CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Sáu cửa khai ngộ thật sự
(TOTHA)Ngăn giữ sáu căn chẳng để ngoại trần quấy nhiễu, soi chiếu bên trong, tỉnh thức rõ biết sáng tỏ bên ngoài, tam độc dứt sạch giúp thâu nhiếp được tâm. Đó là giải thoát thật sự

 

 

    I/- Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh (Khái luận về Tâm kinh Trí Bát nhã và Tâm Bồ tát tỏa sáng đến tận bờ giác)

Tổ nhắc lại bát nhã tâm kinh của tổ Long Thọ (Tổ thứ 14)

“Quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”.

Nghĩa là:

Luôn thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm trí bát nhã (xuyên suốt đến tận cùng) và tâm bồ tát (từ, bi, hỉ, xả) đến tận cùng để thấy rằng danh và sắc đều không trường tồn (vô thường) và không có tự tánh (vô ngã). Đó chính là con đường duy nhất, thiết thực nhất giúp thoát khổ nạn.

Thầy nhắc nhở:

Thầy tóm lược những nghĩa chánh yếu(Tánh) của Tâm Kinh:

  II/-Đệ Nhị Môn PháTướng Luận (Luận về việc dẹp bỏ những cái hình tướng bên ngoài để trở về bản tâm)

 

       1/-Luận về Pháp Tu:

Vấn: Nhược phục hữu nhân chí cầu phật đạo, đương tu hà pháp tối vi tỉnh yếu?  (Với người có chí cầu tìm đường giác ngộ, thì pháp tu như thế nào tránh phí công mà nắm được chỗ quan trọng, thiết yếu nhất?)

Đáp: Duy quán tâm nhất pháp, tổng nhiếp chư pháp, tối vi tỉnh yếu.(Chỉ có một pháp quán tâm bao gồm được hết thảy các pháp, đó là pháp tu ít công sức mà vẫn nắm được chỗ quan trọng, thiết yếu nhất)

Vấn: Hà nhất pháp năng nhiếp chư pháp.  (Vì sao chỉ một pháp lại có thể bao gồm hết thảy các pháp)

Đáp : Tâm giả vạn pháp chi căn bản, nhất thiết chư pháp duy tâm sở sanh. Nhược năng liễu tâm tắc vạn pháp câu bị. Do như đại thọ, sở hữu chư điều cập chư hoa quả, giai tất y căn nhi thủy sanh, cập phạt thọ khử căn nhi tất tử. Nhược liễu tâm tu đạo, tắc tỉnh lực nhi dị thành. Bất liễu tâm nhi tu đạo, tắc phí công nhi vô ích. Cố tri nhất thiết thiện ác giai do tự tâm. Tâm ngoại biệt cầu, chung vô thị xứ. (Tâm vốn là gốc của vạn pháp. Hết thảy các pháp đều do tâm sinh ra. Hiểu thấu được tâm thì vạn pháp đều gồm đủ. Cũng như cây lớn, bao nhiêu cành nhánh, hoa quả, ban đầu thảy đều do nơi gốc rễ mà sinh ra. Khi muốn chặt cây, chỉ dứt rễ đi thì cây chết. Người tu đạo nếu rõ được tâm thì dùng ít sức mà dễ đạt kết quả, còn như chẳng hiểu được tâm thì chỉ phí công vô ích. Vì thế, hết thảy các việc thiện ác đều do nơi tâm mình, lìa tâm ra mà cầu tìm thì không đâu có được.).

Vấn : Vân hà quán tâm xưng chi vi liễu?  (Vì sao nói rằng quán tâm là rõ biết?)

Đáp: Bồ-tát ma-ha-tát hành thâm bát-nhã ba- la-mật-đa thời, liễu tứ đại, ngũ ấm bản không, vô ngã. Liễu kiến tự tâm khởi dụng, hữu nhị chủng sai biệt. (Thường năng trải tâm tỏa khắp nhờ thực hành lâu dài pháp tu trí huệ nên rõ biết được bốn đại, năm ấm vốn là không, không thật có bản ngã, thấy rõ chỗ khởi dụng của tâm mình tạo thành hai tâm khác biệt.)

Vân hà vi nhị? Nhất giả tịnh tâm. Nhị giả, nhiễm tâm. Thử nhị chủng tâm pháp giới tự nhiên, bản lai câu hữu. Tuy ly giả duyên hiệp hổ tương đãi. Tịnh tâm hằng nhạo thiện nhân. Nhiễm thể thường tư ác nghiệp. Nhược bất thọ sở nhiễm, tắc xưng chi vi thánh, toại năng viễn ly chư khổ, chứng Niết- bàn lạc. Nhược tuỳ nhiễm tâm tạo nghiệp, thọ kỳ triền phú, tắc danh chi vi phàm, trầm luân tam giới, thọ chủng chủng khổ. Hà dĩ cố? Do bỉ nhiễm tâm, chướng chân như thể cố. (Sao gọi là hai? Một là tâm trong sạch, hai là tâm nhiễm ô. Hai tâm ấy trong cõi tự nhiên xưa nay cùng sẵn có. Tuy lìa nhau nhưng gặp duyên lại hợp, đối đãi hỗ tương cho nhau.Tâm trong sạch thường ưa thích các nhân lành. Thể nhiễm ô thường nghĩ đến các nghiệp ác. Nếu không bị nhiễm ô, ấy là bậc thánh, liền có thể xa lìa mọi khổ đau, đạt đến chỗ vui Niết-bàn. Còn như theo tâm nhiễm ô mà tạo nghiệp thì bị trói buộc, che lấp, ấy là người phàm, phải trôi lăn trong ba cõi1, chịu đủ các hình thức khổ não. Vì sao vậy? Đó là do tâm nhiễm ô che lấp đi cái thể của chân như.)

      1Đoạn trích dẫn này không được tìm thấy trong kinh Thập địa, nhưng thấy xuất hiện nguyên văn trong Tối thượng thừa luận của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, cũng ghi là trích từ kinh Thập địa, chỉ khác một chữ duy nhất là trọng vân (重雲) thấy viết thành hắc vân ( 黑雲). Không biết là người soạn Thiếu Thất lục môn đã trích từ Tối thượng thừa luận hay ngược lại

Vấn: Thượng thuyết chân như Phật tánh, nhất thiết công đức, nhân giác vi căn, vị thẩm vô minh chi tâm, dĩ hà vi căn? (Như trên đã dạy rằng tánh giác ngộ là cội gốc của chân như tánh Phật cũng như hết thảy mọi công đức. Chẳng biết tâm vô minh lấy gì làm gốc?)  

Đáp: Vô minh chi tâm, tuy hữu bát vạn tứ thiên phiền não tình dục cập hằng hà sa chúng ác, giai nhân tam độc dĩ vi căn bản. Kỳ tam độc giả, tức tham, sân, si thị dã. Thử tam độc tâm, tự năng cụ túc nhất thiết chư ác. Do như đại thọ, căn tuy thị nhất, sở sanh chi diệp, kỳ số vô biên. Bỉ tam độc căn, nhất nhất căn trung, sanh chư ác nghiệp, bá thiên vạn ức, bội quá ư tiền, bất khả vi dụ. Như thị tam độc tâm, ư bản thể trung, ứng hiện lục căn, diệc danh lục tặc, tức lục thức dã. (Tâm vô minh tuy có tám mươi bốn ngàn phiền não do ham muốn với vô số điều ác, nhưng hết thảy đều do cội gốc là ba độc. Ba độc ấy là: tham lam, sân hận và si mê. Ba tâm độc này bao gồm hết thảy các điều ác. Giống như cây lớn, tuy chỉ một gốc nhưng sinh ra vô số lá cây, cội gốc ba độc này, mỗi mỗi cũng đều sinh ra các nghiệp ác, càng ngày càng nhiều hơn, không thể lấy gì mà so sánh được. Từ trong bản thể của ba tâm độc này ứng hiện thành sáu căn, cũng gọi là sáu giặc, chính là sáu thức đó)

Do thử lục thức xuất nhập chư căn, tham trước vạn cảnh, năng thành ác nghiệp, chướng chân như thể, cố danh lục tặc. Chúng danh do thử tam độc lục tặc, hoặc loạn thân tâm, trầm một sanh tử, luân hồi lục thú, thọ chư khổ não. Do như giang hà nhân thiểu tuyền nguyên, quyên lưu bất tuyệt, nãi văn di mạn, ba đào vạn lý. Nhược phục hữu nhân, đoạn kỳ bản nguyên, tức chủng lưu giai tức. (Do nơi sáu thức ấy mà có sự tiếp nhận của các căn, rồi sinh ra sự đắm chấp, tham muốn đối với hết thảy ngoại cảnh, thường tạo thành các nghiệp ác, che lấp bản thể chân như, vì thế mà gọi là sáu giặc. Chúng sinh do nơi ba độc, sáu giặc này mà rối loạn cả thân tâm, chìm đắm trong sanh tử, trôi lăn luân chuyển trong sáu đường, chịu mọi sự khổ não. Giống như sông lớn bắt nguồn từ dòng suối nhỏ. Dòng suối nhỏ mà chảy mãi không thôi nên mới có thể thành ra mênh mông tràn đầy, muôn dặm sóng nước. Nếu như có người lấp đi nguồn suối, thì các dòng nước thảy đều dứt mất.)

Cầu giải thoát giả, năng chuyển tam độc vi tam tụ tịnh giới, chuyển lục tặc vi lục ba-la-mật, tự nhiên vĩnh ly nhất thiết khổ hải. (Người cầu giải thoát có thể chuyển hóa ba độc thành ba nhóm giới thanh tịnh1, chuyển hóa sáu giặc thành sáu ba-la-mật2, khi ấy tự nhiên vĩnh viễn xa lìa biển khổ.)

       1Ba nhóm giới thanh tịnh (tam tụ tịnh giới), bao gồm: 1.Nhiếp luật nghi giới (攝律儀戒): các điều giới luật giúp người tu nhiếp phục được thân tâm, hình thành các oai nghi. Tùy theo sự phát nguyện khác nhau, có thể là Ngũ giới (năm giới), Thập giới (mười giới) hay Cụ túc giới (250 giới)... 2.Nhiếp thiện pháp giới ( 善法戒): xem việc tu tập, thực hành hết thảy các điều thiện là giới, nên cũng gọi là Nhiếp thiện phụng hành (衆善奉行). 3.Nhiếp chúng sanh giới (攝眾生戒), cũng gọi là nhiêu ích hữu tình giới (饒益有情戒), xem việc làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh là giới. Các nhóm giới này giúp cho người trì giới được thân tâm trong sạch, không cấu nhiễm, nên được gọi chung là tịnh giới.

      2Sáu ba-la-mật(lục-ba-la-mật): sáu pháp tu tập giúp đạt đến sự giải thoát, cũng ví như con thuyền có thể đưa người qua sông. , Ba-la- mật nói đủ là ba-la-mật-đa dịch âm từ tiếng Phạn là pāramitā, Hán dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn (到彼岸), có nghĩa là "đến bờ bên kia". Bờ bên kia là cách nói hình dung để chỉ cảnh giới giải thoát, so với bờ bên này là cảnh giới phàm phu, trần tục. Và khoảng cách giữa hai bờ là con sông mê, chỉ cho sự mê muội do vô minh che lấp của chúng sinh.)

 

Vấn: Lục thú tam giới quảng đại vô biên, nhược duy quán tâm, hà do miễn vô cùng chi khổ? (Ba cõi, sáu đường rộng lớn vô biên, chỉ theo một pháp quán tâm sao có thể thoát được hết những khổ đau không cùng tận?)

 Đáp: Tam giới nghiệp báo duy tâm sở sanh. Bản nhược vô tâm ư tam giới trung, tức xuất tam giới. Kỳ tam giới giả, tức tam độc dã. Tham vi dục giới, sân vi sắc giới, si vi vô sắc giới. Cố danh tam giới. Do thử tam độc, tạo nghiệp khinh trọng, thọ báo bất đồng, phân quy lục xứ, cố danh lục thú. (Nghiệp báo trong ba cõi đều do tâm sinh. Nay nếu có thể vô tâm ở trong ba cõi, liền thoát ra khỏi ba cõi. Ba cõi, tức là ba độc đó. Tham Dục giới, Sân Sắc giới, Si Vô sắc giới. Cho nên gọi là ba cõi. Do nơi ba độc ấy mà tạo các nghiệp nặng nhẹ khác nhau, nhận lấy quả báo khác nhau, chia về sáu cảnh giới mà gọi là sáu đường.)

Vấn: Vân hà khinh trọng phân chi vi lục? (Thế nào là sự nặng nhẹ chia ra sáu đường?)

Đáp: Chúng sanh bất liễu chánh nhân, mê tâm tu thiện, vị miễn tam giới, sanh tam khinh thú. (Chúng sinh không hiểu được cái nhân thành chánh giác,1 để tâm mê theo việc làm điều thiện, chưa thoát ra khỏi ba cõi, sinh về ba cảnh giới nhẹ.) [1Nhân thành chánh giác: Thiền tông chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, chính là dạy người hiểu rõ cái nhân thành chánh giác. Tu tập hết thảy các điều thiện, đó là tạo ra thiện nghiệp, tất sẽ nhận lấy thiện báo, nhưng hoàn toàn không thể nhờ đó mà được giải thoát, ra khỏi ba cõi, sáu đường. Chính theo nghĩa này mà tổ Đạt-ma bảo vua Lương Võ Đế là "xây chùa, độ tăng đều không có công đức", tức là không thể dựa vào đó để cầu giải thoát được. Vì thế, cốt yếu của cả tập luận này cũng không ngoài việc làm rõ cái nhân thành chánh giác, tức là phương cách tu tập để đạt đến sự giác ngộ, giải thoát.]

Vân hà tam khinh thú? (Thế nào là ba cảnh giới nhẹ?)

Sở vị mê tu thập thiện, vọng cầu khoái lạc, vị miễn tham giới, sanh ư thiên thú. Mê trì ngũ giới, vọng khởi ác tăng, vị miễn si giới, sanh ư nhân thú. Mê chấp hữu vi, tín tà cầu phước, vị miễn si giới, sanh a-tu-la thú. Như thị tam loại, danh tam khinh thú. (Đó là mê theo mười điều thiện, vọng cầu sự khoái lạc, chưa thoát tâm tham, sinh về các cõi trời; mê giữ theo năm giới, vọng sinh lòng thương ghét, chưa thoát tâm sân, sinh về cõi người; mê chấp hữu vi, tin tà cầu phước, chưa thoát tâm si, sinh về cõi a-tu-la. Phân ra ba loại như vậy gọi là ba cảnh giới nhẹ.)

Vân hà tam trọng thú? (Thế nào là ba cảnh giới nặng?)

Sở vị tòng tam độc tâm, duy tạo ác nghiệp, đọa tam trọng thú. Nhược tham nghiệp trọng giả, đoạ ngạ quỷ thú. Sân nghiệp trọng giả, đoạ địa ngục thú. Si nghiệp trọng giả, đoạ súc sanh thú. Như thị tam trọng thông tiền tam khinh, toại thành lục thú. (Đó là theo ba tâm độc mà tạo toàn các nghiệp ác, phải đọa vào ba cảnh giới nặng. Như nghiệp tham nặng thì đọa vào cảnh giới ngạ quỷ. Nghiệp sân nặng thì đọa vào cảnh giới địa ngục. Nghiệp si nặng thì đọa vào cảnh giới súc sanh. Ba cảnh giới nặng này cùng với ba cảnh giới nhẹ đã nói ở trên hợp thành sáu đường.)

Cố tri nhất thiết khổ nghiệp do tự tâm sanh. Đãn năng nhiếp tâm, ly chư tà ác, tam giới lục thú luân hồi chi khổ tự nhiên tiêu diệt, tức đắc giải thoát. (Do đó mà biết là hết thảy mọi nghiệp khổ đều do tâm sinh. Chỉ cần thâu nhiếp được tâm, lìa bỏ những điều tà ác thì những cảnh khổ trôi lăn luân chuyển trong ba cõi, sáu đường đều tự nhiên diệt mất, liền được giải thoát.)

Vấn: Như Phật sở thuyết: "Ngã ư tam đại a-tăng- kỳ kiếp, vô lượng cần khổ, phương thành Phật đạo." Vân hà kim thuyết duy chỉ quán tâm nhi chế tam độc tức danh giải thoát? (Phật dạy rằng: "Ta trải qua ba đại a-tăng-kì kiếp, biết bao siêng năng khó nhọc, nay mới thành quả Phật." Vì sao nay lại nói rằng chỉ theo pháp quán tâm, chế ngự được ba độc đủ gọi là giải thoát?)  

Đáp: Phật sở thuyết ngôn, vô hư vọng dã. A-tăng-kỳ kiếp giả, tức tam độc tâm dã. Hồ ngôn a-tăng-kỳ, Hán danh bất khả số. Thử tam độc tâm, ư trung hữu hằng sa ác niệm, ư nhất nhất niệm trung giai vi nhất kiếp. Như thị hằng sa bất khả số dã, cố ngôn tam đại a-tăng-kỳ. (Lời Phật dạy không sai dối.A-tăng-kì kiếp đó chính là ba tâm độc. Tiếng Phạn nói a-tăng- (Asakhya), dịch nghĩa không thể tính đếm. Trong ba tâm độc ấy có vô số niệm ác, mỗi một niệm đều là một kiếp. Vậy nên số kiếp thật không thể tính đếm, mới nói là ba đại a-tăng-kì.)

Chân như chi tánh, ký bị tam độc chi sở phú cái, nhược bất siêu bỉ tam đại hằng sa độc ác chi tâm, vân hà danh vi giải thoát. Kim nhược năng chuyển tham sân, si đẳng tam độc tâm vi tam giải thoát, thị tắc danh vi đắc độ tam đại a-tăng-kỳ kiếp. Mạt thế chúng sanh, ngu si độn căn, bất giải Như Lai tam đại a-tăng-kỳ kiếp bí mật chi thuyết, toại ngôn thành Phật trần kiếp. Tư khởi bất nghi ngộ hành nhân, thối Bồ-đề đạo. (Tánh chân như đã bị ba độc che lấp, nếu không vượt qua được cái tâm vô số niệm ác độc ấy, thì sao gọi là giải thoát? Nay nếu có thể chuyển hóa ba tâm độc là tham, sân, si thành ba cửa giải thoát1 thì xem như vượt qua được ba đại a-tăng-kì kiếp. Chúng sanh vào thời mạt pháp căn tánh chậm lụt ngu si, không hiểu ra được ý nghĩa sâu kín của "ba đại a-tăng-kì" trong lời Phật dạy, cho rằng thành Phật phải trải qua vô số kiếp. Điều ấy há chẳng phải là làm cho người tu nhầm lẫn sinh nghi mà lùi bước trên đường cầu đạo hay sao?)  1Ba môn giải thoát(Tam giải thoát hay Tam giải thoát môn), Tiếng Phạn (Sanskrit) là vimoka, cũng thường được hiểu là ba cánh cửa giải thoát. Đây là ba phép quán giúp người tu đạt đến sự giải thoát, bao gồm: Không (, tiếng Phạn: śūn­yatā), Vô tướng (無相, tiếng Phạn: āni­mit­ta) và Vô nguyện (無願, tiếng Phạn: apra­ihi­ta).  

Vấn: Bồ-tát, do trì tam tụ tịnh giới, hành lục ba-la-mật, phương thành Phật đạo. Kim linh học giả duy chỉ quán tâm, bất tư giới hạnh, vân hà thành Phật? (Bồ Tát nhờ vâng giữ ba nhóm giới thanh tịnh, thực hành sáu pháp ba-la-mật mới thành quả Phật. Nay dạy người học chỉ theo pháp quán tâm, không tu giới hạnh thì làm sao thành Phật?)

Đáp: Tam tụ tịnh giới giả, tức chế tam độc tâm dã. Chế tam độc tâm thành vô lượng thiện tụ. Tụ giả hội dã. Vô lượng thiện pháp phổ hội ư tâm, cố danh tam tụ tịnh giới. (Ba nhóm giới thanh tịnh, chính là cái tâm chế ngự được ba độc. Chế ngự được ba tâm độc thì vô số điều lành nhóm lại. Vô số pháp lành đều nhóm lại nơi tâm, nên gọi là ba nhóm giới thanh tịnh.)

Lục ba-la-mật giả, tức tịnh lục căn dã. Hồ danh ba-la-mật, Hán danh đạt bỉ ngạn. Dĩ lục căn thanh tịnh bất nhiễm lục trần, tức thị độ phiền não hà, chí Bồ-đề ngạn, cố danh lục ba-la-mật. (Sáu pháp ba-la-mật, tức là sáu căn được thanh tịnh. Tiếng Phạn nói ba-la-mật (Pāramitā), dịch nghĩa là "đến bờ bên kia". Khi sáu căn thanh tịnh chẳng nhiễm sáu trần liền qua khỏi sông phiền não, đến bờ giác ngộ. Vì thế gọi là sáu ba-la-mật.)

    Vấn: Như kinh sở thuyết, tam tụ tịnh giới giả, thệ đoạn nhất thiết ác, thệ tu nhất thiện, thệ độ nhất thiết chúng sanh. Kim giả duy ngôn chế tam độc tâm, khởi bất văn nghĩa hữu quái? (Kinh dạy rằng, người tu ba nhóm giới thanh tịnh là: thề dứt hết thảy mọi điều ác,1 thề tu hết thảy mọi điều thiện,2 thề độ hết thảy chúng sanh.3 Nay chỉ nói riêng việc chế ngự ba tâm độc, há chẳng phải là có chỗ trái với nghĩa kinh hay sao?) 1Tức Nhiếp luật nghi giới. Nhờ giữ giới mà dứt được hết thảy mọi điều ác, chẳng hạn như: không sát sinh, không trộm cắp...  2Tức là Nhiếp thiện pháp giới.  3Tức Nhiếp chúng sanh giới hay Nhiêu ích hữu tình giới 

Đáp: Phật sở thuyết kinh, thị chân thật ngữ. Bồ- tát ư quá khứ nhân trung tu hành thời, vị đối tam độc, phát tam thệ nguyện, đoạn nhất thiết ác, cố thường trì giới, đối ư tham độc. Thệ tu nhất thiết thiện, cố thường tập định, đối ư sân độc. Thệ độ nhất thiết chúng sanh, cố thường tu huệ, đối ư si độc. (Đáp: Kinh điển do Phật thuyết là lời chân thật. Bồ Tát tu hành gieo nhân trước kia, vì đối trị ba độc mà phát ba thệ nguyện. Thệ dứt hết thảy mọi điều ác nên thường giữ giới, đối trị với tham lam. Thệ tu hết thảy mọi điều thiện nên thường tập định, đối trị với sân hận. Thệ độ hết thảy chúng sanh nên thường tu trí huệ, đối trị với si mê.)

Do trì như thị giới, định, huệ đẳng tam chủng tịnh pháp cố, năng siêu bỉ tam độc thành Phật đạo dã. chư ác tiêu diệt, danh chi vi đoạn. Chư thiện cụ túc, danh chi vi tu. Dĩ năng đoạn ác tu thiện tắc vạn hạnh thành tựu. Tự tha câu lợi, phổ tế quần sanh, danh chi vi độ. (Do giữ theo ba pháp thanh tịnh là giới, định, huệ như vậy, nên có thể vượt trên ba độc kia mà thành quả Phật. Các điều ác không còn, nên gọi là dứt. Các điều thiện đầy đủ, nên gọi là tu. Đã có thể dứt ác tu thiện thì muôn hạnh đều thành tựu. Lợi mình, lợi người, cứu vớt mọi chúng sanh, nên gọi là đưa người qua bến giác.)

Cố tri sở tu giới hạnh bất ly ư tâm. Nhược tự tâm thanh tịnh, tắc nhất thiết phật độ giai tất thanh tịnh. Cố kinh vân: Tâm cấu tắc chúng sanh cấu, tâm tịnh tắc chúng sanh tịnh. Dục đắc tịnh độ, đương tịnh kỳ tâm, tuỳ kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh, tam tụ tịnh giới, tự nhiên thành tựu. (Do đó mà biết rằng việc tu tập giới hạnh không lìa khỏi tâm. Nếu tâm thanh tịnh thì hết thảy các cõi giác cũng đều thanh tịnh. Vì thế nên trong kinh dạy rằng: Tâm nhiễm ô thì chúng sinh nhiễm ô, tâm thanh tịnh thì chúng sinh thanh tịnh. Muốn được cõi thanh tịnh, tâm phải thanh tịnh. Do tâm thanh tịnh, cõi giác liền thanh tịnh. Ba nhóm giới thanh tịnh tự nhiên thành tựu. )

Vấn: Như kinh sở thuyết, lục ba-la-mật giả, diệc danh lục độ. Sở vị: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Kim ngôn lục căn thanh tịnh danh ba-la-mật giả, hà vi thông hội? Hựu lục độ giả, kỳ nghĩa như hà? (Trong kinh có dạy sáu pháp ba-la-mật, cũng gọi là sáu độ. Đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Nay nói rằng sáu căn thanh tịnh là pháp ba-la-mật thì làm sao phù hợp được? Lại còn nói sáu độ đó, ý nghĩa như thế nào?)

Đáp : Dục tu lục độ, đương tịnh lục căn, hàng lục tặc. Năng xả nhãn tặc, ly chư sắc cảnh, danh vi bố thí. Năng cấm nhĩ tặc, ư bỉ thanh trần, bất linh phóng dật, danh vi trì giới. Năng phục tị tặc, đẳng chư hương xú, tự tại điều nhu, danh vi nhẫn nhục. Năng chế thiệt tặc, bất tham chư vị, tán vịnh giảng thuyết, danh vi tinh tấn. Năng hàng thân tặc, ư chư xúc dục, trạm nhiên bất động, danh vi thiền định. Năng điều ý tặc, bất thuận vô minh, thường tu giác huệ, danh vi trí huệ. Lục độ giả, vận dã, lục ba-la- mật nhược thuyền phiệt, năng vận chúng sanh đạt ư bỉ ngạn, cố danh lục độ. (Muốn tu sáu độ, phải làm cho sáu căn thanh tịnh, hàng phục sáu giặc. Buông bỏ được giặc mắt, lìa hết cảnh vật, hình sắc, gọi là bố thí. Ngăn cấm được giặc tai, không buông lung phóng túng theo âm thanh, gọi là trì giới. Hàng phục được giặc mũi, đối với các mùi dù thơm hay thối đều tự điều hòa chẳng xao động, gọi là nhẫn nhục. Chế ngự được giặc lưỡi, không tham đắm các vị ngon ngọt, không mê thích những việc ngâm vịnh, giảng thuyết, gọi là tinh tấn. Khuất phục được giặc thân, đối với các ham muốn xúc chạm của thân thể giữ được sự trong sạch chẳng lay động, gọi là thiền định. Điều phục được giặc ý, chẳng thuận dòng vô minh, thường tu trí huệ giác ngộ, gọi là trí huệ. Sáu độ là phương tiện đưa người sang bến giác. Sáu phép ba-la-mật cũng như thuyền bè, có thể giúp đưa chúng sinh đến được bờ bên kia, nên gọi là sáu độ.)

Vấn: Kinh trung sở thuyết, Phật linh chúng sanh tu tạo già lam, chú tả hình tượng, thiêu hương tán hoa, nhiên trường minh đăng, trú dạ lục thời, nhiễu tháp hành đạo, trì trai lễ bái, chủng chủng công đức, giai thành Phật đạo. Nhược duy quán tâm tổng nhiếp chư hạnh, thuyết như thị sự, ưng hư vọng dã? (Trong kinh Phật dạy chúng sinh tạo sửa chùa tháp, đúc vẽ hình tượng, đốt hương, rải hoa, đèn thắp sáng đêm ngày, đi quanh cung kính, ăn chay lễ bái... đủ mọi công đức mới thành quả Phật. Nếu chỉ một phép quán tâm gồm đủ hết các hạnh, vậy lời Phật dạy như trên hẳn là sai dối?)

Đáp: Phật sở thuyết kinh, hữu vô lượng phương tiện, dĩ nhất thiết chúng sanh độn căn hiệp liệt, bất ngộ thậm thâm chi nghĩa, sở dĩ giả hữu vi dụ vô vi. Nhược phục bất tu nội hạnh, duy chỉ ngoại cầu, hy vọng hoạch phước, vô hữu thị xứ. (Kinh điển do Phật thuyết có vô số phương tiện. Vì hết thảy chúng sanh căn thấp trí hèn, không hiểu được nghĩa lý rất thâm sâu nên mới dùng pháp hữu vi làm ví dụ để nói pháp vô vi. Nếu không tu các hạnh trong tâm, chỉ cầu tìm bên ngoài để mong được phước, thật là vô lý!)

Xem video clip: https://www.youtube.com/watch?v=kMJRkCQJId4

Tổng quan:

(Xem tiếp->)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18002037
Đang online : 88