Giảo cổ lam là thần dược trị bách bệnh?
Giảo cổ lam phiên âm từ jiaogulan, hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, cam trà vạn, thất diệp đảm, hoặc những cái tên thể hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ... Tên khoa học của cây này là gynostemma pentaphyllum. Mỗi nước có một tên gọi khác nhau. Người Nhật gọi là phúc âm thảo. Ở Việt Nam thường được gọi là giảo cổ lam hoặc cây bổ đắng.
|
Vườn giảo cổ lam trồng ở Viện Dược liệu trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc). |
Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược), giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
|
Giảo cổ lam có nhiều loại: 3 lá, 5 lá, 7 lá và 9 lá. |
Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen. Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.
Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có.
Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc.
|
Giảo cổ lam 3 lá mọc tự nhiên trên đá trong rừng Hoàng Liên Sơn trông rất khác với giảo cổ lam trồng trong vườn. |
Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.
Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.
Kể từ khi giảo cổ lam được phát hiện ở Nhật Bản, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm cây giảo cổ lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia.
|
Các dòng quảng cáo đều có điểm nhấn: chống ung thư, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư... |
GS. Tan, Liu đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.
GS. Lin và cộng sự chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Tác dụng chống viêm của giảo cổ lam mạnh hơn Indomethacin.
GS. Wang và cộng sự chứng minh giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u rất mạnh.
TS. Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết mạnh của giảo cổ lam và GS-TS Phan Thị Phi Phi cũng đã nghiên cứu tác dụng tăng miễn dịch rất tốt của giảo cổ lam.
Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là ngũ diệp sâm.
Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Các hoạt chất chiết xuất từ giảo cổ lam đã được thử nghiệm trên cả động vật lẫn trên cơ thể người và các nhà khoa học đã có được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Giảo cổ lam có tác dụng ức chế tăng cholesteron 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên chuột bơi và nhận thấy tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng giảo cổ lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên (?!).
Giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc, làm tăng tiết mật và làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất…
Còn rất nhiều tác dụng khác nữa mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu, chiết xuất, ứng dụng. (Xem thêm)
|