CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Sáu cửa khai ngộ thật sự tt4
(TOTHA)Ngăn giữ sáu căn chẳng để ngoại trần quấy nhiễu, soi chiếu bên trong, tỉnh thức rõ biết sáng tỏ bên ngoài, tam độc dứt sạch giúp thâu nhiếp được tâm. Đó là giải thoát thật sự

  V/- Đệ Lục Môn: Huyết Mạch Luận

Tam giới hưng khởi đồng quy nhất tâm, tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự.   (Khởi lên ba cõi, thảy gồm về một tâm. Chư Phật trước sau cùng lấy tâm truyền tâm, chẳng tạo ra văn tự.)

Vấn viết: Nhược bất lập văn tự dĩ hà vi tâm? (Hỏi: Nếu chẳng tạo ra văn tự, lấy gì là tâm?)

Đáp viết: Nhữ vấn ngô, tức thị nhữ tâm. Ngô đáp nhữ, tức thị ngô tâm. Ngô nhược vô tâm, nhân hà giải đáp nhữ. Nhữ nhược vô tâm, nhân hà giải vấn ngô. Vấn ngô tức thị nhữ tâm.  (Đáp: Nay người hỏi ta, đó chính là tâm của người. Ta đáp lời người, đó chính là tâm của ta. Nếu ta không có tâm, nhân đâu hiểu được việc đáp người? Nếu người không có tâm, nhân đâu hiểu được việc hỏi ta? Nên hỏi ta đó chính là tâm của người.)

Tùng vô thuỷ khoáng đại kiếp dĩ lai, nãi chí thi vi vận động, nhất thiết thời trung nhất thiết xứ sở, giai thị nhữ bản tâm, giai thị nhữ bổn Phật. Tức tâm thị Phật, diệc phục như thị. Trừ thử tâm ngoại, chung vô biệt Phật khả đắc. Ly thử tâm ngoại, mịch bồ-đề Niết-bàn, vô hữu thị xứ.  (Từ vô số kiếp đến nay, hết thảy mọi hành vi, vận động, mọi lúc, mọi nơi, đều chính là gốc tâm của người, đều chính là gốc Phật của người. Tâm chính là Phật, cũng là như thế. Trừ tâm ấy ra, rốt cùng không Phật nào khác có thể được. Lìa tâm ấy ra, không có lý nào tìm được giác ngộ Niết-bàn.)

Tự tánh chân thật, phi nhân phi quả. Pháp tức thị tâm nghĩa, tự tâm thị Bồ-đề, tự tâm thị Niết- bàn. Nhược ngôn tâm ngoại hữu Phật cập Bồ-đề khả đắc, vô hữu thị xứ. (Tự tánh vốn chân thật, không phải nhân, không phải quả. Pháp tức là nghĩa của tâm, tự tâm là Bồ- đề, tự tâm là Niết-bàn. Nếu nói rằng ngoài tâm có Phật với Bồ-đề có thể được, thật không có lý như vậy.)

Phật cập Bồ-đề giai tại hà xứ? Thí như hữu nhân dĩ thủ tróc hư không, đắc phủ? Hư không đãn hữu danh, diệc vô tướng mạo, thủ bất đắc, xả bất đắc, thị tróc không bất đắc. Trừ thử tâm ngoại mịch Phật, chung bất đắc dã. Phật thị tự tâm tác đắc, nhân hà ly thử tâm ngoại mịch Phật. Tiền Phật hậu Phật chỉ ngôn kỳ tâm. (Phật với Bồ-đề cùng ở nơi nào? Như có người dùng tay nắm bắt hư không, được chăng? Hư không vốn chỉ có tên gọi, không có tướng mạo, không thể nắm giữ, không thể buông bỏ. Vậy nên nắm bắt cái không chẳng thể được. Ngoài tâm mà tìm Phật, rốt cùng chẳng thể được. Phật chính là tự tâm mà thành, do đâu lại lìa tâm mà tìm Phật bên ngoài? Chư Phật trước sau cũng chỉ nói một tâm này.)

Tâm tức thị Phật, Phật tức thị tâm. Tâm ngoại vô Phật, Phật ngoại vô tâm. Nhược ngôn tâm ngoại hữu Phật, Phật tại hà xứ? Tâm ngoại ký vô Phật, hà khởi Phật kiến. Đệ tương cuống hoặc, bất năng liễu bản tâm, bị tha vô tình vật nhiếp, vô tự do phần. Nhược hựu bất tín, tự cuống vô ích. (Tâm chính là Phật, Phật chính là tâm. Ngoài tâm không có Phật. Ngoài Phật không có tâm. Nếu nói rằng ngoài tâm có Phật, Phật ở nơi nào? Ngoài tâm đã không có Phật, sao khởi lên việc thấy Phật? Trước sau tuần tự dối nhau, không hiểu rõ được tâm mình, liền bị cảnh vật vô tình bên ngoài sai sử, không chút tự do. Nếu vẫn không có lòng tin, chỉ tự dối mình vô ích.)

Phật vô quá hoạn. Chúng sanh điên đảo, bất giác bất tri tự tâm thị Phật. Nhược tri tự tâm thị Phật, bất ưng tâm ngoại mịch Phật. (Phật không quá khó tìm. Chúng sanh điên đảo, không rõ biết rằng tâm mình chính là Phật. Nếu biết tâm mình là Phật, chẳng nên tìm Phật ở ngoài tâm.)

Phật bất độ Phật. Tương tâm mịch Phật, nhi bất thức Phật. Đãn thị ngoại mịch Phật giả, tận thị bất thức tự tâm thị Phật. Diệc bất đắc tương Phật lễ Phật, bất đắc tương tâm niệm Phật. Phật bất tụng kinh. Phật bất trì giới, Phật bất phạm giới. Phật vô trì phạm, diệc bất tạo thiện ác. (Phật không cứu độ Phật. Dùng tâm để tìm Phật, ấy là không rõ biết Phật, nhưng ngoài tâm mà tìm Phật đều là những người không rõ biết tâm mình là Phật. Cũng không thể đem Phật ra lạy Phật, không thể đem tâm niệm Phật. Phật không tụng kinh, Phật không giữ giới, Phật không phạm giới. Phật không giữ không phạm, cũng không tạo các việc lành dữ.)

Nhược dục mịch Phật, tu thị kiến tánh. Tánh tức thị Phật, nhược bất kiến tánh, niệm Phật tụng kinh trì trai trì giới diệc vô ích xứ. (Như muốn tìm Phật, cần thấy được tánh. Tánh chính là Phật. Nếu không thấy tánh, niệm Phật, tụng kinh, ăn chay, giữ giới thảy đều vô ích.)

Nhược tự kỷ bất minh liễu, tu tham thiện tri thức liễu khước sanh tử căn bản. Nhược bất kiến tánh, tức bất danh thiện tri thức. Nhược bất như thử, túng thuyết đắc thập nhị bộ kinh, diệc bất miễn sanh tử luân hồi, tam giới thọ khổ, vô hữu xuất kỳ. (Nếu tự mình không sáng tỏ, nên học hỏi nơi các bậc thiện tri thức đã thấu rõ nguồn gốc sanh tử. Nếu không thấy tánh thì chẳng gọi là thiện tri thức. Nếu chẳng như vậy thì dù có giảng nói được mười hai bộ kinh cũng không khỏi vòng luân hồi sinh tử, chịu khổ trong ba cõi, không lúc nào ra khỏi.)

Nhược bất thức đắc tự tâm, tụng đắc nhàn văn thơ, đô vô dụng xứ. Nhược yếu mịch Phật, trực tu kiến tánh. Tánh tức thị Phật. Phật tức thị tự tại nhân, vô sự vô tác nhân. (Nếu không rõ được tự tâm, tụng đọc những thơ văn nhàn rỗi đều chẳng dùng vào đâu được. Nếu quyết lòng tìm Phật, phải thẳng hướng đến chỗ thấy tánh. Tánh ấy chính là Phật. Phật là người tự tại, là người vô sự, không tạo tác.)

Nhược bất kiến tánh, chung nhật mang mang, hướng ngoại trì cầu mịch Phật, nguyên lai bất đắc. Tuy vô nhất vật khả đắc, nhược cầu hội, diệc tu tham thiện tri thức, thiết tu khổ cầu, linh tâm hội giải sanh tử sự đại. Bất đắc không quá, tự cuống vô ích. (Nếu không thấy tánh, suốt ngày mê muội, hướng ra bên ngoài nhọc sức cầu Phật, rốt cũng chẳng được. Tuy rằng chẳng gì có thể được, nhưng nếu cầu được hiểu biết cũng nên học hỏi nơi bậc thiện tri thức, phải khẩn thiết khổ cầu, khiến cho tâm hiểu rõ được việc lớn sinh tử, chớ để năm tháng luống qua, tự dối mình vô ích.)

Túng hữu trân bảo như sơn, quyến thuộc như hằng hà sa, khai nhãn tức kiến, hiệp nhãn hoàn kiến ma? Cố tri hữu vi chi pháp như mộng huyễn đẳng. Nhược bất cấp tầm sư, không quá nhất sanh. Nhiên tắc Phật tánh tự hữu, nhược bất nhân sư, chung bất minh liễu. Bất nhân sư ngộ giả, vạn trung hy hữu. (Như có của báu chất bằng núi cao, có quyến thuộc nhiều như cát sông Hằng, mở mắt nhìn thấy đó, nhắm mắt (Ý nói khi chết đi) còn thấy được sao? Nên biết rằng các pháp hữu vi đều là ảo mộng. Nếu không gấp rút tìm thầy học đạo, một đời luống qua vô ích. Cho dù tánh Phật vốn tự có, nếu không nhờ nơi thầy, rốt lại cũng không rõ được. Không nhờ nơi thầy mà hiểu được, việc ấy rất hiếm có.)

Nhược tự kỷ dĩ duyên hội hiệp đắc thánh nhân ý, tức bất dụng tham thiện tri thức. Thử tức thị sanh nhi tri chi thắng học dã. (Như tự mình sẵn có duyên lành nắm hiểu được ý thánh thì chẳng cần phải học hỏi nơi bậc thiện tri thức. Đó là những người sinh ra đã sẵn biết, sở học vượt trội hơn người.)

Nhược vị ngộ giải, tu cần khổ tham học, nhân giáo phương đắc ngộ. Nhược tự minh liễu, bất học diệc đắc, bất đồng mê nhân bất năng phân biệt tạo bạch, vọng ngôn tuyên Phật sắc, tán dương Phật, tức thị báng Phật vọng pháp, như tư đẳng loại, thuyết pháp như vũ, tận thị ma thuyết, tức phi Phật thuyết. Sư thị ma vương, đệ tử thị ma dân. (Nếu chưa rõ biết, phải chuyên cần khó nhọc mà học hỏi, nhờ nơi kinh điển để được rõ biết. Như tự mình rõ biết, không học cũng biết, chẳng giống như những người mê lầm không thể phân biệt trắng đen, dối xưng lời Phật dạy, xưng tán Phật, nói pháp sai dối, đó là phỉ báng Phật. Những hạng si mê ấy thuyết pháp như mưa tuôn, hết thảy đều là ma thuyết, chẳng phải Phật thuyết. Thầy là vua ma, đệ tử là dân ma.)

Mê nhân nhậm tha chỉ huy, bất giác đọa sanh tử hải. Đãn thị bất kiến tánh nhân, vọng xưng thị Phật. Thử đẳng chúng sanh thị đại tội nhân, cuống tha nhất thiết chúng sanh, linh nhập ma cảnh. (Người ngu mê chịu theo sự sai sử theo cảnh ngoài, chẳng biết phải rơi vào biển khổ sanh tử, nhưng những kẻ không thấy tánh mình lại dối xưng là Phật. Những hạng chúng sinh ấy đều là những kẻ mắc tội lớn, dối gạt hết thảy những chúng sinh khác, làm cho phải rơi vào cảnh giới của ma.)

Nhược bất kiến tánh thuyết đắc thập nhị bộ kinh giáo, tận thị ma thuyết. Ma gia quyến thuộc, bất thị Phật gia đệ tử. Ký bất biện tạo bạch, bằng hà miễn sanh tử. Nhược kiến tánh tức thị Phật. Bất kiến tánh tức thị chúng sanh. Nhược ly chúng sanh tánh biệt hữu Phật tánh khả đắc giả, Phật kim tại hà xứ? Chúng sanh tánh tức thị Phật tánh dã. Tánh ngoại vô Phật, Phật tức thị tánh. Trừ thử tánh ngoại, vô Phật khả đắc. Phật ngoại vô tánh khả đắc. (Nếu không thấy tánh thì dù thuyết giảng được mười hai bộ kinh, thảy đều là ma thuyết. Ấy là quyến thuộc của ma, chẳng phải hàng đệ tử Phật. Đã không phân được trắng đen, dựa vào đâu mà thoát khỏi được sanh tử? Nếu thấy tánh tức là Phật, không thấy tánh tức là chúng sanh. Nếu như lìa bỏ tánh chúng sinh mà riêng có tánh Phật có thể được, thì hiện nay Phật tại nơi nào? Tánh chúng sanh chính là tánh Phật, ngoài tánh ra không có Phật. Phật chính là tánh. Ngoài tánh mình ra, không Phật nào có thể được. Ngoài Phật ra, không tánh nào có thể được.)

Vấn viết: Nhược bất kiến tánh, niệm Phật tụng kinh, bố thí, trì giới, tinh tấn, quảng hưng phước lợi, đắc thành Phật phủ? (Hỏi: Nếu không thấy tánh thì những việc như niệm Phật, tụng kinh, bố thí, giữ giới, tinh tấn, làm nhiều việc phước, có thành Phật được chăng?)

Đáp viết: Bất đắc. (Đáp: Không thể được.)

     Hựu vấn: Nhân hà bất đắc? (Lại hỏi: Do đâu mà không thể được?)

     Đáp viết: Hữu thiểu pháp khả đắc, thị hữu vi pháp, thị nhân quả, thị thọ báo, thị luân hồi pháp, bất miễn sanh tử, hà thời đắc thành Phật đạo? (Đáp: Bất cứ pháp nào có thể được đều là pháp hữu vi. Đó là nhân quả, là thọ báo, chính là pháp luân hồi. Không thoát khỏi được sinh tử, bao giờ mới thành đạo Phật?)

Thành Phật tu thị kiến tánh. Nhược bất kiến tánh, nhân quả đẳng ngữ thị ngoại đạo pháp. (Thành Phật ấy là thấy tánh. Nếu không thấy tánh, có nói về nhân quả cũng là pháp ngoại đạo.)

Phật vô trì phạm. Tâm tánh bổn không, diệc phi cấu tịnh. Chư pháp vô tu vô chứng, vô nhân vô quả. Phật bất trì giới, Phật bất tu thiện, Phật bất tạo ác, Phật bất tinh tấn, Phật bất giải đãi, Phật thị vô tác nhân. Đãn hữu trụ trước tâm kiến Phật tức bất hứa dã. Phật bất thị Phật, mạc tác Phật giải. (Phật không có giữ, không có phạm. Tánh của tâm vốn là không, cũng chẳng dơ chẳng sạch. Các pháp không có chỗ tu, không có chỗ chứng, không nhân, không quả. Phật không giữ giới, Phật không tu việc thiện, Phật không làm việc ác, Phật không tinh tấn, Phật không lười nhác. Phật là người không tạo tác. Chỉ cần có tâm vướng mắc, không thể thấy Phật. Phật không phải là Phật, chớ nên tìm cách hiểu về Phật.)

Nhược bất kiến thử nghĩa, nhất thiết thời trung, nhất thiết xứ xứ, giai thị bất liễu bổn tâm. Nhược bất kiến tánh, nhất thiết thời trung, nghĩ tác vô tác tưởng, thị đại tội nhân, thị si nhân. Lạc vô ký không trung, hôn hôn như túy nhân, bất biện hảo ố. (Như không rõ được ý nghĩa ấy thì mọi lúc mọi nơi đều là không thấu rõ được tâm mình. Nếu không thấy tánh mà lúc nào cũng nuôi cái tư tưởng không tạo tác, đó là người mang tội lớn, là người ngu si lạc vào trong chỗ vô ký không, mê mẩn như người say rượu, chẳng phân biệt được tốt xấu.)

Nhược nghĩ tu vô tác pháp, tiên tu kiến tánh, nhiên hậu tức duyên lự. Nhược bất kiến tánh đắc thành Phật đạo, vô hữu thị xứ. (Nếu muốn tu pháp không tạo tác, trước cần phải thấy tánh, sau đó mới dứt hết các mối lo nghĩ, duyên tưởng. Nếu không thấy tánh mà thành Phật đạo, thật không thể có.)

Hữu nhân bát vô nhân quả, xí nhiên tác ác nghiệp, vọng ngôn bổn không, tác ác vô quá. Như thử chi nhân, đọa vô gián hắc ám địa ngục, vĩnh vô xuất kỳ. Nhược thị trí nhân, bất ưng tác như thị kiến giải. (Có người bác bỏ nhân quả, hung hăng tạo nghiệp dữ, nói bậy rằng nghiệp dữ vốn là Không, làm việc ác không có tội. Người như vậy phải đọa vào địa ngục Vô gián đen tối, vĩnh viễn không có ngày ra. Nếu là người có trí, chẳng nên có kiến giải như thế.)

Vấn viết: Ký nhược thi vi vận động, nhất thiết thời trung, giai thị bổn tâm, sắc thân vô thường chi thời, vân hà bất kiến bổn tâm? (Hỏi: Nếu như hết thảy hành vi vận động lúc nào cũng chính là bản tâm, vì sao thân xác trong lúc vô thường không thấy được bản tâm?)

Đáp viết: Bổn tâm thường hiện tiền, nhữ tự bất kiến. (Đáp: Bản tâm thường hiện hữu ngay trước mắt, chỉ tại người không nhìn thấy.)

Vấn viết: Tâm ký kiến tại, hà cố bất kiến? (Hỏi: Tâm nếu đang hiện có, vì sao lại không thấy?)

Sư vân: Nhữ tằng tác mộng phủ? (Đại sư hỏi lại: Ông đã từng nằm mộng chăng?)

Đáp: Tằng tác mộng. (Đáp: Đã từng nằm mộng)

Vấn viết: Nhữ tác mộng chi thời, thị nhữ bổn thân phủ?  (Lại hỏi: Trong khi nằm mộng, có phải là thân của ông chăng?)

Đáp: Thị bổn thân. (Đáp: Đúng là thân của tôi.)

Hựu vấn: Nhữ ngôn ngữ thi vi vận động, dữ nhữ biệt, bất biệt? (Lại hỏi: Như lời nói, việc làm của ông với bản thân ông là khác hay chẳng khác?)

Đáp: Bất biệt. (Đáp: Chẳng khác)

Sư vân: Ký nhược bất biệt, tức thị thử thân, thị nhữ bổn pháp thân. Tức thử pháp thân thị nhữ bổn tâm. (Đại sư dạy: Nếu đã chẳng khác thì thân ấy chính là pháp thân của ông. Pháp thân ấy lại chính là bản tâm của ông.)

      Thử tâm tòng vô thủy khoáng đại kiếp lai, dữ như kim bất biệt, vị tằng hữu sanh tử, bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh, bất hảo bất ố, bất lai bất khứ. Diệc vô thị phi, diệc vô nam nữ tướng, diệc vô tăng tục lão thiếu, vô thánh vô phàm. Diệc vô Phật, diệc vô chúng sanh, diệc vô tu chứng, diệc vô nhân quả, diệc vô cân lực. Diệc vô tướng mạo, do như hư không, thủ bất đắc, xả bất đắc, sơn hà thạch bích bất năng vi ngại, xuất một vãng lai tự tại thần thông, thấu ngũ uẩn sơn, độ sanh tử hà, nhất thiết nghiệp câu thử pháp thân bất đắc. (Tâm ấy từ vô số kiếp cho đến nay, so với hiện giờ vẫn không khác biệt, chưa từng chịu sinh tử, không sinh ra không diệt mất, không thêm không bớt, không sạch không dơ, không tốt không xấu, không đến không đi. Chẳng có đúng sai, cũng không có hình tướng nam nữ, không tăng không tục, không già không trẻ, không thánh không phàm, cũng không Phật không chúng sanh, không có tu chứng, không có nhân quả, cũng không gân cốt sức lực, cũng không có tướng mạo, đồng như hư không, không thể nắm giữ, không thể buông bỏ, núi sông tường đá không thể ngăn ngại, ra vào qua lại thần thông tự tại, qua núi năm uẩn,1 vượt sông sinh tử, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc được pháp thân ấy.)      1Năm uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn thức uẩn, là năm yếu tố tạo thành cái gọi là "bản ngã" của mỗi chúng sinh. Do năm uẩn đều không chắc thật nên "bản ngã" cũng chỉ là sự giả hợp không thật. Quán chiếu được rằng "Năm uẩn đều là không" (ngũ uẩn giai không) thì có thể phá vỡ được chấp ngã . Đó gọi là qua được ngọn núi năm uẩn (thấu ngũ uẩn sơn).

       Thử tâm vi diệu nan kiến. Thử tâm bất đồng sắc tâm. Thử tâm thị nhân giai dục đắc kiến, ư thử quang minh trung, vận thủ động túc giả, như hằng hà sa. Cập vu vấn trước, tổng đạo bất đắc. Do như mộc nhân tương tự, tổng thị tự kỷ thọ dụng nhân hà bất thức. (Tâm ấy mầu nhiệm tinh tế khó thấy. Tâm ấy chẳng đồng với hình tướng. Tâm ấy là chỗ người người đều nhìn thấy giữa rõ ràng sáng tỏ diễn ra vô số hành vi động tác đưa tay nhấc chân, nhưng chợt khi hỏi đến lại chẳng ai nói được gì, khác nào như người máy gỗ2. Thảy đều là tự mình nhận dùng tâm ấy, vì sao lại không rõ biết?     2Nguyên văn dùng mộc nhân (木人), chỉ loại tượng gỗ cử động được nhờ có đặt máy móc bên trong. Ở đây so sánh khi chưa thấy được bản tâm thì mọi hành vi cử động đều không được nhận thức đúng thực, nên cũng tương tự như người máy bằng gỗ kia mà thôi.

Phật ngôn: Nhất thiết chúng sanh tận thị mê nhân, nhân thử tác nghiệp, đọa sanh tử hà, dục xuất hoàn một, chỉ vị bất kiến tánh. (Phật dạy rằng, hết thảy chúng sinh đều là người mê, do đó mà tạo nghiệp, rơi vào dòng sông sinh tử, muốn thoát ra lại bị chìm xuống, chỉ vì không thấy được tánh mình.)

Chúng sanh nhược bất mê, nhân hà vấn trước kỳ trung sự, vô hữu nhất nhân đắc hội giả? Tự gia vận thủ động túc, nhân hà bất thức?. Cố tri thánh nhân ngữ bất thố, mê nhân tự bất hội hiển. Cố tri thử nan minh, duy Phật nhất nhân năng hội thử pháp. Dư nhân thiên cập chúng sanh đẳng tận bất minh liễu. (Nếu như chúng sinh không mê muội, tại sao khi hỏi những chuyện đang xảy ra như vậy lại chẳng có lấy một người hiểu được? Tự mình nhấc tay động chân, vì sao lại không rõ biết? Cho nên biết rằng lời của bậc thánh vốn chẳng sai, do người mê tự mình không hiểu rõ được. Cho nên biết rằng pháp này thật khó hiểu thấu, duy chỉ có Phật mới hiểu thấu pháp này, còn hàng trời, người cùng với hết thảy chúng sinh đều không hiểu thấu được.)

Thánh nhân chủng chủng phân biệt, giai bất ly tự tâm. Tâm lượng quảng đại, ứng dụng vô cùng. Ứng nhãn kiến sắc, ứng nhĩ văn thanh, ứng tỷ khứu hương, ứng thiệt tri vị, nãi chí thi vi vận động, giai thị tự tâm. Nhất thiết thời trung, đãn hữu ngữ ngôn, tức thị tự tâm. (Bậc thánh nhân phân biệt khắp thảy mọi việc, đều chẳng lìa tự tâm. Tâm lượng rộng lớn, ứng dụng không cùng. Khi ở nơi mắt thì thấy được hình sắc, khi ở nơi tai thì nghe được âm thanh, khi ở nơi mũi thì ngửi được mùi hương, khi ở nơi lưỡi thì biết được mùi vị, cho đến hết thảy mọi hành vi vận động đều là tự tâm. Chỉ cần dứt hết ngôn ngữ nói năng thì bất cứ lúc nào cũng là tự tâm.)

Cố vân: Như Lai sắc vô tận, trí huệ diệc phục nhiên. Sắc vô tận thị tự tâm. Tâm thức thiện năng phân biệt nhất thiết, nãi chí thi vi vận dụng, giai thị trí huệ. Tâm vô hình tướng, trí huệ diệc vô tận. (Cho nên nói rằng, hình sắc của đấng Như Lai không cùng tận, trí huệ của ngài cũng vậy. Hình sắc không cùng tận, đó chính là tự tâm. Chỗ nhận biết của tâm có thể khéo phân biệt hết thảy, cho đến mọi hành vi, mọi chỗ ứng dụng, thảy đều là trí huệ. Tâm không có hình tướng, trí huệ cũng không cùng tận.

     Cố vân: Như Lai sắc vô tận, trí huệ diệc phục nhiên. Tứ đại sắc thân tức thị phiền não. Sắc thân tức hữu sanh diệt, pháp thân thường trụ nhi vô sở trụ. Như Lai pháp thân thường bất biến dị. (Cho nên nói rằng, hình sắc của đấng Như Lai không cùng tận, trí huệ của ngài cũng vậy. Cái thân hình sắc do bốn đại1 hợp thành chính là phiền não. Cái thân hình sắc tất phải có sinh diệt. Pháp thân thì thường trụ mà không trụ ở bất cứ đâu. Pháp thân của Như Lai thường không biến đổi.         1Bốn đại: đất, nước, gió và lửa. Theo quan niệm xưa kia, bốn đại là bốn yếu tố cấu thành mọi vật chất. Cũng có thể hiểu theo ý nghĩa tượng trưng của bốn đại: đất tượng trưng cho mọi chất rắn, nước tượng trưng cho mọi chất lỏng, gió tượng trưng cho sự vận động và lửa tượng trưng cho nguồn năng lượng, nhiệt lượng.

Cố kinh vân: Chúng sanh ưng tri, Phật tánh bổn tự hữu chi. Ca-diếp chỉ thị ngộ đắc bổn tánh. Bổn tánh tức thị tâm, tâm tức thị tánh, tức thử đồng chư Phật tâm. Tiền Phật hậu Phật chỉ truyền thử tâm. Trừ thử tâm ngoại, vô Phật khả đắc. (Cho nên trong kinh dạy: "Chúng sinh nên biết rằng mỗi người đều tự có tánh Phật." Ngài Ca-diếp chỉ là nhận hiểu được tánh mình. Tánh mình tức là tâm. Tâm tức là tánh. Đó tức là đồng với tâm chư Phật. Chư Phật trước sau chỉ truyền tâm này. Trừ tâm này ra, không Phật nào có thể chứng đắc.)

Điên đảo chúng sanh, bất tri tự tâm thị Phật, hướng ngoại trì cầu, chung nhật mang mang, niệm Phật lễ Phật, Phật tại hà xứ? Bất ưng tác như thị đẳng kiến. Đãn thức tự tâm, tâm ngoại cánh vô biệt Phật.  (Chúng sanh điên đảo không biết chính tâm mình là Phật, suốt ngày hối hả chạy tìm bên ngoài, niệm Phật, lạy Phật, biết Phật ở nơi nào? Chẳng nên có chỗ thấy biết như vậy. Chỉ cần biết được tâm mình, ngoài tâm thật không có Phật nào khác.)

Kinh vân: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. (Kinh dạy rằng: "Hết thảy hình tướng đều là hư vọng." 1)  1Kinh Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thường gọi tắt là kinh kim cang.

      Hựu vân: Sở tại chi xứ tức vi hữu Phật. (Lại dạy rằng: Dù ở nơi đâu cũng có Phật)

      Tự tâm thị Phật, bất ưng tương Phật lễ Phật. Đãn thị hữu Phật cập Bồ Tát tướng mạo, hốt nhĩ hiện tiền, diệc thiết bất dụng lễ kính. Ngã tâm không tịch, bổn vô như thị tướng mạo. Nhược thủ tướng tức thị ma, tận lạc tà đạo. Nhược thị huyễn tòng tâm khởi, tức bất dụng lễ. Lễ giả bất tri, tri giả bất lễ. Lễ bị ma nhiếp. Khủng học nhân bất tri, cố tác thị biện. (Chính tâm mình là Phật, đừng nên đem Phật ra lạy Phật. Cho dù có những tướng mạo chư Phật, Bồ Tát bất chợt hiện ra trước mắt, nhất định cũng không lễ kính. Tâm ta vắng lặng rỗng không, vốn không có những tướng mạo ấy. Nếu chấp giữ hình tướng tức là ma, thảy đều rơi vào tà đạo. Nếu là không thật, chỉ từ tâm mà khởi, tức không cần lạy. Người lạy là không biết, người biết thì không lạy. Lạy tức bị ma thâu nhiếp. Vì sợ người học không biết được nên phải phân biệt nói rõ như thế.

Chư Phật tức Như Lai bổn tánh thể thượng, đô vô như thị tướng mạo. Thiết tu tại ý, đãn hữu dị cảnh giới, thiết bất dụng thải quát, diệc mạc sanh phạ bố, bất yếu nghi hoặc. Ngã tâm bổn lai thanh tịnh, hà xứ hữu như hứa tướng mạo? Nãi chí thiên long, dạ xoa, quỉ thần, đế thích, Phạm vương đẳng tướng, diệc bất dụng tâm sanh kính trọng, diệc mạc phạ cụ. (Trên thể tánh của chư Phật tức là hằng hữu viên dung hoàn toàn không có những tướng mạo như vậy. Phải luôn nhớ trong lòng, chỉ cần thấy những cảnh giới khác lạ thì nhất định không nhận giữ, cũng không sinh ra sợ hãi, không nên nghi hoặc. Tâm ta xưa nay thanh tịnh, đâu lại có những tướng mạo như thế? Cho đến các hình tướng như trời, rồng, dạ-xoa, quỉ thần, Đế- thích, Phạm vương... cũng không sinh lòng kính trọng qui phục, cũng không sợ sệt.)

Ngã tâm bổn lai không tịch, nhất thiết tướng mạo giai thị vọng tướng, đãn mạc thủ tướng. Nhược khởi Phật kiến Pháp kiến, cập Phật Bồ Tát đẳng tướng mạo nhi sanh kính trọng, tự đọa chúng sanh vị trung. Nhược dục trực hội, đãn mạc thủ nhất thiết tướng tức đắc, cánh vô biệt ngữ, đô vô định thật. Huyễn vô định tướng, thị vô thường pháp. Đãn bất thủ tướng, hiệp tha thánh ý. Cố kinh vân: Ly nhất thiết tướng tức danh chư Phật. (Tâm ta xưa nay vắng lặng rỗng không, hết thảy tướng mạo đều là tướng giả dối, chỉ cần đừng chấp giữ nơi hình tướng. Nếu đã đạt được đến chỗ hiểu Phật, hiểu pháp, chợt thấy những tướng mạo của Phật, Bồ Tát... mà sinh lòng kính trọng, liền tự rơi xuống địa vị chúng sanh. Như muốn nhận hiểu ngay, chỉ cần đừng chấp giữ hết thảy hình tướng là được, ngoài ra không còn lời nào khác, thảy đều không chắc thật. Huyễn ảo không tướng nhất định, chính là pháp vô thường. Chỉ cần không chấp giữ hình tướng, hợp với ý của bậc thánh. Cho nên kinh dạy rằng: "Lìa hết thảy các tướng, liền gọi là chư Phật." 1)   1Kinh Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Vấn viết: Nhân hà bất đắc lễ Phật Bồ Tát đẳng? (Hỏi: Do đâu mà không được lễ lạy chư Phật, Bồ Tát)

Đáp viết: Thiên ma Ba-tuần, a-tu-la thị kiến thần thông, giai tác đắc Bồ Tát tướng mạo. Chủng chủng biến hóa giai thị ngoại đạo, tổng bất thị Phật. Phật thị tự tâm, mạc thố lễ bái. (Đáp: Thiên ma Ba-tuần, A-tu-la cũng hiện thần thông, có thể tạo ra tướng mạo Bồ Tát. Mọi cách biến hóa đều là ngoại đạo, thảy đều không phải là Phật. Phật chính là tâm mình, chớ sai lầm bái lạy.)

Phật thị Tây quốc ngữ, thử độ vân giác tánh. Giác giả linh giác, ứng cơ tiếp vật dương my thuấn mục, vận thủ động túc, giai thị tự kỷ linh giác chi tánh. Tánh tức thị tâm, tâm tức thị Phật. Phật tức thị đạo, đạo tức thị thiền. (Phật là tiếng phiên âm theo Phạn ngữ,1 dịch nghĩa là tánh giác.2 Giác, đó là chỗ linh diệu rõ biết, ứng tiếp tùy thời luôn phù hợp với sự vật, sự việc. Nhíu mày chớp mắt, đưa tay nhấc chân, thảy đều là chỗ linh diệu rõ biết của chính mình. Tánh chính là tâm, tâm chính là Phật, Phật chính là đạo, đạo chính là thiền.)

1Ngôn  ngữ của nước Ấn Độ vào thời đức Phật, sau được dùng để ghi chép kinh điển. Có 2 loại tiếng Phạn là Nam Phạn và Bắc Phạn hay thường gọi là tiếng Pāli và tiếng Sanskrit.

 

2Danh  xưng Phật nếu gọi đủ là phật-đà, vốn được phiên âm từ tiếng Sanskrit Buddha, có nghĩa là Bậc tỉnh thức, giác ngộ.

Thiền chi nhất tự, phi phàm thánh sở trắc. Trực kiến bổn tánh, danh chi vi thiền. Nhược bất kiến bổn tánh, tức phi thiền dã. Giả sử thuyết đắc thiên kinh vạn luận, nhược bất kiến bản tánh, chỉ thị phàm phu pháp, phi thị Phật pháp. (Chỉ một chữ thiền, không phải chỗ kẻ phàm bậc thánh có thể suy lường được. Thấy ngay được tánh mình gọi là thiền. Nếu chẳng thấy tánh mình, không phải là thiền. Cho dù có giảng nói được ngàn kinh muôn luận, nếu không thấy được tánh mình thì chỉ là pháp phàm phu, chẳng phải pháp Phật.)

Chí đạo u thâm, bất khả thoại hội, điển giáo bằng hà sở cập? Đãn kiến bổn tánh, nhất tự bất thức diệc đắc. Kiến tánh tức thị Phật. Thánh thể bổn lai thanh tịnh, vô hữu tạp uế. Sở hữu ngôn thuyết giai thị thánh nhân tòng tâm khởi dụng. Dụng thể bổn lai không danh, ngôn thượng bất cập, thập nhị bộ kinh bằng hà đắc cập? (Đạo lớn sâu thẳm, không thể do lời nói mà nhận hiểu, kinh điển dựa vào đâu mà đạt tới? Chỉ cần thấy được tánh mình thì dù không biết một chữ cũng được đạo. Thấy được tánh chính là Phật. Thể sáng suốt xưa nay vốn thanh tịnh, không có nhớp nhơ lẫn lộn. Hết thảy lời lẽ giảng thuyết bậc thánh nhân đều là từ nơi tâm mà khởi thành chỗ dùng. Chỗ dùng đó vốn xưa nay không có tên gọi, lời nói còn không đạt tới được, mười hai bộ kinh dựa vào đâu mà đạt tới?)

Đạo bổn viên thành, bất dụng tu chứng. Đạo phi thanh sắc, vi diệu nan kiến. Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri, bất khả hướng nhân thuyết dã. Vọng chấp tướng cập nhất thiết pháp, tức đọa ngoại đạo. (Đạo vốn tự thành tựu trọn vẹn, chẳng do nơi tu chứng. Đạo không phải là âm thanh, hình sắc, mầu nhiệm tinh tế khó thấy. Như người uống nước, nóng lạnh tự biết, không thể nói cho người khác biết được. Kẻ phàm phu trí tuệ không đạt đến, cho nên mới có việc chấp giữ hình tướng, không biết rằng tâm mình xưa nay vốn vắng lặng rỗng không. Mê lầm chấp giữ hình tướng cùng với hết thảy các pháp, liền rơi vào ngoại đạo.)

Nhược tri chư pháp tòng tâm sanh, bất ưng hữu chấp, chấp tức bất tri. Nhược kiến bổn tánh, thập nhị bộ kinh tổng thị nhàn văn tự. Thiên kinh vạn luận chỉ thị minh tâm, ngôn hạ khế hội, giáo tương hà dụng? Chí lý tuyệt ngôn. Giáo thị ngôn từ, thật bất thị đạo. Đạo bổn vô ngôn, ngôn thuyết thị vọng. Nhược dạ mộng kiến lầu các, cung điện, tượng mã chi thuộc, cập thọ mộc, tòng lâm, trì đình, như thị đẳng tướng, bất đắc khởi nhất niệm nhạo trước. Tận thị thác sanh chi xứ. Thiết tu tại ý, lâm chung chi thời, bất đắc thủ tướng, tức đắc trừ chướng. Nghi tâm miết khởi, tức bị ma nhiếp. (Nếu hiểu biết các pháp đều từ nơi tâm sinh, không nên có sự chấp giữ. Chấp giữ tức là không hiểu biết. Nếu thấy được tánh mình rồi, mười hai bộ kinh thảy đều chỉ là những chữ nghĩa suông. Ngàn kinh muôn luận chỉ là để là phương tiện làm cho rõ được tâm. Vừa nghe đã nhận hiểu được thì cần chi dùng đến kinh luận? Chân lý rốt ráo dứt sạch ngôn từ. Kinh luận là ngôn từ, thật chẳng phải đạo. Đạo vốn không lời, lời lẽ giảng nói là hư vọng. Nếu đêm nằm mộng thấy những hình tướng như lầu gác, cung điện, các loài voi ngựa, cho đến cây cối, rừng già... không được sinh lòng ưa muốn vướng mắc. Hết thảy đều là những chỗ thác sinh. Phải luôn ghi nhớ trong lòng, khi lâm chung không được chấp giữ hình tướng, liền trừ bỏ được chướng ngại. Tâm nghi vừa thoáng khởi lên liền bị ma thâu nhiếp.)

Tự tánh bổn lai thanh tịnh vô thọ, chỉ duyên mê cố, bất giác bất tri. Nhân tư cố vọng thọ báo. Sở dĩ hữu nhạo trước bất đắc tự tại. Chỉ kim hữu ngộ đắc bổn lai thân tâm, tức bất nhiễm tập. Nhược tòng thánh nhập phàm thị hiện chủng chủng tạp loại đẳng, tự vi chúng sanh. Cố thánh nhân nghịch thuận giai đắc tự tại, nhất thiết nghiệp câu tha bất đắc, thánh thành cửu hĩ. Hữu đại oai đức, nhất thiết phẩm loại nghiệp, bị tha thánh nhân chuyển, thiên đường địa ngục, vô nại tha hà.  (Tự Tánh xưa nay vốn thanh tịnh, không nhận chịu. Chỉ vì mê lầm nên không rõ, không biết, nhân nơi đó mà vọng sinh nhận chịu nghiệp báo. Vì thế sinh ra mê đắm vướng mắc, chẳng được tự tại. Chỉ cần rõ biết được thân tâm xưa nay liền không còn bị đắm nhiễm. Nếu từ cõi thánh mà vào cõi phàm, thị hiện đủ muôn loài, đó là tự mình chúng sinh. Cho nên, bậc thánh nhân dù thuận dù nghịch cũng đều được tự tại, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc, vốn thành bậc thánh đã lâu rồi. Vị ấy có oai đức lớn, hết thảy các loại nghiệp báo đều bị bậc thánh ấy chuyển hóa, thiên đường địa ngục chẳng làm gì được vị ấy.)

Sơ phát tâm nhân, thần thức tổng bất định. Nhược mộng trung tần kiến dị cảnh, triếp bất dụng nghi. Giai thị tự tâm khởi cố, bất tòng ngoại lai. (Người mới phát tâm, thần thức thảy đều không an định. Nếu như trong giấc mộng nhiều lần thấy cảnh lạ cũng không nên khởi lòng nghi. Thảy đều do nơi tâm mình khởi nên, chẳng phải từ ngoài đến.)

Mộng nhược kiến quang minh xuất, hiện quá ư nhật luân, tức dư tập đốn tận, pháp giới tánh kiến. Nhược hữu thử sự, tức thị thành đạo chi nhân. Duy khả tự tri, bất khả hướng nhân thuyết. (Nếu như trong mộng thấy có vầng ánh sáng hiện ra rõ ràng lớn hơn cả mặt trời, đó là mọi tập khí còn sót lại đã dứt sạch, thấy được tánh cõi pháp. Nếu có việc ấy tức là đã thành đạo, nhưng chỉ được tự biết, không được nói cùng người khác.)

Hoặc tĩnh viên lâm trung, hành trụ tọa ngọa, nhãn kiến quang minh, hoặc đại hoặc tiểu, mạc dữ nhân thuyết, diệc bất đắc thủ, diệc thị tự tánh quang minh. (Hoặc ở giữa vườn cây vắng lặng, trong khi đi đứng nằm ngồi mắt nhìn thấy vầng ánh sáng, dù lớn dù nhỏ, không được nói cùng người khác, cũng không được sinh lòng chấp giữ, đó cũng là ánh sáng của tánh mình.)

Hoặc tĩnh ám trung, hành trụ tọa ngọa, nhãn kiến quang minh, dữ trú vô dị, bất đắc quái, tịnh thị tự tâm dục minh hiển. (Hoặc ở trong nhà tối, trong khi đi đứng nằm ngồi mắt nhìn thấy ánh sáng chẳng khác gì ban ngày, không được lấy làm quái lạ, thảy đều là do tâm mình sắp hiển lộ.)

Hoặc dạ mộng trung, kiến tinh nguyệt phân minh, diệc tự tâm chư duyên dục tức, diệc bất đắc hướng nhân thuyết. (Hoặc đêm nằm mộng thấy trăng sao rõ ràng, cũng là do các duyên trong tâm mình sắp dứt hết, không được nói cùng người khác.)

Mộng nhược hôn hôn do như âm ám trung hành, diệc thị tự tâm phiền não chướng trọng, diệc khả tự tri. (Khi nằm mộng nếu thấy mình mê mẩn như đi giữa vùng đen tối, đó là do tâm mình có nhiều phiền não nặng nề ngăn che, có thể tự biết.)

Nhược kiến bổn tánh, bất dụng độc kinh niệm Phật. Quảng học đa tri vô ích, thần thức hệ phược chuyển hôn. Thiết giáo chỉ vi phiêu tâm, nhược thức tâm hà dụng khán giáo? (Nếu thấy được tánh mình, chẳng cần đọc kinh niệm Phật. Học rộng biết nhiều vô ích, thần thức càng thêm mê tối trói buộc. Tạo ra kinh điển vốn chỉ là để nêu rõ tâm, nếu rõ biết tâm thì cần gì xem kinh điển?) 

Nhược tòng phàm nhập thánh tức tu tức nghiệp dưỡng thần, tùy phận quá nhật. Nhược đa sân nhuế, linh tánh chuyển. Dữ đạo tương vi, tự trám vô ích. (Nếu từ cõi phàm nhập vào cõi thánh, nên dứt sạch các nghiệp, nuôi dưỡng tinh thần, sống an phận qua ngày. Nếu vẫn còn nhiều nóng giận, phải chuyển hóa tâm tính. Nếu trái ngược với đạo, tự dối mình vô ích.)

Thánh nhân ư sanh tử trung tự tại, xuất một ẩn hiển bất định, nhất thiết nghiệp câu tha bất đắc. Thánh nhân phá tà ma. Nhất thiết chúng sanh đãn kiến bổn tánh, dư tập đốn diệt, thần thức bất muội, tu thị trực hạ tiện hội. Chỉ tại như kim, dục chân hội đạo, mạc chấp nhất thiết pháp, tức nghiệp dưỡng thần, dư tập diệc tận, tự nhiên minh bạch, bất giả dụng công. (Bậc thánh nhân tự tại giữa sanh tử, ra vào ẩn hiện không nhất định, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc. Bậc thánh phá dẹp tà ma. Hết thảy chúng sinh chỉ cần thấy được tánh mình, tức thời dứt sạch mọi tập khí còn lại, thần thức không mê muội, khi đó liền nhận hiểu được ngay. Chỉ ngay trong lúc này muốn thật hiểu đạo, đừng chấp giữ hết thảy các pháp, dứt hết các nghiệp, nuôi dưỡng tinh thần, tập khí còn lại rồi cũng sẽ dứt, tự nhiên sáng rõ, chẳng cần giả dối dụng công.)

Ngoại đạo bất hội phật ý, dụng công tối đa, vi bội thánh ý. Chung nhật khu khu niệm Phật chuyển kinh, nghi quĩ, hôn ư thần tánh, bất miễn luân hồi. Phật, Thánh giai thị nhàn nhân, hà dụng khu khu quảng cầu danh lợi, hậu thời hà dụng? (Ngoại đạo không nhận hiểu được ý nghĩa giác ngộ, cố ra sức dụng công, trái với ý thánh. Suốt ngày bó buộc trong việc niệm Phật, phụ thuộc theo kinh, kết hợp nghi quĩ, thần tánh mê mờ, chẳng thoát khỏi luân hồi. Phật, Thánh đều là người nhàn rỗi, cần gì phải bó buộc trong việc rộng cầu danh lợi, sau này có ích gì?)

Đãn bất kiến tánh nhân, độc kinh niệm Phật, trường học tinh tấn, lục thời hành đạo, trường tọa bất ngọa, quảng học đa văn, dĩ vi Phật pháp. Thử đẳng chúng sanh, tận thị báng Phật pháp nhân. (Chỉ những người không thấy tánh mới tụng kinh niệm Phật, miệt mài học tập, ngày đêm thực hành theo đạo, ngồi hoài chẳng nằm, học rộng nghe nhiều, rồi cho rằng những việc ấy là theo pháp Phật. Những chúng sinh như vậy thảy đều là bêu xấu pháp Phật.)

Tiền Phật hậu Phật chỉ ngôn kiến tánh. Chư hành vô thường, nhược bất kiến tánh, vọng ngôn ngã đắc A-nậu Bồ-đề, thử thị đại tội nhân. (Chư Phật trước sau chỉ nói một việc thấy tánh. Mọi việc vô thường, nếu không thấy tánh lại dối xưng là chứng đắc quả Vô thượng Bồ-đề, đó là người phạm tội lớn.)

Nhược kiến tự tâm thị Phật, bất tại thế trừ tu phát, phục y, bạch y, diệc thị Phật. Nhược bất kiến tánh, thế trừ tu phát, phục y diệc thị ngoại đạo. (Nếu thấy được rằng tâm mình là Phật, chẳng cần phải cạo bỏ râu tóc, đắp y, dù là cư sĩ tại gia cũng vẫn là Phật. Nếu không thấy tánh, cạo bỏ râu tóc, đắp y vẫn là ngoại đạo.)    

Vấn viết: Bạch y hữu thê tử, dâm dục bất trừ, bằng hà đắc thành Phật?  (Hỏi: Hàng cư sĩ tại gia có vợ con, chẳng dứt trừ dâm dục, dựa vào đâu mà được thành Phật?)

Đáp viết: Chỉ ngôn kiến tánh, bất ngôn dâm dục. Chỉ vị bất kiến tánh. Đãn đắc kiến tánh, dâm dục bản lai không tịch, bất giả đoạn trừ, diệc bất nhạo trước. (Đáp: Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc dâm dục. Do nơi không thấy tánh, chỉ cần thấy tánh thì việc dâm dục xưa nay vắng lặng rỗng không, chẳng giả dối đoạn trừ cũng chẳng tham đắm vướng mắc.)

Hà dĩ cố? Tánh bổn thanh tịnh cố. Tuy xử tại ngũ uẩn sắc thân trung, kỳ tánh bổn lai thanh tịnh, nhiễm ô bất đắc. Pháp thân bổn lai vô thọ, vô cơ vô khát, vô hàn vô nhiệt vô bệnh, vô nhân ái, vô quyến thuộc, vô khổ lạc, vô hảo ố, vô đoản trường, vô cường nhược. (Vì sao vậy? Tánh mình vốn là thanh tịnh, tuy ở trong thân xác do năm uẩn tạo thành nhưng xưa nay vẫn thanh tịnh, không thể nhiễm ô. Pháp thân xưa nay vốn không nhận chịu, không đói không khát, không lạnh không nóng, không bệnh, không ân ái, không quyến thuộc, không khổ vui, không tốt xấu, không ngắn dài, không mạnh yếu.)

Bổn lai vô hữu nhất vật khả đắc, chỉ duyên chấp hữu thử sắc thân nhân, tức hữu cơ khát, hàn nhiệt, chướng bệnh đẳng tướng. Nhược bất chấp tức nhất nhậm tác vi, ư sanh tử trung đắc tự tại. Chuyển nhất thiết pháp, dữ thánh nhân thần thông tự tại vô ngại, vô xứ bất an. Nhược tâm hữu nghi, quyết định thấu nhất thiết cảnh giới bất quá, bất tác tối hảo tác liễu, bất miễn luân hồi sanh tử. Nhược kiến tánh, Chiên đà la diệc đắc thành Phật. (Xưa nay vốn không một vật có thể được, chỉ nhân nơi việc chấp giữ cái thân hình sắc này là có, liền có các tướng như đói khát, lạnh nóng, bệnh chướng... Nếu không chấp giữ mọi việc làm đều tùy ý, giữa vòng sinh tử được đại tự tại, chuyển hóa hết thảy các pháp, ngang với bậc thánh nhân thần thông tự tại không ngăn ngại, dù ở đâu cũng được an ổn. Nếu tâm còn có chỗ nghi, nhất định không vượt qua được bất cứ cảnh giới nào, không làm được việc quan trọng nhất, không thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nếu thấy được tánh, hàng chiên-đà-la cũng có thể thành Phật.)

Vấn viết: Chiên đà la sát sanh tác nghiệp, như hà đắc thành Phật?  (Hỏi: Chiên-đà-la giết hại tạo nghiệp, vì sao có thể thành Phật?)

Đáp viết: Chỉ ngôn kiến tánh, bất ngôn tác nghiệp. Túng tác nghiệp bất đồng, nhất thiết nghiệp câu tha bất đắc. Tòng vô thủy khoáng đại kiếp lai, chỉ vị bất kiến tánh, đọa địa ngục trung, sở dĩ tác nghiệp luân hồi sanh tử. Tòng ngộ đắc bổn tánh, chung bất tác nghiệp. Nhược bất kiến tánh, niệm Phật miễn báo bất đắc, phi luận sát sanh mạng. Nhược kiến tánh nghi tâm đốn trừ, sát sanh mạng diệc bất nại tha hà. (Đáp: Chỉ nói việc thấy tánh, không nói việc tạo nghiệp. Mặc tình tạo các nghiệp khác nhau, hết thảy các nghiệp cũng không thể trói buộc. Từ vô số kiếp đến nay, chỉ do nơi không thấy tánh mà phải đọa vào địa ngục, do đó mà tạo nghiệp sinh tử luân hồi. Kể từ khi thấy biết được tánh mình thì không còn tạo nghiệp. Nếu không thấy tánh, niệm Phật không tránh được mọi nghiệp báo, đừng nói là việc giết hại mạng sống. Nếu thấy tánh, tâm nghi ngờ tức thời dứt sạch, nghiệp giết hại cũng chẳng làm gì được.)

Tây thiên nhị thập thất tổ, chỉ thị đệ truyền tâm ấn. Ngô kinh lai thử độ, duy truyền nhất tâm, bất ngôn giới thí, tinh tấn khổ hạnh, nãi chí nhập thủy hỏa đăng kiếm luân, nhất thực mão trai, trường tọa bất ngọa, tận thị ngoại đạo hữu vi pháp. (Hai mươi bảy vị tổ sư ở Ấn Độ1 chỉ lần lượt truyền tâm ấn. Nay ta đến xứ này2 cũng chỉ truyền một tâm, không nói đến giữ giới, bố thí, tinh tấn, khổ hạnh, cho đến những việc như vào nước lửa, lên vòng gươm, ngày ăn một lần, ngồi hoài chẳng nằm, hết thảy đều là pháp hữu vi của ngoại đạo.)

      1Nguyên tác dùng Tây thiên, người Trung Hoa dùng để chỉ nước Ấn Độ, đôi khi cũng thấy dùng Thiên Trúc, Tây Trúc. Đây nói 27 vị tổ sư trước tổ Bồ-đề Đạt-ma, vì ngài là tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ.

      2Tức là Trung Hoa. Tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa truyền pháp Thiền, trở thành Sơ tổ của Thiền Trung Hoa.

Nhược thức đắc, thi vi vận động linh giác chi tánh tức chư Phật tâm. Tiền Phật hậu Phật chỉ ngôn truyền tâm, cánh vô biệt pháp. Nhược thức thử pháp, phàm phu nhất tự bất thức diệc thị Phật. Nhược bất thức tự kỷ linh giác chi tánh, giả sử thân phá như vi trần mịch Phật chung bất đắc dã. (Nếu nhận hiểu được thì tánh linh diệu rõ biết mọi hành vi, vận động chính là tâm của chư Phật. Chư Phật trước sau chỉ nói việc truyền tâm, ngoài ra không pháp nào khác. Nếu nhận hiểu được pháp này thì kẻ phàm phu không biết một chữ cũng vẫn là Phật. Nếu không nhận hiểu được tánh linh diệu rõ biết của chính mình, ví như có xả thân vô số lần để mong tìm Phật cũng không thể được.)

Thân thị vô tình, nhân hà vận động? Nhược tự tâm động, nãi chí ngữ ngôn thi vi vận động, kiến văn giác tri, giai thị tâm động. (Thân này là vô tình, do đâu mà vận động? Nếu tự tâm mình động, cho đến ngôn ngữ, hành vi, vận động, thấy nghe nhận biết, thảy đều là tâm động.)

Tâm động, dụng động. Động tức kỳ dụng. Động ngoại vô tâm, tâm ngoại vô động. Động bất thị tâm, tâm bất thị động. Động bổn vô tâm, tâm bổn vô động. Động bất ly tâm, tâm bất ly động. Động vô tâm ly, tâm vô động ly. Động thị tâm dụng, dụng thị tâm động. Tức động tức dụng, bất động bất dụng. Dụng thể bản không, không bản vô động. Động dụng đồng tâm, tâm bản vô động. (Khi tâm động thì chỗ dùng cũng động. Động tức là chỗ dùng của tâm. Ngoài động không có tâm, ngoài tâm không có động. Động chẳng phải là tâm, tâm chẳng phải là động. Động vốn không có tâm, tâm vốn không có động. Động chẳng lìa tâm, tâm chẳng lìa động. Động không phải chỗ tâm lìa, tâm không phải chỗ động lìa. Động là công dụng của tâm, công dụng là chỗ động của tâm. Động tức là dụng, dụng tức là động, không động thì không có dụng. Thể của dụng vốn là không, tánh không vốn chẳng có động. Động và dụng đồng với tâm, tâm vốn không động.)

Cố kinh vân: Động nhi vô sở động. Thị cố chung nhật kiến nhi vị tằng kiến, chung nhật văn nhi vị tằng văn, chung nhật giác nhi vị tằng giác, chung nhật tri nhi vị tằng tri, chung nhật hành toạ nhi vị tằng hành toạ, chung nhật sân hỷ nhi vị tằng sân hỷ. (Cho nên kinh dạy rằng: "Động mà không có chỗ nào động."  Vì thế, suốt ngày thấy mà chưa từng thấy, suốt ngày nghe mà chưa từng nghe, suốt ngày cảm nhận mà chưa từng cảm nhận, suốt ngày biết mà chưa từng biết, suốt ngày đi, ngồi mà chưa từng đi, ngồi, suốt ngày giận, vui mà chưa từng giận, vui.)

Cố kinh vân: Ác nghiệp tức đắc khổ báo, thiện nghiệp tức hữu thiện báo. Bất đãn sân đoạ địa ngục, hỷ tức sanh thiên. Nhược tri sân hỷ tánh không, đãn bất chấp tức chư nghiệp thoát. Nhược bất kiến tánh tụng kinh, quyết vô bằng. Thuyết diệc vô tận, lược tiêu tà chánh như thị, bất cập nhất nhị dã. (Cho nên kinh dạy rằng: "Nghiệp ác liền có quả báo khổ, nghiệp thiện liền có quả báo lành, đâu chỉ là nóng giận đọa vào địa ngục, vui vẻ được lên cõi trời."  Nếu biết bản tánh của những cảm xúc như giận, vui... vốn thật là không, chỉ cần không chấp giữ liền thoát khỏi các nghiệp. Nếu không thấy tánh mà tụng kinh, quyết không dựa vào đâu mà được thoát nghiệp. Giảng giải không cùng, lược nêu những lẽ chánh tà như thế, cũng chỉ là sơ sài thôi vậy.)

SƠ ĐỒ TỔNG LUẬN:

 

Xem Video Clip:

              https://www.youtube.com/watch?v=9uHYZNS3mKM

 

  Lời cảnh báo của những vị sư chánh trực

       Phật Pháp đến ngày nay càng tệ hại suy vi, vuồn cuộn chẳng biết bao nhiêu là sóng gió. Trước kia Tăng Ni trong toàn quốc còn có tám trăm ngàn người. Năm ngoái chỉ còn có hơn bảy chục ngàn người. Mười người chín kẻ hoàn tục! Đây tức là không có tâm trường viễn, không có tâm kiên cố. Gặp lửa dữ đốt tới thì chân đứng không vững liền. Nếu là đệ tử Phật thứ thiệt thì phải lập chí son sắt, cứng rắn. Trước hết học oai nghi, giữ đúng quy củ, để khỏi sợ người khác phê bình đầu óc mê muội. Rồi dốc lòng tôn kính phụng sự đạo lý và giới luật của Phật; bởi do nhiều kiếp trồng căn lành, nên kiếp này mới đặng vào cửa Phật, vậy thì cần gắng sức cầu đạo trừ bỏ thói hư, chẳng vào chốn danh lợi, chẳng làm tôi mọi cho bậc quyền thế. Trừ bỏ những thói xấu trong tâm mình từng chút từng chút một. Được vậy tức là người đại tu hành, sẽ vào được lý thể. Đó là vì tâm kiên cố trải qua lâu dài chẳng biến; tâm bình thường đối động tĩnh luôn nhất như. "Nho sĩ là tội nhân của Khổng Tử; Tăng sĩ là tội nhân của Phật." Ngài còn nhấn mạnh: "Kẻ hủy diệt Phật Pháp chính là giáo đồ của Phật Giáo, chứ không phải các giáo phái khác. Kẻ làm cho Lục Quốc diệt vong chính là Lục Quốc, chứ không phải nhà Tần. Kẻ làm suy sụp nhà Tần chính là nhà Tần, chứ không phải Lục Quốc vậy" 

         Giáo lý của Đức Phật đích thật là một phép tu tập giúp tẩy sạch những thứ "ô nhiễm" thường mượn các cửa ngõ của thân xác, ngôn từ và tư duy để thâm nhập vào tâm trí và làm cho nó bị u mê. Phép tu tập đó không cần đến kinh điển hay các tập sách chỉ dẫn, cũng không cần đến nghi lễ hay bất cứ thứ gì từ bên ngoài, kể cả thần thánh và các vị thiên nhân trên trời, mà nhất thiết chỉ cần trực tiếp tập trung và canh chừng những gì phát sinh từ thân xác, ngôn từ và tư duy…Phải ý thức được là sự tu tập Phật Giáo tự nó cũng có thể biến thành dị đoan nếu nó kết hợp với những thứ hiểu biết lệch lạc và với sự ước mong đạt được một sức mạnh thần bí. Thật vậy những thứ lặt vặt như thế vẫn thường thu hút được phần đông chúng ta, khiến cho chúng ta cũng cứ muốn thử xem ra sao, thí dụ như những bài hát mang tính cách nghi lễ, các hành động (có tính cách bày vẽ và ngoạn mục) để được mọi người khen ngợi, và vô số các thứ khác nữa đại loại như thế... Nếu nghi lễ được tổ chức bằng cách dâng cơm và bánh ngọt trước ảnh tượng của Đức Phật và nghĩ rằng "hương linh" của Đức Phật sẽ thụ hưởng những thứ ấy, thì chắc chắn một trăm phần trăm là tác động mang lại sẽ trái ngược hẳn với những gì mà mình mong đợi (thay vì phải phát huy trí tuệ thì đấy chỉ là cách làm gia tăng thêm tình trạng vô minh, mê tín và dị đoan của mình). Thái độ đó đi ngược lại với mục tiêu đích thật, thế nhưng lại rất phổ biến trong các giới Phật Giáo, thật quả đấy là những gì hết sức là phi lý. Chính vì thế mà sự tu tập nguyên thủy thật đẹp và đúng đắn đã bị một số người vì vô minh đã làm cho nó bị ô nhiễm. Tóm lại thì đấy là những gì gọi là dị đoan.

(Xem Clip ->)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 19864982
Đang online : 68