Vào thế kỷ 18, bác sĩ người Áo F. Mexmer đã hé mở tấm màn che phủ hiện tượng thôi miên mà chính ông cũng không hề hay biết.Qua 10 tuần thôi miên, cô Angie Brown (Pháp)
Xuất xứ của thuật thôi miên
Qua cac ban thao viet tay tu thoi co dai cho thay cac nen van minh Ai Cap, Ba Tu, La Ma, An Do... deu ghi nhan phuong phap TM nhuom day ve huyen bi. O Trung Quoc, tu xa xua, trong cac nghi thuc ton giao da ap dung TM de chung minh suc manh sieu nhien. Cac thay cung trong den tho than y hoc Asclepius, thoi co Hy Lap, da dung TM, coi nhu sang che ra mot phuong thuc doc dao de tang cuong suc khoe va sang khoai tinh than, trong viec chua tri benh.
Vào thế kỷ 18, bác sĩ người Áo F. Mexmer đã hé mở tấm màn che phủ hiện tượng thôi miên mà chính ông cũng không hề hay biết.
Tuy nhien den dau the ky thu 16, no moi duoc de cap tro lai, nho mot so thay thuoc nhu: Theo plnastus Bombastus, Von Hohenheim (Thuy Si), Aston Mesmer (Ao), James Braid (Scotland)... Mesmer tu mot thay thuoc chuyen ve dung buc xa tu truong cua vu tru de chua benh, tro thanh mot nha thuc hanh ve TM. Chuyen ke, khi ong xuat hien tai mot quang truong o Paris (Phap), voi giong noi va nhung cai vay tay da khien cho nguoi dung chung quanh ong bi am thi, da so roi vao giac ngu TM, so it thi do dan hoac kich dong. James Braid nhan thay do la mot giac ngu di thuong (tua mong du) do bi nguoi khac tac dong bang cach nao do toi mot so trung khu cua nao, do do ong dua ra thuat ngu TM (hypnosis), tieng Hy Lap co nghia la giac ngu. Giong Mesmer, J.Braid da dung TM chua benh va dat hieu qua nhu nguoi bi liet nhieu nam qua mot dot TM da di lai duoc, nguoi mu mat da sang lai...
Den cuoi the ky 19, Sigmund Freud (1856-1939), bac si tam than, nguoi Ao (nguoi sang lap ra phan tam hoc), qua mot so thu nghiem, da phu nhan vai tro cua TM va cho rang gay hai nhieu hon loi. Do uy tin cua Freud nen TM lai bi re rung, chim vao quen lang, mai den giua the ky 20 moi duoc quan tam tro lai.
Hien nay o Phap, lieu phap TM tuy khong duoc chap nhan la phuong phap dieu tri chinh thong nhung da co tren 10% so bac si tu nhan co su dung lieu phap nay de chua tri va ty le nay ngay cang gia tang. O My, ty le bac si su dung TM chua benh con cao hon Phap. O Luan don, mot so benh vien da dung phuong phap TM thay cho thuoc te, me trong mot so ca phau thuat. O Lien Xo, noi duoc coi la truong phai TM manh nhat the gioi giai doan 1920-1960 ma nguoi duoc coi la dem lai vinh quang nay la Ivan Pavlov (1849-1936). Vao dau nhung nam 1990, dai truyen hinh Lien Xo truoc day da co chuong trinh chua tri bang lieu phap TM, thong qua kenh truyen hinh thu qua ve tinh. O Viet Nam vao dau nhung nam 1960 da co mot vai benh vien lon ap dung TM trong dieu tri nhung sau nay do gap kho khan ve nhan luc va kinh phi nen TM khong phat trien. Co mot so tai lieu de cap den thuat khi cong dang duoc nhieu nguoi o ta ap dung, co moi quan he ho hang mat thiet voi TM.
Hien nay, nhieu nha nghien cuu nhan dinh: “TM la mot cong cu huu hieu, kheu goi su san sinh nhung kha nang dac biet noi co the con nguoi”.
Ông nổi tiếng về việc chữa bệnh cho các bệnh nhân của mình bằng phương pháp "đặt nam châm". Những người khao khát được khỏi bệnh ngồi vào trong bồn tắm có lắp những thanh nam châm lớn, sau đó nhiều người đã khỏi bệnh. Mexmer giải thích đó là do tác động của "chất lỏng từ". Nhưng khi viện hàn lâm khoa học Pari điều tra hoạt động của ông, các nhà khoa học đã ghi vào bản án: "Không có gì chứng minh cho sự tồn tại của chất lỏng từ; như vậy, thứ chất không hề tồn tại này không thể mang lại lợi ích gì được".
Nhưng rồi Mexmer qua đời mà vẫn tin chắc rằng thứ "chất lỏng" như thế là có thật. Thật ra, ông đã từng thấy nhiều lần bệnh nhân đến gặp ông đã khỏi bệnh chẳng cần có nam châm gì hết. Sự thuyên giảm bệnh và bình phục đến ngay tức thì sau khi ông nhìn người bệnh và nói chuyện với người đó về bệnh tật. Hơn nữa, nhiều lần thậm chí đã từng xảy ra như thế này: Sau khi tới gặp "thầy thuốc vĩ đại", những người điếc hay mất giọng như có phép thần thông biến hoá đã lấy lại được giọng và khỏi điếc, mặc dầu họ đã không chịu tác động của nam châm. Sự thể là thế nào? Sau khi suy nghĩ, Mexmer quả quyết rằng không phải nam châm, mà chính ông là vật chứa "từ trường động vật" có tác dụng chữa bệnh. Khi truyền nó sang người khác, ông đã giúp họ vật lộn với bệnh tật.
Mexmer có nhiều học trò và môn đệ. Một người trong số họ đã có dịp may thực hiện một phát minh ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ông ta đã "phát minh" lại cái mà những quan tư tế Atxiri và Babilon đã biết đến. Khi chữa bệnh bằng từ trường, ông ta đã chạm chán với một hiện tượng lạ lùng. Thường bệnh nhân của Mexmer là những người có thần kinh yếu và bệnh hoạn, họ phản ứng lại việc chữa trị bằng các chứng co giật, thậm chí đôi khi bằng những cơn điên loạn. Thế mà giờ đây... Anh chàng bệnh nhân trẻ tuổi bỗng nhiên ngủ thiếp đi ngon lành trong lúc được xoa bóp. Người thầy thuốc hoảng hốt cố lắc anh ta dậy, nhưng vô hiệu, anh ta vấn cứ ngủ. Nhưng sau đó, khi người thầy thuốc bất thình lình ra lệnh cho anh ta đứng dậy, người bệnh liền nhỏm dậy, đi vài bước nhưng hai mắt vấn nhắm nghiền.
Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, anh ta xử sự hoàn toàn như lúc tỉnh, tuy vậy khi đó giấc ngủ vẫn tiếp tục. Người thầy thuốc bối rối cố nói chuyện với anh ta, đặt ra các câu hỏi. Anh chàng nông dân trả lời hoàn toàn khôn ngoan và rành rọt. Người thầy thuốc lập lại thí nghiệm. Và ông ta gây ra được một trạng thái giống hệt như vậy ở những người khác. Tiếp tục thí nghiệm, ông tiến hành cái gọi là ám thị sau thôi miên, tức là sai khiến người đang ngủ thực hiện một loạt những hành động nhất định sau khi đánh thức dậy. Và những người bệnh thực hiện điều mà người ta đã ám thị cho họ trong giấc ngủ "từ" .
Việc nghiên cứu tiếp theo về những hiện tượng thôi miên gắn liền với tên tuổi bác sĩ phẫu thuật người Anh Brêt. Cần phải nhận xét rằng ông này tỏ thái độ rất hoài nghi với thuyết từ của Mexmer và các môn đệ. Nhưng đến khi thực hiện ý định vạch mặt anh chàng "chữa bệnh bằng từ" người Thuỵ Sĩ Laphôngten, Brêt đã tin vào tính xác thực của các hiện tượng thôi miên mà Laphôngten biểu diễn và từ khi ấy, ông bắt đầu nghiên cứu hiện tượng đó. Ông đã thay đổi thuật ngữ "từ trường động vật" bằng thuật ngữ hiện đại "hypnotism" (thôi miên) (từ tiếng Hy lạp "Hypnos" nghĩa là ngủ). Ông là người đầu tiên bắt đầu sử dụng thôi miên để làm giảm đau trong phẫu thuật và thấy rằng thôi miên có tác dụng hơn cả là trong việc chữa những chứng bệnh thần kinh khác nhau, đặc biệt là các chứng rối loạn ixtêri như tê liệt, bệnh điếc do tâm thần, mù và câm.
Thôi miên chữa bệnh
Hien nay o Phap, lieu phap TM tuy khong duoc chap nhan la phuong phap dieu tri chinh thong nhung da co tren 10% so bac si tu nhan co su dung lieu phap nay de chua tri va ty le nay ngay cang gia tang.
Qua 10 tuần thôi miên, cô Angie Brown (Pháp) đã giảm được 25 kg cân nặng, sau khi đã thất bại với các biện pháp điều trị béo phì khác.
Các bản thảo viết tay từ thời cổ đại cho thấy các nền văn minh Ai Cập, Ba Tư, La Mã, Ấn Độ... đều ghi nhận về thôi miên với đầy vẻ huyền bí. Ở Trung Quốc, từ xa xưa, các nghi thức tôn giáo đã áp dụng thôi miên để chứng minh sức mạnh siêu nhiên. Các thầy cúng trong đền thờ thần y học Asclepius thời cổ Hy Lạp cũng coi nó là phương thức độc đáo để tăng cường sức khỏe và giúp sảng khoái tinh thần, chữa trị bệnh.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống .
Đến đầu thế kỷ thứ 16, thôi miên được một số thầy thuốc đề cập trở lại. Bác sĩ Mesmer (Áo) từ việc chuyên dùng bức xạ từ trường của vũ trụ để chữa bệnh trở thành một nhà thực hành về thôi miên. Theo một số tài liệu, khi ông xuất hiện tại một quảng trường ở Paris (Pháp), giọng nói và những cái vẫy tay đã khiến cho nhiều người đứng chung quanh bị ám thị, đờ đẫn hoặc kích động, có người rơi vào giấc ngủ.
Bác sĩ James Braid (Scotland) nhận thấy thôi miên là một giấc ngủ dị thường do bị người khác tác động tới một số trung khu của não, do đó ông đưa ra thuật ngữ hypnosis, tiếng Hy Lạp là giấc ngủ.
Đến cuối thế kỷ 19, Sigmund Freud, một bác sĩ tâm thần người Áo, qua một số thử nghiệm, đã phủ nhận vai trò của thôi miên, cho rằng nó gây hại nhiều hơn lợi. Do uy tín của Freud rất cao nên liệu pháp này lại bị rẻ rúng, chìm vào quên lãng, mãi đến giữa thế kỷ 20 mới được quan tâm trở lại.
Hiện ở Pháp, thôi miên tuy không được chấp nhận là phương pháp điều trị chính thống nhưng có trên 10% số bác sĩ tự nhận có sử dụng nó để chữa trị. Ở Mỹ, tỷ lệ này còn cao hơn. Ở Anh, một số bệnh viện đã dùng thôi miên thay cho thuốc tê, thuốc mê trong phẫu thuật như mổ thoát vị, mổ lấy thai, nhổ răng, thậm chí cưa chân tay.
Tác dụng của thôi miên đến nay, vẫn còn gây nhiều tranh cãi, nhưng trong nhiều trường hợp, liệu pháp này đã đem lại hiệu quả"thần kỳ"như:
Tái tạo trí nhớ:
Thôi miên giúp nhớ lại những sự kiện quá khứ đã chìm vào quên lãng. Khả năng này đã được áp dụng để phá án, điển hình là vụ Jimmy Hayes, xảy ra vào năm 1989 tại Mỹ. Tên tội phạm đột nhập vào nhà của một cặp vợ chồng, hãm hiếp, cướp của, giết người diệt khẩu. Người vợ được cứu sống nhưng không nhớ điều gì. Cảnh sát phải nhờ cậy đến các nhà thôi miên. Nhờ đó, chị ta đã mô tả được hình dạng cụ thể của hung thủ.
Liệu pháp trên cũng được áp dụng cho người bị mất trí nhớ do chấn thương sọ não, không biết mình là ai, tên gì. Qua thôi miên, trí nhớ của họ được hồi phục, tìm lại được tông tích người thân. Trung tâm thôi miên liệu pháp thuộc Đại học Texas (Mỹ) điều trị tốt cho hàng trăm người bệnh.
Tuy nhiên, trên 10% người bị thôi miên có những ký ức giả, nhớ và kể lại những chuyện không phải của mình (có thể do nghe hoặc đọc đâu đó trong sách vở). Một thử nghiệm của Hiệp hội tâm lý học Mỹ cho thấy, hơn 70% số người bị thôi miên đã kể lại một chuyện trùng nhau 100%, chẳng hạn thuở nhỏ bị lạc trong siêu thị, bố mẹ bỏ đi đâu không biết, lạc lõng, bơ vơ một mình, gào khóc giữa đám đông người xa lạ.
Làm giảm cân :
Cô Angie Brown (Pháp) cao 1,6 m nhưng nặng 89 kg do ăn luôn miệng. Cô tìm nhiều cách giảm béo không khỏi, lại đã có triệu chứng của bệnh tim mạch. Được thôi miên, cô chợt thấy lại thời còn thon thả xinh tươi. Rồi quá trình tăng cân hiện lên rõ nét khiến cô vô cùng kinh hãi; và cuối cùng bóng dáng thanh mảnh hiện ra quyến rũ khiến cô quyết tâm thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Sau 10 tuần chữa trị, Angie giảm được 25 kg.
Cai thuốc lá :
Anh Nicolas (Pháp) nghiện thuốc lá từ năm 15 tuổi. Mỗi ngày hút 2-3 bao thuốc nên mới 35 tuổi, anh đã bị viêm phế quản mạn. Qua thôi miên, Nicolas chợt thấy mình đang đứng trên một sườn đồi cây cối xanh tươi, phong cảnh hữu tình, không khí trong lành. Từ trong tiềm thức văng vẳng lời khuyên: “Đừng hút thuốc, làm bẩn bầu không khí thoáng đãng”. Điều này đã giúp anh bỏ hút. Ở Pháp, tỷ lệ chữa cai nghiện thuốc lá bằng thôi miên đạt kết quả 68%, cao hơn hẳn các phương pháp khác.
"Đánh thức"trí tuệ :
Một thanh niên 25 tuổi bị chứng down nên nói năng khó khăn, trí tuệ chậm phát triển, hiểu biết chỉ bằng trẻ em 8 tuổi. Qua thôi miên, anh ta biến đổi hẳn. Anh ta khẳng định ngày đầu tiên của tháng 3 năm 2024 sẽ là thứ 3 (kiểm tra rất đúng), nói vanh vách những năm có ngày 30/12 rơi vào thứ 7, tính nhẩm nhanh và cho kết quả chính xác những phép nhân vài chục con số. Nhưng khi ngừng thôi miên, anh ta lại trở về trạng thái cũ.
Thôi miên còn giúp nhiều người vượt qua nỗi sợ côn trùng, suy giảm khả năng tình dục, loạn thần kinh; đặc biệt là chế ngự các cơn đau như: đau đầu, đau răng, đau do bỏng, ung thư. Liệu pháp thôi miên chiếm 30% các ca trị liệu giảm đau ở Pháp.
Theo lời kể của Vladimir Europheev, phiên dịch tiếng Pháp của J. Stalin (lãnh tụ Liên Xô), mỗi khi Stalin nhìn vào ai, mắt ông tác động mạnh, tạo cảm giác sợ hãi cho người đối thoại. Stalin cũng quan tâm đến thôi miên. Ông từng thách đố nhà thôi miên nổi tiếng người Ba Lan Wolf Messing lọt vào Dinh Chủ tịch nước mà không cần giấy phép. Messing đã hoàn thành nhiệm vụ trên một cách xuất sắc bằng cách thôi miên đội ngũ cảnh vệ và cảnh sát mật, khiến họ lầm tưởng ông là Lavrenti Beria, trưởng cảnh sát mật vụ lúc đó, tuy hai người hình dáng khác xa nhau. Stalin đã rất ngạc nhiên khi đang ngồi làm việc, chợt ngẩng đầu lên thấy Messing đang lễ độ đứng phía trước.
Khả năng đặc biệt này của thôi miên khiến nhiều người lo ngại rằng nó có thể bị kẻ xấu lợi dụng, như biến một người hiền lành thành sát thủ. Nhưng theo Didier Michause, Giám đốc Viện Thôi miên Pháp, khi bị thôi miên, con người không hoàn toàn bị khống chế về mặt lý trí mà vẫn giữ được khả năng kiểm soát ý thức phê phán. Dù bị động, họ không bao giờ nghe theo lệnh trái với lý trí, đụng chạm đến nhân cách của mình
Không chỉ giúp điều tra vụ án, chữa bệnh...thậm chí thôi miên có thể giải tỏa được nhu cầu sinh lý của con người.
Thuật thôi miên có lịch sử rất lâu đời, gần như cùng với lịch sử của thuật phù thuỷ, y học, thậm chí là ‘ma pháp’. Thôi miên không những có thể gây kích thích lên tiềm thức của con người mà còn có thể chữa được bệnh. Thời xa xưa trước đây, thôi miên, phù thuỷ và y học luôn được kết hợp với nhau một cách tự nhiên. Người ta nghiên cứu về thôi miên từ rất lâu nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được những giải thích đầy đủ về những sự thần kỳ của nó.
Thời xa xưa trước đây, thôi miên, phù thuỷ và y học luôn được kết hợp với
nhau một cách tự nhiên
Trong những năm 70 của thế kỷ 20, nhờ có thôi miên mà người ta đã phá được một vụ án hình sự. Tại New York đã xảy ra một vụ giết người bằng súng, rất khó truy tìm được hung thủ. Chỉ có duy nhất một người làm chứng tại hiện trường vụ án, những người làm chứng này lại quên hết một số những tình tiết quan trọng. Tổ điều tra đã nghĩ tới phép thôi miên. Vì vậy, họ đã mời các nhà chuyên môn đến để thôi miên những nhân chứng này. Sau khi bị thôi miên, người này đã nhớ lại toàn bộ số xe, hình dáng bên ngoài của hung thủ, diễn biến của vụ bắn súng và những đoạn đối thoại mà anh ta đã tình cờ nghe được. Thú vị hơn là, vốn là người nói lắp thế nhưng nhân chứng đã nói rất lưu loát trong trạng thái bị thôi miên. Và cuối cùng, nhờ những lời khai này cảnh sát Mỹ đã nhanh chóng phá vụ án này một cách thành công.
Ngay từ thế kỷ 18, người ta đã bắt đầu áp dụng thôi miên vào việc chữa bệnh. Năm 1778, tại Paris, một bác sĩ nội khoa người áo F.Anton Mesmer đã từng dùng ‘tủ ma’ giúp một số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hồi phục trở lại, gây tiếng vang lớn.
Sigmund Freud sử dụng thôi miên để giải thoát ức chế tình dục của bệnh nhân
Từ trước đó rất lâu, Mesmer đã ứng dụng thôi miên vào chữa việc chữa trị. ‘Thuyết từ khí động vật’ từng được rất thịnh hành trước đó. Theo ông, thật sự có một dòng khí lưu tồn tại trong cơ thể con người và trong giới tự nhiên, và lực vạn vật hấp dẫn của trái đất đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người thông qua dòng khí này.
Dựa vào lý thuyết trên, người ta đã khám phá ra bí ẩn của giấc ngủ thôi miên (người bị thôi miên rơi vào trạng thái nửa thức, nửa ngủ, không co giật, trở nên dễ bảo và phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của người thôi miên nhưng khi tỉnh dậy thì không nhớ gì hết). Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên xây dựng tình cảm thân mật giữa bệnh nhân và thày thuốc, cần coi bệnh nhân như một phần của mình thì việc chữa trị sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do chưa rõ cần thân mật đến đâu nên nhiều trường hợp đã phát sinh quan hệ tình ái làm dư luận lên án.
Lớp học thực nghiệm của bác sỹ Shalke, là bậc tiền bối trong lĩnh vực
bệnh tâm thần học, ông rất coi trọng trạng thái thôi miên trong
trị liệu tâm lý bệnh nhân
Vào cuối thế kỷ 19, Freud đã nghiên cứu kỹ về bệnh hysteria (những chứng bệnh vào thời kỳ đó được cho là ma làm) và sử dụng thôi miên để giải thoát ức chế tình dục của bệnh nhân. Phương pháp ám thị thôi miên của ông có mục đích thải loại nhằm giải phóng những tác nhân gây bệnh, giúp bệnh nhân gợi và có thể sống lại những hoàn cảnh bị tổn thương, sau đó xóa đi tác động này.
Công cụ thường dùng trong thuật thôi miên là chiếc giường hoặc
một chiếc ghế êm ái
Trong những nghiên cứu sau đó, Freud nhận thấy thôi miên không thể áp dụng chung; thành công chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Mặt khác, mối quan hệ hình thành trong quá trình thôi miên dễ dẫn đến quan hệ tình dục, một điều cấm kỵ trong quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân. Một lần sau khi Freud chữa cho một bệnh nhân nữ, khi tỉnh giấc ngủ thôi miên, cô ta đã ôm chầm lấy ông làm ông vô cùng bối rối và khó khăn lắm mới cưỡng lại được. Vì thế mà Freud quyết định từ bỏ thôi miên và khai phá một chân trời mới như sự hiện diện đằng sau sự huyền bí của thôi miên.Đó là phân tâm học với những bí mật về vùng tối của cảm xúc.
Thông qua thôi miên, chúng ta có thể tiếp xúc được với thế giới của ý thức và thần kinh, nó thể hiện ra những tiềm năng to lớn, những năng lượng khổng lồ khiến con người say mê
CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA 245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT: 0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email: phapluantotha@gmail.com