Đôi nét về nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên
Sinh năm 1963 ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương trong một gia đình nông dân. Do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ được đi học hết cấp II, về học lực và nhận thức, hiểu biết cũng bình thường hay gọi là chậm phát triển cũng được, về sự phát triển của cơ thể cũng vậy. Từ năm 1977, Nguyễn Văn Liên bị đau ruột thừa suýt chết, sau lại bị nấm lao cóc và năm 1983 bị ngã gãy tay gần chết. Sau khi hết bệnh, Nguyễn Văn Liên thấy sự hiểu biết của mình có chiều hướng phát triển, thông minh hơn trước. Ngoài nhận thức bình thường về cuộc sống của con người, Liên còn nhận được những thông tin khác thường từ thế giới của những người đã mất. "Mỗi khi nghe được điều gì, nhìn thấy điều gì về ai thì tôi tìm cách mách bảo cho người ta. Thấy đúng, người này bảo người kia đến hỏi tôi về gia sự, mồ mả. Tôi biết được thông tin đến đâu thì mách bảo mọi người đến đó", nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên nói.
Năm 1997, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Khánh, một hội đồng khoa học đã được lập ra để nghiên cứu và trắc nghiệm về khả năng tìm mộ liệt sĩ từ xa của ông Nguyễn Văn Liên trong 5 tháng. Mục tiêu của trắc nghiệm là xem ông Liên có khả năng đặc biệt thật hay chỉ là trò mê tín, dị đoan, đồn đại... Kết quả trắc nghiệm cho thấy khả năng tìm mộ liệt sĩ của ông Liên là có thật. Tỷ lệ tìm thấy mộ tương đối cao (khoảng 70%). Số vụ tìm thấy được trong thời gian thử nghiệm là 154/219 vụ. Trong mỗi vụ, ông Liên đưa ra trung bình khoảng 40-50 thông tin mà trong quá trình tìm mộ phải xác định đúng sai của các thông tin này. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ số thông tin đúng trong từng vụ khoảng 70-80%.
|
Năm 1994, anh Bông, em trai liệt sĩ Bường ngủ mơ ngồi trên xe ôtô, đi về phía tây khoảng một giờ đồng hồ. Đường đá ong không được tốt lắm. Bên phải đường có một nghĩa trang nhỏ trên một quả đồi, xung quanh trồng bạch đàn, đang được san ủi rộng ra. Mộ anh Bường chuyển về từ quả đồi nhỏ, cách khoảng 500m vào nghĩa trang vừa được mở rộng ra, gần phía đường đi.
Anh Trần Xuân Bường sinh năm 1951 ở xã Tây Tiến, Tiền Hải, Thái Bình, là kế trưởng của một chi họ Trần. Anh Bường đi bộ đội tháng 9/1968, sau đó vào Nam chiến đấu. Một vài bức thư của anh được gửi về gia đình trong những tháng đầu tiên nhập ngũ, lá thư cuối cùng, anh cho biết: "Con đóng quân ở tỉnh Quảng Đà", rồi bặt tin...
Một đêm năm 1972, bố anh tự dưng mơ thấy anh về, quần áo tả tơi, dính đầy máu, bước vào trong nhà và nói: "Con đói lắm!". 4 năm sau, gia đình nhận được giấy báo tử: "Liệt sĩ Trần Xuân Bường đã hy sinh ngày 6/7/1972 (tức ngày 26/5 âm lịch) tại tỉnh Long Khánh, mộ liệt sĩ mai táng ở gần mặt trận".
Nỗi đau mất con khiến mẹ anh Bường gày rộc hẳn đi, sau đó phát bệnh tưởng không qua khỏi. Từ đó, bà luôn canh cánh một điều: tìm cách đưa hài cốt của con trai về quê hương an táng. Nghe phong thanh có người nào biết tin về con trai mình, bà đều bảo chồng con đưa đến tận nơi hỏi han. Một người bạn cùng chiến đấu với anh Bường và là người cùng xã cho biết: "Anh Bường thuộc Sư đoàn 2, Trung đoàn 338, tiểu đoàn K8, đại đội 4. Đóng quân và chiến đấu tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Đà. Anh Bường là xạ thủ B40, bị mất tích trong một trận đánh vào ban đêm, không xác định được ở xã nào. Do chiến tranh ác liệt, ba ngày sau đơn vị và tôi đi tìm song không thấy. Thời gian đó tôi không nhớ ở tháng nào, nhưng đó là ngày đầu tháng âm lịch vì chúng tôi đi tìm anh Bường đều phải đi vào ban đêm, mấy đêm đó trăng còn rất mảnh".
Năm 1994, anh Bông, em trai liệt sĩ Bường ngủ mơ ngồi trên xe ôtô, đi về phía tây khoảng một giờ đồng hồ. Đường đá ong không được tốt lắm. Bên phải đường có một nghĩa trang nhỏ trên một quả đồi, xung quanh trồng bạch đàn, đang được san ủi rộng ra. Mộ anh Bường chuyển về từ quả đồi nhỏ, cách khoảng 500m vào nghĩa trang vừa được mở rộng ra, gần phía đường đi.
Tháng 5/1995, nhân chuyến công tác chuyến công tác thành phố HCM - Hà Nội, anh Bông vào Sở lao động thương binh xã hội và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh từ Quảng Ngãi ra đến tỉnh Quảng Trị, tìm danh sách mộ chí song không thây tên anh trai mình nhưng tình cờ lại tìm thấy 9 ngôi mộ liệt sĩ là người cùng quê.
Em rể của anh Bông là Phạm Xuân Hải ở thành phố Đà Nẵng, trước cùng chiến đấu trong sư đoàn và trung đoàn với anh Bường. Hải xem hồ sơ lưu trữ ở Quân khu 5 và tìm được một thông tin: "Anh Bường hy sinh ngày 25/7/1972 (tức 15/6 âm lịch), tại thôn 5 xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.
Tất cả thông tin vẫn chỉ có thế. Cuộc tìm kiếm dường như rơi vào bế tắc...
Cuối năm 1995, bố của liệt sĩ Bường ốm nặng. Trước khi qua đời, ông chảy nước mắt dặn dò vợ: "Bà cố tìm và đưa thằng Bường về nhé!".
Tâm nguyện của người cha già lại thúc đẩy anh Bông tiếp tục cuộc tìm kiếm. Trong hai năm tiếp theo, rất nhiều đơn nhờ tìm mộ liệt sĩ của gia đình anh được gửi đi các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng... nhưng một lần nữa, hy vọng lại tiêu tan khi gia đình lần lượt nhận được những thư phúc đáp không có thông tin gì cụ thể hoặc chỉ là: "Liệt sĩ Trần Xuân Bường có thể nằm trong nghĩa trang, trong số mộ Vô Danh...".
Cùng thời gian này, một số tạp chí báo đài bắt đầu nói về hiện tượng ông Nguyễn Văn Liên có khả năng tìm mộ liệt sĩ mà không cần đến thông tin của người mất. Một tia hy vọng loé lên, bà mẹ già sốt sắng, nhất nhất bắt con trai đi Hải Dương nhờ "cậu" Liên.
|
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đang vẽ bản đồ thể hiện khả năng tìm mộ từ xa trước sự chứng kiến của Hội đồng khoa học. Ảnh do UIA cung cấp. |
Đến nhà cậu Liên, anh Bông đã thấy hàng dãy dài người xếp hàng ngồi chờ đến lượt được diện kiến và nhờ vả cậu. Chờ đợi đến ngày thứ 3 thì "cậu Liên phải đi Hà Nội thể làm chương trình trắc nghiệm tìm 100 ngôi mộ ngẫu nhiên do Liên Hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng tổ chức, được Phó Thủ tướng Nguyễn Khanh cho phép", anh Bông báo về nhà cho mẹ. Bà mẹ quyết tâm phải gặp bằng được nhà ngoại cảm, một mình lên Hà Nội. Ở đây, bà lại gặp rất đông người đến nhờ tìm mộ, trong khi cậu Liên đang làm chương trình trắc nghiệm. Biết không thể chờ được, bà đành ra về. Phải mất đến hai lần đi mà không gặp được như thế, gia đình anh Bông bắt đầu nản...
Cuối tháng 9/1997, sau những ngày dài chứng kiến bà mẹ già buồn phiền, âu sầu vì ước nguyện cuối cùng mãi không thực hiện được, anh Bông đành mua vé máy bay đưa mẹ vào nghĩa trang xã Phú Thọ huyện Quế Sơn, dù chỉ để thắp mấy nén hương và nhìn thấy mảnh đất nơi đứa con đứt ruột của bà ngã xuống năm nào. Bà ở trên mảnh đất ấy nửa tháng mới chịu về... Nhưng từ đó, hằng đêm, bà thao thức không tài nào ngủ được. Những giấc mơ chập chờn luôn ám ảnh trong đầu. Nhìn đâu bà cũng thấy bóng dáng đứa con như đang kêu gọi bà... Bà khóc và bảo các con: "Phải tìm bằng được cậu Liên để đưa anh chúng mày về...".
Cuối tháng 5 năm 1998, bà lặn lội sang nhà cậu Liên, cùng hàng chục người khác ngồi chờ đến lượt mình nói chuyện với cậu. 9 ngày sau, một ngày hè nóng nực, oi ả, bà được cậu Liên gọi tên. Cậu hỏi luôn: "Bà tìm mộ liệt sĩ phải không?". Bà trả lời lập bập: "Vâng!". "Liệt sĩ họ gì?", cậu hỏi tiếp. "Dạ họ Trần". "Anh này hy sinh ngày 5/5 âm lịch, bây giờ tôi vẽ, bà phải đi tìm mộ ngay mới được. Tôi biết, bây giờ bà chưa có tiền, phải thu hoạch mùa xong bà mới có tiền. Không thì bà phải bảo con trai bà sang đây!". Tất cả chỉ có thế, nài nỉ thế nào cậu Liên cũng không nói thêm gì nữa. Bà lão trở về, lòng nặng trĩu. Quả thật, trong lúc này bà không có tiền. Biết tin này, anh Bông gọi điện về động viên mẹ và chuẩn bị cả tinh thần và vật chất để đi tìm hài cốt của anh trai. Một số người trong nhà thì tỏ ra không tin lắm, phân vân: "Ông ấy giỏi thế kia à?"...
Lúa mùa thu hoạch xong, bà mẹ gom góp và cùng các con sang nhà câu Liên lần nữa. Chờ đến ngày thứ 2, một anh con trai nản quá đòi về. Bà vẫn kiên nhẫn chờ. Sang ngày thứ 3, cậu Liên gọi đến tên mẹ anh Bông. Cậu Liên bảo: "Người ra chờ ở đây có người hơn 3 tháng mà chưa gặp được tôi, con bà ở đến ngày thứ 2 đã bỏ về, một thằng còn nói xấu tôi đấy!", khiến ai nấy đều bất ngờ...
Cậu bắt đầu vẽ sơ đồ, viết ở góc dòng chữ: "Tìm con trai cả, kế trưởng, liệt sĩ chống Mỹ cứu nước thuộc Liên khu V. Tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, huyện Quế Sơn, xã Quế Thọ...". Sơ đồ cậu vẽ nghĩa trang nằm ở xã Quế Sơn. Lúc chỉ dẫn (được người nhà ghi âm lại) cậu có nói: "Hỏi đến xã Quế Sơn, huyện Quế Phong, nó ở trên Quế Thọ... Tôi xếp nhầm tên xã... từ đường 1 rẽ vào hơn 30 km. Mộ được chuyển vào nghĩa trang có gần 300 ngôi. Mộ ở hàng thứ 3, ngôi thứ 2, bên phải đường vào Kỳ đài... Phải trình giấy tờ xã, chịu khó một chút thôi, tìm thấy hẳn hoi, đưa về nhà. Xương cốt thì: đầu còn 1/4, hai xương đùi còn nguyên, xương tay chỉ có một thôi, xương không còn được đầy đủ".
Do sơ đồ và chỉ dẫn có nhiều địa danh không thống nhất nên anh Bông rất băn khoăn. Anh điện vào bưu điện Quảng Nam thì được trả lời: "Huyện Quế Sơn có xã Phú Thọ, xã Quế Phong, không có xã Quế Sơn, huyện Quế Phong". Anh Bông nghĩ cậu đã ghi nhầm tên xã thành tên huyện, xã Phú Thọ ghi nhầm thành Quế Thọ. Một số trường hợp nhờ cậu Liên tìm mộ cũng xảy ra chút ít sai sót, chưa ai được suôn sẻ cả.
Về kinh nghiệm đi tìm mộ, anh Bông cũng được ông Vũ Giảng hướng dẫn 2 cách: tìm bằng nhẫn vàng và thử trực tiếp máu vào xương. Một người bạn còn mách nước: "Trong số các ngôi mộ mà anh thắp hương, nếu ngôi nào hương tắt giữa chừng thì đó là ngôi mộ của người nhà mình".
Cả nhà anh Bông háo hức chuẩn bị cho một chuyến đi lịch sử. Theo đường 1, cả nhà vào đến Quảng Nam. Đến xã Quế Sơn, điểm chọn đầu tiên là xã Phú Thọ vì theo hồ sơ Quân khu V ghi anh Bường mất tại đây, hơn nữa mọi người trong nhà anh Bông nghĩ có thể cậu Liên ghi nhầm là xã Quế Thọ.
Nhưng sau khi xem xét, thấy nghĩa trang ở đây ghi khác hẳn, những dãy mộ phía đầu đều là người của địa phương, có danh và được xây rất cẩn thận, đẹp đẽ, mộ ở đây có hơn 500 ngôi. Anh Bông điện về để cậu chỉ dẫn cho nhưng không tài nào điện được. Đoàn tiếp tục đi bào huyện Quế Sơn, gặp nghĩa trang nào cũng dùng lại tìm song đều giống như ở nghĩa trang xã Phú Thọ cả. Đến thị trấn Quế Sơn, anh Bông lại gọi điện cho cậu Liên nhưng máy toàn báo bận. Trời đã về chiều, mọi người đành vào phòng Thương binh xã hội Quế Sơn để xem bản đồ và liên hệ chỗ nghỉ.
Quế Phong là điểm hy vọng cuối cùng của đoàn song cũng chẳng khác gì những nghĩa trang mà đoàn đã tìm đến trước đây. Thất vọng, buồn bã, mọi người nhìn nhau không ai nói gì... Bỗng nhiên một người trong đoàn băn khoăn: "Sao không xuống xã Quế Thọ? Xã đó mới được tách ra từ Quế Sơn chuyển sang huyện Hiệp Đức được mấy năm nay". Cả nhà mừng lắm, dù lúc này đã gần tối nhưng vẫn quyết tâm đi tiếp. Đến nghĩa trang xã Quế Thọ, anh Bông chợt có một linh cảm đặc biệt, nghĩa trang này giống hệt như trong giấc mơ của anh dạo trước và cũng giống y như nghĩa trang cậu Liên vẽ. Một người đi đếm, cả nghĩa trang có 290 ngôi mộ, ngôi mà cậu Liên vẽ ghi là Liệt sĩ vô danh. Một vài người xúc động òa khóc, thắp hương rồi tạm ra về...
Tối đó, anh Bông lại tìm mọi cách liên lạc với cậu Liên để cậu chỉnh mộ nhưng không hiểu vì sao vẫn không thể nào gọi được. Ngồi chờ ở bưu điện 4 tiếng đồng hồ để gọi, anh chẳng biết làm gì lại lôi bản đồ mà cậu vẽ và băng ghi âm ra nghe lại. Trên bản đồ ghi 3 địa danh thì rất chính xác, 2 địa danh khác bị chữa lại, viết đè lẫn lên nhau. Riêng Quế Thọ thì còn nguyên, lại cách đường 1 khoảng 30 km, đúng như chỉ dẫn, ở góc sơ đồ, cậu cũng ghi là xã Quế Thọ, trong băng ghi âm cậu cũng nói: "Nó ở trên Quế Thọ, mãi trên đằng này". Theo sơ đồ thì từ đường đi, ngã 3, cống, trường học đều chính xác vô cùng. Ở sơ đồ Quế Thọ có một ô vuông, ô vuông này đúng là nghĩa trang xã, có lẽ đây chính là nghĩa trang cậu đã định vẽ nhưng lại bỏ qua. Về nhà khách huyện Quế Sơn, anh Bông đem suy luận của mình ra trao đổi với mọi người và mọi người rất đồng tình.
Sáng hôm sau, anh Bông lại điện về để hỏi cậu xem có đúng là ngôi mộ đã thắp hương hôm qua không, song mọi cố gắng liên lạc đều vô ích. Đoàn lại lên nghĩa trang, đến ngôi mộ số 2, hàng thứ 3 thì thấy có một nén hương thắp từ chiều hôm qua bị tắt ở giữa, còn lại thì đều cháy hết cả. Anh Bông bèn tiến hành tìm mộ bằng phương pháp cổ điển lưu truyền, buộc chiếc nhẫn vàng bằng một sợi tóc dài khoảng 20cm vào mọt chiếc đũa mang ở nhà đi. Anh Bông nắm chặt vào trong bàn tay một lúc, nhấc chiếc nhẫn lên khỏi bàn tay đặt lên ngôi mộ, Thật là kỳ diệu, chiếc nhân quay vòng khoảng 2 phú thì dừng lại và cứ hướng đúng vào anh Bông. Điều đó có nghĩa đây là ngôi mộ của người thân mình, anh Bông mừng lắm, báo cho mọi người tới cùng chứng kiến.
Ngay sau đó, khi xin phép UBND xã cho phép đào ngôi mộ đó, cả gia đình bàng hoàng khi được biết đó chính là ngôi mộ được chuyển từ thôn 5, xã Phú Thọ vào nghĩa trang xã Quế Thọ, đúng như những gì cậu Liên chỉ dẫn.
Trong lúc đó, bà mẹ già bao nhiêu năm đi tìm con cứ ngồi ôm ngôi mộ thắp hương và khấn: "Mẹ đã bao nhiêu năm mong mỏi, đi tìm con. Nay mẹ đã vào đây, nếu con nằm ở đúng ngôi mộ này thì con hiên lên con vật gì để báo cho mẹ biết". Khi thắp hương cho các ngôi mộ xung quanh xong, bà quay lại thì thấy có một con gián đang bò loanh quanh bát hương trên ngôi mộ mà cậu Liên vẽ.
Anh Bông lòng bồi hồi xúc động lên kỳ đài thắp hương cho các liệt sĩ an nghỉ tại đây. Trời lặng gió vậy mà 7 nén hương đang âm ỉ cháy bỗng bùng lên như vui mừng, mách bảo anh đã tìm đúng ngôi mộ của anh trai mình. 11h trưa, cả nhà bắt đầu đào mộ. Xúc được vài xẻng là thấy xương ngay. Xương được vùi ngay dưới đất một cách sơ sài, ráp xương lại thì thấy cậu Liên nói cực kỳ chính xác: chỉ còn 2 xương chân và xương tay, xương sọ thì còn một mảnh khoảng 1/5. Anh Bông chích máu ở tay mình nhỏ vào xương thì thấy đông ngay trước sự chứng kiến của gia đình và chính quyền xã.
Trước đó, anh Bông tìm mọi cách để điện về gặp cậu Liên nhưng không thể nào gặp được nên lúc này, anh quyết định thu hài cốt và chuyển về quê. Chiếc xe chở đoàn người mọi ngày không được tốt lắm, hay bị pan, hỏng, vậy mà suốt quá trình đi tìm mộ xe chạy bon bon như có một sự trợ giúp vô hình.
6h sáng hôm sau, xe đến Nam Định. Anh Bông gọi điện lại cho cậu Liên lần nữa. Gặp ngay. Anh nói: "Xin cậu cho biết trường hợp ở Tiền Hải, Thái Bình đi tìm mộ ở Quảng Nam đã đào đúng mộ chưa ạ?". Cậu Liên nói ngay: "Chuyển rồi, đã chuyển mộ rồi còn gì nữa. Qua phà nữa là đến nhà mình rồi còn gì". Nước mắt của người thân liệt sĩ rơi ướt đẫm trên con đường về quê hương...
Thời gian sau này, gia đình có tìm hiểu thông tin từ nhân dân xã Quế Thọ và được biết trường hợp mất tích của anh Bường như sau: Đêm 15/6/1972, tức (5/5 âm lịch), anh Bường cùng đơn vị đóng quan ở QUế Thọ (là vùng đã được giải phóng), xuống Quế Sơn đánh địch. Do bị bom hoặc pháo, anh bị phạt từ hông trở lên vì vậy không ai nhận được ra anh. Anh được đưa về an táng tại thôn 5. Năm 1994, hài cốt anh được quy tập về nghĩa trang xã Quế Thọ với mộ chí ghi là Liệt sĩ vô danh.
Hành trình tìm mộ chí của liệt sĩ Trần Xuân Bường suốt 26 năm qua đã không biết bao lần đi vào ngõ cụt nhưng nhờ khả năng ngoại cảm của ông Nguyễn Văn Liên, anh Bường đã tìm được về với quê hương và gia đình. |