CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học tâm thức & tôn giáo » Phật Giáo  » Chi tiết
 
Tìm hiểu biểu tượng 卐 (Vạn) của Đạo Phật
...Phật giáo có nhiều biểu tượng liên quan mật thiết đến nhân cách và công lao của đức Phật như: tướng vạn, hoa sen, cây bồ đề, bánh xe pháp luân… Trong đó, biểu tượng vạn là một trong những biểu tượng quan trọng và có nhiều ý kiến tranh luận nhất...

Hầu như các tôn giáo lớn nào cũng đều có biểu tượng riêng cho mình, Phật giáo cũng như thế. Phật giáo có nhiều biểu tượng liên quan mật thiết đến nhân cách và công lao của đức Phật như: tướng vạn, hoa sen, cây bồ đề, bánh xe pháp luân… Trong đó, biểu tượng vạn là một trong những biểu tượng quan trọng và có nhiều ý kiến tranh luận nhất. Biểu tượng vạn không chỉ có giá trị về mặt tôn giáo mà còn có giá trị về mặt lịch sử-văn hóa.

Biểu tượng Vạn nguyên tiếng Phạn là Swastika được phiên âm là Thất-lợi-bạt-tha và dịch nghĩa là Cát Tường Hải Vân (vầng mây lành trên biển) hay Cát Tường Hỷ Triền (vòng xoay tốt lành). Hình vẽ tướng Vạn vốn là biểu tượng dùng để biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung. Vì vậy, nó không chỉ là biểu tượng phổ biến ở Ấn Độ mà ở cả các nước Ba Tư, Hy Lạp… cũng xem nó là biểu tượng của mình. Đó là một hình vẽ có từ thời xa xưa, thời tồn tại tín ngưỡng bái vật giáo. Trong tư tưởng của người phương Đông cho rằng nó tượng trưng cho mặt trời và tia lửa, biểu ý tập trung rực rỡ kiết tường. Có lẽ, do tướng vạn mang ý nghĩa phổ biến là dấu hiệu của sự tốt lành và viên mãn nên nhiều tôn giáo Cổ đại ở Ấn Độ như là Bàlamôn giáo, Kỳ na giáo v.v… cũng đều sử dụng biểu tượng này. Có nghĩa là trước khi Phật giáo ra đời thì đã có sự hiện diện của biểu tượng này.

Theo quan niệm của người Ấn Độ, phàm những ai có chân mạng trở thành những bậc Chuyển Luân Thánh Vương, các vị Phạm Thiên Vương và các bậc Hiền nhân có thể xoay chuyển càn khôn mang lại hạnh phúc cho thiên hạ đều có 32 tướng tốt (tướng vạn là một trong 32 tướng tốt đó) ngay khi còn thuở bé. Có lẽ, xuất phát từ quan niệm này mà người Ấn Độ có tục xem tướng cho trẻ vào những ngày đầu đời, để đoán định vận mệnh tương lai cho bé. Đức Phật là Thánh Vương trong các Pháp, đương nhiên cũng có 32 tướng tốt đó. Điều này được minh chứng trong nhiều kinh tạng Phật giáo. Kinh Trường A Hàm quyển 1 viết rằng, tướng Vạn là tướng đại nhân, nằm trước ngực của đức Phật. Kinh Tát Giá Ni Kiền Tử Sở Thuyết quyển 6 viết, đó là tướng tốt thứ tám mươi của Phật Thích Ca. Kinh Thập Địa Luận quyển 12 ghi, Bồ Tát Thích Ca lúc chưa thành Phật, trước ngực đã có tướng tướng Vạn công đức trang nghiêm. Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển 3, ghi rằng tóc của đức Phật cũng có năm tướng Vạn. Hữu Bộ Tì Nại Da Tạp Sự quyển 29 viết, ở giữa hông của Phật cũng có tướng Vạn. Thậm chí, trong Kinh Đạo Bát Nhã quyển 381 cho rằng, chân và trước ngực đều có tướng kiết tường hỉ toàn để biểu thị công đức của Phật(1). Từ những kinh tạng trên cho thấy, tướng Vạn là biểu tượng chỉ sự kiết tường, biểu trưng cho công đức vô lượng, lòng từ bi vô hạn và trí tuệ vô biên của đức Phật. Và biểu tượng này có khắp trên thân của đức Phật không chỉ duy nhất ở ngực như chúng ta từng thấy.

Đối với tín đồ Bàlamôn giáo cho rằng biểu tượng Vạn chỉ là chòm lông xoáy ở trước ngực của thần Visnu và Krisna, là một trong những tướng tốt của các vị thần. Truy tìm nguồn gốc của văn hóa dân tộc Ấn Độ, biểu tượng Vạn vốn là tướng lông xoắn ốc trên đầu bò, về sau biến thành tướng lông xoắn trước ngực thần Visnu. Về sau nữa, tướng này mới trở thành một trong ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân. Ngay từ thế kỷ thứ VIII trước Tây lịch, người Bàlamôn giáo đã ghi chép tướng vạn là thụy tướng biểu hiện trước lồng ngực của Thần Visnu. Mãi đến thế kỷ thứ III trước Tây lịch mới thấy trong kinh Phật ghi chép về tướng tốt này(2).

Trong từ điển danh từ Phật học Trung Quốc (A Dictionary of Chinese Buddhistmerms, William Edward Soothill, Lander, 1937, trang 203, 412) cũng cho rằng, tướng vạn là chòm lông xoắn ốc trên ngực của Thần Visnu hay biểu hiện của Thần Visnu; là biểu tượng tốt lành trên dấu chân của Phật và cũng là biểu hiện của bậc Đại nhân đời xưa(3).

Như vậy, từ những dẫn chứng trên, chúng ta thấy rằng tướng vạn vốn là biểu tượng của sự cát tường, công đức viên mãn. Biểu tượng này hoàn toàn không phải là chữ viết như đại đa số người từng quan niệm. Vậy, thói quen xưa nay thường gọi tướng vạn là chữ vạn bắt nguồn từ khi nào, do ai đề xướng. Khi Phật giáo mới du nhập vào Trung Quốc, tên gọi “chữ vạn” chưa được phổ biến, trong kinh Lăng Nghiêm vẫn còn gọi hình Swastika là “Phật tâm ấn”. Vào khoảng thế kỷ thứ VI - VII Tây lịch, các nhà tạc tượng Trung Quốc đã áp dụng hình này  trang sức trên ngực tượng Phật, biểu trưng cho thụy tướng của đức Phật. Sau đó, được các ngài Cưu Ma La Thập thời Diêu Tần và ngài Tam Tạng Huyền Trang đời Đường dịch là chữ “Đức”, còn ngài Bồ Đề Lưu Chi đời Bắc Ngụy dịch là chữ “Vạn” hàm nghĩa là “Công đức viên mãn”. Qua hai cách dịch nghĩa ở trên cho thấy dù có khác nhau nhưng nguyên nghĩa của nó đều chất chứa ý niệm “Tướng” hơn là “Tự” (Chữ). Đến năm Trường Thọ thứ hai (693 Tây lịch), Võ Hậu Tắc Thiên chiếu chỉ khâm định dấu  đọc là chữ Vạn, biểu ý cho sự tập hợp của “Vạn đức kiết tường”(4). Chúng tôi luôn tự hỏi không biết bà Võ Hậu căn cứ vào đâu mà khâm định tướng vạn từ một loại biểu tượng trở thành một loại văn tự-chữ Vạn, mặc dù vẫn với biểu ý là sự kiết tường. Chúng tôi được biết về mặt từ nguyên học, chữ Vạn Trung Quốc không liên quan gì đến hình   , mà nghĩa gốc của chữ “vạn” là con bò cạp (5).

GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng thói quen gọi tướng vạn là chữ vạn của người Trung Quốc xuất phát từ ý nghĩa của Swastika là “liên tục”, “không ngừng nghỉ”, “vô lượng”, “vô hạn”, vô biên” khế hợp với nghĩa của các chữ vạn (10 ngàn), bách (một trăm), thiên (một ngàn)… đều với nghĩa bóng là rất nhiều, vô hạn như vạn tuế, vạn sự, bách khoa, thiên tuế, thiên thu, thiên biến vạn hóa… nên dần dần người Trung Quốc đã gọi hình Swastika với nghĩa bóng là chữ vạn(6). Không biết cách giải thích này có hợp với suy nghĩ của bà Võ Hậu khi xuống chiếu chăng? Và trong thực tế, thói quen gọi tướng vạn là chữ vạn của người Trung Quốc cũng như đa số người Việt Nam theo chiếu chỉ của Võ Hậu Tắc Thiên hay theo cách giải thích của GS. Trần Ngọc Thêm hoặc theo cả hai hoặc theo một sự thực khác. Theo chúng tôi, đây là một biểu tượng văn hóa rất có ý nghĩa về mặt tôn giáo, nên cần có thêm nhiều cứ liệu và trao đổi, bàn bạc thêm của nhiều nhà nghiên cứu để có một kết luận thật hợp lý.

Chiều xoay của biểu tượng Vạn

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm và thường xảy ra tranh luận. Tướng Vạn trên ngực tượng Phật ở nhiều chùa tháp của Phật giáo Bắc tông xoay về bên phải () đúng hay xoay về bên trái () đúng . Vấn đề này thật sự được nói đến, có lẽ, vào thập nên 40 thế kỷ XX, khi mà Đức quốc xã ở Châu Âu cũng dùng tướng vạn làm biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt của mình. Vấn đề khu biệt giữa tướng vạn của Phật giáo và ký hiệu trên quốc kỳ Đức quốc xã đã được nhiều bài viết phân tích rất sáng tỏ, nên ở đây chúng tôi xin không nhắc lại.

Trên thực tế, chúng ta bắt gặp cả hai dạng chiều xoay của tướng vạn. Căn cứ vào cái bóng của chiều chuyển động chữ thập (+) và của nan hoa bánh xe mà nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, hình  này là xoay về bên phải, thuận chiều kim đồng hồ và hình  này thì xoay về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ.

Từ thời cổ đại, người Ấn Độ từng phân biệt rõ ràng tướng Vạn xoay bên phải và xoay bên trái. Ấn Độ giáo dùng tướng Vạn xoay về bên trái  để biểu thị các vị thần nam tính và dùng tướng Vạn xoay về bên phải  để biểu thị các vị thần nữ tính(7). Nếu như vậy, không có lý do gì người Ấn Độ lại sử dụng tướng vạn xoay về bên phải để biểu thị tướng tốt cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho nên, tướng vạn trên ngực của đức Phật thời xưa phải là như vầy  , như đại đa số chùa tháp ở Việt Nam đang sử dụng.

Nếu căn cứ vào chiều chuyển động tiến lên, về phía trước của các nan hoa bánh xe luôn thuận chiều kim đồng hồ mà cho rằng tướng vạn có hình như vầy  là đúng, thì tướng vạn có hình chuyển động như vầy  càng đúng hơn. Bởi vì, được biết đây là chiều chuyển động của tự nhiên, là chiều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, là chiều chuyển động đi từ tâm ra (ly tâm) mà ta có thể dễ dàng bắt gặp ở từ vật nhỏ như dạng xoáy hoa tay, xoáy tóc trên đầu, đường xoáy trên vỏ ốc… cho đến lớn như chiều chuyển động của vũ trụ. Và trong các nghi thức tế thần của các dân tộc ở Đông Nam Á cũng như chiều chuyển động của muôn loài trên tuyệt đại bộ phận các trống đồng Đông Sơn đều theo chiều chuyển động ngược kim đồng hồ, từ trái sang phải - chiều của sinh thành, của sự sống. Như vậy, tướng vạn có chiều xoay về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ là hoàn toàn phù hợp, hoàn toàn đúng theo quy luật chiều chuyển động của tự nhiên, bởi vốn dĩ tướng vạn chỉ là chòm lông xoáy ở trước ngực của đức Phật cũng như các vị thần Bàlamôn giáo. Đức Phật là một con người có thật, có những cấu trúc sinh học giống như một con người bình thường, có dòng máu màu đỏ, thì chiều xoáy của những hình tướng trên thân đức Phật như tóc trên đầu, hoa tay, lông trên ngực… không thể nào khác so với mọi người. Nghĩa là chúng đều có chiều xoay về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ, giống như hình này .

Đến đây, chúng tôi xin mạo muội nhận xét rằng tướng vạn của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng có chiều xoay về bên trái, ngược chiều kim đồng hồ  là có cơ sở tự nhiên, là hợp lý. Đừng lấy hình tượng Trung Hoa mà tự ty về mình, vì rằng hiện nay nhiều người cứ bảo tướng vạn trên ngực của những tượng Phật được nhập từ Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc là đúng. Trong khi thực tế ở Trung Quốc, tướng vạn xoay chiều thuận kim đồng hồ sử dụng không nhiều. Trong cuốn sưu tập tranh Tượng Phật Trung Quốc (do Lý Lược Tam và Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, Nxb Mỹ thuật, 1996) với 515 trang nhưng chỉ tìm được 9 tượng Phật có tướng vạn, trong đó có 6 tướng vạn xoay thuận chiều kim đồng hồ  và 3 tướng vạn xoay ngược chiều kim đồng hồ . Điều này giải thích thế nào, khi trong thực tế tướng vạn  chiếm 2/3 so với tổng số (9 tướng vạn). Ở Việt Nam tướng vạn  rất phổ biến không chỉ trên ngực tượng Phật mà còn được dùng để trang trí trên nhiều cấu kiện kiến trúc của ngôi chùa. Trong cuốn Việt Nam danh lam cổ tự (do Võ Văn Tường biên soạn, Nxb KHXH, 1992) chỉ với 340 trang mà có tới 21 tướng vạn. Trong đó tướng vạn ngược chiều kim đồng hồ chiếm số lượng áp đảo 19/21, duy chỉ có 2 tướng vạn thuận chiều kim đồng hồ.

Tóm lại, biểu tượng  vốn là biểu tượng văn hóa có từ thời xa xưa của chủng người Aryan. Với tính chất tốt lành, cao quý nên biểu tượng  được nhiều tôn giáo cổ Ấn Độ dùng làm thụy tướng cho các vị thần của mình. Đến khi Phật giáo ra đời, Phật giáo đã hấp thụ nét tinh hoa truyền thống và phát triển nó lên thành biểu tượng đặc biệt của mình. Một sự gặp nhau ở tính chất tốt lành, may mắn, phước đức rộng sâu như biển, cao lớn như mây của biểu tượng  này với tính chất từ bi, bác ái của đức Phật. Cho nên, người đời đã dành riêng biểu tượng  này cho đức Phật. Vì vậy, hiện nay hễ nói đến biểu tượng  này là người ta nghĩ ngay đến thụy tướng của đức Phật, biểu tượng của Phật giáo.

Các thông tin cùng loại này
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-10-12 18:18:07)
» Thời-Không là gì? (2011-08-20 11:05:15)
» Cốt tủy của Phật pháp (2011-08-20 11:00:09)
» Đức Phật Trong Cái Nhìn Của Các Nhà Khoa Học (2011-04-04 11:41:32)
» Những biểu tượng đa dạng... (2011-02-12 16:52:07)
» Tích hợp Vật lý & Phật học? (2011-02-06 12:45:23)
» Con đường nào tôi phải đi? (2010-01-02 22:31:36)
» Làm sao tôi có thể tìm thấy hạnh phúc? (2010-01-02 22:30:56)
» Tại sao tôi không hạnh phúc? (2010-01-02 22:30:15)
» Đức Phật hỏi và trả lời (2010-01-02 22:29:33)
» Nguồn gốc Phật giáo (2010-01-02 22:28:40)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18003967
Đang online : 120