* Thành tựu quán thông Chánh Pháp : [PHÁP]
Thành tựu quán thông chánh pháp (Chánh : Đúng, Thật ; Pháp : Sự vật hiện tượng - Phương pháp/Giải pháp - Tập hợp của ngũ thức)
- Phải sáng suốt thông hiểu và nhận ra được rằng mọi sự vận hành của sự vật hiện tượng là Vô Thường (Chư Hành Vô Thường Ấn). Tất cả mọi diễn biến từ nhỏ (vi mô) đến bình thường cho đến vô cùng lớn (vĩ mô) kể cả hữu hình lẫn vô hình như : nguyên tử, phân tử, vi khuẩn [Thế giới vi mô] ,đến cây, cỏ, muôn thú, người, cho đến thế giới vĩ mô như : núi non hùng vĩ, bầu trời xanh bao la kia hay con sông rộng mênh mông trùng điệp hoặc đại dương ngút ngàn xa tít kia [Thế giới vĩ mô]. Tất cả đều được sinh ra cũng phải biến đổi để rồi bị hư hoại dần theo thời gian, kể cả những hiện tượng vô hình như : sự chuyển hóa của hơi nước, chất khí, sóng điện từ, phản vật chất,… cứ thế mãi xoay chuyển trong vòng Sinh-Trụ-Dị-Diệt trôi chảy suốt không ngừng....Đó là quy luật tất yếu của Vũ trụ..
- Phải sáng suốt thông hiểu và nhận ra được rằng tất cả sự vật hiện tượng là Vô Ngã (Chư Pháp Vô Ngã Ấn), nghĩa là không có một tự tính (tự ngã) riêng (nguyên thuỷ, độc lập, tự hình thành) mà là một sự kết hợp (tương tác) lẫn nhau (nương nhờ) để mà hình thành, để mà chuyển hoá theo chu trình sinh-trụ-dị-diệt. Nói cách khác : Pháp tuỳ nhân duyên sinh, cũng tuỳ nhân duyên mà diệt. Đây chính là quy luật tất yếu mà chúng ta cần phải luôn lưu tâm (thường xuyên quán chiếu), nhằm tránh lầm lẫn thiếu sáng suốt (vô minh) cho rằng trong vạn vật (sự vật hiện tượng) xung quanh (thế giới danh sắc nầy) có khả năng (năng lực) tạo nên sự thống trị toàn thể (đấng toàn năng), bất tử, tồn tại vĩnh hằng.
- Phải sáng suốt thông hiểu và nhận ra được rằng Pháp nếu được hiểu theo nghĩa hẹp có nghĩa là : phương pháp, giải pháp, giáo pháp,...chỉ ra (soạn ra) nhằm giúp con người căn cứ vào những ý tưởng, tri thức của tiền nhân để lại đặng mà suy xét học hỏi và thực hành theo. giáo pháp đề ra không nhất thiết là của ngài Cồ Đàm (Phật thích ca mâu ni), mà trong những tôn giáo khác như : Thiên chúa giáo cũng có pháp của Thiên chúa giáo, Hồi giáo cũng có pháp của Hồi giáo,Thần giáo cũng có pháp của Thần giáo,…hay trong một quốc gia nào đó cũng có pháp quy (luật pháp) của quốc gia đó, và nếu có một nhóm người (tổ chức, đoàn thể) hoặc một nhân vật nào đó của thế giới vạch ra (đưa ra) một giải pháp thiết thực (đúng thật) giúp con người con người giác ngộ thì cũng được gọi là Pháp Phật (phương pháp giác ngộ). Pháp Phật (TOTHA thường gọi là Phật học) do Thái tử Tất đạt đa (Siddhārtha Gautama: Sĩ đạt ta Cồ Đàm) người Ấn độ giảng giải (thuyết giảng) cách đây hơn 2.500 năm sau khi ông thành tựu (chứng đắc) Giác ngộ, chọn Phật danh là Thích Ca Mâu Ni [Thích Ca : dòng họ kiên định (Nhẫn), Mâu Ni : Trí giả thầm lặng (khiêm tốn)]. Đây đúng thực là Chánh Pháp (phương pháp dẫn dắt đúng đắn, thiết thực giúp muôn loài (chúng sanh) tự lực (năng lượng tâm thức) chỉnh sửa thân tâm đạt mức tiến hoá vượt khỏi (giải thoát) mọi sự ràng buộc (nhân, duyên) của năng lượng sóng hạt (ái lực danh sắc), tự tháo gở được vòng lẫn quẩn tái lập (thoát khỏi khổ nghiệp luân hồi) sóng-hạt (danh-sắc). Rất là rõ ràng và thiết thực (thực tế chính là thước đo chân lý), đã cho thấy rằng dưới sự giáo hoá minh bạch và thực tế của đức Phật (Ta là Phật đã thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành) vào thời điểm ngài còn tại thế (cách nay hơn 2500 năm), kết nối cùng Tăng già (Sangha) Tỳ kheo (Bhikṣu) [Sangha: Đoàn thể ; Bhikṣu : Khất sĩ] đầy nhiệt tâm và tận tuỵ truyền giảng rộng rải giáo pháp đích thực (chánh pháp), nội dung dẫn dắt không hình thức, không tôn tạo siêu huyền, luôn sát cánh đối ứng vào từng hoàn cảnh của chúng sanh gồm đủ các thành phần (giai cấp, trình độ, đạo đức,...) giúp họ sớm được khai ngộ. Với cách giáo hóa bình dị và tận tụy của Đức Phật như vừa nêu, tính từ lúc ngài thành đạo đến khi nhập Niết Bàn (45 năm giáo hoá) đã giúp chứng đắc (độ thành) khoảng 2400 A La Hán (Diệt thọ tưởng định)!.
Phân tích kỷ hơn, sẽ cho thấy rằng Đạo Phật (con đường dẫn đến giác ngộ) hay Phật Pháp (phương pháp tu tập giác ngô) đúng là khoa học dẫn hướng sự giác ngộ, TOTHA quen gọi là Phật học, bởi vì trong giáo pháp luôn nhấn mạnh tính độc lập tự suy (trạch pháp, tri kiến, tư duy, quán xét, đối chiếu) để phân tích vấn đề một cách rõ ràng (tường minh) theo nền tảng sẵn có (giáo pháp), chứ không áp đặt tuân thủ (giáo điều) một cách mê tín, mù quáng thiếu suy xét của lý trí...Pháp luận dẫn dắt hoàn toàn mang tính khoa học (nhắc nhở mọi người luôn trí kiến và tư duy rà soát lại Thân và Tâm mình ngày càng tinh tấn để khai sáng Tuệ giác mà nhận ra chân lý giác ngộ), bám sát thực tế (khổ và cách diệt khổ), phát triển rộng rải khắp đại chúng. Đức Phật đã dẫn dắt thành công khoảng 2400 người chứng đắc thánh quả A La Hán trong đó xuất thân từ đủ thành phần giai cấp cao thấp khác nhau: trí thức, nô lệ, tướng cướp, kỷ nữ,...với phương pháp giáo hoá thật là bình dị với chủ hướng cơ bản là giúp cho muôn loài cùng nhau giác ngộ không phân biệt cao thấp, hoàn toàn không phải là học thuyết siêu huyền, tôn tạo quyền lực cực đoan, giáo điều mê tín mà các thế hệ kế thừa càng về sau càng chế tác dần làm cho sai lệch xa so với nội dung thiết thực của giáo pháp chính thống (nguyên thuỷ), biến hoá hình ảnh bình dị của người Trí giả thẩm lặng kiên định (Thích ca : sự kiên định, Mâu ni : trí giả thầm lặng) ngày ấy trở thành một vị giáo chủ, vị thần linh, thượng đế,...(Theo Như Lai, tin Như Lai, tín nhiệm Như Lai, nhưng không hiểu đúng pháp Như Lai hoặc làm sai lệch giáo pháp, tức là phỉ báng nặng nề Như Lai).
Ta hãy Tri kiến và Tư duy lại một cách đúng đắn (Chánh Tri kiến và Chánh Tư duy) để giúp phân biệt rõ ràng và minh bạch (tường minh) đâu là Chánh pháp (Tôn vinh Chân-Thiện-Mỹ + Giáo hoá giác ngộ + Bình đẳng, Đại chúng) và đâu là Tà pháp (Tôn tạo Giả-Ác-Tà + Giáo điều mê tín + Phân chia giai cấp, thứ hạng cao thấp). Chánh pháp của Phật học nguyên thủy (chính thống không bị biến tướng) hàm chứa những đặc điểm ưu việt như sau :
1/- Từ, Bi, Hỉ, Xả :
[Hãy ra đi, các tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. đem hạnh phúc cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích hạnh phúc cho chư Thiên và nhân lọai, Mỗi người hãy đi mỗi ngã. Này hỡi các tỳ kheo, hãy hoằng dương đạo pháp, tòan hảo ở đọan đầu, tòan hảo ở đọan giữa, tòan hảo ở đọan cuối cùng, tòan hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng, vừa tòan thiện, vừa trong sạch. Chính Như Lai cũng phải đi hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc Đại Trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao cả. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các người đã hoàn tất nhiệm vụ]
2/- Bình đẳng, không tôn tạo :
[Ta và vạn pháp đều nương nhờ lẫn nhau, ăn xin lẫn nhau...người khất sĩ chân chính thấu rõ lẻ thật nầy tất sẽ thấy được chân lý]
[ Này các thầy, giống như những giòng sông, sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravati, sông Sarasvati, và sông Mahi khi chúng đều chảy về biển lớn. Cũng như vậy, này các thầy, bốn giai cấp: Bà La Môn, Sát Ðế Lỵ, Phệ Xá, và Thủ Ðà La khi họ đi theo giáo pháp và giới luật của Như Lai, họ từ bỏ những khác biệt của giai cấp và sắp hạng, và trở thành những phần tử của một khối duy nhất và đồng nhau.]
3/- Đại chúng :
[Ta là Phật đã thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành]
4/- Biệt lập hoàn toàn với mọi quan điểm giác ngộ của các giáo phái hay tôn giáo khác :
[Tự tu, tự chứng, không phụ thuộc hay bám víu vào danh sắc, tha lực (đấng cứu rỗi, phán xét, thanh trị,...), nhắc nhở mọi người hãy tinh tấn vận dụng trí tâm quán xét rõ ràng minh bạch, diệt sạch vọng tưởng, nhìn sâu vào tâm đặng mà soi thấy chân lý...] .(Xem thêm)
5/- Thấu suốt chân lý của vạn vật :
[Pháp do nhân duyên sinh, cũng tuỳ nhân duyên diệt...Pháp hữu vi tựa như bóng, như bọt, như tia chớp,...] (Xem thêm->)
6/- Tính thực tế :
["Trước, Sau như một, điều duy nhất mà Như Lai chỉ lý giải và nêu ra, đó chính là chân lý về Khổ và sự giải thoát khỏi Khổ". Cũng như nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của Như Lai chỉ có một vị là giải thoát".]
[Hãy tự làm hòn đảo cho chính mình, hãy lấy chính mình làm nơi nương tựa, không nương tựa vào ai khác, hãy lấy Phật pháp làm hòn đảo, lấy Phật pháp làm nơi nương tựa, không ai khác có thể làm nơi nương tựa cho mình]
[”Hỡi các Tỳ kheo, ngày cả quan niệm giải thoát , minh bạch và rõ ràng như thế, nhưng nếu các ông bám chặt vào đó, nếu các ông quý chuộng nó, nếu các ông cất giữ nó, nếu các ông ràng buộc vào với nó, thì vậy là các ông đã không hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, cốt dung để qua sông chứ không phải để mà ôm giữ lấy”.]
7/-Tính khoa học :
[ * Mọi vận hành của sự vật, hiện tượng trong thế giới danh, sắc đều không trường tồn, đó là quy luật tất yếu. (Chư Hành Vô Thường Ấn) * Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới danh, sắc, đều không có cái riêng biệt tự do, đó là quy luật tất yếu. (Chư Pháp Vô Ngã Ấn) * Tồn tại một nơi trong sạch, tự tại ngoài thế giới danh, sắc gọi là Niết Bàn, đó là quy luật tất yếu. (Niết Bàn Tịnh, Tĩnh, Không) ]
["Này quí thầy! Đối với những pháp môn Như Lai đã giảng, quí thầy hãy ghi nhớ lấy, đừng để cho quên mất! Như Lai cũng như ông thầy thuốc, chẩn bệnh và cho thuốc, còn uống thuốc hay không là do người bệnh; Như Lai cũng như người chỉ đường, chỉ rõ con đường đúng, còn đi hay không đi thì không phải là do lỗi của người chỉ đường. Này quí thầy! Những giáo pháp về Bốn sự thật, Mười hai nhân duyên v.v... mà Như Lai đã đạy, đều là những chân lí mà Như Lai đã chứng ngộ, là cây đèn sáng của thế gian, là chiếc thuyền từ trên biển khổ. Những người đã hiểu rõ và tin tưởng vào chúng thì chúng chính là cánh cửa đưa họ vào đường giải thoát. Giờ đây Như Lai sắp nhập niết bàn, đối với các giáo pháp ấy, nếu ai còn chỗ nào nghi ngờ thì hãy nên bày tỏ ra ngay để Như Lai giảng giải lại".]
[Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó".].
["Theo Như Lai, Tin Như Lai, Kính nể Như Lai,...Hiểu sai pháp Như Lai chính là phỉ báng Như Lai "]
(Xem tiếp) |