Nội dung nầy được trích lược từ bài giảng bổ túc của Thầy cho lớp học khóa I và II ngày 18/06/2015 thật là bất ngờ từ bấy lâu nay hành trì thiện nghiệp, tu học siêng năng, thuộc nhiều giáo pháp mà ngay cả khái niệm Công Đức xét lại có mấy ai hiểu đúng?...
Đắc đạo có nghĩa là thành tựu công đức (công hạnh) để giúp chuyển hóa hữu vi(cầu, tranh, đoạt, chấp) thành vô vi mà thể nhập Đạo. Trong một số tài liệu về phật học được biên dịch từ Trung Quốc, thì khái niệm về Đạo(tĩnh lặng, tịch diệt, dung hợp, viên thông, vô cực) được hiểu tương nghĩa với Niết Bàn(Tĩnh-Tịnh-Không) trong phật học nguyên thủy.
Cũng tương tự như học thuyết giác ngộ nguyên thủy(Phật học nguyên thủy) mà Đức Phật đã thuyết giảng xưa kia (TK VI TCN) đều xoay quanh ý niệm trọng tâm “Khổ và Diệt Khổ”. Và luôn nhớ rằng Phật học nguyên thủy hoàn toàn không phải là tôn giáo hay triết học trừu tượng hay tâm lý học(trấn an, kích hoạt an/vui/khỏe/nhàn/lạc...) hay triết lý dưỡng sinh(tô điểm sắc thân tươi nhuận, trường thọ) hay tu luyện công phu/pháp thuật hay nghệ thuật sống(khôn khéo, lèo lách trong đời sống để thành công tiền tài/danh vọng/hưởng thụ thanh nhàn...)... Nội dung thiết yếu của triết lý Đạo giáo nguyên thủy cũng vậy, hoàn toàn không phải là tôn giáo giáo hay triết học trừu tượng hay tâm lý học hay triết lý/nghệ thuật sống. Điều mà Lão Tử (TK VI TCN) đề xướng luôn xoay quanh ý niệm trọng tâm về “Đạo và Thuận Đạo” đã được lưu lại trong tài liệu cổ Trung Quốc với tựa đề “Đạo Đức Kinh” - nhằm chỉ ra một cách khái quát những qui luật của cốt lõi trọng yếu và nguyên bản (Tánh) của tự nhiên và xã hội, mà việc chính yếu là khuyên con người sống sao cho thuận Đạo, đồng thời cố gắng trau dồi phẩm hạnh (sống sao cho phải đạo), thành tựu nên (đắc thành) công đức để giúp xoay dần những chướng ngại do bởi hành động sai lầm(thất đức) trong đời sống(bởi cầu vọng, tranh giành, chiếm đoạt, chấp giữ) đặng sớm mà trở về với Đạo. Những hành động như: cầu vọng(sanh ra tham cấu, bành trướng), tranh giành(sanh ra mê cấu, hỗn loạn), chiếm đoạt(sanh ra sân cấu, vướng kẹt), chấp giữ(sanh ra si cấu, cản trở) gọi chung là Hữu Vi. Nếu tu luyện thành công đức giúp chuyển Hữu Vi thành Vô Vi thì sẽ thể nhập trở về với ĐẠO... Lão Tử cho rằng bản nguyên của vũ trụ nói chung và vạn vật nói riêng tất cả đều được sinh ra từ “Đạo” mà thành – nguồn gốc của muôn loài và vũ trụ - vốn luôn bất biến, hoàn toàn tự do, tự tại không chút gì vướng bận (vô vi). Nói cách khác “Đạo” bao hàm tính nguyên thủy của vạn vật đó là sự dung nạp (bao bọc, phủ khắp), trong suốt và tĩnh lặng tuyệt đối (vô vi). "ĐẠO" chính là nguồn gốc khai sinh ra vạn vật. Triết lý nầy đã được trình bày rất rõ ràng trong tài liệu “Đạo dức kinh”, chi tiết cụ thể bạn đọc có thể tham khảo thêm. Với nội dung giảng giải hôm nay nhằm phù hợp theo khả năng tiếp thu của các anh chị học viên TOTHA của 2 khóa và sao cho tương hợp về sự thông hiểu giáo pháp. Vì vậy mà bài giảng hôm nay Thầy sẽ tóm lược vài ý chính chứa đựng tính tương đồng so với giáo pháp giác ngộ - điều đã được Tổ Đạt ma vận dụng và triển khai thành công trong việc truyền giáo sang Trung Quốc vào khoảng cuối TK V (xem bản kinh “Thiếu Thất Lục Môn”), ngài đã khéo léo giảng giải sao cho phù hợp với nhận thức truyền thống của tín chúng bản địa vào thời bấy giờ giúp họ có thể dễ dàng đón nhận (khế cơ) giáo pháp mới – dung hòa phật học và lão giáo - một cách chuẩn xác. Đối với các anh chị em học viên TOTHA khóa II thì quá nhuần nhuyễn, riêng với quý vị bạn đọc cũng như các anh chị em học viên ở xa chúng ta sẽ có dịp cùng nhau tìm hiểu mở rộng một cách cụ thể hơn vấn đề nầy qua tập tài liệu “Thiếu Thất Lục Môn và Pháp Bảo Đàn Kinh theo góc nhìn khoa học” do Công ty TOTHA biên soạn.
Trở lại nội dung chính của bài giảng phần đối chiếu tương đồng giữa Phật học và Đạo giáo, điều mà chúng ta cần nên lưu ý tránh bị hiểu nhầm tính tương đồng về một vài ý niệm căn bản giữa Đạo giáo và Phật học, điều nầy không có nghĩa qui đồng cho rằng Đạo giáo thay thế học thuyết Giác ngộ.
Những ý niệm tương đồng giữa Đạo giáo nguyên thủy và Giáo pháp Giác ngộ nguyên thủy như sau:
2-1. Đạo là thường hằng, bất biến, là nguồn gốc của vạn vật -> tương đồng với Niết Bàn là bản thể thường hằng của chư pháp.
2-2. Đạo thường(luôn luôn, như như) Vô Vi(không cầu vọng, không tranh giành, không chiếm đoạt và không chấp giữ), không giống như những gì mà chúng ta gọi là(Danh) hay thấy biết bằng 5 giác quan bình thường(Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh) và không mang hình tướng, không phải là tên gọi của thế gian(Vô, danh thiên địa chi thủy) -> tức là Đạo luôn tĩnh lặng, tịch diệt và Không[Vô (Danh, Vi, Tướng)] -> tương đồng với 3 hàm tính: Tĩnh-Tịnh(Tịch)-Không của Niết Bàn. Vì vậy, những khái niệm như là: đắc đạo cũng được hiểu tương đồng với nhập niết bàn và pháp vô vi tương đồng với pháp tánh(vô duyên khởi, vô tướng) chính là ở chỗ nầy.
2-3. Đức là năng lực để chuyển luân vạn vật quay về hoặc cách xa Đạo. Công đức giúp quay về với Đạo, đạo đức giúp tiếp cận với Đạo, phước đức giúp không cách xa Đạo, thất đức làm rời xa Đạo -> khái niệm Đức gần tương đồng với khái niệm Nghiệp trong Phật học:
* Công đức tương đồng với Chánh Định Nghiệp(-> Tuệ tri, Huệ năng).
*Đạo đức tương đồng với Chánh Nghiệp.
*Phước đức tương đồng với Thiện Nghiệp.
*Thất đức hay Ác đức tương đồng với Tà Nghiệp hay Ác Nghiệp.
Đây cũng là điều mà chúng ta cần nên lưu ý tránh bị nhầm lẫn giữa Phước đức và Công đức thậm chí mê lầm đến độ lạm phát từ những việc nhỏ nhặt, linh tinh như: hối lộ tâm linh, cầu vọng, van lụy, nô dịch, xưng tán tướng tượng, tuyên truyền tà pháp... -> tà kiến biện thông hô hào công đức, công quả nầy nọ, nhầm lẫn cơ bản công sức việc thế gian?!...
Nhớ lại tích xưa lúc Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc đến tương kiến vua Lương Vũ Đế và vua hỏi: Lâu nay trẫm cho xây chùa, chép kinh, độ tăng rất nhiều không kể xiết, vậy có công đức gì không?.
Tổ đáp: chẳng phải công đức, đó chỉ là phước đức thế gian tức nhân hữu lậu tạo quả nhỏ trong vòng nhân, thiên(vẫn còn luân hồi trong các cõi người, trời) như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật, công đức thật sự đó là trí phải được trong sạch hoàn toàn và thể phải được trống không vắng lặng(phải công phu tu luyện công hạnh) hoàn toàn không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được!...
Sau nầy Tổ Huệ Năng nhắc lại: "Kiến Tánh là Công, bình đẳng là Đức", "Tự tu Thân là Công, tự tu Tánh là Đức"...
Lưu ý là luôn: tự mình tự tin tự lực tự tu tự thành tự tại.
Do đó, cũng cần phải phân biệt: Công sức(hành việc thế gian) ≠ Công đức[hành công hạnh qua công phu tu luyện chánh trí và đức nhân(chánh tâm)]. Công sức, Phước đức [Nhân] -> quanh quẩn thế gian [Qủa]; Công đức(công phu + công hạnh) [Nhân] -> nhập Đạo [Qủa]. Lưu ý: công phu mà thiếu chánh trí quán sát chánh tâm giúp thành tựu công hạnh vô vi -> lạc vào ngoại Đạo.
Tóm lại:
Kết luận:
Không phân biệt giữa Công đức/Phước đức cũng như Công phu/Công sức thì không bao giờ thấy được ĐẠO. Nên nhớ rằng Công đức là do ta tự soi chiếu bên trong mình(tự soi chiếu chỉnh sửa lại hành thức bên trong mình) tu thành phẩm hạnh để dần trở về với ĐẠO, Phước đức là những việc làm bên ngoài[từ thiện(người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi, người nghèo khổ), giúp đở cộng đồng(kiến thức đúng, phương tiện sống, phương tiện học tập, tu tập), bảo vệ môi sinh] nhằm trợ duyên giúp giãm thiểu quả báo(nghiệp báo), tránh bớt những oán nghiệp thế gian chứ hoàn toàn không giúp đắc đạo. Một lần nữa chúng ta chớ bị lầm lẫn điều cơ bản nầy. Cũng cần phân biệt giữa công sức(gắng sức làm những việc thế gian, gắng sức học/giảng dạy) và công phu(chuyên cần tu luyện theo định hướng). Tuy nhiên nếu việc định hướng hữu vi(cầu/tranh/đoạt/chấp) thì tất nhiên công phu ấy chỉ là ngoại Đạo hoặc công sức hành trì tu tập theo tà pháp, nô dịch (hộ pháp) cho tà sư, tuyên truyền cổ vũ (xưng tán) tà pháp -> gây mê hoặc cho tín chúng, đó sẽ là hành động thất đức [Tà/Ác nghiệp].
Đối chứng lời dạy của Tổ Đạt Ma:
"Nếu người cầu đạo không hiểu được ý nghĩa của việc đúc vẽ hình tượng(lấy thân làm lò đốt, lấy pháp làm lửa nóng, lấy trí huệ làm thợ khéo, lấy ba nhóm giới thanh tịnh cùng với sáu pháp ba-la-mật làm khuôn đúc để mà đúc luyện) chứ không phải là pháp hữu vi hoại nát, thì do đâu có thể nói là được công đức?... Lại nói về việc lễ lạy(Lễ tức là cung kính đối với chân tánh, lạy tức là khuất phục sự ngu si tăm tối), cần phải theo đúng như chánh pháp. Lý trong tâm phải luôn sáng rõ, sự bên ngoài phải biết tùy hoàn cảnh mà thay đổi thích hợp. Hiểu được ý nghĩa như thế mới gọi là theo đúng như chánh pháp... Bên ngoài rõ biết, bên trong sáng tỏ, tánh và tướng cùng tương hợp với nhau. Nếu không làm theo đúng pháp như thế, chỉ mê chấp cầu hình tướng bên ngoài, trong lòng buông thả những tham lam, ngu si, thường làm các nghiệp ác, thì ngoài chỉ nhọc nhằn thân xác vô ích, giả hiện vẻ uy nghi, không biết hổ thẹn với bậc thánh, dối gạt kẻ phàm tục, chẳng ra khỏi chốn luân hồi, làm sao lại thành công đức?. Người đời nay không hiểu được những nghĩa lý ấy, do sự hiểu biết nông cạn của mình nên chỉ lấy những việc làm theo hình tướng mà cho là công đức, tốn kém biết bao nhiêu tiền của; đắp tượng, xây tháp uổng phí sức người; dốc lòng hết sức cũng chỉ tự làm tổn hại bản thân, mê hoặc người khác, chẳng biết là rất đáng hổ thẹn, biết bao giờ được giác ngộ? Thấy pháp hữu vi thì hết lòng đắm chấp, mê muội, nghe nói đến pháp vô vi thì ngớ ngẩn, lập lờ. Chỉ tham những điều lành nhỏ nhoi trước mắt, nào biết được nỗi khổ lớn mai sau? Tu học như thế chỉ tự mình nhọc công phí sức, bỏ chánh theo tà, ai bảo là được phước?"...
Lời dạy Tổ Huệ Năng:
“Xây chùa, bố thí, cúng dường chỉ là tu phước, không thể lấy phước làm công đức được. Công đức ở tại Pháp thân, không phải ở phước điền. Tự trong pháp tánh đã có công đức. Kiến tánh là công, bình đẳng là đức. Bên trong thấy Phật tánh, bên ngoài tu hành cung kính. Nếu như khinh tất cả mọi người, không cắt đứt được sự chấp ngã, thì tự mình không thể có công đức được. Nếu như tự tánh mình hư vọng, Pháp thân không còn có đức nữa. Nếu trong niệm niệm liên tục có tu hành phước đức và bình đẳng chơn tâm, thì công đức sẽ không nhỏ và hành vi luôn luôn cung kính. Tự tu thân là công, tự tu tâm là đức. Công đức là do tự tâm mà ra, phước và công đức là khác nhau".
Hãy cùng nhau thức tỉnh để mà nhận ra chân lý qua lời truyền dạy của Phật và chư Tổ chính quy, nếu không muốn làm dân ma thời mạt pháp. (Xem thêm->)
Lời cảnh báo của những vị sư chánh trực
Phật Pháp đến ngày nay càng tệ hại suy vi, vuồn cuộn chẳng biết bao nhiêu là sóng gió. Trước kia Tăng Ni trong toàn quốc còn có tám trăm ngàn người. Năm ngoái chỉ còn có hơn bảy chục ngàn người. Mười người chín kẻ hoàn tục! Đây tức là không có tâm trường viễn, không có tâm kiên cố. Gặp lửa dữ đốt tới thì chân đứng không vững liền. Nếu là đệ tử Phật thứ thiệt thì phải lập chí son sắt, cứng rắn. Trước hết học oai nghi, giữ đúng quy củ, để khỏi sợ người khác phê bình đầu óc mê muội. Rồi dốc lòng tôn kính phụng sự đạo lý và giới luật của Phật; bởi do nhiều kiếp trồng căn lành, nên kiếp này mới đặng vào cửa Phật, vậy thì cần gắng sức cầu đạo trừ bỏ thói hư, chẳng vào chốn danh lợi, chẳng làm tôi mọi cho bậc quyền thế. Trừ bỏ những thói xấu trong tâm mình từng chút từng chút một. Được vậy tức là người đại tu hành, sẽ vào được lý thể. Đó là vì tâm kiên cố trải qua lâu dài chẳng biến; tâm bình thường đối động tĩnh luôn nhất như. "Nho sĩ là tội nhân của Khổng Tử; Tăng sĩ là tội nhân của Phật." Ngài còn nhấn mạnh: "Kẻ hủy diệt Phật Pháp chính là giáo đồ của Phật Giáo, chứ không phải các giáo phái khác. Kẻ làm cho Lục Quốc diệt vong chính là Lục Quốc, chứ không phải nhà Tần. Kẻ làm suy sụp nhà Tần chính là nhà Tần, chứ không phải Lục Quốc vậy"
Giáo lý của Đức Phật đích thật là một phép tu tập giúp tẩy sạch những thứ "ô nhiễm" thường mượn các cửa ngõ của thân xác, ngôn từ và tư duy để thâm nhập vào tâm trí và làm cho nó bị u mê. Phép tu tập đó không cần đến kinh điển hay các tập sách chỉ dẫn, cũng không cần đến nghi lễ hay bất cứ thứ gì từ bên ngoài, kể cả thần thánh và các vị thiên nhân trên trời, mà nhất thiết chỉ cần trực tiếp tập trung và canh chừng những gì phát sinh từ thân xác, ngôn từ và tư duy…Phải ý thức được là sự tu tập Phật Giáo tự nó cũng có thể biến thành dị đoan nếu nó kết hợp với những thứ hiểu biết lệch lạc và với sự ước mong đạt được một sức mạnh thần bí. Thật vậy những thứ lặt vặt như thế vẫn thường thu hút được phần đông chúng ta, khiến cho chúng ta cũng cứ muốn thử xem ra sao, thí dụ như những bài hát mang tính cách nghi lễ, các hành động (có tính cách bày vẽ và ngoạn mục) để được mọi người khen ngợi, và vô số các thứ khác nữa đại loại như thế... Nếu nghi lễ được tổ chức bằng cách dâng cơm và bánh ngọt trước ảnh tượng của Đức Phật và nghĩ rằng "hương linh" của Đức Phật sẽ thụ hưởng những thứ ấy, thì chắc chắn một trăm phần trăm là tác động mang lại sẽ trái ngược hẳn với những gì mà mình mong đợi (thay vì phải phát huy trí tuệ thì đấy chỉ là cách làm gia tăng thêm tình trạng vô minh, mê tín và dị đoan của mình). Thái độ đó đi ngược lại với mục tiêu đích thật, thế nhưng lại rất phổ biến trong các giới Phật Giáo, thật quả đấy là những gì hết sức là phi lý. Chính vì thế mà sự tu tập nguyên thủy thật đẹp và đúng đắn đã bị một số người vì vô minh đã làm cho nó bị ô nhiễm. Tóm lại thì đấy là những gì gọi là dị đoan.
(Xem Clip ->)
|