CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Môi Sinh  » Chi tiết
 
"Hàng rào không gian" mới trên quỹ đạo
(TNO) Với tốc độ trên quỹ đạo Trái đất, hơn 28.000 km/giờ, một mẩu rác nhỏ xíu cũng có thể gây thảm họa khủng khiếp.

(TNO) Với tốc độ trên quỹ đạo Trái đất, hơn 28.000 km/giờ, một mẩu rác nhỏ xíu cũng có thể gây thảm họa khủng khiếp.
Không lực Mỹ đang nghiên cứu một hệ thống radar mới, chuyên theo dõi hàng ngàn rác thải đang trôi dạt trên quỹ đạo Trái đất, từ các bộ phận tên lửa đã qua sử dụng đến những vệ tinh “thây ma” bị mất điều khiển với trạm mặt đất.

Hệ thống trên, gọi là “Hàng rào không gian”, sẽ sử dụng các radar tần số S-band và máy tính để dò tìm những vật thể cực nhỏ, với đường kính chỉ khoảng 2,54 cm. Với tốc độ trên quỹ đạo Trái đất, hơn 28.000 km/giờ, một mẩu rác nhỏ xíu cũng có thể gây tác hại khôn lường. 

"Một mẩu rác với đường kính 2,54 cm có thể phá hủy bất cứ vệ tinh nào đang hoạt động trên quỹ đạo Trái đất”, Space.com dẫn lời Nicholas Johnson, trưởng nhóm Văn phòng Chương trình Rác quỹ đạo của NASA tại Trung tâm Không gian Johnson ở Houston (Mỹ).

Cho đến năm 2009, những vụ va chạm trên không gian thường chỉ hiện diện trên lý thuyết. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi vệ tinh thời tiết của Nga bị hỏng và đâm vào vệ tinh viễn thông của hãng Iridium, gây nên hiện trường ngổn ngang với khoảng 3.000 mảnh vụn. Đó là chỉ mới tính các mảnh có đường kính lớn hơn 10 cm, vật thể nhỏ nhất mà hệ thống hiện nay có thể nhận diện.

Giám đốc Chương trình Hàng rào không gian của Lockheed Martin là John Morse cho hay, việc theo dõi các mảnh vụn trên quỹ đạo luôn là vấn đề hóc búa đối với những người muốn tận dụng không gian cho mọi mục đích như viễn thông, tình báo…

Theo ông Morse, về cơ bản lý thuyết “bầu trời lớn” đã không còn hiện hữu nữa, và mọi việc phải được tính toán kỹ lưỡng nếu muốn tiếp tục sử dụng quỹ đạo Trái đất trong tương lai.

Hệ thống dò tìm mảnh vụn trên quỹ đạo dựa trên VHS, được chế tạo từ năm 1961, bao gồm 3 trạm phát và 6 trạm thu trên toàn nước Mỹ, tại những địa điểm cụ thể là 33 độ bắc so với đường xích đạo, như San Diego, Red River và Hawkinsville.

Vấn đề ở đây là hệ thống trên đã đi gần hết chu kỳ sử dụng của nó.

Danh sách các mảnh vụn trên không gian hiện lên đến con số trên 22.000 vật thể. Johnson cho rằng con số thực tế phải hơn 100.000 sau khi “Hàng rào không gian” mới được dựng xong.

Không lực Mỹ vừa thực hiện bước kế tiếp, ủy nhiệm việc thiết kế hệ thống trên trong vòng 18 tháng cho Lockheed Martin và Raytheon. Mỗi hợp đồng trị giá 107 triệu USD. Mục tiêu là hệ thống mới phải được đặt trên quỹ đạo vào năm 2015, theo NASA.

Các thông tin cùng loại này
» Những người bị ảnh hưởng nhất vì trái đất nóng lên (2010-01-09 13:04:07)
» Ô nhiểm tại Trung Quốc (2010-01-30 10:58:19)
» Làng ung thư Thạch Sơn: Từ đất đến trời đều độc (2010-01-09 12:11:29)
»  Đau đáu làng ung thư Xa Mạc (2010-01-09 12:04:16)
» Hàng trăm cá voi mắc cạn tại New Zealand (2010-02-07 19:07:49)
»  Thiên nhiên "trả đũa" (2009-12-14 14:09:48)
» Bão số 9 "kinh hoàng" qua ống kính phóng viên quốc tế (2009-12-07 11:35:29)
» Một loạt thiên tai trong 24 giờ - Sự trùng hợp bất thường? (2009-12-07 10:59:33)
» Ảnh môi trường ấn tượng trong tháng (2010-01-30 17:12:27)
» Chuyện về ngôi làng có nhiều người bệnh tâm thần (2009-12-05 11:04:39)
» Ngôi làng bị 'ma' ám (2009-12-05 10:38:24)
» Bệnh lạ thế kỷ! (2010-01-06 11:12:45)
» Những căn bệnh lạ của thế kỷ (2010-01-06 10:49:57)
» Bí ẩn những vụ tự sát tập thể của loài vật (2010-02-05 16:48:11)
» Ảnh hưởng của động đất Tứ Xuyên lên hoạt động não ở những người sống (2009-12-29 10:13:14)
» Ô nhiễm môi trường làm giảm kích thước bào thai (2010-01-06 10:21:04)
» Công nghệ Tiếng ồn giết chết mực khổng lồ! (2010-01-06 10:18:02)
» Địa tai (2011-03-12 15:29:48)
Trang trước  1 2 3  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18002015
Đang online : 81