CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Bản chất chư pháp tt2
(TOTHA)Chư pháp biến hóa không lường (trùng trùng duyên khởi) tạo ra thế gian muôn sắc thái đan xen lẫn nhau (vây phủ lẫn nhau) từ đó mà tao vòng nhân/quả sanh/diệt lân hồi không cùng tận (xét trong hệ quy chiếu tương đối)...

                                                     Kinh Văn lược trích :   

*Đối vấn cùng Ngũ Tổ :

        Ngũ Tổ:       “Ông là người phương nào, muốn cầu việc gì?”.

       Huệ Năng:  “Đệ tử là dân Tân Châu Lãnh Nam, từ xa đến lễ bái, chỉ cầu làm Phật, chẳng cầu việc gì khác”.

      Ngũ Tổ:  “Người Lãnh Nam, thuộc hạng nam man (dân an nam mọi rợ), làm sao mà có thể làm Phật được?”

     Huệ Năng:  “Người có Nam Bắc, Phật tánh vốn chẳng có Nam Bắc, thân hèn hạ này với thân Hòa Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt!”

   .......... “Tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ chẳng lìa tự tánh, tức là phước điền, chưa rõ Hòa Thượng bảo làm việc gì?

      Ngũ Tổ:  “Người nam man này căn khí lanh lợi, thôi đừng nói nữa, hãy ra nhà sau đi!”

     Huệ Năng: “Huệ Năng lui ra nhà sau, có người sai bửa củi giã gạo, trải qua hơn tám tháng

     Ngũ Tổ:  ‘Ta thấy chỗ biết của ông có thể dùng được, nhưng e có kẻ ác hại ông, cho nên chẳng nói với ông, có biết không?

      Huệ Năng:  ‘Đệ tử biết ý Tổ, nên chẳng dám ra phía trước, để người đừng hay biết.’ 

     Ngũ Tổ:  Sau khi ứng tác pháp kệ cùng Thần Tú. “Hôm sau, Tổ đến chỗ giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá, giã gạo, bảo rằng: ‘Người cầu đạo, vì pháp quên mình đến thế sao?’ Lại hỏi: ‘Gạo đã trắng chưa?’ Huệ Năng thưa:    ‘Gạo trắng đã lâu, còn thiếu cái sàng gạo.’ Tổ liền dùng gậy gõ lên thành cối ba cái rồi đi.

   Huệ Năng:  “Huệ Năng hiểu ý Tổ, trống canh ba vào thất

   Ngũ Tổ:  Tổ lấy áo cà-sa che quanh, chẳng cho ai trông thấy, rồi giảng kinh Kim Cang cho nghe. Đến câu ‘Nên sanh tâm từ nơi chỗ chẳng trụ vào đâu cả.  [Ư tâm sanh ưng vô sở trụ hoặc Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm].

   Huệ Năng: ’ Vừa nghe liền đại ngộ, hiểu rằng hết thảy muôn pháp chẳng rời tự tánh. Liền bạch Tổ rằng: ‘Ngờ đâu tự tánh vốn tự thanh tịnh. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng sanh diệt. Ngờ đâu tự tánh vốn tự đầy đủ. Ngờ đâu tự tánh vốn chẳng lay động. Ngờ đâu tự tánh sanh ra muôn pháp.

Sau khi Huệ Năng khai đàn thuyết giảng (sau thời gian ẩn dật suốt 16 năm), Thần Tú thường nghe người ta nói về giáo lý đốn ngộ và pháp trực chỉ của Huệ Năng. Ông bèn gọi môn đệ ưu tú tên là Chí Thành đến núi Tào Khê thăm dò...

Lục Tổ:  “Ông từ phương ấy tới, đương nhiên là gian tế”.

Chí Thành: “Không phải”

Huệ Năng:  “Tại sao không phải?”.

Chí Thành: “Lúc Hòa thượng chưa giảng pháp thì đệ tử là thế, sau khi nghe Hòa thượng giảng pháp rồi, đệ tử không còn là thế nữa”.

Lục Tổ: “Phiền não tức là Bồ đề, cũng như thế mà thôi”.  “Tôi nghe Thiền sư Thần Tú chỉ truyền tam học Giới, Định, Tuệ. Vậy ông thử nói cho tôi nghe xem”.

Chí Thành:  Không làm các điều ác gọi là giới, làm tất cả những điều thiện gọi là tuệ, tự tịnh ý mình gọi là định.Vậy chẳng hay kiến giải của Hòa thượng như thế nào?”.

 Lục Tổ:  “Lối giải thích ấy quả thật là bất khả tư nghị, song kiến giải của Huệ Năng lại khác”.

Chí Thành:  “Khác như thế nào?”.

Lục Tổ:  “Cách thấy có nhanh có chậm”.

Chí Thành: Kính nhờ Hòa thượng giảng về kiến giải của ngài về giới, định và tuệ.

Lục Tổ:  “Ông nghe tôi nói đây, rồi ông sẽ hiểu chỗ thấy của tôi. Tâm địa không có nghi hoặc là giới của tự tánh, tâm địa không có động loạn là định của tự tánh, tâm địa không có si là tuệ của tự tánh”. Đại sư Huệ Năng lại nói: “Giới, ĐịnhTuệ của ông là để khuyến những người có căn cơ thấp, giới, định và tuệ của tôi là để khuyến những người có căn cơ cao. Bởi vì giác ngộ tự tánh chính là cốt yếu của giáo lý của tôi, thực ra tôi cũng chẳng buồn lập giới, định và tuệ”.

Chí Thành:   “Xin Đại sư giải thích cho đệ tử biết “bất lập” có nghĩa là gì?”.

Lục Tổ:  “Tự tánh không sai, không loạn, không si. Trong từng niệm để trí Bát nhã quán chiếu, luôn luôn xa lìa pháp tướng, thì có gì để lập? Tự ngộ tự tánh mình đốn ngộ, đốn tu, chẳng có gì là tiệm thứ, cho nên chẳng bất lập bất cứ gì cả”.

           *Buổi đầu Thuyết Giảng tại chùa Đại Phạm :

 Huệ Năng tôi đến nương náu nơi này kể như là có cái nhân từ nhiều kiếp trước với chư vị quan liêu, tăng, tục. Giáo lý mà tôi giảng dạy là do các thánh nhân đời trước truyền lại, không phải do Huệ Năng tôi tự biết. Chư vị nếu muốn nghe giáo lý của các thánh nhân đời trước, mỗi người phải thanh tịnh tâm mình. Sau khi nghe xong, phải nguyện tự trừ bỏ sự mê mờ của mình, như thế chư vị cũng sẽ chẳng khác gì với các thánh nhân thuở trước”. Sau đây là giáo pháp.

 “Này các thiện tri thức, thế nhân ai nấy đều vốn sở hữu Bồ đề và trí Bát nhã, chỉ bởi vì tâm bị mê mờ mà họ không thể tự giác ngộ lấy được, cho nên mới cần phải cầu bậc Đại thiện tri thức để chỉ đạo cho họ pháp kiến tánh. Các thiện tri thức, gặp được giác ngộ tức là thành tựu được Phật trí.

“Này các thiện tri thức, nếu như muốn tu hành, tại gia cũng được, không cần phải ở chùa. Nếu như ở chùa mà không tu, thì có khác chi những người ở Tây phương mà tâm địa độc ác. Còn ở tại gia mà tu hành, thì cũng như người ở Đông phương mà tu thiện pháp. Chỉ cần ở tại gia mà tu thanh tịnh thì đó tức là Tây phương”.

“Này các thiện tri thức, tất cả kinh sách và văn tự, thuộc Tiểu thừa Đại thừa, mười hai bộ kinh, đều vì con người mà thiết lập. Nhân vì trí tuệ trong tự tánh của con người mà mới có thể kiến lập được. Nếu như chúng ta là những người không sẵn sở hữu trí Bát nhã nơi mình, tất cả vạn pháp vốn không thể hiện hữu. Cho nên phải nên biết rằng vạn pháp vốn từ con người mà phát sinh, tất cả kinh sách đều vì con người mà nói. Bởi vì trong loài người có kẻ mê, người trí. Kẻ ngu là tiểu nhân, người trí là đại nhân. Nếu kẻ mê hỏi người trí, người trí sẽ vì kẻ mê mà thuyết pháp, khiến kẻ mê giác ngộ và thấu hiểu một cách sâu xa. Nếu như kẻ mê giác ngộ và khai mở tâm mình thì y cũng chẳng khác gì với người đại trí. Cho nên chúng ta biết rằng, nếu không ngộ thì Phật cũng là chúng sanh. Còn nếu như chỉ giác ngộ trong một niệm thôi thì chúng sanh cũng là Phật. Cho nên chúng ta mới biết rằng tất cả vạn pháp đều ở cả trong chính tâm mình, thì cớ sao lại chẳng làm cho chơn như bổn tánh đốn hiện nơi tự tâm mình?..

    *Thuyết Giảng về Định, Tuệ:

Này các thiện tri thức, pháp môn này của tôi, lấy định tuệ làm căn bản. Dù bất cứ trong mọi hoàn cảnh nào thì, tuyệt đối không nên bao giờ được mê mờ nói rằng Định Tuệ là khác biệt. Định tuệ là một thể chứ không phải là hai. Định chính là thể của tuệ, tuệ chính là dụng của định. Lúc có tuệ thì định hiện hữu trong tuệ, lúc có định thì tuệ hiện hữu trong định. Các thiện tri thức, như thế có nghĩa là ĐịnhTuệ bình đẳng. Các người học đạo cần phải lưu ý, đừng bao giờ nói rằng định có trước rồi mới phát sinh ra tuệ, hoặc tuệ có trước rồi mới phát sinh ra định, hoặc định tuệ khác nhau. Chấp thứ kiến giải này hàm ngụ pháp có hai tướng, miệng nói thiện, tâm không thiện, định tuệ sẽ không bình đẳng. Nếu tâm và khẩu đều thiện, nội ngoại là một, định và tuệ lập tức bình đẳng. Pháp tu tự ngộ không cốt ở chỗ tranh biện ngoài miệng. Nếu lo tranh biện rằng định tuệ cái nào trước cái nào sau, lập tức chư vị trở thành những kẻ mê mờ, rốt cuộc khó mà phán đoán thắng phụ, lại đâm ra chấp trước vào Pháp và Ngã, không giải thoát khỏi bốn tướng sanh, lão, bệnh, tử được.

 “Nhất hạnh tam muội” tức là cái chơn tâm thường hằng trong tất cả mọi thời cũng như mọi hành vi đi, đứng, nằm, ngồi. KinhTịnh Danh nói: “Chơn tâm là đạo tràng, chơn tâm là Tịnh độ”. Đừng bao giờ trong tâm xảo trá mà ngoài miệng lại nói về cái ngay chính của pháp. Miệng nói nhất hạnh tam muội mà không thực hành chơn tâm, người ấy chẳng phải là đệ tử của Phật. Chỉ cần thực hành chơn tâm, không chấp trước bất cứ pháp nào, đó gọi là nhất hạnh tam muội. Người mê nệ vào các tướng của pháp, chấp trước nhất hạnh tam muội, cho rằng chơn tâm có nghĩa là ngồi bất động, trừ vọng tưởng không để cho bất cứ gì khởi lên trong tâm, cho đó tức là nhất hạnh tam muội. Nếu như thế thì pháp này cũng giống hệt như vô tình, đó là nguyên nhân chính chướng ngại sự đạt đạo. Đạo phải là một cái gì thông suốt lưu chuyển, làm sao có thể trệ ngại được. Nếu tâm không đình trệ nơi pháp, đạo lập tức thông suốt lưu chuyển; nếu tâm đình trệ nơi pháp, thì đó gọi là tự trói buộc.

Này các thiện tri thức, có nhiều người dạy người khác ngồi yên mà quán tâm quán tịnh, không động đậy không khởi “tâm”, và họ dồn nỗ lực vào việc đó. Người mê mờ không giác ngộ, bèn chấp vào đó mà thành điên đảo, hạng người như thế có đến hàng trăm. Những ai dạy người khác pháp tu như thế, thực là sai lầm vô cùng.

 Này các thiện tri thức, do đâu mà được định tuệ bình đẳng, như thể ngọn đèn và ánh sáng mà đèn tỏa ra. Có đèn thì có ánh sáng. Không có đèn thì không có ánh sáng. Đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn. Tên tuy có hai, thể đâu có phải là hai. Pháp định tuệ này cũng y như thế.

*Thuyết Giảng về Vô Niệm :

Này các thiện tri thức, pháp vốn không có đốn tiệm, song người có thông minh và chậm lụt. Với kẻ mê thì nên khuyến tu tiệm pháp, người ngộ mới nên tu đốn pháp. Biết được bổn tâm tức là thấy bổn tánh. Khi ngộ lập tức sẽ nhận ra được rằng hai pháp đốn tiệm này vốn không sai biệt, nếu không ngộ thì sẽ mãi mãi trôi lăn trong luân hồi.

 Này các thiện tri thức, pháp môn này của tôi, từ xưa đến nay, (đốn tiệm gì) cũng đều lấy vô niệm làm tông, vô tướng làm thể, vô trụ làm bổn. Vô tướng có nghĩa là ở trong tướng mà vẫn ly tướng. Vô niệm có nghĩa là ở trong niệm mà không niệmVô trụ tức là bổn tánh của con người.

Niệm niệm không dừng, tiền niệm, kim niệm và hậu niệm, niệm niệm tương tục, không có đứt đoạn. Nếu như có một niệm dứt đoạn, Pháp thân lập tức ly Sắc thân, trong sự tương tục của các niệm, không có sự đình trệ nơi bất cứ pháp nào cả. Nếu một niệm đình trệ, lập tức các niệm liên tục đều đình trệ, đó gọi là hệ phược. Nếu như trong các niệm liên tục không đình trệ vào bất cứ pháp nào, đó là không bị hệ phược. Đó gọi là lấy vô trụ làm bổn. Này các thiện tri thức, bên ngoài lìa tất cả các tướng là vô tướng. Chỉ cần lìa được các tướng, tánh thể tự nhiên thanh tịnh, cho nên mới lấy vô tướng làm thể.

Không nhiễm nơi bất cứ cảnh nào, gọi là vô niệm. Lìa cảnh ngay chính nơi niệm của mình, thì niệm sẽ lập tức không sinh nơi pháp. Nếu như mình không suy tư về các sự vật và trừ khử được tất cả các niệm, lúc một niệm vừa dứt đoạn thì lập tức mình sẽ thọ sinh nơi chốn khác. Các người học đạo phải thận trọng, chớ nên dựa vào ngoại pháp hay tự ý của mình. Tự mình lầm lẫn còn không đến nỗi nào, chứ còn khuyên người khác lầm lẫn thì tệ hại biết bao. Kẻ mê đã không tự thấy được là mình mê lại còn bài báng kinh pháp. Do đó mới lập vô niệm làm tông. Bởi vì mê mờ mà con người khởi niệm nơi cảnh, rồi thì tà kiến lại do nơi niệm mà khởi. Tất cả các trần lao vọng niệm do nơi đó mà sinh. Do đó giáo môn này mới lập vô niệm làm tông.

Này các thế nhân, hãy xa lìa các kiến chấp và đừng sinh khởi vọng niệm. Nếu như không có niệm, vô niệm cũng chẳng thể thành lập được. “Vô” là “vô” cái gì? “Niệm” là “niệm” vật gì? “Vô” là lìa xa nhị tướng khởi trần lao. “Niệm” là niệm chơn như bổn tánh. Chơn như là thể của niệm, niệm là dụng của chơn như. Nếu khởi niệm từ tự tánh, thì tuy có kiến, văn, giác, tri, cũng vẫn chẳng hề bị vạn cảnh nhiễm mà vẫn luôn luôn tự tại.

    *Thuyết Giảng về Toạ Thiền:

 Này các thiện tri thức, trong pháp môn này, tọa thiền vốn không chấp trước tâm, không chấp trước tịnh, mà cũng chẳng nói đến bất động. Nếu có người bảo là quán tâm, thì tâm vốn là vọng, và bởi vì vọng cũng giống như huyễn, đâu có đối tượng để mà quán. Nếu nói là quán tịnh, thì bổn tánh con người vốn tịnh, chỉ bởi vì vọng niệm che phủ chơn như. Chỉ cần lìa vọng niệm, bổn tánh tự nhiên thanh tịnh. Không thấy được rằng tự tánh vốn thanh tịnh, tâm khởi ý niệm quán tịnh, là đâm ra khiến vọng niệm về tịnh sanh. Vọng vốn không nơi chốn, cho nên phải biết rằng những gì mình quán thấy chỉ là hư vọng mà thôi. Tịnh vốn vô hình tướng, song có người lại vẫn giả lập tịnh tướng, rồi gọi đó là công phu “tu tập Thiền”. Những người mang kiến chấp này tự che mờ bổn tánh mình, rồi rốt cuộc lại bị trói buộc bởi cái vọng niệm về tịnh. Người tu pháp bất động, không thấy lỗi lầm của người khác, đó là cái bất động của tự tánh. Kẻ mê tuy tự thân hắn bất động, song thoắt mở miệng là chỉ nói đến thị phi của người khác, do đó đi ngược lại đạo. Quán tâm quán tịnh, chính là cái nguyên do che chướng đạo.

 Này các ông, đã hiểu như vậy rồi, thì trong pháp môn này, gọi là “tọa thiền” có nghĩa là gì? Trong pháp môn này, “tọa” có nghĩa là khắp nơi vô ngại, bên ngoài không khởi niệm nơi bất cứ cảnh giới nào; “thiền” có nghĩa là “bên trong” thấy được bổn tánh và không bị loạn động.

Gọi là “Thiền định” có nghĩa là gì? Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên. Chính sự liên hệ với ngoại cảnh gây nên loạn tâm. Do đó bên ngoài xa lìa các tướng tức là “thiền”, bên trong không loạn tức là “định”. Này các thiện tri thức, hãy tự thấy rằng tự tánh mình vốn thanh tịnh, tự tu tập tự thành tựu. Tự tánh của mình chính là Pháp thân, sự tu hành của mình chính là sự tu hành để thành Phật. Tự thành tựu chính là sự tự thành Phật đạo cho chính mình.  (Xem tiếp->)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18003809
Đang online : 82