Những ngày gần đây, dư luận hoảng hốt khi có thông tin rằng, “hơi thở của quỷ” (tên loài hoa này ở Đà Lạt gọi là “loa kèn”) - một loại hoa có thể chiết xuất ra loại “độc dược đáng sợ nhất thế giới” đã có mặt ở Đà Lạt
Hạt của loại cây Borrachero dùng để chiết xuất ra “Hơi thở của quỷ”.
Thông tin cho hay, loại hoa trên được giới tội phạm sử dụng có tên là scopolamine, được bào chế từ cây borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia. Thứ dược liệu chiết xuất từ scopolamine ấy “không màu, không mùi và không vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít phải.
Cụ thể hơn, khi “trúng” scopolamine, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức và hoàn toàn vâng theo sự sai khiến của người khác. Theo nhiều tài liệu cho biết, tại Colombia, trong một số nghi lễ của cư dân bản địa, loại cây thuốc burundanga – một dạng khác của scopalamine – đã được sử dụng như một chất kích thích nhằm tạo hưng phấn cho con người. Thời gian gần đây, rộ lên thông tin rằng, loại “độc dược đáng sợ nhất thế giới” này đã được bọn tội phạm dùng để vô hiệu hóa các nạn nhân cho mục đích hãm hiếp, cướp giật...
Gần đây, nhiều nhà vườn Đà Lạt bỗng bất ngờ khi các giống hoa loa kèn mà họ vẫn thường xuyên chăm trồng từ trước đến nay lại được mang danh là “hơi thở của quỷ”; với tên khoa học là “araceae” hay “cây chân bê”, là cây ưa nắng, mọc thành bụi và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải, hoặc gây hại nếu dính vào mắt...
Trong các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn (các loại arum như arum lily, white arum...), loại hoa giống với borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc khắp trên các đường phố của xứ sở sương mù này. Về hình thức, cây borrachoro của Colombia và loa kèn Đà Lạt rất giống nhau, nhưng có phải “hai mà một” hay không thì cần thêm những khảo sát và nghiên cứu khoa học.
Nhà sinh vật học Lương Văn Dũng (Đại học Đà Lạt) bước đầu xác nhận “hai loại cây này cùng họ và cùng chi, nhưng chưa thể khẳng định “chúng là một”: “Hai cây (borrachero của Colombia và loa kèn Đà Lạt) có hình thức rất giống nhau, nhưng hợp chất trong cây có giống nhau hay không thì chưa thể khẳng định”.
Cũng theo ông Dũng, cứ cho rằng chúng là một, nếu hướng nghiên cứu và ứng dụng “loa kèn Đà Lạt” vào mục đích thiện chí thì loại cây “hoang dại” này không phải là không có ích!
"Hơi thở của quỷ” xuất hiện tràn lan tại Đà Lạt
|