CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát
(TOTHA)Hiểu giải thoát như thế nào ta sẽ giải thoát như thế đó, ưa thích pháp thế gian ta sẽ trú tại thế gian...

    [Trích lược từ các bài giảng của Thầy ở khóa học TOTHA II kết nối Khoa học-Tôn giáo-Tâm linh giúp lý giải những hiện tượng mê tín dị đoan, tôn giáo biến tướng, tôn tạo danh vị, truyền bá tà pháp, tâm linh huyền bí(siêu linh, siêu huyền, huyền vi...)].

     Hai chữ "giải thoát" hiểu ra sẽ rất nhiều nghĩa. Vì vậy trong việc tu học giác ngộ ta cần phải phân biệt rõ ràng: ta cần giải thoát cái gì (đối tượng giải thoát), điều gì trói buộc, giam hãm ta (phạm vi, phạm trù giải thoát)? chứ không lấp lững lập lờ, đánh đồng việc giải thoát tình huống đời thường đa tạp (tương đối tính -> kiến tướng giải thoát) mà qui đồng (tà kiến) thành giải thoát Dukkha (tuyệt đối tính -> kiến tánh giải thoát), nếu hiểu sai điều cơ bản nầy thì sao mà thành tựu giải thoát?.... Ví dụ:.

         - Giúp bạn trong cơn nguy kịch về tài chính tức là giải thoát bạn khỏi vòng vây nợ, thù hận,  lao lý, gia đình bạn không bị đổ vỡ. Phương tiện: Pháp tài, pháp kinh tế, pháp luật, pháp lý.

         - Giúp bạn trong cơn nguy kịch về sức khỏe, bệnh tật tức là giải thoát bạn khỏi cơn đau hành hạ thân xác, tinh thần -> thoát khỏi vòng rối quẫn, bạn không bị thất nghiệp, gia đình bạn không bị đổ vỡ. Phương tiện: Pháp y.

         - Giúp bạn trong cơn nguy kịch về tinh thần thoát khỏi vòng rối quẫn, thoát khỏi sự mâu thuẫn đối với mọi người, bạn không bị thất nghiệp, gia đình bạn không bị đổ vỡ. Phương tiện: Pháp tâm lý, pháp kinh tế.

         - Giúp bạn giải thoát bạn khỏi buồn bực, chán chường. Phương tiện: Pháp tâm lý, pháp nghệ thuật.

        - Giúp bạn giải thoát phần nào sự hạn chế của nhãn/nhĩ căn để có khả năng thấy/nghe....khác thường. Phương tiện: Pháp tâm linh, pháp thần thông, pháp tôn giáo, pháp ma thuật.

       - Giúp bạn giải thoát phần nào sự hạn chế của nhãn/nhĩ/thể/ý căn để có khả năng thấy/nghe/trường thọ an lạc, nương tựa đấng.../hiểu biết chi li....khác thường. Phương tiện: Pháp tôn giáo, pháp a tu la, pháp thần tiên.

           - Giúp bạn giải thoát bạn khỏi mù chữ, hạn chế kiến thức, nhân cách sống,... Phương tiện: Pháp học đường, giáo dục.

         - Giúp tập thể thoát khỏi thất bại trong tranh đấu (võ thuật, bóng đá, bóng chuyền,...). Phương tiện: Đấu pháp.

            - Giúp xã hội giải thoát khỏi xung đột, tội ác, chiến tranh,... Phương tiện: Chính pháp, hiến pháp, quân pháp.

         - Giúp hành giả giải thoát khỏi vòng hữu vi lưỡng nghi. Phương tiện: Đạo pháp.

         - Giúp chúng sanh giải thoát khỏi vòng vây của chư pháp tạo ra luân hồi (hay giải thoát Dukkha). Phương tiện: Phật pháp nguyên thủy (lưu ý phân biệt phật giáo biến tướng).

      Do đó chúng ta không bị lầm lẫn ý nghĩa:

          1/- Giải thoát Dukkha (Pháp Phật -> Khai giác tri kiến, Pháp thánh nhân -> khai pháp tánh tri kiến).

          2/- Giải thoát: sự lý, tâm lý, bệnh lý, vật lý,... (Pháp thế gian, pháp phàm phu -> khai chúng sanh tri kiến).

    Do đó:

           "Hiểu giải thoát theo nghĩa nào, ưa thích pháp gì ta sẽ được giải thoát theo pháp đó...".

          "Rao giảng pháp thế gian/pháp tôn giáo xưng tán ngụy tạo lồng ghép cho là pháp Phật.  Đó chẳng khác nào hành vi dối gạt tín chúng, là phỉ báng Phật".

    Nhắc lại lời Phật dạy:

       "Tựa như nước đại dương kia chỉ có một vị mặn, điều mà Như Lai cần nói duy nhất không gì khác hơn đó  là giải thoát Dukkha".

     Nhắc lại lời Tổ Đạt Ma:

        "27 vị tổ Ấn Độ chỉ nói duy nhất pháp truyền tâm(tâm/pháp bất trục/cầu, nhất thiết chư pháp duy tâm sở sanh), không phô trương việc giữ giới, khổ hạnh, tụng đọc, ngâm vịnh, tán thán pháp phàm phu, lập văn tự, bày biện sắc tướng, tranh biện học thuật, thần thông,... Nay ta đến nơi đây nhắc lại: "Không thấy tánh quyết không thể nào giải thoát được".

     Nhắc lại tích xưa:

             - Ngài Đạo Tín đến cầu Tổ Tăng Xán để xin học giải thoát.

           - Tổ hỏi: Ai trói ông, cái gì trói ông mà ông đòi giải thoát?

          - Vừa nghe qua Đạo Tín bừng tỉnh ngộ thì ra tự chính mình tự trói mình cùng chư pháp bởi tâm đuổi theo pháp, cầu pháp,... và cũng chỉ tự mình giải thoát cho mình không ngoài ai khác.

      Nhắc lại tích xưa:

        - Ngài Pháp Đạt suốt bảy năm trì tụng kinh pháp hoa nhưng chưa kiến tánh đến gặp Tổ Huệ Năng để xin được thỉnh giáo.

        . - Tổ không biết chữ, nên bảo ngài Pháp Đạt tụng lại đầy đủ bảy bộ. Sau đó Tổ chỉ ra tánh của kinh gồm có 4 thừa là Khai-Thị-Ngộ-Nhập, nếu ông khai "chúng sanh tri kiến" thì pháp hoa chuyển ông, nếu khai "Phật tri kiến" thì ông chuyển pháp hoa... Vừa nghe xong Pháp Đạt liền đại ngộ thì ra bấy lâu tâm mình bị pháp hoa chuyển thì sao mà thấy tánh?.

  

    *Đôi điều chiêm nghiệm trên con đường tu học giải thoát Dukkha:

      1. Hãy luôn thành tâm tự tin nơi chính mình(tín căn giác chi), chớ nên tự ti mặc cảm về thân phận(tăng/tục, sớm/muộn, già/trẻ, sang/hèn), trình độ, danh vị nầy nọ mà phải luôn cầu cạnh nương tựa, dựa dẫm vào người khác hay một tha lực huyễn hoặc tôn tạo, bị lôi cuốn theo đám đông gây ám thị bởi những xảo ngữ thêu dệt, ngụy biện thông suốt(tà kiến biện thông) sai khiển -> ám thị đám đông khiến cho mọi người thiếu suy xét đến nỗi mù quáng, vô thức tin theo(mê tín hình thức, si thanh ảo thức), mà không phân biệt đâu là đúng/sai(chánh/tà), bị tà kiến biện thông tước đoạt nguồn nhiệt quyết sẵn có trong chính mình(dục thần túc giác chi) thay thế bởi sự nhu nhược tuân thủ rập khuôn và nô dịch cho sắc tướng tôn tạo lôi cuốn(nhược thần túc mê chi). Hãy cùng soi lại gương xưa mà xem: ngài Ưu Ba Li(là một trong mười vị đại đệ tử của Phật), ngài Huệ Năng(vị tổ thứ 6 của thiền tông Trung Hoa), theo kinh sách kể lại là hai ông đều xuất thân từ giai cấp thấp kém trong xã hội và ngài Huệ Năng thì mù chữ!... Nhưng bằng chính sự nhiệt tâm và nổ lực cùng với sự tự tin vào chính bản thân mình(dục thần túc và tín lực giác chi), tín nhiệm thực hành đúng theo giáo pháp dẫn dắt(tín căn giác chi) mà hành trì đúng giới luật thành tựu(Giới -> Định -> Huệ) đã giúp các ngài đắc thành thánh quả (A la hán) nhanh nhất so với những vị đồng tu đương thời!... Đây cũng chính là điều mà chúng ta cần lưu tâm và cần nhận thức lại một cách đúng đắn đó là giáo pháp chính thống (nguyên thủy) mà xưa kia Đức Phật đã từng thuyết giảng mang tính thiết thực, ngắn gọn(Liễu nghĩa), trọng tâm(Tâm) của giáo pháp nhắm vào tính cốt lõi(Tánh) của vấn đề “Khổ và Diệt Khổ” hoàn toàn không thêu dệt văn từ(câu chữ) tôn tạo hảo huyền xa thực tế(bất liễu nghĩa), bày biện văn tự(đền thờ) mê tín, thu phục đám đông ám thị hình thức tôn tạo(sắc tướng/danh vị hữu/vô hình) làm nơi nương tựa(qui thức bất y trí), cầu xin, ca tụng đủ thứ hình sắc hữu vi(pháp tướng phàm phu) Ái(ưa muốn) -> Thủ(đeo bám) -> Hữu(có được) tướng cảnh -> Sanh si mê pháp hữu vi -> Hoại diệt dần chủng trí giác ngộ(tự mình tự tại tự giác giác tha tự thành tự tánh) -> Vô minh ->...làm che khuất dần phật tánh sẵn có trong mỗi người chúng ta nói riêng và toàn thể chúng sanh nói chung.  

      2. Pháp tu giác ngộ(phật pháp) chính thống(nguyên thủy) xưa kia mà Đức Phật đã từng thuyết giảng chỉ gói gọn bởi 3 điều thiết thực đó chính là: Giới hạnh(Bất hành Thập ác -> Tâm địa bất nghi) + Định tâm đúng đắn(Bất nhiễm Bát tà -> Tâm địa bất loạn) + Tuệ tri giải thoát(Vô tưởng Chư pháp -> Vô niệm nhập Tánh). Chỉ với 3 điều thiết thực ấy thôi - gói gọn bởi 3 ý Giới-Định-Huệ(Tuệ)  thành tựu - sẽ chính là chìa khóa vạn năng mở toan mọi cửa ngục lục trần gian truân khổ ách[gọi là trần lao hay bát vạn tứ thiên lao môn(tám mươi bốn ngàn cửa ngục -> 84.000 phiền não giam hãm tâm trí chúng sanh)].  Giới-Định-Huệ thành tựu sẽ giúp giải thoát chúng sanh thực sự khỏi khổ đau trôi nổi, lặn ngụp suốt mãi trong luân hồi sanh/diệt. Phật học gọi ngắn gọn đó là giải thoát Dukkha(phiền não, trói buộc, níu kéo, bất tự do) không có gì là siêu huyền hay huyễn hoặc cả. Nếu thêu dệt/tôn tạo hảo huyền, huyễn hoặc thì rõ ràng rằng ta đã tự trói ta vào vòng quẫn văn từ/văn tự/mê tín -> đó rõ ràng là Dukkha. Giáo pháp tu học giác ngộ(phật pháp) liễu nghĩa trong 3 ý Giới-Định-Huệ thật là thực tế, thật là rõ ràng và chân thật đúng không?. Bởi thế mà Đức Phật đã giúp dẫn dắt thành công (độ thành) hơn 2400 người trong đó gồm đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp (mọi giới) trong xã hội Ấn độ thời bấy giờ chứng đắc(thành tựu) thánh quả(A La Hán) mà việc cùng nhau tu học trong điều kiện hoàn toàn không có giấy viết! (thời điểm hơn 2500 năm trước) để được ghi chép rộng rãi như ngày nay(đồng nghĩa với đa phần đều mù chữ!) và thổ ngữ địa phương(ngôn ngữ bản địa theo từng vùng, miền tựa như Bắc, Trung, Nam, Mường, Mán, Dao, Tày ở nước ta vậy) cũng vô cùng đa dạng. Vì vậy phương pháp duy nhất để có thể giúp các tu sinh ghi nhớ bài (lời Phật dạy) không ngoài việc hằng ngày cần phải thường xuyên tự lặp lại (niệm) nơi chính bản thân mình cùng những cảm thụ thu nhận để mà ghi nhớ. Niệm Thân: qua việc thường xuyên lưu tâm nơi (xứ) những động tác(đi, đứng, ngồi, nằm, cầm, nắm, với, rướn, gập, tắm, gội, xả tiện,...) một cách từ tốn, trang nghiêm. Niệm thụ: luôn lưu tâm nơi những hành vi hằng ngày của các cơ quan cảm thụ[Mắt(nhìn, liếc, đảo, trợn, nhắm, khép...); Tai(nghe, vễnh, lóng); Mũi(ngữi, thở, hắt hơi,...); miệng(ăn, uống, nói, cười, ngáp, há, nhai, nuốt, thổi,...); Lưỡi(nói, lè, nếm, liếm,...); Thân(xúc cảm, va chạm, chăm bón,...); Não(phân tích, suy nghĩ, học hỏi, tưởng tượng...)] luôn bám sát rà soát (quán sát) tránh đừng để bị cám dổ thỏa mãn bởi những ham muốn quá độ, rối loạn, đa tạp, trơ trẻn, bị động. Tâm luôn tưởng nhớ chánh pháp, cố công(duy trì) tự miệng mình nhẫm lại (đọc lại) một cách nhịp nhàng, đều đặn (tụng đọc) lời dạy của Phật, kế tiếp là việc vừa đọc vừa suy nghiệm (quán chiếu) đến lý nghĩa bằng cách tụng niệm lại giáo lý, đồng thời có thể phối hợp thêm công cụ gỏ nhịp(chuông, mõ) làm phương tiện để giúp cho (hổ trợ) việc tập trung tinh thần của người tập luyện chỉnh sửa thân tâm (tu tập) được tốt hơn, giúp dần quên những tạp niệm hằng ngày, đây cũng là phương tiện giúp hòa hợp Thân-Khẩu-Ý(hiệu ứng trường năng lượng âm thanh kích hoạt tiềm thức, lưu ý nếu vận dụng sai sẽ dẫn đến hiệu ứng si thanh ảo thức, trầm cảm tự kỷ, vọng ngữ thêu dệt).

(Xem tiếp->)

 

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18002016
Đang online : 82