CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Sáu cửa khai ngộ thật sự tt2
(TOTHA)Ngăn giữ sáu căn chẳng để ngoại trần quấy nhiễu, soi chiếu bên trong, tỉnh thức rõ biết sáng tỏ bên ngoài, tam độc dứt sạch giúp thâu nhiếp được tâm. Đó là giải thoát thật sự

4/- Luận về Niệm Hương:

Hựu thiêu hương giả, diệc phi thế gian hữu tướng chi hương, nãi thị vô vi chánh pháp chi hương dã, huân chư xú uế vô minh ác nghiệp, tất linh tiêu diệt. (Nói đốt hương cũng chẳng phải là thứ hương có hình tướng của thế gian, mà là hương chánh pháp vô vi, khi xông lên thì các nghiệp xấu ác, vô minh đều tiêu hết.)

Chánh pháp hương giả, kỳ hữu ngũ chủng. Nhất giả giới hương, sở vị năng đoạn chư ác, năng tu chư thiện. Nhị giả định hương, sở vị thâm tín Đại thừa, tâm vô thối chuyển. Tam giả huệ hương, sở vị thường ư thân tâm, nội tự quan sát. Tứ giả giải thoát hương, sở vị năng đoạn nhất thiết vô minh kết phược. Ngũ giả giải thoát tri kiến hương, sở vị quán chiếu thường minh, thông đạt vô ngại. Như thị ngũ chủng hương, danh vi tối thượng chi hương, thế gian vô tỷ. (Hương chánh pháp có năm loại: Một là hương giới, có thể làm dứt các điều ác, tu các điều thiện. Hai là hương định, tin sâu pháp Đại thừa, lòng không thối chuyển. Ba là hương huệ: lúc nào cũng thường tự mình quán xét thân tâm. Bốn là hương giải thoát: có thể dứt trừ hết thảy sự trói buộc của sự mê mờ, tăm tối. Năm là hương giải thoát tri kiến: thường quán chiếu sáng suốt, thấu đạt tất cả không ngăn ngại. Năm thứ hương như vậy là cao quý hơn hết, thế gian không có gì so sánh được.)

 Kim thời chúng sanh bất giải Như Lai chân thật chi nghĩa, duy tương ngoại hoả thiêu ư thế gian trầm đàn, huân lục chất ngại chi hương, hy vọng phước báo, vân hà khả đắc hồ? (Chúng sanh ngày nay không hiểu rõ ý nghĩa chân thật của tự tánh, chỉ dùng thứ lửa bên ngoài để đốt loại hương trầm của thế tục, xông loại hương vật chất ngăn ngại ấy để mong cầu được phước báo, làm sao có thể được? )

Tổng quan:

 

5/- Luận về Niệm Hoa, Đăng:

Hựu tán hoa giả, nghĩa diệc như thị. Sở vị diễn thuyết chánh pháp, chư hạnh đức hoa, nhiêu ích hữu tình, tán triêm nhất thiết, ư chân như tánh, phổ thí trang nghiêm, thử hạnh đức hoa, cứu cánh thường trụ, vô điêu lạc kỳ. Nhược phục hữu nhân, tán như thị hoa, hoạch phước vô lượng. Nhược ngôn Như Lai linh chúng sanh tiển tiệt tăng thải, thương tổn thảo mộc, dĩ vi tán hoa, vô hữu thị xứ?. (Việc rải hoa lại cũng mang ý nghĩa như vậy. Đó là lấy việc giảng nói chánh pháp làm các thứ hoa đức hạnh, mang lại nhiều lợi ích cho các loài hữu tình, gieo rắc thấm nhuần hết thảy, do nơi tánh chân như mà trang nghiêm khắp mọi nơi. Loại hoa đức hạnh ấy, là chỗ cứu cánh thường tồn, chẳng bao giờ héo úa rơi rụng. Người rải loại hoa ấy sẽ được phước báo nhiều không thể đo lường. Nếu nói rằng Như Lai dạy chúng sanh rải hoa bằng cách cắt hái các thứ hoa, làm thương tổn cây cỏ, có đúng vậy không?.)

Sở dĩ giả hà? Trì tịnh giới giả, ư chư thiên địa sâm la vạn tượng, bất linh xúc phạm. Nhược ngộphạm giả, do hoạch đại tội, huống phục kim giả cố huỷ tịnh giới, thương tổn vạn vật, cầu ư phước báo. Dục ích phản tổn, khởi hữu thị hồ? (Vì sao vậy? Người đã giữ tịnh giới thì đối với muôn loài trong trời đất đều không làm xúc phạm. Nếu vô tình làm tổn hại cũng đã mang tội lớn, huống chi là cố ý phạm vào tịnh giới, tổn hại muôn vật để cầu được phước cho mình. Đó là muốn được lợi mà thành ra hại, lẽ nào lại như vậy sao?)

 

Tổng quan:

 

Trường minh đăng giả, tức chánh giác tâm dã. Giác chi minh liễu, dụ chi vi đăng. Thị cố nhất thiết cầu giải thoát giả, thân vi đăng đài, tâm vi đăng chú, tăng chư giới hạnh, dĩ vi thiêm du. Trí huệ minh đạt, dụ như đăng hoả thường chiếu. Như thị chân chánh giác đăng, nhi chiếu nhất thiết vô minh si ám. Năng dĩ thử pháp luân, thứ đệ tương khai thị, tức thị nhất đăng nhiên bá thiên đăng, đăng đăng vô tận, cố hiệu trường minh. Ngu si chúng sanh bất hội Như Lai phương tiện chi thuyết, chuyên hành hư vọng, chấp trước hữu vi, toại nhiên thế gian tô du chi đăng, dĩ chiếu không thất, nãi xưng y giáo, khởi bất mậu hồ? (Còn nói việc thắp đèn sáng mãi, đó là nói đến tâm tỉnh thức chân chánh. Tâm tỉnh thức thì sáng suốt rõ biết, nên ví như ngọn đèn. Vì thế nên hết thảy những người cầu đạo giải thoát đều lấy thân mình làm đèn, lấy tâm làm bấc, lấy giới hạnh làm dầu thắp. Trí huệ sáng suốt ví như ngọn đèn thường chiếu sáng. Đó chính là ngọn đèn chánh giác, soi chiếu hết thảy si mê tăm tối. Như có thể dùng pháp trí tuệ này để lần lượt khơi mở cho nhiều người, đó tức là một ngọn đèn mồi ra cho trăm ngàn ngọn đèn, tiếp nối không cùng tận cho nên gọi là sáng mãi. Chúng sanh ngu si không hiểu lời dạy phương tiện của Như Lai, chỉ làm toàn những việc sai lầm, đắm chấp các pháp hữu vi, thắp ngọn đèn dầu của thế gian mà muốn soi sáng nghĩa Không, lại nói là y lời Phật dạy, chẳng phải là lầm lạc đó sao?)

 

Tổng quan:

 

 

 

6/- Luận về Thọ trì trai giới:

Hựu trì trai giả, đương tu hội ý. Bất đạt tư lý, đồ nhĩ hư công. Trai giả tề dã. Sở vị tề chánh thân tâm, bất linh tán loạn. Trì giả hộ dã, sở vị ư chư giới hạnh, như pháp hộ trì, tất tu ngoại cấm lục tình, nội chế tam độc, ân cần giác sát thanh tịnh thân tâm, liễu như thị nghĩa, danh vi trì trai. (Lại nói về việc thọ trì trai giới, cần phải hiểu rõ ý nghĩa. Nếu không hiểu được lẽ ấy, chỉ nhọc công vô ích. Trai giới tức là làm cho trở nên ngay thẳng, nghĩa là làm cho thân tâm ngay thẳng, chân chánh, không để cho tán loạn. Thọ trì tức là gìn giữ, nghĩa là gìn giữ các giới hạnh, theo đúng như pháp mà gìn giữ thọ trì. Theo đó thì bên ngoài ngăn chặn sáu tình, bên trong chế ngự ba độc, chuyên cần tỉnh thức quán xét làm cho thân tâm đều thanh tịnh. Hiểu được nghĩa lý như vậy gọi là thọ trì trai giới.)

Thực hữu ngũ chủng. Nhất giả pháp hỷ thực, sở vị y trì chánh pháp, hoan hỷ phụng hành. Nhị giả thiền duyệt thực, sở vị nội ngoại trừng tịch, thân tâm duyệt lạc. Tam giả niệm thực, sở vị thường niệm Bồ đề, tâm khẩu tương ưng. Tứ giả nguyện thực, sở vị hành trụ toạ ngọa thường cầu thiện nguyện. Ngũ giả giải thoát thực, sở vị tâm thường thanh tịnh, bất nhiễu tục trần. Thử ngũ chủng thực, danh vi trì trai. (Lại nói về món ăn, nên biết rằng có 5 loại thức ăn:  -Một là loại thức ăn bằng niềm vui chánh pháp, nghĩa là giữ theo đúng như chánh pháp, vui vẻ mà làm theo.  -Hai là loại thức ăn bằng niềm vui của thiền định, nghĩa là trong ngoài lắng sạch, thân tâm an vui. -Ba là loại thức ăn bằng niệm tưởng, nghĩa là thường niệm tưởng giác ngộ, trong tâm tưởng, ngoài miệng niệm đều tương hợp với nhau.  -Bốn là loại thức ăn bằng tâm nguyện, nghĩa là trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều cầu được những nguyện lành. -Năm là loại thức ăn bằng sự giải thoát, nghĩa là trong tâm thường thanh tịnh, chẳng để bụi trần làm ô nhiễm. Thường ăn 5 loại thức ăn này thì gọi là ăn chay)

Nhược phục hữu nhân, bất thực như thị ngũ chủng tịnh thực, tự ngôn trì trai, vô hữu thị xứ. Duy đoạn ư vô minh chi thực, triếp tác giải giả, danh vi phá trai. (Nếu như có người không ăn 5 loại thức ăn trong sạch này mà tự xưng là ăn chay, thật không có lý như vậy. Chỉ ăn toàn loại thức ăn si mê tăm tối, lấy đó làm hiểu biết, như vậy gọi là hủy phá việc ăn chay.)

Nhược diệc hữu phá, vân hà hoạch phước? Thế hữu mê nhân, bất ngộ tư lý, thân tâm phóng dật giai vi chư ác, tham dục ngũ tình, bất sanh tàm quý. Duy đoạn ngoại thực, tự vi trì trai, tất vô thị xứ. (Đã là hủy phá việc ăn chay, làm sao lại được phước? Người đời có những kẻ ngu mê không rõ được lẽ ấy, buông thả thân tâm chạy theo các việc ác, ham muốn năm thứ lôi kéo chẳng sinh lòng hổ thẹn. Chỉ bỏ được các món ăn bên ngoài mà tự cho là mình luôn ăn chay, rõ thật là vô lý.)

 

Tổng quan:

 

 

7/- Luận về Tắm gội:

Tẩy dục tăng chúng giả, phi thế gian hữu vi sự giả. Thế Tôn thường vị chư đệ tử thuyết Ôn thất kinh, dục linh thọ trì tẩy dục chi pháp. Kỳ ôn thất giả tức thân thị dã. Sở dĩ nhiên trí huệ hoả, ôn tịnh giới thang, mộc dục thân trung chân như Phật tánh, thọ trì thất pháp dĩ tự trang nghiêm. Đương nhật tỳ kheo thông minh thượng trí, giai ngộ thánh ý, như thuyết tu hành, công đức thành tựu, câu đăng thánh quả.  [Nói về việc "tắm gội chúng tăng", vốn thật chẳng phải là việc hữu vi của thế gian. Đức Thế Tôn thường vì các vị đệ tử mà thuyết kinh Ôn thất, nhằm muốn cho họ vâng giữ theo phép tắm gội (Luôn Chánh Niệm Thân). Ôn thất nghĩa là căn phòng ấm áp, ấy là chỉ cho thân thể này. Đó là nói việc nhóm ngọn lửa trí huệ mà hâm nóng nước giới luật thanh tịnh, tắm gội cho tánh Phật chân như ở trong thân, vâng giữ theo bảy pháp (gồm: giới hạnh, trí huệ, phân biệt, chân thật, chánh tín, nhẫn nhục và hổ thẹn. Bảy pháp này sẽ được giải thích chi tiết ở các đoạn sau) để tự trang nghiêm. Những vị tỳ-kheo thông minh sáng suốt vào thời ấy đều hiểu được ý Phật, theo đúng lời dạy mà tu hành, thành tựu được công đức, cùng chứng các quả thánh.]

Kim thời mê hoặc chúng sanh mạc trắc kỳ sự, tương thế gian thuỷ, tẩy chất ngại thân, tự vị y kinh, khởi phi ngộ dã. Thả chân như Phật tánh phi thị phàm hình, phiền não tâm cấu, bản lai vô tướng, khởi khả tương chất ngại thuỷ tẩy vô vi thân. Sự bất tương ưng, vân hà ngộ đạo? (Chúng sinh thời nay mê muội không rõ biết việc ấy, dùng nước thế gian tắm gội cho tấm thân vật chất ngăn ngại này, cho là y theo trong kinh!? Huống chi, Phật Tánh Chân Như vốn chẳng phải hình hài phàm tục, phiền não nhơ nhớp xưa nay vốn cũng không tướng trạng, sao có thể dùng thứ nước vật chất ngăn ngại của thế gian mà tắm gội thân vô vi? Việc làm đã không phù hợp, sao mà có thể ngộ đạo?)

Nhược dục thân đắc tịnh giả, đương quán thử thân, bản nhân tham dục bất tịnh sở sanh, xú uế biền điền, nội ngoại sung mãn. Nhược tẩy thử thân cầu ư tịnh giả, do như tẩy tiệm, tiệm tận phương tịnh. Dĩ thử nghiệm chi, minh tri tẩy ngoại phi Phật thuyết dã. Thị cố giả thế sự, tỷ dụ chân tông, ẩn thuyết thất sự cúng dường công đức. Kỳ sự hữu thất. (Như muốn cho thân được trong sạch, cần phải quán xét rằng thân này vốn là do nơi tham dục bất tịnh mà sinh ra, nhơ nhớp chất chồng, trong ngoài đầy dẫy. Như tắm gội cho thân này để cầu được trong sạch, khác nào như muốn làm sạch hào nước, chỉ khi hào cạn thì mới sạch!?... Theo đó mà suy xét thì biết rõ rằng việc tắm gội ngoài thân chẳng phải lời Phật dạy. Thực ra chỉ là Ngài mượn việc thế gian mà ví với pháp chân thật, muốn nói hàm ý về bảy việc cúng dường công đức. )

Vân hà vi thất? Nhất giả tịnh thuỷ, nhị giả nhiên hoả, tam giả tháo đậu, tứ giả dương chi, ngũ giả tịnh hôi, lục giả tô cao, thất giả nội y. Cử thử thất sự dụ ư thất pháp. Nhất thiết chúng sanh do thử thất pháp, mộc dục trang nghiêm, năng trừ độc tâm, vô minh cấu uế. (Sao là bảy việc? Mộtnước tắm trong sạch, Hainhóm lửa hâm nước ấm, Bachất làm sạch1, Bốn là nhành dương để làm sạch miệng2, Năm là chất bột sạch để chà xát, Sáu là chất dầu để xoa thân, Bảy là tấm y mặc ở trong3. Bảy việc này vốn được nêu lên để làm ẩn dụ cho bảy pháp tu. Hết thảy chúng sinh đều nhờ nơi bảy pháp tu này mà có thể trở nên thanh tịnh, trang nghiêm, có thể giúp trừ bỏ các tâm độc4 và những nhơ nhớp của sự si mê, ám muội.)

             1Chất để làm sạch thân thể khi tắm gội, tương tự như ngày nay ta dùng xà-phòng tắm

        2Chúng tăng ngày xưa dùng cành dương để làm sạch miệng sau bữa ăn, khi mới ngủ dậy hoặc sau khi tắm gội, như ta ngày nay chải răng, xỉa răng.

        3Nguyên văn dùng nội y, tức là tấm vải được quấn lên người trước khi đắp y. Người xuất gia ngày xưa dùng tấm nội y này thay cho cái quần.

         4Tức là tham, sân và si, thường được gọi là Ba độc.

Kỳ thất pháp giả. Nhất tịnh giới, tẩy đãng khiên phi, do như tịnh thuỷ trạc chư trần cấu. Nhị giả trí huệ, quán sát nội ngoại, do như nhiên hoả năng ôn tịnh thuỷ. Tam giả phân biệt, giản khí chư ác, do như tháo đậu năng tịnh cấu nhị. Tứ giả chân thật, đoạn chư vọng tưởng, do như dương chi, năng tiêu khẩu khí. Ngũ giả chánh tín, quyết định vô nghi, do như tịnh hôi ma thân chướng phong. Lục giả nhu hồ, nhẫn nhục cam thọ, do như tô cao thông nhuận bì phu. Thất giả tàm quý, hối chư ác nghiệp, do như nội y già xú hình thể. (Bảy pháp ấy là gì? Một là giới luật thanh tịnh, trừ hết được những sai lầm, tội lỗi, cũng như nước sạch rửa trôi đi bụi bẩn. Hai là trí huệ giúp soi chiếu sáng tỏ trong ngoài, cũng như nhóm lửa có thể hâm nóng được nước tắm. Ba là phân biệt, lựa chọn trừ bỏ các điều ác, cũng như chất làm sạch có thể làm sạch cáu bẩn. Bốn là chân thật, dứt trừ các vọng tưởng, cũng như nhành dương có thể giúp làm sạch miệng. Năm là đức tin chân chánh, quyết định không còn nghi ngờ, cũng như chất bột sạch chà xát lên thân có thể ngăn trừ gió độc. Sáu là nhẫn nhục, nhu hòa, cũng như chất dầu xoa thân có thể giúp cho da dẻ trơn láng, thông nhuận. Bảy là hổ thẹn, hối cải các nghiệp ác, cũng như tấm nội y có thể giúp che đậy chỗ xấu trên thân thể.)

Như thượng thất pháp thị kinh trung bí mật chi nghĩa, giai thị vị chư đại thừa lợi căn giả thuyết, phi vị thiểu trí hạ liệt phàm phu. (Bảy pháp nói trên là chỗ ý nghĩa sâu kín trong kinh, đều là vì những người có căn trí đại thừa lanh lợi mà giảng thuyết, chẳng phải dành cho những kẻ phàm phu căn trí thấp hèn.)

 

Tổng quan:

 

8/- Luận Kết:

Sở dĩ kim nhân vô năng giải ngộ, thiết kiến kim thời thiển thức, duy tri sự tướng vi công, quảng phí tài bảo, đa thương thuỷ lục, vọng doanh tượng tháp. Hư dịch nhân phu, tích mộc điệp nê, đồ thanh họa duyên. Khuynh tâm tận lực, tổn kỷ mê tha, vị giải tàm quý, hà tằng giác ngộ? Kiến hữu vi tắc cần  đại khổ. Thử chi tu học, đồ tự bì lao, bội chánh quy tà, thuỳ ngôn hoạch phước? (Người đời nay không hiểu được những nghĩa lý ấy, do sự hiểu biết nông cạn của mình nên chỉ lấy những việc làm theo hình tướng mà cho là công đức, tốn kém biết bao nhiêu tiền của; đắp tượng, xây tháp uổng phí sức người; dốc lòng hết sức cũng chỉ tự làm tổn hại bản thân, mê hoặc người khác, chẳng biết là rất đáng hổ thẹn, biết bao giờ được giác ngộ? Thấy pháp hữu vi thì hết lòng đắm chấp, nghe nói đến pháp vô vi thì ngớ ngẩn, mê muội. Chỉ tham những điều lành nhỏ nhoi trước mắt, nào biết được nỗi khổ lớn mai sau?1 Tu học như thế chỉ tự mình nhọc công phí sức, bỏ chánh theo tà, ai bảo là được phước?)

   1Điều  lành nhỏ nhoi trước mắt tức là những việc thiện theo pháp hữu vi, dù có quả báo tốt nhưng chẳng giúp gì cho việc giải thoát. Nỗi khổ lớn mai sau tức là vòng sinh tử luân hồi triền miên chẳng dứt.

Đãn năng nhiếp tâm nội chiếu, giác quán ngoại minh. Tuyệt tam độc vĩnh sử tiêu vong, bế lục tặc bất linh xâm nhiễu. Tự nhiên hằng sa công đức, chủng chủng trang nghiêm, vô số pháp môn, nhất nhất thành tựu. Siêu phàm chứng thánh, mục kích phi dao. Ngộ tại tu du, hà phiền hạo thủ. Chân môn u bí, ninh khả cụ trần. Lược thuật quán tâm, thuyết kỳ thiểu phần. (Chỉ cần có thể thâu nhiếp được tâm, soi chiếu bên trong, tỉnh thức rõ biết sáng tỏ bên ngoài, tham sân si vĩnh viễn dứt tuyệt, ngăn giữ sáu căn chẳng để cho ngoại trần quấy nhiễu, thì tự nhiên vô số công đức thảy đều trang nghiêm, vô số pháp môn thảy đều thành tựu, vượt phàm chứng thánh thấy ngay trước mắt, ngộ đạo trong giây lát, đợi chi đến lúc bạc đầu? Pháp môn chân thật sâu kín không thể nào nói hết, chỉ lược kể ra đây đôi phần về phép quán tâm mà thôi)

*Tâm Pháp Dẫn Tâm:

                                            Muốn tìm Phật hãy tìm Tâm”.

        "Tâm là Phật, không có Phật ở ngoài tâm. Phật lấy ở ngoài tâm, hình dung Phật ở bên ngoài chính là mê sảng."

       "Phải tự lắng mình vào mình và tự nhìn thấy Phật Tánh ở nơi chính mình. Tất cả chúng sanh đều là Phật như mình, không có thiện, không có ác, mà chỉ có động tác của tâm."

       " Hãy nhìn Phật nơi mình, đó mới là sự nhìn thấy chơn thật duy nhứt mà thôi. Tất cả những hình tượng khác đều là sương mù ảo ảnh. Chỉ có một tội duy nhứt, là tội vô minh, tội không nhận được thấy ra được Phật Tánh ở nơi chính mình. Vô ích nguyện cầu, vô ích sùng bái những gì mà chính là mình, chỉ nên làm sao cho sự yên lặng, sự tĩnh tâm mà thôi."

           "Phàm đem tâm cầu pháp, ấy là mê. Chẳng đem tâm cầu pháp, ấy là ngộ."

           "Nếu muốn tìm Phật hãy cần thấy tánh. Tánh tức là Phật. Nếu chẳng thấy tánh thì chay lạt, giữ giới đều vô ích cả."

           " "Nếu không thấy tánh thì dầu giỏi nói mười hai bộ kinh, vẫn là ma nói."

          "Chúng sanh điên đảo không biết tự tâm là Phật, cứ hướng ngoài mà gìn giữ, cầu cạnh, suốt ngày lăng xăng niệm Phật, lạy Phật."

          "Phật trước Phật sau chỉ nói pháp truyền Tâm, ngoài ra không pháp nào   khácNếu thấy rõ pháp ấy thì phàm phu ngu dốt không biết một chữ cũng vẫn là Phật"

        Xem video clip:  

                         https://www.youtube.com/watch?v=MuLwm6IEcBQ

                                     https://www.youtube.com/watch?v=iQblb-x1YvM

                         https://www.youtube.com/watch?v=-OQLGA57S-E

 

     Luôn gắng hằng tâm:

(Xem tiếp->)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 19705168
Đang online : 29