CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát tt2
(TOTHA)Hiểu giải thoát như thế nào ta sẽ giải thoát như thế đó, ưa thích pháp thế gian ta sẽ trú tại thế gian...

        Điều vướng mắc thứ nhất: Không bị trói buộc vào những lý luận huyễn hoặc[tín điều tôn giáo ngụy xưng, gán ghép lai tạp pháp thế gian(tâm lý học chiêu an, kỷ năng/bí quyết/túi khôn sống...)], bất bình đẳng trái ngược hoàn toàn với tinh thần Phật học nguyên thủy là trực diện vào lý nghĩa Khổ và Diệt Khổ, ngắn gọn dễ hiểu (Liễu Nghĩa), bình đẳng, đại chúng, luôn khuyến khích mọi người tự tin, tự lực nơi chính mình và không bày biện hình thức tôn tạo, giáo điều tuân thủ rập khuôn, thề thốt hù dọa nhân/quả, tội/phước, chiêu an tâm lý(gán ghép/lai tạp tâm lý học/bí quyết thành công giúp gở rối tạm thời đối cảnh),  bày biện sắc cảnh hưởng thụ chiêu cảm[thanh nhàn(hư an), vui sướng(hư hỉ lạc), cởi tâm tùy tướng(hư bi, từ, xả)...] thu phục đám đông -> tâm đuổi theo pháp và  thức bị hình sắc chế ngự (lời dạy Tổ Đạt Ma). Đây chính là điều  - nói đúng hơn là vấn nạn - cố hữu, thủ lậu[phô diễn/xưng tán lục tướng hư minh(an/lạc/hỉ/bi/từ/xả) -> sanh(biến tướng) thành ma sự quấy rối gây nên đột biến từ nơi ngũ ấm(ngũ thập ấm ma) làm che mờ chủng trí giác ngộ(kiến chư pháp vô tướng cùng chúng sanh đồng thể)... - trích lược Kinh thủ lăng nghiêm(bản Hán dịch của cố Hòa thượng Tuyên Hóa)] khuyến dụ gây mê hoặc rất nhiều người - bị trói buộc vào những lý luận huyễn ảo, tự áp đặt giáo điều tuân thủ, không đúng trọng tâm cốt lõi của giáo pháp (tánh của giáo pháp) là thẳng hướng trực chỉ vào điều duy nhất vào Khổ và Diệt Khổ do sự trói buộc của chư pháp mà ra, đồng thời cách duy nhấttự chính mình tự tin tự lực tự giải thoát mình thật sự tự do -> tự tại -> tự giác giác tha không gì khác hơn(Như Lai chỉ là người chỉ đường, là thầy thuốc chữa phiền não. Ai tự thắp đuốc để đi thì người ấy thấy, ai uống đúng thuốc thì người ấy hết bệnh, ai ăn người ấy no, ai tu người ấy chứng... Giáo pháp Như Lai là chiếc bè, là bản đồ, là thuốc giải dukkha, là phương tiện. Ai tự chóng chèo, thắp đuốc, dò đường thì người ấy vượt qua, ai tu người ấy chứng...). Điều trớ triêu đáng nói thay đó là những người có trình độ học vấn cao, có trí tuệ, thiện căn tốt bởi do lười biếng truy cứu giáo pháp giác ngộ (trạch pháp giác chi), ưa thích nương tựa, nhu nhược dựa dẫm, xu hướng theo đám đông mê tín dị đoan mà không chịu tự mình vận dụng trí tuệ sẵn có ra để mà hiểu đúng giáo pháp(chánh tri kiến & tư duy) -> dễ dàng bị những hạng người trình độ học vấn thấp, căn trí thấp hèn(không thấy tánh, nói pháp sai dối, luôn hô hào xưng tán hình tướng Phậ/Bồ tátt, thêu dệt nhân/quả/tội/phước), đồng bóng lòe lẹt, ngụy tôn danh vị...điều khiển, trói buộc, khuất phục ngoan ngoãn hạ mình tin theo những sáo từ(thuộc làu Hán từ nói như con sáo), xáo từ(xáo trộn gán ghép những thuật ngữ giác ngộ vào những tán chuyện đời thường, phổ tác thơ/nhạc/sớ tụng bi/hài một cách tùy hứng), xảo ngữ hoang tưởng tôn tạo(tự xưng vị, công đức), bày biện hình thức tướng tượng gây mê hoặc đám đông tự nguyện kéo theo làm nô dịch và công cụ tuyên truyền đắc lực cho tà pháp(làm việc thất đức mê sảng tự kỷ thiêu dệt cho đó là công đức!),... Điều nầy giống như chuyện người giỏi sáo tiếng Anh cứ mỗi lời thốt ra đều “đệm móm”những câu dẫn pha tạp hư cấu chuyện đời thường nầy, nọ(cóp nhặt/gán ghép kiến thức túi khôn nhân loại, bí quyết thành công, nghệ thuật xử lý tình huống...) + thanh âm kích hoạt(mỹ từ gieo cảm, nhấn giọng logic, xử lý kỹ thuật âm thanh) + bày biện hình thức cao sang quí phái, uy nghi, tôn tạo danh vị + chiêu thức quảng bá(đám đông tuyên truyền, truyền thông lăng xê, dựa dẫm quyền lực) -> dễ dàng thu hút đám đông cả tin mê tín theo rất nhiều!... Do đó, chúng ta cần phải luôn cẩn trọng phân biệt đâu là pháp thánh nhân ≠ pháp phàm phu và đâu là giác tri kiến ≠ chúng sanh tri kiến xa rời trọng tâm (Tánh) của vấn đề thiết thực là cần phải làm gì? Hiểu đúng điều gì? Phương pháp cần phải tự mình tự lực thực thi ra làm sao để thật sự chấm dứt Dukkha(sanh, lão, bệnh, tử, thất tình, lục dục,...) tức ta hoàn toàn tự tại trở về với tự tánh(vốn vô tướng). Và chúng ta – những người tu học chân chính - hãy luôn nhớ rằng hoàn toàn khác hẳn với liệu pháp kích hoạt xúc cảm tạm thời(Hỉ, An, Lạc, Bi) + chiêu thức gây mê tâm lý dài hạn như: trấn an, sáo điều nhân/quả mà chiêu an nghịch cảnh, khuyến khích hỉ ái tự nguyện nô dịch cho tướng tượng, ái lạc giả cảnh thế gian...nhất thời theo hình thức[hãy chớ bị nhầm lẫn giữa An Thân(đuổi theo Pháp Tướng) An Tâm(Vô Tướng)]. Ấy thế mà “sáo và xáo ngữ” diễn bi ai đánh thức lòng trắc ẩn, kích hoạt phản xạ xúc cảm của thính chúng khiến rơi lệ như mưa, tạp kỷ bi/hài tâm lý gây cười khoái lạc hư cảnh hữu vi, thiêu dệt Hỉ/An/Lạc/Bi, răn dọa sáo điều nhân/quả/soi bói căn số vận mệnh... vẫn phát huy rộng rãi tác dụng làm mê hoặc rất nhiều người trầm trồ thán phục?!...và ngoan ngoãn lắng lặng nghe theo, học theo cách ấy ngày càng đông đảo, không hiểu rằng(bởi lười biếng đọc sách) đó chỉ là liệu pháp tâm lý học tạm thời của thế gian(kỷ năng sống, bí quyết/túi khôn/mẹo vặt của người đời) mà bất cứ diễn viên nghệ thuật, hát tuồng hay xướng ngôn viên, hùng biện viên chuyên nghiệp hay chuyên viên tâm lý hay thuật thôi miên nào cũng đều có khả năng làm được cả!... Qua nghệ thuật vận dụng kỷ năng âm thanh/văn từ trau chuốc/hình thức biểu cảm trương khuếch -> gây kích hoạt xúc cảm trắc ẩn đám đông dây chuyền, hoàn hảo đến đổi khiến cho khán thính giả cảm kích tột độ khóc/cười/lụy/lạc khó thể kềm chế... Năng lực diễn xuất thu hút mãnh liệt khiến cho khán thính giả thần tượng hóa nhân vật nhập vai đến độ nhầm tưởng họ(diễn viên, diễn giả) là những siêu nhân, thánh nhân mà họ vừa diễn xuất, truyền đạt, ca tụng!... -> kích hoạt hiệu ứng đám đông lây nhiễm ám thị được gần gủi thần tượng, lòng luôn cảm xúc trào dâng mỗi khi được nhìn thần tượng, nghe thần tượng nói/hát/ngâm/tán thán sắc tướng huyễn hoặc(hữu/vô hình) [Hội chứng SI nghiện huyễn thanh ảo thức] bất luận đúng sai, thậm chí bị thần tượng chỉ trích, mắng chửi, sai khiển họ(những thính chúng si thanh/ái tướng) cũng cảm thấy hạnh phúc, tín mê vô thức đến nỗi có thể sẵn sàng hy sinh...để được nô dịch... Nào có ngờ đâu chính "khán/thính giả sinh ra diễn viên/diễn giả thần tượng" kia mà ngay trong đời thường họ cũng không giải thoát được thất tình, lục dục do bị nhiễm tưởng thường xuyên(tư lương/hệ phược tướng niệm) từ bởi chính vai diễn của họ?!..đồng nghĩa với si thanh ảo thức/tự kỷ siêu nhân cùng cuốn theo đám đông "ngoan mê đồng si" không lối thoát... Mặt khác, giáo pháp giác ngộ bị suy hóa dần theo thời cuộc chẳng khác nào các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hiện thời. Cũng vậy: văn hóa dung tục, nghệ thuật cuồng loạn, kích động, thêu dệt ủy mị bi/hài/khoái lạc tạp kỷ, tôn tạo cá nhân, triển thi những mẹo vặt cóp nhặt từ đời thường...lại có tác dụng lôi kéo đông đảo đám đông hưởng ứng một cách say mê đến độ cuồng tín -> si nghiện, đọa trụy sắc tướng -> vô thức tự kỷ -> lây nhiễm dây chuyền cùng khắp. Đó chính là một trong những ứng quả của thời mạt pháp khó thể mà nhận ra!.. Hãy cùng nhau đối chiếu lời Phật dạy:

        "Dựa theo hình sắc, âm thanh để thấy phật, đó là người hành sai đạo, không bao giờ thấy được Như Lai(không phải 32 tướng mạo hữu vi của thế gian)" - Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật đa.

         "A-nan, lại hành giả kia, thọ ấm chưa tiêu dung làm sanh ra vọng tưởng hư minh về hỉ/an/lạc giả cảnh, tà kiến rằng mình chứng đắc vô ngại/tự tại giải thoát, do mê lầm ngã mạn như thế khiến cho người ấy liền đọa nhập vào địa ngục a tỳ vô gián... Khi thọ ấm đã hư diệu, không mắc các tà lự, tưởng ấm chưa tiêu dung làm sanh ra vọng tưởng dung thông, tính viên định phát minh. Trong tam-ma-địa, tâm thích dạo chơi, cho tư tưởng bay ra, tham cầu đi nhiều nơi. Người ấy thật không biết bị ma gá vào, còn tự nói rằng mình đã được vô thượng bồ-đề. Ma đến nơi người mong cầu lãng du kia, trải tòa ngồi thuyết pháp. Hình người giảng pháp thì không biến đổi, nhưng những người nghe pháp bỗng dưng thấy mình đang ngồi trên những tòa sen báu, toàn thân hóa thành khối vàng tía chói sáng. Mỗi người đang nghe pháp đều cảm thấy như vậy, cho rằng mình đạt được chuyện chưa từng có. Người ấy vốn không biết mình bị ma nhập, còn nói mình chứng vô thượng niết-bàn. Ma liền đến nơi người  mong cầu huyền ứng  kia, trải tòa thuyết pháp. Trong chốc lát, khiến cho thính chúng thấy mình hiện thân thành người già trăm ngàn tuổi. Họ sinh lòng ái nhiễm, không thể rời người ấy. Họ tự thân làm như nô bộc, đem cúng dường cho ma bốn thứ mà không hề mệt mỏi. Thính chúng ở dưới pháp tòa đều tin rằng người ấy là vị thầy trong đời trước của mình, phát khởi lòng riêng yêu mến pháp sư, dính chặt như keo sơn, như được điều chưa từng có. Ma thường nói đến thần thông và tự tại, hoặc khiến cho người khác thấy được cõi Phật. Cõi ấy không thật, chỉ  hiện ra do ma lực để huyễn hoặc người ta. Ma ưa nói đến cõi âm, luôn miệng xưng tán phật lớn/nhỏ/trước/sau/nam/nữ, phật, bồ tát ở nơi xa xôi, ma ưa thích nhàn rỗi, tìm cầu nhàn du đây đó, khuyến dụ tu luyện thần thông, nhập tướng cảnh nhàn hạ vui sướng, tán thán tham dục(Sắc/Danh/Tài/Thụy/Thực), ngay cả không từ bỏ những việc thô tục. Làm những hạnh bất tịnh, cho đó là truyền pháp. A-nan nên biết, trong thời mạt pháp mười thứ ma ấy, hoặc xuất gia tu tập theo giáo pháp của Như Lai, hoặc chúng gá vào thân người, hoặc tự biến thành nhiều dạng khác nhau. Chúng đều tự xưng đã thành bậc chánh biến tri. Các ông nên biết rõ tình trạng này, để khỏi rơi vào vòng luân hồi. Nếu các ông mê lầm không biết, sẽ khiến đọa vào địa ngục a tỳ, vô gián..." [Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm theo bản Hán dịch của cố Hòa thượng Tuyên Hóa, Việt dịch Thích Nhuận Châu - NXB Tôn giáo 2002].

(Xem tiếp->)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18004001
Đang online : 138