Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, và mang lại niềm vui thích tuyệt vời. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh? Điều này có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ sự hình thành chữ viết Trung Hoa, bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂)
Cổ nhân Trung Quốc từng sử dụng âm nhạc để chữa bệnh. (Eric Fererberg/AFP/Getty Images)
Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và nó chuyển thành chữ ‘Dược’. Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh.
Âm nhạc có thể trị bệnh, và hiện nay các nhà nghiên cứu y học đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Thai nhi trở nên quen thuộc với giọng nói của người mẹ khi vẫn còn trong bào thai, và trẻ nhỏ có thể nghe thấy âm thanh của nhịp tim, giọng nói và nhịp thở của mẹ chúng. Hiện nay, thậm chí còn có “giáo dục trong lúc mang thai”, trong đó có bao gồm việc nghe nhạc.
Về mặt lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện các cảm xúc, điều chỉnh nhịp thở, và điều hòa các cơ quan ở vùng bụng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người.
Hiệu ứng của nhịp điệu nhạc có liên hệ với các chuyển động khác nhau của cơ thể con người. Do đó nhịp điệu nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể.
Các bác sĩ giỏi người Trung Quốc sẽ lựa chọn cẩn thận từng bản nhạc khác nhau cho các chứng bệnh khác nhau. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc được chia thành “Âm nhạc phổ thông” và “Âm nhạc chính thống”.
Mục đích của âm nhạc cổ điển chính thống Trung Quốc là để thanh lọc tâm hồn, điều đó giải thích tại sao nó rất chậm và điềm tĩnh. Thưởng thức loại âm nhạc này mang lại cho người ta sự tĩnh tâm.
Bác sĩ Benjamin Kong từ Thụy Điển và bác sĩ Xiu Zhou từ Đức là các biên tập viên chính của nhóm nghiên cứu Trung Quốc.