CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu ứng trường năng lượng âm thanh và ánh sáng  » Chi tiết
 
Âm thanh tù và có thể gây điếc tai
Âm thanh trong miệng của người thổi tù và có thể đạt tới mức độ chói tai như chiếc búa khoan và đủ để gây điếc tai nếu tai ta nằm ngay đó.

 

Âm thanh tù và có thể gây điếc tai

Một thổ dân Australia thổi chiếc tù và làm bằng gỗ.

     Âm thanh trong miệng của người thổi tù và có thể đạt tới mức độ chói tai như chiếc búa khoan và đủ để gây điếc tai nếu tai ta nằm ngay đó.

 

 

Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu âm thanh của chiếc tù và - nhạc cụ hơi cổ nhất thế giới.

     Giáo sư Joe Wolfe tại Đại học New South Wales, Sydney, Australia, đã đo đạc độ vang trong chiếc tù và, nhạc cụ truyền thống của thổ dân Australia được làm từ ống gỗ dài bị mối khoét thủng.

     Wolfe cho biết, âm thanh trong miệng người thổi tù và đạt tới 100 decibel, to như tiếng động trong một vũ trường và chỉ thấp hơn 10 decibel so với búa khoan. "Hứng chịu 100 decibel trong tai bạn thì cực kỳ nguy hiểm".

   Mức độ tương tự cũng có ở trong miệng người thổi kèn và clarinet.

     Tù và là nhạc cụ đặc biệt bởi nó chỉ có một nốt nhạc. Điểm nổi bật của nó là có số lượng âm sắc cao. Âm sắc của tù và tương đương với giọng nói con người. Wolfe cho biết sự thay đổi trong âm sắc được tạo ra bằng cách thay đổi hình dáng lưỡi và vòm họng, cũng giống như khi ta tạo ra các nguyên âm khác nhau. Cách dùng môi cũng tương tự như kỹ thuật chơi các nhạc cụ kèn đồng như tuba và trombone.

     Wolfe cũng giải thích rằng tù và hơi giống giọng nói của con người ở chiều ngược lại. Ở lời nói, tiếng vang bắt nguồn từ dây thanh âm và đi qua miệng. Nhưng ở tù và, tiếng vang bắt nguồn từ môi, trước khi đi xuống dây thanh âm và quay trở lại thoát ra khỏi nhạc cụ.

     Hầu hết các nhạc công chơi kèn phải học kỹ thuật qua nhiều năm, còn những người thổi tù và lại làm một cách bản năng. "Cũng như với lời nói, chúng ta cố gắng tạo ra từng âm và làm theo nhiều cách khác nhau để tạo ra âm thanh mình muốn".

                                                                                                                                                                                         Nguồn ABC Online

          

Các thông tin cùng loại này
» Ánh sáng xanh giúp người tỉnh táo như cà phê (2012-12-05 22:26:04)
» Lời nguyền trên cuộn giấy thời La Mã (2012-08-29 11:00:03)
» Sự tĩnh lặng đến mức gây ảo giác trong phòng thử âm (2012-04-06 18:23:53)
» “Người rừng” “nói” được tiếng hơn 30 loài thú (2012-03-31 11:58:36)
» Nhịp trống giúp cá sấu tăng “ham muốn” (2012-03-09 08:35:17)
» Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy (2011-11-02 10:42:14)
» Vì sao con người “sợ” màu đỏ? (2011-06-21 16:59:04)
» Cảm giác khi xem tranh đẹp giống như yêu (2011-05-11 15:06:15)
» Ảnh hưởng của sóng âm thanh tần số thấp lên động vật thân mềm (2011-05-10 08:37:12)
» Dùng âm nhạc chữa bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:37:12)
» Trẻ phản ứng chậm với âm thanh dễ mắc bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:31:28)
» Tiếng chim giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ (2011-04-06 16:25:45)
» Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh (2011-04-06 16:17:48)
» Âm nhạc chữa được bệnh cho động vật (2011-04-06 16:06:41)
» Năng lượng từ ngôn ngữ (2011-04-06 15:32:00)
» ẢO THANH KÍCH HOẠT... (2010-10-24 13:20:18)
» Hình xăm chẩn bệnh (2010-06-17 14:36:42)
» Điều gì tạo nên ánh mắt kỳ lạ của pho tượng Viên thư lại? (2010-04-06 17:20:35)
» Bóng là một phần bản thể của con người (2010-03-02 15:34:03)
» Các họa sĩ tạo ảo giác trên tranh như thế nào? (2010-02-18 23:53:11)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18000990
Đang online : 75