*Quan điểm Giác ngộ của Đạo Phật phát triển (cải biên)
Hơn hai trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, đạo Phật thoái trào (do Tăng Đoàn chia rẻ). Các triết gia xuất phát từ cái nôi Bà La Môn đã giải thích và qui kết minh triết của Đức Phật với các giá trị thuộc triết học Bà La Môn. Từ đó hình thành các tông phái Phật giáo mà về sau này các học giả gọi là "Đạo Phật phát triển (cải biên)”. Phát triển về đâu? khi giải pháp cứu cánh giác ngộ (Phật Pháp) của Đức Phật đã là mức cùng tột. Chỉ có một hướng phát triển duy nhất là kéo giáo pháp cao vời của Đức Phật Cồ Đàm (Gautama) xuống tầm vóc tư tưởng của các triết gia trần thế, cải biên dần thành tôn giáo hình thức, cuốn theo mê tín đám đông... dần dần thay thế giáo pháp nguyên thủy sâu sắc, bình dị, truy quán thẳng vào nội thức để mà giác ngộ, tìm phật tánh ngay từ bên trong thay vì cứ mãi cuốn cuồng mê vọng bên ngoài ràng buộc mãi với nhân duyên sao mà giải thoát đặng?...Giáo lý thật bình dị và thực tế rõ ràng như vậy mấy người người chịu chiêm nghiệm để mà thấu hiểu!...rồi nguỵ tạo cho sự cao siêu, mầu nhiệm nầy nọ?!... Trong tình hình Đạo Phật thoái trào hiện nay, ít có tu sĩ thuộc Đạo Phật phát triển (cải biên) nào chú tâm thấu triệt (Tinh tấn Tri kiến và Tư duy đến cùng cực) về pháp giác ngộ theo đúng (Qui Y) nội dung mà ngày xưa Đức Phật đã đề ra. Một số tông phái chỉ đưa ra pháp suôn mang nhiều huyển ngữ thay cho chánh ngữ, diễn giảng đủ điều mông lung, nội dung mang tính triết học, tâm lý học nhiều hơn là cốt lõi của sự giải thoát mà Đức Phật đã từng nhắc nhở (Điều mà Như Lai biết nhiều tựa như lá trong rừng kia so với lá trong nắm tay Như Lai hiện tại, cũng vậy điều thiết thực mà Như Lai cần nói đến chính là: Khổ và Diệt Khổ, chân lý ấy hoàn toàn được thực hiện trong tầm tay của mọi người...), các tông phái phân hoá đạo phật đa phần không đưa ra “Pháp Hành” (practice) và cũng không nhắc đến bốn mức giác ngộ (bốn quả thánh) như Đạo Phật lúc còn nguyên thủy. Ngay Đạo Phật phát triển (cải biên) rất phát triển hiện nay, cũng dừng giáo pháp lại ở mức Chánh Niệm Tĩnh giác!
Một trong các tông phái của Đạo Phật phát triển đã thay đổi cứu cánh giải thoát của Đức Phật thành một cứu cánh tạm thời bằng cách cố gắng hành trì, tụng niệm, sám hối, cầu xin chứng ngộ,.. sẽ có khả năng tái sinh nơi cõi sung sướng, hạnh phúc tột cùng nào đó... Lý do thì ai cũng hiểu là chính vì sự thích hợp với trình độ của số đông cùng đặc tính đa phần là thích nương tựa vào tha lực và thụ hưởng danh sắc của con người mà ra...
*Quan điểm Giác ngộ của Thiền Tông Trung Quốc
Khi Thiền tông TQ xuất hiện, người ta nói đến một kỹ thuật hay nghệ thuật gì đó, có thể làm cho phàm phu tức khắc thành thánh nhân. Đó là khái niệm về đốn ngộ, tức chứng ngộ một cách đột ngột phi thường! Một thiền sư học giả, đã viết trong cuốn sách Thiền Luận của ông như sau:
“…vậy nội dung của Giác Ngộ là gì? Ta có thể mô tả nó bằng cách nào dễ hiểu để trí thức hiếu biện của ta có thể nắm lấy và đặt thành đề tài suy tư không? Bốn Diệu Đế không phải là nội dung của Giác Ngộ, cả đến Mười Hai Nhân Duyên, cả đến Tám Chánh Đạo. Chân lý nhoáng lên trong tâm Phật không phải như một tư tưởng có thể luận giải bằng lý trí.”
- “Thế nghĩa là gì? Chắc vậy, chứng La Hán không phải là vấn đề chuyên học, mà đó là một cái gì hốt nhiên xảy đến, trong chớp mắt, sau bao năm tinh chuyên tu tập. Thời gian chuẩn bị có thể kéo dài nhiều năm dài dẳng, nhưng đến một lúc nào đó thì chớp nhoáng cơn khủng hoảng vỡ bùng và người ta thành La Hán, hoặc thành Bồ Tát, hoặc thành Phật luôn nữa. Có thể lắm, nội dung của Giác Ngộ giản dị vô cùng ở bổn thể, nhưng sức chấn động thì thực là kinh khủng. Tôi muốn nói, về trí giải, nó phải vượt qua tất cả thế kẹt thuộc phạm vi nhận thức và ngôn ngữ văn tự; về tâm giải, nó phải là sự tái thiết toàn thể phẩm cách con người.”
- “…Rồi nay bỗng dưng cái Ngộ chụp lấy họ, một cách hoàn toàn bí mật, không ngờ trước, ấy thế là tất cả được giải quyết một lần; họ thành La Hán, hoặc Phật nữa.”.
Quan niệm về giác ngộ cũng như con đường tu tập dẫn đến giác ngộ của thiền tông TQ là hoàn toàn khác với giáo pháp của Đức Phật. Khác cả về hình thức tu tập cũng như về nội dung giác ngộ. Sự thực là Thiền Tông TQ cũng không có sự thống nhất, cũng bị phân phái thành các kiểu tu tập khác nhau. Sau đây là một trình bày vắn tắt về một quan điểm tu tập nổi bật của Thiền Tông TQ:
- Một số trường phái của Thiền Tông TQ còn giữ sự tu tập về thiền định. Các trường phái này thực hành thiền bằng các bức tranh trâu
(biến cách từ hình ảnh cưỡi trâu của Lão Tử trong truyền thuyết lâu đời). Phương pháp thực hành và tiêu chuẩn đắc thiền khi tu tập trên các bức tranh trâu này hoàn toàn không có trong giáo pháp của Đức Phật. Sự giác ngộ của các thiền sư TQ, theo pháp tu mười bức tranh trâu, cũng không có chuẩn mực của bốn quả thánh như trong giáo pháp của Đức Phật.
- Có trường phái Thiền Tông TQ nhấn mạnh vào cái bất lực của ngôn ngữ nói và chữ viết vì nó chỉ là cái vỏ hình thức “chật chội” không chuyên chở được toàn vẹn cái nội dung thực mà con người muốn chuyển tải cho nhau. Nhất là trong sự chuyển tải, trao đổi các khái niệm triết học hay đạo học. Đây là lý do Thiền tông TQ đã đề xuất ra khẩu hiệu “bất lập văn tự”. Các trường phái này đả kích thiền định và chế tác ra một số phương pháp tu tập gọi là Công án (koan) và Thoại đầu. Với lý luận như sau:
Con người nhận biết thế giới bên ngoài bằng tư duy bên trong đầu óc. Đó là dòng chảy của những suy nghĩ miên man bất tận trong óc. Các suy nghĩ này cũng thể hiện bằng ngôn ngữ y hệt như bên ngoài. Nói cho dễ hiểu đó là những lời nói thầm (kiểu độc thoại) không dứt trong trí óc con người. (Inner speech or inner verbalization). Khi đối tượng xuất hiện ở ngoại cảnh, bên trong trí óc sẽ có liền một nhận thức, kèm theo các phán đoán vận hành bởi ngôn ngữ bên trong. Dù là lời nói bên ngoài hay suy nghĩ bên trong con người không thể nào không dùng đến các khái niệm của ngôn ngữ, cái vốn không thể chuyển tải chân lý trọn vẹn. Ngôn ngữ bên ngoài miệng hay lời nói thầm (dùng để suy nghĩ hay nhận thức) bên trong trí óc, đều là cái làm cản trở, làm sai lệch cái biết “như thực”. Thiền tông TQ gọi cái BIẾT qua tư duy ngôn ngữ này là cái Bị Sanh (be born). Khi tư duy ngôn ngữ bên trong trí óc bị chấm dứt thì cái BIẾT NHƯ THỰC xuất hiện. Cái biết “như thực” từ cõi “vô ngôn” này được tin là cái biết của Tánh giác. Thiền tông Trung quốc cũng tin rằng Tánh giác này là cái Vô Sanh trong kinh điển Đạo Phật!...Khi nhận ra cái chỗ Vô sanh tức Tánh Giác, Thiền Tông gọi đó là Kiến Tánh. Vào giai đoạn đầu của lịch sử Thiền Tông, với sự hưng phấn quá mức, thiền tông TQ chẳng ngần ngại tuyên bố rằng kiến tánh (nhìn thấy cái được cho là “vô sanh”) là đắc quả vô sanh, là thành Phật. Tuy nhiên, ngay trong thời đó một số tu sĩ đã thấy sự tin tưởng vào việc thành Phật ngay trong tích tắc là một niềm tin “không cơ sở” đến nỗi.... Qua thời gian dài chịu đựng sự công kích vào hiện tượng thành Phật “tức khắc” này, thiền tông TQ buộc phải dịu giọng mà chấp nhận khẩu hiệu “Đốn Ngộ, Tiệm Tu”. Nghĩa là sau khi giác ngộ kiểu “ngay tức khắc”, các thiền sư phải tu tập lâu dài hơn nữa mới có thể thực sự chứng cái quả gọi là “Vô Sanh”, cái mà họ cho rằng tương đương với thánh quả A La Hán (Diệt thọ tưởng định) hoặc là hơn A La Hán. Tiệm tu bằng phương pháp nào để được giác ngộ hoàn toàn hiện vẫn còn là điều Thiền Tông Trung Quốc chưa rõ!...Các thiền sư TQ đã chế tác ra nhiều kĩ thuật thiền, trong đó có một số kĩ thuật rất ấn tượng như la, hét đấm, đá v.... Có lẽ các thiền sư TQ nghĩ rằng khi la hét đánh đá thiền sinh có thể gây ức chế dòng ngôn ngữ bên trong của thiền sinh? Nhưng trước đó hàng ngàn năm Đức Phật đã giải quyết vần đề một cách thật đơn giản. Đó là phương pháp Chánh Niệm trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp (Tứ niệm xứ) . Chỉ vậy thôi. Chưa cần có các cấp bậc thiền, khi có Chánh Niệm trên bốn niệm xứ, các dòng tư duy ngôn ngữ trong trí óc đương nhiên đã dừng lại!..."
Chính Đức Phật Cồ Đàm là người tài giỏi cũng phải mất bao năm trời lăn lóc khổ hạnh mới thực hiện được thành tưu Giác Ngộ đích thực. Biết bao tu sĩ ngày nay đã bỏ cả đời người đi tìm giác ngộ mà còn mịt mù chưa thấy tăm hơi!... Thử hỏi chỉ với các thuật như Tham công Án [... Hãy tận dụng ba trăm sáu mươi xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm trở thành một khối nghi, tham ngay chữ không, ngày đêm nghiền ngẫm.. Bỏ hết những cái biết tệ hại trước kia, lâu ngày trở thành thuần thục, tự nhiên trong ngoài thành một khối, như kẻ câm nằm mộng chỉ một mình mình hay. Bỗng nhiên bộc phát, trời kinh đất chuyển, như đoạt được thanh đại đao của Quan Vũ, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, dửng dưng với bờ sinh tử, đạt đại tự tại, chu du trong lục đạo, tứ sinh....], Khán thoại đầu [đấm, đá, đánh và hét v.v…] thậm chí chỉ cần nhìn chiếc lá rơi, nghe âm thanh một mảnh sành vỡ, lặng nhìn dòng suối chảy v.v…các thiền sư TQ cũng đã thực hiện được giác ngộ ngay trong tức khắc! Thiền TQ nói bằng ẩn dụ rằng đó là “một cú nhảy thẳng vào trong sự giác ngộ”! Ta thử Tri kiến và Tư duy lại một cách đúng đắn và minh bạch về việc tu tập tiến hoá (tinh tấn thành tựu), truy vấn lại bản chất cái gọi là “giác ngộ ngay tức khắc” của cú nhảy tuyệt vời đó có phải là sự Giác ngộ đúng nghĩa (Chánh Đẳng Chánh Giác) mà Đức Phật đã thực hiện thành tựu và tuyên thuyết khắp đại chúng hay không?
*Quan điểm Giác ngộ của Mật tông Phật giáo
Mật tông Phật giáo (tức Kim cương thừa) tại Ấn Độ xuất hiện rất muộn, khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Không bị suy thoái như Thiền Tông, hiện nay Mật Tông phát triển rất mạnh với vô số các chi phái khác nhau. Đây là truyền thống tu tập bí mật có rất nhiều kĩ thuật tu tập. Trong rất nhiều kĩ thuật đó, có thể phân tích ra rất nhiều nguyên lý tu tập để dẫn tới giác ngộ. Khi sử dụng Yoga (một trường phái của Ấn giáo) với các kĩ thuật tu tập trên các luân xa, trên luồng hỏa hầu kundalini, Mật Tông Phật Giáo đã đi lại con đường tu tập và giác ngộ theo Ấn Giáo. Khi sử dụng năng lực tính dục để thực hiện giác ngộ thì Mật Tông đã không còn mối liên hệ nào với Đạo Phật nguyên thủy nữa. Đây không phải chỉ nói đến mối liên hệ về phương pháp tu tập mà nói đến mối liên hệ về bản chất của Giác ngộ. Phái thiền Dzogchen của Mật tông Tây Tạng có quan niệm giác ngộ rất giống với Thiền tông Trung Quốc. Mật tông có những kĩ thuật gồm những thủ ấn, thần chú, nhiều nghi thức cầu kỳ, thần bí nhằm đồng hóa thân tâm của người đệ tử chưa giác ngộ với thân tâm một vị thầy đã giác ngộ (thượng sư) hoặc với biểu tượng của một vị hóa thần (yidam) được cho là Bản (Bổn) tôn của người tu tập.... Do vậy, có thể thấy sự “giác ngộ” của Mật tông bắt đầu bằng sự tu tập dựa trên “tha lực”, tức những năng lực đến từ bên ngoài. Ít ra, trên các phương tiện thông tin hiện nay, chưa có bài viết nào, với các lý luận dẫn ra, cho thấy Giác ngộ của các giáo phái Mật Tông là giống với giác ngộ của Đức Phật. (Xem tiếp) |