi cuốc cùng hai người nữa, cuốc lớp đất đầu tiên thì nó lõm một cái, thì nó kéo ngay cả cái cuốc vào. Thì cô nói trời ơi cái hầm này đông lắm, thì cô lấy hai ngày sau mới hết xương, thì có những người. Cũng có cái gương, cái lược ở dưới địa đạo, sau khi cô lấy hài cốt đó ra thì có tờ giấy của ủy ban nhân dân xã Tân An họ chứng kiến là có đầy đủ xương, có gia đình cũng mừng ghê gớm chứng kiến được chuyện đó. Khi mà cô đo xuống thì trước kia nằm chồng chất lên nhau, sau khi bao nhiêu năm quả đất nó xoay thì nó ép lần, ép lần và cái cốt của mình nó phân hủy ra, nó bị ép dần, nên cái hố khi đào lên thì chiều dài khoảng ba thước, còn chiều ngang thì nó khoảng không đến một thước. Ai ở bên trên thì còn xương, còn ở bên dưới thì cũng còn xương nhưng mà nó vụn, nó nhỏ, nó bị gãy nhỏ nhỏ ra. Còn bên trên thì còn xương lớn, cô đo khoảng 80 phân khi bị ép lại trả lại tên được cho những đồng chí đó. Còn nhiều kỉ niệm lắm..
          Cái thời gian mà đồng chí Nguyễn Minh Hà là liệt sĩ Nguyễn Minh Hà là ở đoàn dân công của tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. Khi gia đình về thì cũng đã 16 lần đí tìm đào rồi nhưng không được. nhưng khi đến cô thì cô đang ngồi làm việc trên bàn kia thì gia đình đến đây đăng kí, gia đình đang ngồi đây đăng kí, thì anh ấy về mắc cô là: đồng chí ơi, đồng chí gọi gia đình tôi đi, tôi tên là Nguyễn Minh Hà thuộc đoàn dân công tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thế khi đó thì cô năm đang làm việc mới xin phép các đồng chí ở Củ Chi, thì cô năm mới kêu, gia đình vứt hết các thứ không đăng kí nữa mới chạy vào, chạy vào khóc. Thì anh ấy nói ngày mùng 4 gia đình có đi đào lần cuối đúng không? Gia đình mới nói đúng, mùng 4 có đi đào nhưng mà không được, đấy là ai thì cô không biết, thế thì anh ấy mới nói là bây giờ anh ấy có trách nhiệm lắm, thực ra cái người hy sinh rồi mà người ta rất có trách nhiệm với đồng đội. Thế mà cô rất là tiếc là mình cón sống xót, mình trở về thế mà có người vẫn không có trách nhiệm với liệt sĩ, coi như chết rồi là thôi chứ không còn nghĩ gì hết. Anh Nguyễn Minh Hà này anh nói rằng gia đình tôi đi tìm 16 lần tại sao không thấy? Anh ấy mới nói rằng bởi vì lý do: trước khi tôi hy sinh thì tôi có chôn đồng đọi tôi trên núi Bể, chôn người nữ anh hùng đó là Nguyễn Thị Giang cùng đoàn dân công với anh ấy. Lúc anh ấy chôn thì ai là người còn sống là chị sáu Tuyết và chị hai Minh. Chị sáu Tuyết thì làm giám đốc của bên thông tin văn hóa của Vũng Tàu, còn chị hai Minh thì bây giờ làm phó chủ tịch thị xã Bà Rịa Vũng Tàu. Trước khi anh ấy chôn thì có hai người, chị hai Minh ngồi khóc với chị, anh ấy kể hết mà. Anh ấy mới nói với chị sáu Tuyết là : em có nhớ không? Khi mà chôn chị hai Giang đó thì anh có gỡ một đôi bông và một cái nhẫn ra đưa cho em,c òn hai Minh thì ngồi vuốt tóc cho sáu Giang, thì có đúng không thì các chị ấy đều khóc, chị bảo đúng lắm. Anh ấy ra điều kiện luôn, đồng chí muốn tìm tôi thì đồng chí phải tổ chức lên núi Bể đưa bằng ấy đồng đội tôi về đã, rồi xuống núi tôi mới về, thì anh ấy ở dưới núi, anh ấy hy sinh sau. Cô năm mới nhận đó là nhiệm vụ của cô năm.
Cô năm nghĩ rằng người ta chết người ta còn có trách nhiệm huống chi là người còn sống, cô cũng là người sống xót trở về, cô phải có trách nhiệm với đồng đội của cô, với những người đã hy sinh cho nên chính điều ấy đã thúc giục cô làm việc này. Liệt sĩ Nguyễn Minh Hà anh ấy nói là phải lên núi Bể, thế sau khi các cô tổ chức lên núi Bể thì tìm được tám đồng chí đưa xuống núi. Khi đi xuống núi thì tìm được một anh, thế thì khi tìm tám đồng chí vê thì anh cho tìm thấy anh luôn. Khi chị Giang, chị Tuyết chị còn nhận ra cái áo bà ba có miếng vá sau lưng nên nó rất trùng hợp, rất là khớp cái lời anh ấy nói ở đây. Nên là anh Hà anh ấy ra điều kiện như vậy, anh ấy rất là có trách nhiệm với đồng đội, khi anh đã hy sinh rồi cũng còn trách nhiệm thế nên là có nhiều cái ly kỳ lắm cô không thể kể hết được. Ví dụ như cô tìm được mồ của anh Phạm Văn Huynh ấy, hoặc la cô đi ra Quy Nhơn cô chui vào hang núi, cô tìm được hài cốt của Nguyễn Thanh Tuyền, thì lấy lên thì anh ấy còn cái bát ăn cơm, lọ dầu inox, còn cái gương, cái lược. còn nhiều đồng chí cũng còn nhiều cái vật lắm..
 
Vừa rồi gần Tết cô tìm được cái anh, anh ấy còn ở đây nè, giữ lại ăn Tết với cô, xương anh ấy còn nhiều. Khi đào xuống anh ấy nói là : đồng chí ơi cẩn thận đấy ở dưới có quả pháo khối 82 ly. Thì cô cũng nói với mấy anh đi cùng là trong này có quả pháo khối 82 ly trong viên đạn a3 của khẩu aka đó, nếu em đào xuống mà nó nổ thì anh công nhận cho em là liệt sĩ, thì cô cũng nói đùa thế. Anh ấy mới cười và bảo bây giờ em cứ đào xuống, nó không có nổ. Khi cô đào lên thì thấy viên đạn a3 và hai cái dép cao su mà anh ấy chết ngồi 34 năm, trong tư thế chiến đấu.
 
    Vậy con cháu không ai hỏi hết ạ?
 
          Biết con cháu ở đâu, nên bây giờ không biết quê anh ấy ở đâu nữa.
 
    Cô không hỏi anh ấy thử?
 
          Thì anh ấy nói tên anh ấy là Dưỡng, chứ còn không có nói gì nữa, không nói quê quán gì. Mới đào hôm trước Tết nè, cái người cuối cùng cô lấy ở đây. Khi mà lấy lên thì còn cái võng, một cái đôi dép cao su còn xương, xương của anh ấy dài, rễ tre nó ăn vào đôi dép cao su, vào cái bình nước khi cô mở ra là khô hết, trong viên đạn aka 82 ly, một cái thìa ăn cơm với hai cái bút, những cái thắt lưng của anh ấy một tấm nilong đắp còn luồn ở trong thắt lưng anh ấy.
Những di vật này cô còn để lại, có nhiều cái nó cũng éo le lắm, bây giờ còn một điều là trả lại tên cho các anh ấy thì cũng rất là vui nhưng mà gia đình ở đâu, gia đình có hay không, gia đình không biết chắc ở đâu, gia đình không biết mộ phần nào. Nên giờ cô năm lấy về cũng không biết để ở đâu. Nên không đưa về quê hương được, hỏi thì có người nói, có người không nói, khả năng cô bấy nhiêu thì cô làm thôi, không bắt được các anh ấy.
 
          Thế là nhiều cái nó ly kì lắm, noí chung cái này mình làm là vì cái tình thương đồng đội đồng đội, muốn làm tốt thì mình phải có tình thương đồng đội, làm đó là tấm lòng của mình với đồng đội, chứ không phải vì tiền nên hồ sơ liệt sĩ của cô rất nhiều. Có ngày đăng kí lên đến 62 gia đình, càng ngày cái đòi hỏi của gia đình càng đông. Và đến đây có nhiều cái sự việc mà các anh ấy về nói rất là hay, rất là đúng. Ví dụ như tả người nè, hay là anh ấy có một cái răng vàng, anh ấy có một cái vết son, hay anh ấy có một cái gì đấy để làm di vật, hoặc là có những người mà khi hy sinh là cguwa có vợ, chưa có con, chỉ có người yêu. Nhưng khi chị ấy đến anh ấy đọc hai câu thơ mà chị ấy nhận ra, chị ấy tên là Mười, anh ấy tên là Trảng, liệt sĩ Nguyễn Văn Trảng. Khi anh ấy về nói chuyện với chị ấy thì cô năm có đọc hai câu thơ, anh ấy nói đồng chí đọc hai câu thơ này lên thì vợ tôi mới nhận ra tôi. Cô năm bảo là chị ơi giờ em đọc hai câu thơ của anh ấy nhé, xem chị có nhận ra anh ấy không. Chị ấy bảo là vâng chị cứ đọc đi, em nhận ra được, nếu đúng thơ của chồng tôi thì tôi nhận được, anh ấy mới nói là trước khi hai người chia tay nhau để anh ấy lên đường thì anh ấy có tặng chị hai câu thơ :
                                           Trăng tròn chỉ có đêm rằm
                               Mối tình Mười Trảng ngàn năm không dời.
 
           Khi đọc hai câu thơ lên thì chị khóc nức nở, chị ấy bảo đúng là chồng tôi rồi cô năm ơi. Thế nên có nhiều chuyện nó ly kì lắm, thực tế lắm. Tâm hồn của các anh ấy y lúc sống, anh ấy sống, chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc, bây giờ tinh thần anh ấy cũng luôn luôn như thế, cũng sống chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc. Vừa rồi cô cũng tìm được hài cốt của chị Nguyễn Lan Thanh con của cố kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, thế thì gia đình cũng đi tìm 16 lần không thấy, cái đó thì báo người ta đã đăng rồi cháu nên lấy trên ấy viết tốt hơn. Khi gia đình tìm đến cô thì chị ấy về, chị ấy nói chị ấy hy sinh như thế nào, trường hợp hy sinh ra sao và ba người chôn chị vẫn còn sống, đồng đội còn sống nhiều như anh tư Binh, anh hai Thanh..
 
     Mấy người chôn đó không nhớ chỗ hả cô?
 
        Nhớ làm sao được, khi ấy rừng còn nguyên si nhưng không thể nhớ chỗ được, cái nền nhà của cộng sản còn mà vẫn không nhớ được. Vì bây giờ nó làm hết rồi có còn gì nữa đâu, nhưng mà khi cô năm lên, cô năm chỉ thì một người ra, ra chị Lan Thanh thì ra anh Nguyễn Chiến Thắng, ra anh Thắng thì ra anh Lại Văn Giỏ, mà anh Nguyễn Chiến Thắng thì hiện giờ đã tìm được gia đình, còn anh Nguyễn Văn Giỏ thì chưa tìm được. Khi đào lên thì chị Lan Thanh có nói khi chị ấy về chị ấy hát bài (chị ấy nhập vào cô năm ấy) hò vang chị em chúng mình, ta lướt lên con thuyền cùng các anh. Các anh đồng đội là khóc hết, vì trước khi chị ấy chết vì chị hát bài này lớn quá, chi ấy nô cười nhiều gặp phục kích. Nó đến thì anh Thanh, anh Chiến Thắng với lại anh Giỏ bị bắn chết ngay. Một chị nữa thì chạy được, còn chị Lan Thanh nhà mình bị cận chị bị rớt cái kính nên không chạy được, chị ấy bị bắt lên máy bay. Lên máy bay thì nó hành hạ chị, chị không chịu được nên nhảy từ máy bay xuống. Nên cái tinh thần của chị rất cao, đáng lẽ nhà nước mình phải tuyên dương chị ấy là anh hùng mới đúng. Ba ngày sau thì đồng đội mới tìm ra được và bó gói nilong chôn, khi đào chị lên thì còn nilong với một ít xương, còn cái võng, cái cáng khi chôn. Anh Nguyễn Chiến Thắng ở giữa, khi đào lên thì anh ấy còn nilong, còn võng, còn quần áo. Còn anh Lại văn giỏ thì hôm đó trời tối qua mới về căn cứ sáng hôm sau đào tiếp, thì anh ấy nói là: cái hài cốt của anh ấy khác với hai người, cũng có nilong, võng, có quần áo, nhưng anh ấy có thắt dây thun ở quần trong nên là xương nó nhỏ thôi chứ không lớn. Nhưng mà có cái là các anh ấy chôn hàng ngang thế này, thì chị Lan Thanh là người chôn sau cùng, thì khi đào lên cũng có lốp sọ chị đi, khi đào anh Chiến Thắng cũng có lốp sọ ngang như vậy, anh Lại Văn Giỏ cũng có lốp sọ, ba lớp sỏi khoảng cách rất là bằng. Nên tìm được là gia đình cũng rất mừng. Nên là có nhiều cái ly kì lắm, cô không thể nói hết được.
 
    Cô cứ nói cái nào mà cô cảm động nhất.
 
       Nói chung là cái nào mà cô không có cảm xúc, tìm được đồng chí nào là cô cũng đều khóc. Thì khi đào lên cái sọ của anh Hồ Cao ấy thì anh ấy nói : tôi chào đồng chí, thì cô cũng bói tôi chào đồng chí, sau khi chào xong thì lại khóc, rất là cảm động.
Các mẩu chuyện mà tìm các anh, các chị, người đào lên thì còn y nguyên, ví dụ đào anh Nguyễn Văn Cường, đào lên một cái tráp, khi đào lên thì có cái võng của anh ấy, cô nhặt được xương, còn các đốt xương đốt tay còn y, bởi vì anh ấy được chôn dưới cái cát khô nên nó vẫn còn. Khi đào lên thì anh ấy xưng tên anh ấy là Nguyễn Văn Cường, quê ở xã Chánh Hòa, Bến Cát, tỉnh Bình Dương, thế thì sau gia đình nhận được hài cốt, xương anh ấy còn nhiều lắm, cái sọ còn y hàm răng. Còn có các đồng chí là trước khi đào anh ấy nói là anh ấy có ba cái răng vàng, thì tôi mới hỏi gia đình thì đúng rồi, trước kia mẹ tôi có trồng cho anh ba cái răng vàng, thế là nhận ra được.
 
         Hoặc là có gia đình nói ngày xưa em gái ở nhà còn nhỏ thế anh đi bộ đội chiến đấu thì em đặt là Trần Thị Bút, nhưng khi đi đăng kí tìm thì ghi tên là Trần Thị Lý. Thế thì khi anh ấy về thì anh ấy gọi là Bút chứ có gọi là Lý đâu, nên là chính cái đấy làm cho gia đình người ta có một cái lòng tin tuyệt đối. Còn có những người hỏi cái sân gạch trước nhà còn không em, cái cầu ao xây xuống có còn không em? Thì người em cứ vừa khóc, vừa nói còn anh ạ. Còn cái nhà ở thì sửa rồi, thế rồi hỏi em ơi cái miếu của ông nội ngày xưa ở đất nhà mình còn không em, thì nói còn. Thế cây nhãn ở sau nhà còn không em, trả lời còn. Vậy là gia đình nhận ra người nhà mình nói chứ không phải là cô năm nói đúng không?
 
    Người ta hỏi vậy thôi chứ người ta biết hết phải không cô?
       Biết chứ, biết hết, rồi thế hệ nhà họ có bao nhiêu người chết, hôm nay có ai đến. Thế thì anh ấy nói bố sinh nhà mình có năm anh em, anh cả chết hồi mười hai, mười ba tuổi gì đó, rồi đến anh là người thứ hai, rồi còn mấy người, có người người ta đọc được tên nữa. Cũng có trường hợp như anh Thắng đó, anh ấy đang nói chuyện thì bố vợ anh ấy về, thì anh ấy chen ngang đồng chí ơi, đồng chí cho tôi về vì con gái tôi lấy em trai đồng chí, cho nên đồng chí cho tôi về tôi gặp con gái tôi một chút. Cô năm nói đồng chí tên là gì, thì ông ấy nói tôi là liệt sĩ Ngô Quốc Cần hy sinh năm 1951. Vợ ông ấy rất bất ngờ, khi thấy con về ông ấy sợ chưa nhận ra được đó, nên cô nói ở nhà đặt tên cho đồng chí này là Ngô Quốc Bé, thế là chị ấy nhận ra, chị ấy khóc quá trời, chị ấy nói đúng bố tôi rồi.
 
        Nên có nhiều cái nó ly kì lắm, nhiêu liệt sĩ về người ta xưng tên rõ lắm, thật ra cô làm việc này xuất phát từ tình thương của cô, cô không cầu mong gì về quyền lợi hoặc riêng tư cho cô. Cô cũng không đòi hỏi chính quyền hay nhà nước cho cô tiền ăn hay đi, hay tạo điều kiện cho cô về phương tiện đi lại, cô không yêu cầu cái điều ấy. Cô chỉ yêu cầu làm sao cho cô được giác cảm vì tình nghĩa không vì tiền, nên cô thấy rất là thỏa mãn, rất vô tư, không đòi hỏi gì hơn. Khi đào thì cô hốt cô lấy cốt rồi trả lại cho gia đình, còn nếu anh nào vô danh ấy thì vào nghĩa trang, nghĩa trang nào? hoặc ở trong lô anh nằm hàng số mấy? Ví dụ trong lô tôi nằm hàng số ba, tôi không có tin nhưng mà anh phải đọc ra được anh nằm bên cạnh ai, có người người ta đọc mười người có tin xung quanh, thì cô vẽ sơ đồ chô gia đình, gia đình cứ thế đi tìm các anh có tin. Các anh có tin chỉ các đồng chí chưa có tin. Nên như vậy gia đình mà được người ta mừng lắm, người ta đã điện thoại cho cô năm là tôi đã tìm đúng như cô chỉ dẫn và đúng người trong gia đình, vậy là người ta bắt đầu tin thôi.
 
         Cô thì không vào nghĩa trang, cô không có vào, có ngày ngồi ở nhà cô tìm được mười bốn hài cốt liệt sĩ, cô xác định tên khi cô không vào nghĩa trang. Ở trong thành phố là mấy người , người ta ghi âm lại cô nói có ai, có ai. Rồi khi người ta đi đào thì người ta điện về cho cô, cô ơi đúng rồi bên cạnh có mấy người như cô nói, thế là người ta tìm ra gia đình người ta,..thì viên số một, số hai, số ba là tên của ai...Thế có nghĩa là nhờ các đồng chí bên cạnh để trả lại tên cho anh. Nên là viết một cuốn sách trả lại tên cho anh là rất là hay. Không chỉ ở miền Nam đâu, ra đến ngoài Quảng Trị cũng thế, cô cũng tìm được. Nên các anh, các chị ấy cũng rất là vui vì trả lại cái tên cho các anh ấy, thì chưa có tên thì tôi có tên thì tôi nói lên để cho đồng chí năm biết được.
 
         Nên có nhiều cái nó ly kì lắm, không thể nói hết được, thường thì cô đi cô hay nghe tiếng đồng đội kêu đồng chí ơi cho chúng tôi về với, nghe tiếng Nam, tiếng Bắc, tiếng Trung rõ ràng thôi, không lẫn lộn đâu được.
 
   Mấy chục năm rồi tiếng nói của họ vẫn còn trẻ như vậy à?
 
       Thì người ta trở về lúc người ta hy sinh, còn tuổi bây giờ thì lớn rồi, ông, cha mình hết rồi. Nên là có nhiều cái cảm động lắm….
 
                     
                               Vong chiến sĩ về nhập vào cô cháu gái (Xem phim)

                                                                                                                                                                                          Quốc Việt

Các thông tin cùng loại này
» Ấn Độ xôn xao vì những vụ tự thiêu bí ẩn (2012-09-24 15:25:37)
» Bệnh lạ ở các nhà máy châu Á (2011-09-28 10:22:30)
» Nhà ngoại cảm người Đức có khả năng thôi miên (2011-06-29 15:46:10)
» Cuộc chiến tình báo “khả năng đặc biệt” (2011-06-24 15:29:47)
» Đi tìm mộ liệt sĩ nhờ năng lượng tinh thần (2011-02-24 16:42:07)
» CÁCH MẠNG TÂM LINH (2012-10-23 15:36:28)
» Quỷ ám hay những căn bệnh khó hiểu? (2010-08-20 16:43:18)
»  Linh hồn Việt cộng (2010-06-05 19:15:42)
» ĐỐI NGHIỆM VÀ LÝ GIẢI NHỮNG KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT (2010-06-07 10:55:04)
» Một lý giải về hiện tượng ngoại cảm (2010-05-13 16:20:25)
» Giải mã bí ẩn thuật thôi miên (2011-11-25 11:42:28)
» Tái tạo trạng thái 'xuất hồn' (2010-02-01 16:15:12)
» Thôi miên – từ thuật phù thủy đến liệu pháp khoa học (2010-05-14 16:11:54)
» Hiện tượng bị thôi miên tập thể ở Indonesia (2010-08-09 18:35:36)
» Thôi miên rắn độc (2010-05-14 11:18:10)
» Thôi miên (2010-05-31 18:33:14)
» Bạn có tin ở linh hồn? (2010-01-01 09:09:24)
» Các nhà ngọai cảm ở Nga (2010-05-31 18:32:27)
» Thôi miên chữa bệnh (2010-08-09 18:28:34)
» Các nhà ngoại cảm VIỆT NAM (2010-11-03 15:09:01)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18004270
Đang online : 163