CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu ứng trường năng lượng âm thanh và ánh sáng  » Chi tiết
 
Bóng là một phần bản thể của con người
Não của chúng ta phản ứng với cái bóng như nó là một phần của cơ thể. Khi chúng ta nhìn thấy một vật gì đó tiếp xúc với cái bóng, bộ não hoạt động như thể vật đó đang chạm vào chính chúng ta.

Bóng là một phần bản thể của con người                       

Não của chúng ta phản ứng với cái bóng như nó là một phần của cơ thể. Khi chúng ta nhìn thấy một vật gì đó tiếp xúc với cái bóng, bộ não hoạt động như thể vật đó đang chạm vào chính chúng ta.

"Hẳn ai trong chúng ta cũng đều có cảm giác không thoải mái khi có người dẫm lên bóng mình", nhà nghiên cứu Margaret Livingstone, tại trường Y tế Harvard ở Boston, Mỹ, nói.

     Theo các nhà khoa học, bộ não con người đã phát triển một bản đồ bên trong giúp xác định chính xác cơ thể ở đâu - để có thể định hướng ở thế giới bên ngoài. Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Royal Holloway ở London thực hiện cho thấy bóng của con người có thể cũng nằm một phần trong bản đồ đó.

     Nhóm khoa học đã tiến hành một cuộc thử nghiệm, trong đó những người tham gia được làm một bài tập kiểm tra phản ứng và độ chính xác, trong khi bị phân tán bởi ánh đèn rọi chiếu. Người tham dự được ngồi trước một cái bảng in bóng của mình. Sau đó, họ được yêu cầu phân biệt những cú chạm vào ngón cái hay ngón trỏ, những lần chỉ sai được ghi lại.

     Khi ánh đèn chiếu đến gần tay, thì số lần sai sót tăng lên và bộ não phản ứng chậm lại do bị phân tán bởi ánh đèn. Nhưng khi đèn chiếu đến gần bóng bàn tay thay vì chính bàn tay thì hiệu ứng vẫn y hệt, tức là bộ não cũng bị sao lãng và cho ra những kết quả sai tương tự.

     Khi đèn chiếu ở cùng một vị trí nhưng không có cái bóng, hoặc đèn chiếu vào một bóng bàn tay có hình dạng khác hẳn thì hiệu ứng đó không còn.

     Các nhà nghiên cứu kết luận bóng của chúng ta giúp đưa ra những đầu mối để xác định vị trí của cơ thể trong sự tương ứng với những vật thể khác. Họ cũng nhận thấy bộ não có thể phân biệt được bóng của cơ thể mình với của người khác.

     Tiến sĩ Simon Unger tại Đại học Guildford ở Surrey cho biết hiệu ứng tương tự cũng xảy ra khi người mù sử dụng cây gậy - nó giống như phần mở rộng ngón tay của họ.

                                                                                                                  Nguồn BBC

Các thông tin cùng loại này
» Ánh sáng xanh giúp người tỉnh táo như cà phê (2012-12-05 22:26:04)
» Lời nguyền trên cuộn giấy thời La Mã (2012-08-29 11:00:03)
» Sự tĩnh lặng đến mức gây ảo giác trong phòng thử âm (2012-04-06 18:23:53)
» “Người rừng” “nói” được tiếng hơn 30 loài thú (2012-03-31 11:58:36)
» Nhịp trống giúp cá sấu tăng “ham muốn” (2012-03-09 08:35:17)
» Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy (2011-11-02 10:42:14)
» Vì sao con người “sợ” màu đỏ? (2011-06-21 16:59:04)
» Cảm giác khi xem tranh đẹp giống như yêu (2011-05-11 15:06:15)
» Ảnh hưởng của sóng âm thanh tần số thấp lên động vật thân mềm (2011-05-10 08:37:12)
» Dùng âm nhạc chữa bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:37:12)
» Trẻ phản ứng chậm với âm thanh dễ mắc bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:31:28)
» Tiếng chim giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ (2011-04-06 16:25:45)
» Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh (2011-04-06 16:17:48)
» Âm nhạc chữa được bệnh cho động vật (2011-04-06 16:06:41)
» Năng lượng từ ngôn ngữ (2011-04-06 15:32:00)
» ẢO THANH KÍCH HOẠT... (2010-10-24 13:20:18)
» Hình xăm chẩn bệnh (2010-06-17 14:36:42)
» Điều gì tạo nên ánh mắt kỳ lạ của pho tượng Viên thư lại? (2010-04-06 17:20:35)
» Các họa sĩ tạo ảo giác trên tranh như thế nào? (2010-02-18 23:53:11)
» Lời bài hát bạo lực làm tăng tính hung hăng (2010-02-08 22:58:18)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18000381
Đang online : 60