Thôi miên
Cuối những năm 90, thế kỷ XX cả Italia xôn xao vì sự kiện lạ lùng. Hàng trăm chủ cửa hàng liên tiếp thông báo cho cơ quan chức năng địa phương về tình trạng biến mất một cách bí hiểm tiền mặt tại các két sắt cửa hàng. Các nhân viên thu ngân không thể giải thích, sự việc đã xảy ra thế nào.Một số chỉ mang máng nhớ, trong số khách hàng cuối cùng ra khỏi cửa hàng có hai người Hinđu.
Khi xem kỹ một số cuốn băng do hệ thống camera cửa hàng bị mất trộm quay được, các thám tử không thể tin vào mắt mình. Các thủ phạm đã thôi miên nhân viên cửa hàng! Hiện diện bên cạnh kẻ cắp, song những cá nhân này hoàn toàn bất động, không hề ý thức được chuyện gì đang xảy ra vì bản thân đã bị đưa vào trạng thái mê muội. Họ không hề có phản ứng bắt giữ hoặc đuổi bắt kẻ gian.
Thời gian ngắn sau đó những kẻ thôi miên bất lương đã bị bắt quả tang. Cảnh sát và các chủ cửa hàng thở phào nhẹ nhõm.
Trong cạm bẫy đơn điệu
Thôi miên - cho dù không hiếm trường hợp rất giống ngủ mê, song hoàn toàn không phải giấc ngủ. Những nghiên cứu điện não đồ não bộ đã chứng minh điều đó. Cụ thể: Những sóng não bộ người ngủ có tần số khác, sóng não bộ người thức có tần số khác, sóng não bộ người bị thôi miên còn có tần số khác nữa.
Trong thời gian một ngày chúng ta có thể nhiều lần rơi vào trạng thái như vậy, không cần sự trợ giúp của nhà thôi miên. Chăm chú nhìn vào một điểm nào đó trên trần nhà, chúng ta có thể tự “cách ly” ra khỏi thực tại trong chốc lát. Trạng thái tương tự cũng xảy ra trong lúc đi đi xe lửa - lắng nghe tiếng gõ đều đều của bánh xe, cho dù thực sự không ngủ, song chúng ta cũng không biết nhiều thông tin từ những gì hành khách cùng toa nói ra. Trạng thái mơ màng như thế không có gì nguy hiểm, một khi nó không xuất hiện với người đang điều khiển xe máy hoặc phương tiện giao thông nào khác.
Phong cảnh đơn điệu, con đường thẳng tắp và những hàng cây ẩn hiện nhịp nhàng bê ngoài cửa sổ toa tầu có thể tác động không khác gì một nhà thôi miên sành nghề. Còn thêm nữa, không khác gì bị buộc vào cổ, con mắt của chúng ta bám theo dải sơn trắng phân chia các làn đường. Âm thanh đơn điệu của động cơ gây mệt mỏi tri giác, não bộ bắt đầu phát ra sóng alfa, đặc trưng của trạng thái bị thôi miên. Cho dù vẫn mở mắt, song người lái xe không kiểm soát, chuyện gì đang diễn ra, đối tượng như rơi vào trạng thái ý thức khác.
Thông thường người ta nói rằng, ai đó ngủ sau tay lái. Trong nhiều trường hợp không thể khẳng định đó là giấc ngủ từ góc độ y học. Không có gì nghi ngờ, đó là thôi miên.
Một màn thôi miên tập thể
Ai sợ thôi miên?
Những nhà thôi miên khác nhau sử dụng cùng một phương pháp với cùng một đối tượng thường đạt được kết quả không giống nhau. Cá tính và kiến thức của nhà thôi miên đóng vai trò quyết định hiệu quả.
Mọi người đều có thể đọc sách tự học thôi miên và thực hành. Tuy nhiên kiến thức của đối tượng loại này không toàn diện. Theo chuyên gia trị liệu thôi miên nổi tiếng Ba Lan và châu Âu Vojciech Gorecki, từ sách vở chúng ta không thể khám phá ngôn ngữ thân thể, những cử chỉ đóng vai trò chìa khoá mở cánh cửa vào tiềm thức con người. Và thiếu yếu tố này không thể hy vọng hiệu quả mong muốn.
Cá tính của đối tượng bị thôi miên cũng có ý nghĩa đặc biệt. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, những người mạnh mẽ về tâm lý chính là đối tượng dễ bị đưa vào trạng thái hôn mê nhất. Bởi họ tự tin, cởi mở với mọi thử nghiệm và không sợ người thứ hai. Người như thế có thể bị hôn mê, thậm chí rất sâu - ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên những người khó bị thôi miên cũng có thể học được điều này. Cơ may đạt được trạng thái bị thôi miên sâu gia tăng sa mỗi lần tập.
Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, có khoảng 5% dân số hoàn toàn không thể thôi miên. Họ có thể rơi vào trạng thái hôn mê, nhưng phải sau vài trăm lần thử nghiệm. Khoảng 25% dân số có thể đưa vào trạng thái hôn mê sâu. Số còn lại chỉ có thể bị rơi vào trạng thái bị thôi miên trung bình.
Mức độ nông sâu của hôn mê có thể đánh giá dựa trên cơ sở đối tượng bị thôi miên thực hiện mệnh lệnh của người thôi miên thế nào. Ở mức độ nhẹ - đối tượng bị thôi miên chỉ cảm thấy buồn ngủ và thư giãn thoải mái. Mặc dù ý thức được rõ ràng chuyện gì đang diễn ra xung quanh, song đã có thể làm theo mệnh lệnh của người thôi miên. Các chuyên gia tâm lý trị liệu rất hay sử dụng trạng thái thôi miên nhẹ để chữa trị cai nghiện và các chứng bệnh kinh. Cá thể bị đưa vào trạng thái hôn mê trung bình vẫn duy trì được ý thức, nhưng không mở được mắt. Ở trạng thái t hôi miên nhẹ các tri giác rất mệt mỏi, song không bị ảo giác. Sau khi rơi vào trạng thái bị thôi miên nặng đối tượng có thể mở mắt, đi đứng và nói theo mệnh lệnh của người thôi miên, nhưng… chỉ nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy những gì người thôi miên suy diễn.
Những suy diễn trong trường hợp như thế có sức mạnh thật phi thường. Người ta đã tiến hành những thí nghiệm, theo đó đối tượng bị hôn mê sâu được thông báo rằng, sẽ bị bỏng vì thanh sắt nung nóng, sau đó người thôi miên cho đối tượng tiếp xúc với bút bi đã đỏ lựng và phổng rộp, bản thân đối tượng cảm thấy đau đớn.
Tiết mục trình diễn sân khấu phổ biến có tên “Nhịp cầu thôi miên” từng mang lại vinh quang cho không ít nhà thôi miên. Đối tượng rơi vào trạng thái hôn mê sâu có thẻ tự treo mình giữa hai ghế đẩu, chỉ tựa gót chân chân và đầu vào mép ghế. Cái ghế băng sống như thế có thể chịu đựng trong lượng của một người đàn ông! Trong khi ở trạng thái tỉnh táo bình thường một người khoẻ mạnh cũng không thể thực hiện nhiệm vụ như thế.
Đã nhiều năm tiết mục độc đáo trên không được trình diễn. Sau nỗ lực phi thường như vậy đối tượng bị thôi miên thường bị đau cơ bắp và chấn thương cột sống. Thế nhưng tất cả cảm giác hết sức khó chịu ấy chỉ hành hạ sau khi đối tượng đã tỉnh táo hoàn toàn. Trái lại không hề có cảm giác đau cũng như mệt mỏi trong thời gian biểu diễn.
Quyền năng dường như vô hạn, mà những nhà thôi miên sành nghề có được khiến người ta vừa khiếp đảm vừa khâm phục. Và thường xuyên hiện những câu hỏi, liệu cót hể lợi dụng đối tượng bị thôi miên để thực hiện hành vi tội ác hoặc tự tử.
Tội ác hoàn hảo?
Các chuyên gia trong nghề quả quyết rằng, thậm chí bị rơi vào trạng thái bị thôi miên sâu nhất, đối tượng vẫn không mất lý trí. Người bị hôn mê sâu cũng không bao giờ thực hiện những mệnh lệnh trái với lương tâm của mình.
Bản thân các nhà thôi miên trấn an, một khi ra mệnh lệnh cho ai đó nhảy qua cửa sổ - đối tượng sẽ không thi hành. Trong những trường hợp như vậy con người sẽ lập tức tỉnh dậy. Thậm chí thầy thôi miên sành nghề nhất cũng không thể duy trì trạng thái hôn mê, nếu đưa ra những mệnh lệnh trái với những giá trị mà đối tượng bị thôi miên tôn thờ. Tuy nhiên một khi người thôi miên dẫn dắt câu chuyện theo hướng: Đang là ngày hè nóng bức, đằng sau cửa sổ là bể bơi tuyệt đẹp…Tất cả chuyên gia có uy tín đều thừa nhận, bối cảnh như vậy có thể dẫn đến hành vi thực thi mệnh lệnh - đối tượng bị thôi miên có thể nhảy qua cửa sổ.
Người ta chứng minh hiện tượng đó theo lý lẽ: Có thể châm chước sự bảo hiểm thuộc dạng lương tâm của chính mình. Một khi đối tượng tin rằng, bản thân đang thực hiện vai diễn tại trường quay và chỉ bắn đạn giả, về mặt lý thuyết có thể bị lợi dụng để thực hiện hành vi tội ác thực. Con người như thế sẽ không có gì áy náy trước khi bấm cò súng. Bởi anh ta đinh ninh rằng, đó chỉ là một vai diễn.
Dĩ nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Cho đến nay người ta vẫn chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào lợi dụng thôi miên để thực hiện tội ác. Chính thức chỉ có duy nhất trường hợp lợi dụng thôi miên để ăn cắp tiền tại một số cửa hàng ở Italia được giới thiệu ở đầu bài.
Nỗi sợ hãi có cặp mắt to
Liệu sức mạnh, mà thôi miên mang lại có đồng nghĩa với việc phải tránh xa những người có khả năng thôi miên? Không nhất thiết. Cho dù thôi miên có thể bị lợi dụng vì những mục đích đen tối, song đa số các trường hộp - nhờ thôi miên có thể giúp ích cho đời. Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tính hiệu quả của “sự sai khiến thôi miên” trong chữa trị cai nghiện, một số chứng bệnh thần kinh và giảm đau.
Vojciech Gorecki, nhà thôi miên nổi tiếng Ba Lan và châu Âu sử dụng liệu pháp thôi miên trong điều trị cai nghiện rượu. Ông khẳng định rằng, 95% trường hợp cai nghiện thành công ngay sau vài liệu trình thôi miên. Giới chuyên gia thường áp dụng thuật thôi miên ngược chiều. Trong thời gian thôi miên người ta “kéo lùi” bệnh nhân về thời trẻ sơ sinh, thậm chí thời kỳ thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.
“Cần phải khai quật trí nhớ sự kiện đáng buồn từ bóng tối của tiềm thức” – Gorecki giải thích. “Làm nó lộ ra, chỉ cho bệnh nhân thấy và biến nỗi sợ hãi kia thành “con chim sẻ” đã thuần hoá”. Ca điều trị có hiệu quả thường diễn ra với đối tượng bị hôn mê nhẹ. Nhưng khẳng định của Gorecki, thôi miên sâu không phải là tiêu chuẩn đảm bảo thành công của liệu pháp.
Trái với lập luận của Gorecki, nhà trị liệu thôi miên Ryszard Bohinski thiên áp dụng thôi miên sâu. Ông lý giải, trạng thái hôn mê sâu mang lại hiệu quả nhanh hơn. Không phải lập lại liệu trình vài ba lần - như trường hợp hôn mê nông. Bohinski cũng làm dịch vụ điều trị cai nghiện. Năng lực phi thường của ông đã giúp nhiều người mắc bệnh thần kinh lấy lại được trạng thái nội tâm cân bằng.
Tại Ba Lan cơ quan cảnh sát điều tra thỉnh thoảng cũng nhờ cậy sự trợ giúp của các nhà thôi miên. “Vài năm trước chúng tôi đã yêu cầu họ cộng tác trong quá trình điều tra vụ cướp ngân hàng ở Otwock” - bà Grazyna Puchalska, phát ngôn viên Bộ Công an Ba Lan kể. “Các nhân chứng không nhớ gì về thủ phạm, họ không khẳng định điều gì rõ ràng vì hậu quả hoàng loạn nặng nề. Khi ấy chúng tôi đã kêu gọi sự giúp đỡ của chuyên gia thôi miên. Tất nhiên nhưng lời khai của đối tượng bị thôi miên không thể sử dụng làm chứng cứ pháp lý, song chúng đã tạo điều kiện để chúng tôi vẽ lại chính xác chân dung phần tử phạm pháp”.
Vài chi tiết về thuật thôi miên
1.Trạng thái hoàn toàn tỉnh táo:
+ Não bộ phát ra sóng beta (tần suất 14,21 lần/giây).
+ Thị giác, thính giác, khứu giác… hoạt động bình thường.
+ Mọi người nhìn nhận thời gian và không gian bình thường.
2.Bị thôi miên nhẹ:
+ Não bộ phát ra sóng alfa (tần suất 7,14 lần/giây).
+ Thị giác, thính giác, khứu giác… có thể bị thầy thôi miên sai khiến.
+ Rối loạn nhìn nhận thời gian và không gian.
+ Nhịp thở và mạch đập chậm lại .
+ Cơ bắp thả lòng.
3.Trạng thái hôn mê trung bình/sâu:
+ Não bộ phát ra sóng teta (tần suất 4,7 lần/giây).
+ Các tri giác rất dễ chịu sự sai k hiến của thầy thôi miên.
+ Rối loạn đánh giá thời gian và không gian.
+ Nhịp thở và mạch chậm
+ Giống như trạng thái thôi miên nhẹ, cơ bắp thả lỏng, nhưng có thể căng thẳng sau sự sai khiến của thầy thôi miên.
+ Có thể xảy ra phản xạ thể chất – thí dụ da phổng rộp sau mệnh lệnh chạm vào thanh sắt nung nóng (thực sự chỉ là cái bút bi). Trong trạng thái này có thể thực hiện cái gọi là “nhịp cầu thôi miên”.
4.Trạng thái hôn mê rất sâu:
+ Não bộ phát ra sóng delta (tần suất thấp hơn 4 lần/giây)
+ Trạng thái đối tượng gần giống bất tỉnh.
+ Các tri giác ngừng hoạt động.
+ Nhịp hô hấp và mạch rất yếu, ngấp nghé giới hạn nguy hiểm.
+ Rất hiếm khi áp dụng trong thôi miên.
5.Ngộ nhận:
+ Thôi miên là hiện tượng siêu nhiên và người biết thôi miên có sức mạnh siêu nhân.
+ Đối tượng bị thôi miên ngoan ngoãn thực hiện mọi mệnh lệnh của thầy thôi miên.