CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu ứng trường năng lượng âm thanh và ánh sáng  » Chi tiết
 
Điều gì tạo nên ánh mắt kỳ lạ của pho tượng Viên thư lại?
Viên thư lại bằng đá vôi tô màu có vẻ như đang nhìn chăm chú...Cái nhìn giống người một cách đáng ngạc nhiên của pho tượng đã gợi trí tò mò của các nhà khoa học...

Click vào ảnh
Pho tượng Viên thư lại cổ Ai Cập.

     Ngồi xếp bằng trong tư thế điềm tĩnh, Viên thư lại bằng đá vôi tô màu có vẻ như đang nhìn chăm chú vào những khách tham quan khu Ai Cập cổ đại của Bảo tàng Louvre. Cái nhìn giống người một cách đáng ngạc nhiên của pho tượng đã gợi trí tò mò của các nhà khoa học...

     “Chúng tôi cảm thấy giống như sự hiện diện của một người sống. Tôi dám chắc là anh ta đang nhìn chòng chọc vào chúng tôi”, Anne Bouquillon, kỹ sư của Trung tâm nghiên cứu và phục chế các viện bảo tàng Pháp (C2RMF), kể lại. Và Aglaé, cỗ máy gia tốc lớn phân tích nguyên tố của Louvre, đã nhập cuộc để tìm hiểu bức tượng này. Aglaé dài 25 mét, gồm ba cụm có thể tách rời, với một nòng súng có thể bắn ra hàng tỷ hạt proton ở vận tốc khoảng 50.000 km/s.

     Dưới tác động của chùm proton do máy bắn ra, những nguyên tử của chất liệu cần phân tích sẽ phát ra các tia X, và được máy tách sóng thu lại. Vì mỗi loại chất liệu phát ra tia X có năng lượng khác nhau, do đó, căn cứ vào năng lượng này, người ta có thể tìm ra những thành phần hóa học tạo nên đồ vật.

     Dưới sự “điều tra” của Aglaé, Viên thư lại đã tiết lộ những bí mật của mình. Đó là một bức tượng bằng đá vôi, được tô vẽ bằng các chất màu truyền thống - màu đỏ trên thân là của ôxit sắt, màu đen của mái tóc lấy từ than.

     “Tuy nhiên, điều ngạc nhiên không phải là ở cơ thể bức tượng, mà từ đôi mắt”, Anne Bouquilllon nhấn mạnh. Trong cặp mắt này, người xưa đã sử dụng magezit tự nhiên có màu trắng, kết hợp với việc tô giả vân đỏ, tái tạo trung thành những tĩnh mạch nhỏ của một cặp mắt mệt mỏi. Giác mạc được làm từ diôxit silic. Đó là một tinh thể đá có độ tinh khiết hết sức hiếm. Ngay cả Aglaé (có khả năng phát hiện tạp chất ở hàm lượng một phần triệu) cũng không tìm thấy sự khác biệt trong viên đá quý.

     Tuy nhiên, đáng lưu ý nhất là độ sâu khó tin của ánh mắt tượng. Ở đâu ra ánh mắt kỳ lạ này? Anne cho biết họ không tìm thấy dấu vết nào của sự hóa trang. Thay vào đó, khi sử dụng máy chụp tia X, nhóm nghiên cứu nhận thấy người Ai Cập đã sử dụng một cách lồng mắt tài tình vào trong bức tượng. Hốc mắt được cài hai lá đồng, có nhiệm vụ giữ toàn bộ cầu mắt. Đầu của những lá đồng được bẻ quặt về phía trước, tạo ra ảo giác được hóa trang. Các nhà nghiên cứu cho biết họ chưa từng gặp kỹ thuật này. Có lẽ, người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra nó, và về sau bị thất truyền.

     Cuối cùng, con ngươi của mắt được tạo ra nhờ một cái hốc ăn sâu vào phía trong của tinh thể giác mạc, và không chứa kim loại như người ta từng nghĩ. Ở đây, người tạc tượng đã khéo léo làm lệch tâm hốc mắt để tạo ảo giác của một ánh mắt cử động, giác mạc được mài nhẵn bóng.... Chưa hết, những nghệ sĩ cổ đại đã tạo cho mống mắt độ cong giống hệt với mắt người. Khi đo góc hội tụ của cặp mắt tượng, các chuyên gia nhận thấy chúng giống với cặp mắt của một người đang suy nghĩ và lắng nghe một cách chăm chú.

     Viên thư lại được Auguste Mariette tìm thấy vào năm 1875, trong một lăng mộ ở Saqqara, ngoại ô thành cổ Memphis (thủ đô đầu tiên của Ai Cập). Các nhà khảo cổ khẳng định bức tượng đã được làm vào triều vua thứ 5 của đế chế cổ đại, khoảng từ năm 2.600 đến 2.200 trước Công nguyên. Khám phá về cặp mắt của bức tượng đã chứng minh sự tồn tại của một trường dạy nghề kim hoàn thực sự cách đây hơn 4.000 năm.

     Trước đó, cũng nhờ máy tăng gia tốc Aglaé, các kỹ sư của C2RMF đã xác định được xuất xứ chính xác của những viên rubi gắn trên một bức tượng phụ nữ có tuổi đời trên 2.000 năm. Aglaé cũng được sử dụng để nghiên cứu màu sắc của một bức tranh bằng men từ thời Phục hưng hay của một bức thangka (bức tranh vẽ trên vải) của người Tây Tạng từ năm 1.300. Cách phân tích này không gây ảnh hưởng đến những đồ vật dễ hỏng và thường đưa ra kết quả thống nhất.

Nguồn Ca m’intéresse

Các thông tin cùng loại này
» Ánh sáng xanh giúp người tỉnh táo như cà phê (2012-12-05 22:26:04)
» Lời nguyền trên cuộn giấy thời La Mã (2012-08-29 11:00:03)
» Sự tĩnh lặng đến mức gây ảo giác trong phòng thử âm (2012-04-06 18:23:53)
» “Người rừng” “nói” được tiếng hơn 30 loài thú (2012-03-31 11:58:36)
» Nhịp trống giúp cá sấu tăng “ham muốn” (2012-03-09 08:35:17)
» Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy (2011-11-02 10:42:14)
» Vì sao con người “sợ” màu đỏ? (2011-06-21 16:59:04)
» Cảm giác khi xem tranh đẹp giống như yêu (2011-05-11 15:06:15)
» Ảnh hưởng của sóng âm thanh tần số thấp lên động vật thân mềm (2011-05-10 08:37:12)
» Dùng âm nhạc chữa bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:37:12)
» Trẻ phản ứng chậm với âm thanh dễ mắc bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:31:28)
» Tiếng chim giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ (2011-04-06 16:25:45)
» Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh (2011-04-06 16:17:48)
» Âm nhạc chữa được bệnh cho động vật (2011-04-06 16:06:41)
» Năng lượng từ ngôn ngữ (2011-04-06 15:32:00)
» ẢO THANH KÍCH HOẠT... (2010-10-24 13:20:18)
» Hình xăm chẩn bệnh (2010-06-17 14:36:42)
» Bóng là một phần bản thể của con người (2010-03-02 15:34:03)
» Các họa sĩ tạo ảo giác trên tranh như thế nào? (2010-02-18 23:53:11)
» Lời bài hát bạo lực làm tăng tính hung hăng (2010-02-08 22:58:18)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18003068
Đang online : 73