CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Bản chất chư pháp tt1
(TOTHA)Chư pháp biến hóa không lường (trùng trùng duyên khởi) tạo ra thế gian muôn sắc thái đan xen lẫn nhau (vây phủ lẫn nhau) từ đó mà tao vòng nhân/quả sanh/diệt lân hồi không cùng tận (xét trong hệ quy chiếu tương đối)...

1.   Bản Đôn Hoàng (敦煌本), gọi đủ là Nam tông đốn giáo tối thượng đại thừa ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật kinh Lục tổ Huệ Năng Đại sư ư Thiều Châu Đại Phạm tự thí pháp đàn kinh (南宗頓教最上大乘摩呵般若波羅蜜經六祖惠能大師于韶州大梵寺施法壇經). Bản này gồm có 57 tiết, chẳng chia phẩm mục, chữ nghĩa chất phác, được xem là bản có sớm nhất. Bản này hiện được xếp vào Đại Chính tạng tập 48, số hiệu 2007, trang 337.

2.   Bản của Huệ Hân (惠昕), tên Lục tổ đàn kinh (六祖壇經), chia làm 2 quyển thượng và hạ, gồm 11 môn, khoảng hơn 14.000 chữ, ít hơn bản Đôn Hoàng 1.000 chữ. Bài tựa của Huệ Hân viết: Bản xưa văn rườm rà được đệ tử xem qua, trước vui sau chán. Có thể thấy rằng bản này đã được lược bớt chút ít.

3.   Bản của Khế Tung, gọi đủ là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh Tào Khê nguyên bản (六祖大師法寶壇經曹溪原本), gọi tắt là Tào Khê nguyên bản, gồm 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Khế Tung biên sửa lại vào khoảng niên hiệu Chí Hoà (1054-1056) đời nhà Tống.

4.   Bản của Tông Bảo, gọi đủ là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh (六祖大師法寶壇), 1 quyển, 10 phẩm, hơn 20.000 chữ, do sư Tông Bảo (宗寶) biên tập lại vào niên hiệu Chí Nguyên thứ 28 (1921) đời nhà nguyên, đây là bản thường thấy lưu hành, được xếp vào Đại Chính tạng tập 48, số hiệu 2008, trang 345.

    Các bản ở trên không ghi chép trung thực về lời giảng ban đầu của Tổ Huệ Năng mà có sự trộn lẫn, sửa đổi về cuộc đời của Tổ cho đến những lí giải về Thiền tông. Nội dung chủ yếu của Đàn kinh bản Đôn Hoàng đại khái chia làm 3 phần:

1.   Thuật lại quá trình Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trao truyền y pháp cho Huệ Năng.

2.   Huệ Năng giảng pháp cho đệ tử và các lời ứng đối của Ngài với người hỏi pháp.

3.   Những lời dặn dò đệ tử trước khi Tổ Huệ Năng thị tịch.

          Kinh này nói về pháp Ma-ha-bát-nhã và phát triển thành Đốn giáo "Nhất siêu trực nhập". Đem lí luận "Vô niệm", "Vô tướng" và "Vô trụ" trong Kinh Kim cương(cang) bát nhã ba la mật đa kết hợp lại, rồi đề xướng "Vô niệm là tông", "Vô tướng là thể" "Vô trụ là bản" làm phương pháp thực tu của Thiền tông. Lại có cách giải thích mới về thiền định: "Ngoài lìa các tướng là thiền, trong không loạn là định", tức là chỉ cần đạt đến vô niệm thì chính đó là thiền định. Tóm lại Thiền tông sau Lục tổ Huệ Năng phát triển rất nhiều tư tưởng đặc sắc, như Tự tính cụ túc, kiến tính thành Phật, tự tâm đốn ngộ, trực chỉ nhân tâm, và chúng đều được phản ánh trong Đàn kinh. Có thể nói Đàn kinh đặt nền tảng cho sự phát triển của Thiền tông phương Nam.

 

Nguyên bản Pháp Bảo Đàn kinh mà tôi dịch đây là bản mới tìm được từ động Đôn Hoàng (01/09/1985), vùng sa mạc Tân Cương, miền Trung Á. Bản này đã được viết ra vào khoảng năm 830 và trễ nhất là năm 860 (theo giảo nghiệm lối viết chữ thảo ở thời đó, do một chuyên viên danh tiếng, giáo sư Akira Fujieda của Đại học Tokyo). Đây là bản Pháp Bảo Đàn xưa nhất của thế giới hiện nay. Trước đây, ở Việt Nam, tôi được biết ít nhất có ba bản dịch Việt của ba dịch giả (Hòa thượng Thích Minh Trực, ông Đoàn Trung Còn, và ông Tô Quế), nhưng cả ba bản dịch này được dựa theo bản chữ Hán Pháp Bảo Đàn kinh được viết vào thế kỷ thứ XIII (năm 1291), gọi bản Tông Bảo; bản này không khác lắm với bản Đức Dị được in vào năm 1290 tại Nam Hải (bản Đức Dị đã được du nhập vào Triều Tiên vào năm 1316 và tất cả bản Pháp Bảo Đàn kinh bằng tiếng Triều Tiên đều xuất phát từ bản Đức Dị). Bản Pháp Bảo Đàn kinh được thông dụng nhất hiện nay ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam chính là bản Tông Bảo được viết vào năm 1291 và được in trong Đại Tạng kinh ở đời Minh. Ngoài những bản vừa kể, ít nhất chúng ta được biết có gần mười bản Pháp Bảo Đàn kinh khác nhau, ngoài bản xưa nhất tìm lại được ở động Đôn Hoàng, viết vào khoảng những năm 830-860 (chính là bản tôi dịch), những bản khác là bản Huệ Hân (năm 967), bản Thiều Hồi (năm 1013), bản Tồn Trung (năm 1116), bản Bắc Tống (năm 1153). Ngoài ra có hai bản đáng lưu ý và được coi đầy đủ nhất là hai bản ở Nhật Bản, bản Đại Thừa Tự (Daijòji) và bản Hưng Thánh Tự (Kòshòji); bản Đại Thừa Tự thì dựa vào bản Tồn Trung, còn bản Hưng Thánh Tự thì dựa vào bản Bắc Tống và bản Thiều Hồi. Tất cả những bản Pháp Bảo Đàn kinh khác nhau vừa kể trên đều xuất phát từ bản duy nhất còn tìm lại được: chính là bản Đôn Hoàng (830-860) mà tôi dịch ở đây. Bản Đôn Hoàng là bản ngắn gọn nhất và chỉ gồm có mười hai ngàn chữ, còn những bản khác (bản đời Nguyên và Minh) gồm khoảng hai mươi mốt ngàn chữ. Bản chữ Hán tôi dịch ở đây được dựa theo bản chữ Hán đã được san định kỹ lưỡng do công phu uyên bác của giáo sư Philip B.Yampolsky của Đại học Columbia (The Platform Sutra of the Six Patriarch, the Text of the Tun-Huang Manuscript with Translation, Introduction, and Notes by Philip B.Yampolsky, Columbia University Press, New York, 1967). Trong phần mở đầu của quyển sách, giáo sư Yampolsky đã cống hiến cho độc giả những dữ kiện lịch sử rõ rệt về sự thành hình của Thiền tông, căn cứ theo những tài liệu được khai quật từ động Đôn Hoàng; giáo sư đã chịu khó tham khảo hàng ngàn thiên khảo cứu Trung Hoa và Nhật Bản, cho độc giả nhìn thấy lại sự diễn biến của Thiền tông tại Trung Hoa từ những thế kỷ thứ VI, VII, VIII và IX, giáo sư đã tham khảo tất cả những tài liệu dữ kiện liên hệ đến Thiền tông ở những thế kỷ ấy, mà ngay rất nhiều học giả Trung Hoa và Nhật Bản cũng ít biết đến...

Sau khi được Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn truyền y bát (lúc gần 23 tuổi!), ngài Huệ Năng đi về phương nam (Tào Khê) sống ẩn dật suốt 16 năm trong rừng núi (cùng đoàn thợ săn). Sau đó đúng duyên lành tức vào thời điểm phật giáo phát triển ở nơi nầy (Quảng Châu), ngài vào chùa Đại Phạm (Báo Ân) [tài liệu khác ghi là chùa Pháp Tánh] gặp pháp sư Ấn Tông trình y bát tổ truyền và bắt đầu thuyết giảng giáo pháp trên ba mươi mấy năm trời chung quanh vùng Quảng Đông và vùng biên giới Trung - Việt, và cả nước Trung Hoa lúc ấy không ai biết đến tên tuổi của ngài cả, lúc ấy Thần Tú được trọng đãi ở triều đình Trung Hoa và được chính thức coi như Lục Tổ của Đông Sơn pháp môn (lúc đó chưa có phân biệt “Bắc Tú, Nam Năng” như ta thấy trong bản Đôn Hoàng và những hậu bản Pháp Bảo Đàn kinh). Danh tiếng, uy thế của Thần Tú và đệ tử Phổ Tịch lẫy lừng vang dội và được vua Trung Hoa coi như Quốc sư, đang khi ấy ngài Huệ Năng chỉ là một ông đạo sĩ “man rợ” tối tăm ở biên cương [1], chỉ có được một số môn đệ người Trung Hoa trung thành sùng bái, trong số đó có một người tên là Thần Hội; chính Thần Hội sau này đã khôi phục lại ngôi vị Tổ sư thứ sáu cho Huệ Năng và rao truyền đạo lý Đốn ngộ Bát nhã của Huệ Năng và đẩy lùi tất cả những trường phái Thiền tông khác đi vào bóng tối của lịch sử. Tất cả tư tưởng đạo lý của Thần Hội đều được rút ra trực tiếp từ Huệ Năng. Vai trò quyết định của Thần Hội đối với lịch sử Phật giáo Thiền tông Trung Hoa và Nhật Bản chỉ mới được Hồ Thích khám phá ra từ những tài liệu đào ra được ở động Đôn Hoàng, lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Paris. Tác phẩm của Thiền sư Thần Hội đã thất lạc từ lâu ở Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ nhờ Hồ Thích khám phá ra ở thư loại Pelliot tại Paris mà lịch sử Phật giáo Thiền tông Trung Hoa đã được viết lại hết, chẳng những tài liệu của Hồ Thích thôi mà còn bao nhiêu tài liệu khác từ Đôn Hoàng đã giúpc ho các học giả Nhật và phương Tây thấy rằng sự thực lịch sử về sự thành hình của Thiền tông không giống như những tài liệu lịch sử Phật giáo Trung Hoa như chúng ta từng quen biết từ lâu. Những gì chúng ta biết được về những Tổ sư Trung Hoa từ Bồ Đề Đạt Ma cho đến Huệ Năng đều do những truyền thuyết nguỵ tạo ở những thế hệ sau!.. Tất cả những sử gia Trung Hoa và ngoại quốc muốn viết gì về Huệ Năng đều lấy tài liệu chứng minh từ bộ Toàn Đường văn (Đài Bắc, 1961, 20 cuốn), nhưng theo giáo sư Yampolsky thì bộ “Bộ sách Toàn Đường văn” được biên soạn vào năm 1814 và sử dụng tạp nhạp tất cả những tài liệu một cách bừa bãi, và nhiều tài liệu đã được viết ra sau này và rất gần đây, thành ra không thể tin vào giá trị của những tài liệu ấy” (Yampolsky, op. cit., trang 31). Sau khi khảo xét rất kỹ lưỡng tất cả tài liệu liên quan đến Huệ Năng trong bộ Toàn Đường văn, Yampolsky phải đi đến kết luận rằng tất cả đều là ngụy tạo (op. cit., trang 59). Sau khi đã duyệt qua hàng ngàn tài liệu Trung Hoa và Nhật Bản, cùng những tài liệu khai quật ở Đôn Hoàng, Yampolsky đi đến kết luận rằng: “Chúng ta không có được những dữ kiện nào về Huệ Năng cả!(For Hui-Neng we have no facts…” op. cit., trang 60). “Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng thực ra gần như không có gì để chúng ta có thể nói thực sự về Huệ Năng” (“We may only conclude that there is infacts, almost nothing that we can really say about him”, op. cit., trang 69). Theo Yampolsky, chúng ta chỉ biết chắc có một điều là có một người tên là Huệ Năng, một thiền sư có đôi chút tiếng tăm đương thời và sống đâu đó ở vùng miền Nam Trung Hoa”. Theo Yampolsky, chỉ có hai tài liệu đáng tin cậy: thứ nhất là Lăng Già sư tử ký (khai quật ở Đôn Hoàng), và tài liệu này chỉ nhắc đến tên Huệ Năng như là một trong mười học trò của Hoằng Nhẫn, chỉ thế thôi và không có ghi chép sự kiện gì khác; tài liệu thứ hai là bia ký của thi hào Vương Duy vào khoảng năm 740. Còn tất cả những tài liệu khác đều do những thời đại sau ngụy tạo. Trong bia ký của thi hào Vương Duy mà Yampolsky đã trích dịch ở trang 66-67 (op. cit.), chúng ta chỉ thấy Vương Duy ghi rằng: “Nơi quê quán của Thiền sư Huệ Năng không ai biết. Thiền sư sinh sống ở một thôn làng nam man (mọi rợ). Khi trẻ, học đạo với Hoằng Nhẫn, thiên tài của ngài được Ngũ Tổ ghi nhận và được trao truyền y pháp; Ngũ Tổ bảo ngài phải lìa bỏ (tức là lìa bỏ đất Trung Hoa), và trong mười sáu năm, ngài sống ẩn trốn với phường buôn bán dân ngu khu đen (tức là phường dân ngu khu đen ở Việt Nam). Từ hai dữ kiện lịch sử trên và dựa theo tất cả những bản khác nhau của Pháp Bảo Đàn kinh, và loại bỏ tất cả những gì có tính cách thần thoại hay truyền thuyết (và ngay cả bản Đôn Hoàng Pháp Bảo Đàn kinh chỉ được chép vào năm 830-860, gọi là do Pháp Hải ghi lại, chưa hẳn là nguyên bản của Pháp Bảo Đàn kinh mà những học giả Nhật cho rằng đã có một nguyên bản khác đã được viết vào khoảng năm 713-714 sau khi Huệ Năng viên tịch... 

Điều sai lầm lớn nhất là mỗi khi ta nhắc đến ngài Huệ Năng thì lập tức chúng ta hình dung rằng ngài có hình dáng một cụ Hòa thượng già nua, mường tượng như những hình ảnh ta nhìn thấy trong sách vở Tàu; tất cả những hình ảnh của ngài và ngay cả hình ảnh chụp nhục thân của ngài đều là những hình ảnh do những đời sau nguỵ tạo. Chúng ta thường hình dung nét mặt của ngài Huệ Năng là nét mặt hiền hậu của một cụ già, nhưng chúng ta đã quên rằng Huệ Năng đã từng rất trẻ (được truyền y bát lúc gần 23 tuổi!).

Có một điều không nên quên đó là lần đầu tiên và có thể là lần cuối cùng độc nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa mà ngôi vị Tổ sư của một tông pháp lớn nhất của Phật giáo lại được trao truyền cho một người ngoại quốc còn rất trẻ tuổi (chưa đầy 23 tuổi!) và chưa thọ giới xuất gia gì cả (Huệ Năng chỉ làm lễ thế phát xuất gia tại chùa Đại Phạm theo điệu hình thức lúc gần 40 tuổi, vì “phương tiện thiện xảo”, vì từ bi để hoằng pháp và gìn giữ ý nghĩa siêu việt của chữ “Tăng” trong Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) mà sau nầy ngài đã giảng giải lại, nhưng chi tiết này cũng do những bản đời sau của Pháp Bảo Đàn kinh thêm vào để cho “cụ túc” hình tướng cần thiết hóa độ).

Ngoài ra, còn một điểm đáng lưu ý mà Yampolsky đã nêu ra: Bài thuyết pháp quan trọng nhất của Huệ Năng là ở chùa Đại Phạm, nhưng theo Yampolsky thì, không ai có thể truy tìm cho ra chùa Đại Phạm ở đâu, chỉ biết chùa ấy còn có tên là chùa Báo Ân. Ngôi chùa quan trọng nhất, nơi xảy ra bài thuyết pháp quan trọng nhất của Huệ Năng và là nội dung quan trọng nhất của tất cả các bản Pháp Bảo Đàn kinh mà không có học giả nào truy ra được địa điểm đích xác [2], đang khi đó, một sự kiện lạ lùng, là chúng ta đã thấy cái tên chùa Báo Ân rất nhiều lần trong quyển Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, cuốn 1, trang 342 và 344; và điều lạ lùng nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam: trong Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi có hai tên khuyết lục vào thế hệ thứ năm và thế hệ thứ sáu, vào thế kỷ thứ VII và thế kỷ thứ VIII, đồng thời với Huệ Năng và Thần Hội (mà Thần Hội ở chùa Hà Trạch, Hà Trạch nào, phải chăng là Hà Trạch ở Lạc Dương hay Hà Trạch ở Việt Nam?), vì trong Lĩnh Nam chích quái có ghi rằng: “Thiền sư Không Lộ kết làm đạo hữu với Giác Hải, lần đến chùa Hà Trạch nương thân…” (trang 90). Và riêng về tài liệu Phật giáo Việt Nam có một nghi vấn mà chưa ai trả lời được và còn ghi lại trong Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (trang 224 và 98): có hai hệ phái Đại Điên và Bát Nhã không được chép vào lịch sử những thế hệ truyền thừa. Chúng ta cũng nên nhớ rằng Huệ Năng và Thần Hội thuộc vào hệ phái Bát Nhã và chống lại hệ phái Lăng Già của Thần Tú và Phổ Tịch. Có một điều đáng nói hơn nữa, đang khi Huệ Năng đương thời không được người Trung Hoa biết đến, và mãi sau đến sự xuất hiện hoằng pháp của Thần Hội (sau khi Huệ Năng đã viên tịch từ lâu rồi) thì ảnh hưởng của Huệ Năng lớn mạnh như vũ bão quét sạch tất cả tông phái khác ở đất Trung Hoa, đang khi ấy nước Trung Hoa không có một tổ đình nào mang tên là Lục Tổ thì trái lại tại Việt Nam đã có một tổ đình rất lâu đời, mang tên là Tổ đình Lục Tổ (xin đọc Nguyễn Lang, trang 218, trang 98, trang 101). Như trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Tổ đình Lục Tổ đã có tới trên 400 năm, tính kể từ cuối thế kỷ thứ XII, tức là Tổ đình Huệ Năng đã có từ thế kỷ thứ VIII, thời đại của Huệ Năng [Huệ Năng viên tịch vào thập niên đầu thế kỷ VIII, tức khoảng năm 713) (Nguyễn Lang, op. cit., trang 101)...]. 

[1] chữ (Đàn): tên một dân tộc thiểu số thời xưa, ở vào tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cho tới Việt Nam, Thái Lan, Myanmar.

[2] lưu ý không bị lầm lẫn chùa Đại Phạm, chùa Báo Ân, chùa Hà Trạch, tổ đình Lục Tổ, tôn tượng Tổ Huệ Năng do các thế hệ sau nầy chế tác...

(Xem tiếp->)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18002844
Đang online : 62