Thắng cược bóng đá sướng như đạt cực khoái
|
Cổ động viên Pháp ăn mừng chiến thắng trước Tây Ban Nha đêm hôm qua. Ảnh: AP |
Cổ động viên bóng đá Henrik Gerdin là người đàn ông thoả mãn nhất. Đội của anh đã ghi bàn vào phút cuối của trận đấu, giúp anh ta thắng cược và đẩy nhịp tim của anh vượt mức đạt cực khoái.
Anh chàng Thuỵ Điển 25 tuổi này là một phần trong cuộc thử nghiệm World Cup của Đại học Loughborough, Anh, nhằm kiểm tra hiệu ứng về việc cá cược bóng đá đối với nhịp tim của người hâm mộ.
"Nhịp tim mà chúng tôi thu được trong giai đoạn đầu của nghiên cứu hoàn toàn khớp với nhịp tim của những người đạt cực khoái, và một số trường hợp còn cao hơn thế", giáo sư Ron Maughan nói.
Nghiên cứu sẽ kéo dài chừng nào đội Anh còn ở trong vòng World Cup. Tiến tới họ sẽ đo mức độ stress, hay phấn khích của các cổ động viên Anh.
Gerdin đã đặt cược 100 bảng Anh cho tỷ số hoà 2-2 giữa Thuỵ Điển và Anh trong vòng đấu bảng B. Cầu thủ Henrik Larsson của Thuỵ Điển đã ghi bàn thắng vào phút thứ 90 hôm 20/6, ấn định tỷ số trận đấu là 2-2, làm bùng lên niềm vui sướng tột đỉnh của các cổ động viên Thuỵ Điển trên sân Cologne - và tất nhiên cả Gerdin ở trong phòng thí nghiệm.
"Anh ta thực sự đã phát điên lên", Simon Greening, một fan bóng đá Anh cũng tham gia cuộc thí nghiệm nói. "Nếu là tôi, tôi cũng như vậy".
Tất cả người tham gia đều được được website betfair.com tài trợ 100 bảng Anh và một nửa trong số đó đặt cược.
"Đó thực sự là một cảm giác căng thẳng tột cùng", Gerdin phát biểu. "Tôi đã bị ám ảnh bởi nó cả ngày và cuối cùng đã chiến thắng". Gerdin đã kiếm được 2.000 bảng Anh.
Đến nay, kết quả nghiên cứu cho thấy cá cược World Cup đều mang lại cảm giác phấn khích hơn sex, ít nhất là dựa trên nhịp tim.
"Chúng ta đều biết rằng các fan bóng đá luôn cuồng nhiệt về đội của mình, nhưng kết quả này đã chứng tỏ đôi khi bóng đá còn hay hơn cả sex", Maughan nói.
Những người tham gia có nhịp tim trung bình là 120 nhịp/phút. Theo Hiệp hội nhịp tim Mỹ, khi đạt cực khoái, nhịp tim của mỗi người sẽ dao động trong khoảng 90-145 nhịp/phút, với đỉnh điểm là 115 nhịp/phút. Nhịp tim bình thường lúc nghỉ ngơi là 70 nhịp/phút.
Gerdin có nhịp tim cao nhất trong nghiên cứu với mức trung bình là 133 nhịp/phút và lần lên tới đỉnh điểm là 168 nhịp/phút. (xem thêm 1, xem thêm 2 , xem thêm 3, xem thêm 4 ,xem thêm 5, xem thêm 6, xem thêm 7, xem thêm 8, xem thêm 9, xem thêm 10, xem thêm 11, xem thêm 12, xem thêm 13, xem thêm 14, xem thêm 15, xem thêm 16, xem thêm 17)
Khoe mông cho thiên hạ dòm chơi!
|
Một lễ hội hết sức kỳ quặc vừa diễn ra tại TP Laguna Niguel ở tiểu bang California (Mỹ) thu hút hàng nghìn dân địa phương và du khách tham gia. Đến với lễ hội này, người ta chỉ cần xếp thành hàng ngang đứng bên bờ rào và đợi những chuyến tàu đi qua thì nhanh tay tụt quần ra để... khoe mông (ảnh).
Hoạt động quái gở này có tên gọi là “Mooning Amtrak” bắt đầu từ năm 1979 và được duy trì cho đến tận ngày nay. Những tưởng ít ai đủ can đảm để tụt quần cho thiên hạ coi nhưng xem ra ngày càng có nhiều người tỏ ra khoái chí khi được khoe cái “bàn tọa” của mình. Theo BBC, tuy chính quyền thành phố đã lên tiếng kêu gọi mọi người nên chấm dứt hành động kỳ cục này bởi nó đã gây ra không ít phiền toái, nhưng rốt cuộc vẫn chẳng ăn thua vì số người thích khoe mông mỗi năm một đông hơn.(xem thêm 1, xem thêm 2, xem thêm 3, xem thêm 4, xem thêm 5 , xem thêm 6, xem thêm 7)
Chữa bệnh tập thể :
Chính sự tựu trung tinh thần đồng hướng cùng về môt đối tượng (người chữa bệnh) gọi là đức tin, do đó sẽ tạo nên Hiệu ứng kích hoạt tâm năng tập thể có khả năng tác động tích cực đến Hệ sinh học và do đó sẽ có tác dụng giúp cho bệnh tật được giải trừ một cách tự nhiên mà ta cho là linh hiển...(xem 1, xem 2, xem 3, xem 4, xem 5, xem 6, xem 7, xem 8, xem 9, xem 10, xem 11, xem 12, xem 13, xem 14, xem 15, xem 16, xem 17)
Chen nhau đi xin... "nước thần"
Suốt tuần qua, mỗi ngày có cả ngàn lượt người dân TP Đà Nẵng và các tỉnh lân cận lũ lượt kéo về miếu ông Hổ, thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng để xin “nước thần chữa bá bệnh”.
“Nước thần chữa bá bệnh”?
Con đường làng độc đạo đất đá gồ ghề dẫn vào miếu ông Hổ từ nhiều ngày qua đông nghịt người. Tin đồn bắt đầu rộ lên khi có một ngư dân ở đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế theo lời “phán”: “Nếu tìm miếu ông Hổ ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng xin nước ở giếng thần dưới gốc cây sanh, uống vào bệnh tình sẽ dứt”. Sau đó, hàng trăm người dân ở Cầu Hai ồ ạt kéo vào TP Đà Nẵng để xin “nước thần”.
Ông Nguyễn Thanh (77 tuổi) mang theo bộ áo dài khăn đóng từ 5 giờ sáng 11.4 đã gọi con trai vượt đoạn đường 50 cây số từ Cầu Hai, Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế tìm về miếu ông Hổ khấn vái.
Có mặt tại miếu ông Hổ sáng 11.4, không chỉ người dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, mà người dân lân cận ở phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam và ngay cả người dân ở trung tâm thành phố Đà Nẵng cũng kéo lên.
Bà Trương Thị Lê (61 tuổi) có nhà ở ngay sát miếu ông Hổ đã bày bàn ghế bán nước cho khách thập phương từ một tuần qua, bà cho biết: “Tôi sống ở đây đã 11 năm, vào ngày rằm hằng tháng, người dân trong thôn thỉnh thoảng có đến thắp hương khói ở miếu ông Hổ, nhưng chưa bao giờ tôi thấy người nơi khác kéo đến đông như vậy”.
Người dân cho biết, sau khi bày lễ cúng trên miếu nhỏ nằm ở gò đất đối diện cây sanh, và thắp hương ở am thờ trước cây sanh thì mới được xin nước. Cây sanh già trên trăm năm tuổi nghi ngút khói hương, hàng trăm mái đầu lầm rầm khấn vái xong lại xúm quanh miệng giếng. Nhưng do miệng giếng nhỏ, lại nằm sát gốc cây và bờ sông nên cùng lúc chỉ có thể 2-3 người múc được. Bà Trương Thị Gái (57 tuổi), quê ở Cầu Hai, Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế bị gai cột sống, đau thần kinh tọa nói: “Chờ cho đến khi có bọt khí nổi lên từ mặt nước thì múc nước ngay chỗ đó về uống mới hiệu nghiệm”. Vừa nói, bà Gái vừa rót nước ra ly và uống ngay tại chỗ.
Chỉ là tin đồn nhảm
“Giếng thần” nguyên trước đây là một hục nước sát gốc cây sanh già nằm mấp mé với mực nước của sông Cu Đê. Ông Võ Văn Thành – Trưởng thôn Trường Định, xã Hòa Liên cho biết: “Gia đình bà Trương Thị Lê ở gần đó mấy năm trước xây thêm 3 bờ gạch tạo thành một miệng giếng nhỏ và lấy nước ngọt ở đó để phục vụ sinh hoạt gia đình”.
Người ta càng đồn thổi về tính chất thần bí của nước giếng này vì lẽ, trong khi nước sông Cu Đê ở khu vực đó là nước lợ, có vị mặn, thì nước trong hốc giếng lại là nước ngọt.
Tuy nhiên, khi được hỏi có ai biết trường hợp ông, bà nào sau khi uống “nước thần” thì chữa hết bệnh không, thì ai cũng ngơ ngác “chỉ nghe nói vậy thôi”. Ông Nguyễn Thừa, 79 tuổi, trú thôn Trường Định, xã Hòa Liên cho biết miếu ông Hổ đã có từ đời cha của ông: “Tôi sống chừng này tuổi đầu rồi, bây chừ mới nghe chuyện cái giếng nước ở gốc cây sanh chữa được bệnh, cái giếng nớ trước đây chỉ có người dân xung quanh đó múc nước ngọt uống thôi, còn người dân trong thôn thì múc nước giếng gần nhà, chứ ai xuống đó múc nước làm chi cho xa”.
Ông Nguyễn Thu - Chủ tịch UBND xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho biết: “Miếu ông Hổ đã có từ lâu do nhân dân lập nên để nhớ ơn ông Hổ khai hoang lập cõi, miếu đã bị hư hại hoàn toàn sau 2 cuộc chiến tranh, sau đó, người dân lập nên một am thờ nhỏ để tiếp tục thờ phụng, chứ hoàn toàn không có việc nước thần có thể chữa bệnh, tuy nhiên chúng tôi đã mời Phòng Y tế của huyện Hòa Vang xuống lấy mẫu nước và đưa đi xét nghiệm, để có cơ sở công bố cho người dân tin tưởng”.
Thạc sĩ - bác sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng cho biết: “Mỗi loại bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh khác nhau, không thể có chuyện có một loại thuốc mà có thể chữa được bách bệnh được, cho nên tin đồn nước lã chữa bách bệnh là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hơn nữa, nước lã chưa được đun sôi và chưa được xét nghiệm, nên không loại trừ khả năng có thể có vi khuẩn trong nước, có thể gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là nguy cơ tiêu chảy cấp trong mùa nắng nóng. Tốt nhất là không nên uống trực tiếp nước lã như thế”.
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/09/nguoi-viet-nghien-tin-don-va-phai-tra-gia/
Nguy cơ bất ổn
|
Chen nhau múc nước giếng dưới gốc cây sanh - ảnh: Nguyễn Tú
|
Nhiều ngày qua, tình hình người dân kéo về miếu ông Hổ càng đông. Miệng giếng nhỏ, lại nằm sát mép sông Cu Đê, người dân chen lấn nhau rất nguy hiểm. Công an xã Hòa Liên cho biết, lúc 15 giờ ngày 10.4, trong lúc khoảng hơn 500 người tụ tập quanh cây sanh để khấn vái và múc nước, thì có một nhóm khoảng 8 - 10 thanh niên kéo đến đòi rào đường và thu tiền những người dân vào múc “nước thần”. Nhưng do người dân quá đông và không chấp nhận “đề nghị” trên, Lê Quang (26 tuổi, trú tổ 8, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) xông vào múc nước, ngậm trong miệng và phun tung tóe lên nhóm người ở xung quanh miệng giếng. Bức xúc trước hành động trên, Lê Hữu Vương (25 tuổi) và Mai Phước Thọ (45 tuổi) (trú thôn Trường Định, xã Hòa Liên) bèn can ngăn thì bị Lê Quang và nhóm thanh niên nói trên dùng gậy gộc đánh tới tấp. Lúc này, lực lượng thanh niên địa phương gần đó trả đũa và đuổi nhóm Lê Quang bỏ chạy khiến Quang lao xe máy xuống sông, dập môi và rách đầu gối phải. Nhóm của Quang tiếp tục về mang hung khí mã tấu, dao, rựa định tiếp tục đánh nhau thì lực lượng công an xã và dân phòng có mặt ổn định tình hình.
Chưa hết, do con đường mòn khoảng 3 km dẫn vào miếu ông Hổ rất gập ghềnh, lực lượng xe ôm khu vực này đã nhanh chóng hét giá 40 ngàn đồng/đi và về đối với những người dân vào múc nước. Ở trên sông, những chuyến ghe nhỏ lần lượt chở 10-15 khách với giá 200 ngàn đồng/chuyến từ khu vực cầu Nam Ô ngược sông Cu Đê lên miếu ông Hổ. Tuy nhiên, người đi ghe lại không có bất cứ áo phao bảo hộ nào.
Hàng quán đã mọc lên tại khu vực này, những người dân ở đây đã nhanh chóng mang những can nước lớn rồi chia sang những bình nhỏ để bán cho người dân không thể chen chúc, giành giật vị trí tốt mà múc nước. Giá mỗi chai 250 ml là 5.000 đồng. Tuy nhiên, người dân lại không mặn mà với “dịch vụ mới” này bởi theo bà Trương Thị Gái (57 tuổi, quê Cầu Hai, Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) thì: “Phải tự tay thắp hương khấn vái xin “ông”, rồi xin nước mới hiệu nghiệm”. Sự việc xảy ra đã một tuần lễ, nhưng trong ngày 11.4, khi chúng tôi có mặt tại hiện trường, không có bóng dáng bất cứ công an viên hay dân phòng nào. Chỉ sau khi xảy ra vụ ẩu đả do “cát cứ” vị trí múc “nước thần”, lực lượng công an xã và dân phòng mới đi tuần tra khu vực này ban đêm một lần rồi thôi.
http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200915/20090411232154.aspx
Đà Nẵng: Dọa ma nhau, 60 nữ công nhân ngất xỉu
Chiều 19.8, tại Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam (đường số 1, KCN Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), 60 nữ công nhân ngất xỉu đồng loạt.
Ông Trần Đình Tuyên- Tổng vụ Nhà máy Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam, cho biết, vào khoảng 14 giờ chiều 19.8, một nhóm nữ công nhân tại bộ phận dây chuyền sản xuất linh kiện tai nghe, thuộc khu vực Nhà máy 2 của Công ty, bỗng nhiên la hét và đột ngột ngất xỉu (Xem tiếp)
Màn cầu hôn gây chấn động tới... CNN
Dù trước đó đã làm bùng nổ cộng đồng mạng với màn cầu hôn bằng điệu nhảy flashmob (tạm dịch: nhảy đồng diễn trên phố), hai nhân vật chính trong clip “Trang and Nam proposal flashmob at UCLA” chẳng bao giờ ngờ rằng hình ảnh của mình đã bay tới... CNN (một trong những kênh tin tức hàng đầu thế giới)!
Kênh truyền hình trên đã đề nghị phỏng vấn ngắn Trang và Nam (hai bạn trẻ người Mỹ gốc Việt) cho bản tin “American morning” (tạm dịch: Buổi sáng ở nước Mỹ) vào ngày 29-9 vừa qua.
Dẫu chỉ xuất hiện ít phút, nhưng cả hai bạn trẻ trên đã kịp chia sẻ cảm xúc ngập tràn hạnh phúc của mình ở thời điểm hiện tại với hàng triệu người xem khắp thế giới.
Nam quỳ gối, gửi lời cầu hôn tới Trang ở khuôn viên ĐH UCLA - Ảnh: Google
Trước đó, vào ngày 24-9, Nam đã có màn cầu hôn độc đáo với Trang bằng cách thực hiện điệu nhảy flashmob cùng hàng trăm người khác trong khuôn viên Trường ĐH California ở TP Los Angeles (UCLA, Hoa Kỳ). Khuôn viên UCLA cũng là nơi đầu tiên mà hai người đã gặp và quen biết nhau.
Chỉ mới xuất hiện trên mạng từ ngày 26-9, clip trên đã thu hút gần 650.000 lượt người coi và hơn 2.500 lời bình luận. Hầu hết mọi người đều mong đôi bạn Trang - Nam sẽ sớm có tin vui và một tương lai tốt đẹp bên nhau.
(Video Clip)
Nick Chickenjuice trên trang YouTube cho biết: “Tôi là một trong những người tham gia tiết mục nhảy trên. Tôi cảm thấy rất tự hào và thấy nó đẹp hệt như một chuyện cổ tích”.
(Video Clip)
Biểu tình 'Chiếm phố Wall' lan ra toàn cầu
Các cuộc biểu tình chống lại hệ thống tài chính toàn cầu đang lan từ Mỹ sang nhiều nước khác, đốt nóng các mạng xã hội toàn cầu.
>
> Biểu tình 'chiếm phố Wall' lan khắp Mỹ
|
Người biểu tình vây quanh trụ sở của Ngân hàng Chase Manhattan ở New York hôm 12/10. Ảnh:AFP |
Một số các tổ chức vận động, bao gồm cả nhóm hành động trực tiếp UK Uncut, cho hay họ sẽ ủng hộ một cuộc biểu tình "chiếm đóng" trung tâm tài chính tại London, như một phần của "phong trào toàn cầu vì sự dân chủ đích thực" nhằm chỉ ra những bất công kinh tế và xã hội, AP đưa tin.
Nhóm "Chiếm Thị trường Chứng khoán London" (OccupyLSX) cho hay một trang Facebook về kế hoạch biểu tình đã thu hút được hơn 13.000 người tham gia, với hơn 5.000 thành viên xác nhận danh tính.
"Tại sao chúng ta phải trả giá cho một cuộc khủng hoảng mà các ngân hàng đã gây ra?", Laura Taylor, một người ủng hộ của phong trào OccupyLSX, đặt câu hỏi. "Hơn một triệu người mất việc làm và hàng chục nghìn ngôi nhà bị thu hồi, trong khi những người làm ăn nhỏ phải nai lưng ra để tồn tại. Tại sao các ngân hàng vẫn tiếp tục kiếm được lợi nhuận tiền tỷ và tự trả cho mình những khoản lợi tức khổng lồ?".
"Chúng tôi muốn có tiếng nói chống lại những kẻ tham lam, tệ tham nhũng, hối lộ để hướng tới một xã hội dân chủ, công bằng", một người ủng hộ khác có tên Kai Wargalla nói. "Chúng ta cùng đoàn kết với phong trào 'Chiếm phố Wall', với những người biểu tình ở Tây Ban Nha, Hy Lạp và Trung Đông, những người đã khởi xướng phong trào này.
Họ đã truyền cảm hứng để người dân trên toàn thế giới tiến lên phía trước và khiến tiếng nói của mình được lắng nghe".
Theo người ủng hộ UK Uncut có tên Peter Hodgson, sự thành công của những cuộc chiếm các quảng trường ở Tây Ban Nha để kêu gọi dân chủ và chấm dứt sự hà khắc, cùng với sự phát triển nhanh của phong trào "Chiếm phố Wall", đã cho thấy điều tương tự cũng cần được diễn ra ở London và toàn vương quốc Anh. "Với những chính sách quá hà khắc, chính phủ đang thờ ơ với những cử tri đã bỏ phiếu cho họ", Hodgson nói.
Còn thông báo của phong trào OccupyLSX thì nhấn mạnh: "Chúng ta là 99% của xã hội, và vào ngày 15/10, tiếng nói của chúng ta sẽ đoàn kết vượt qua các biên giới và lục địa, khi chúng ta kêu gọi bình đẳng và công bằng cho tất cả".
|
Những người biểu tình hô khẩu hiệu trước lực lượng cảnh sát New York hôm qua. Ảnh: AP |
Ngoài nước Anh, một phong trào biểu tình rầm rộ dự kiến diễn ra trong hôm nay trên khắp toàn cầu, từ New Zealand tới Đức, Italy... Những lời kêu gọi được đáp lại nhiệt tình trên Facebook và Twitter. Theo đó, các cuộc biểu tình sẽ được tổ chức ở 951 thành phố của 82 quốc gia tại châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Australia, châu Á và châu Phi, Sky News đưa tin.
Những người biểu tình thống nhất chọn ngày 15/10 để đồng loạt cùng nhau tuần hành. Tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, những người biểu tình sẽ tới khu Puerta del Sol, biểu tượng tinh thần của các cuộc biểu tình hồi tháng 6. Họ dự định cùng nhau ở lại đây suốt đêm.
Tại Italy, những người biểu tình dự định đi trên 70 xe buýt từ khắp nơi trên đất nước này để tụ họp trong một cuộc tuần hành lớn ở thủ đô Rome vào trưa nay theo giờ địa phương. Khoảng 200.000 người sẽ cùng nhau tham gia vào cuộc biểu tình này. Tại thủ đô Athen của Hy Lạp, tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng euro, các cuộc biểu tình sẽ diễn ra vào buổi chiều.
Phong trào biểu tình Occupy Wall Street (Chiếm phố Wall) bắt đầu từ ngày 17/9, khi một số người dựng trại để phản đối ngay trước Thị trường Chứng khoán New York. Họ thể hiện sự tức giận trước nền kinh tế đang lung lay của nước Mỹ, cũng như sự phẫn nộ đối với "giới doanh nghiệp tham lam". Phong trào "Chiếm phố Wall" hôm qua có được thắng lợi bước đầu khi các nhà chức trách New York buộc phải hoãn kế hoạch di dời các khu trại của người biểu tình.
|