CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu ứng trường năng lượng âm thanh và ánh sáng  » Chi tiết
 
Con người ở được một mình trong bóng tối bao lâu?
Một bộ phim tài liệu phát trên kênh BBC Horizon hôm nay sẽ ghi lại thí nghiệm về những người bị nhốt một mình trong bóng tối, và sự thích nghi của họ trước tình trạng "phong toả cảm giác" này.
Con người ở được một mình trong bóng tối bao lâu?
 
        Adam Bloom là một diễn viên hài nổi tiếng, một người cực kỳ hướng ngoại và cũng thừa nhận rằng ông hài hước được là nhờ các kích thích.

        Ông là 1 trong 6 tình nguyện viên đồng ý bị nhốt trong một khoang của một boongke hạt nhân, cô đơn và tối. Với Bloom, đó sẽ là điều cực kỳ khó khăn.

        Trong vòng nửa giờ đầu tiên của thí nghiệm, tất cả các tình nguyện viên đều nằm xuống và đi vào giấc ngủ. Nhưng thử thách thực sự chỉ bắt đầu khi họ thức giấc và phát hiện ra mình không thể nào biết được mấy giờ.

         Suốt 48 giờ, những người này được một nhà tâm lý học theo dõi và quay phim. Khi nhiều giờ trôi qua, trong tình trạng không nhìn và nghe thấy gì cả, các tình nguyện viên dần dần mất phương hướng.

        Sau 24 giờ, Bloom cảm thấy đau khổ. Những người tham gia, mặc dù được dặn trước là hãy mô tả xem họ cảm thấy gì, và rằng người khác sẽ nghe thấy tiếng của họ, song không ai lên tiếng.

"Thật sự khó khăn để kích thích bộ não của bạn mà không có ánh sáng. Nó khiến tôi trống rỗng. Tôi có thể cảm thấy não của mình không muốn làm bất cứ việc gì cả", ông nói.

         Nhốt con người cô đơn trong bóng tối - hay phong toả giác quan - là một thủ thuật gây tranh cãi, từng được sử dụng ở Vịnh Guantanamo trong chiến lược thẩm vấn. Và hàng nghìn tù nhân trên thế giới đã bị giam trong điều kiện tương tự.

         Một vài nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này đã được thực hiện sau chiến tranh Triều tiên thập kỷ 1950. Các nhà khoa học Bắc Mỹ cho biết thời gian chịu đựng được của các sinh viên thí nghiệm rất khác nhau. Hầu hết đều suy kiệt sau 72 giờ, và rất ít người có thể chịu đựng hơn 4 hoặc 5 ngày. Sự buồn tẻ và áp lực của thí nghiệm đã trở nên quá ngưỡng.

Các phòng thí nghiệm nơi tình nguyện viên bị "nhốt"
được theo dõi từ xa. Ảnh BBC.

        Chỉ sau 30 tiếng trong điều kiện cách ly đó, Adam là một trong số vài tình nguyện viên đi đi lại lại trong boongke, trái ngược với phản ứng thông thường.

         "Hành vi đi đi lại lại là điều chúng tôi quan sát thấy ở động vật cũng như con người khi họ bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài", giáo sư Ian Robbins, nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện St George, người cố vấn cho thí nghiệm, cho biết.

 Nhìn thấy những vật thể lạ

          Do bị nhốt lâu trong tình trạng vô tri vô giác, các tình nguyện viên bắt đầu "nhìn thấy" ảo giác. Bloom trông thấy những vỏ hàu, trống rỗng. Mickey, một người đưa thư thì nhìn thấy những con muỗi và các máy bay chiến đấu đang quần thảo quanh đầu và nó khiến ông sợ hãi. Claire, một sinh viên tâm lý không bận tâm đến những chiếc xe hơi nhỏ xíu, lũ rắn và ngựa vằn, nhưng lại hoảng sợ khi đột nhiên cảm thấy có ai đó trong phòng mình.

          "Trong bóng tối không có thứ gì để tập trung cả", giáo sư Robbins nói khi ông theo dõi hành vi của những người này. "Khi không có thông tin, não vẫn tiếp tục hoạt động và xử lý và sau cùng nó sẽ tự tạo ra thông tin của chính mình".

            Cuối cùng, Adam Bloom và những người khác cũng được thả ra, kết thúc thí nghiệm. Cùng với ông, nhiều người khi ra ngoài thể hiện mức độ dễ ám thị cao.

             Sau 48 giờ trong bóng tối, Adam muốn hôn người đàn ông mở cửa cho mình. "Tôi được tự do và nhìn thấy mặt trời, bầu trời, lần đầu tiên trong 48 tiếng. Cảm giác của tôi ùa về cùng lúc và trọn vẹn bởi ánh sáng, âm thanh và mùi vị".

            Ông cho biết mình vui vì đã thực hiện được thí nghiệm và tự hào vì không bỏ cuộc sớm. Nhưng ông cũng sẽ không làm lại điều đó nữa.

                                                                                                                                                                                         Theo BBC

Các thông tin cùng loại này
» Ánh sáng xanh giúp người tỉnh táo như cà phê (2012-12-05 22:26:04)
» Lời nguyền trên cuộn giấy thời La Mã (2012-08-29 11:00:03)
» Sự tĩnh lặng đến mức gây ảo giác trong phòng thử âm (2012-04-06 18:23:53)
» “Người rừng” “nói” được tiếng hơn 30 loài thú (2012-03-31 11:58:36)
» Nhịp trống giúp cá sấu tăng “ham muốn” (2012-03-09 08:35:17)
» Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy (2011-11-02 10:42:14)
» Vì sao con người “sợ” màu đỏ? (2011-06-21 16:59:04)
» Cảm giác khi xem tranh đẹp giống như yêu (2011-05-11 15:06:15)
» Ảnh hưởng của sóng âm thanh tần số thấp lên động vật thân mềm (2011-05-10 08:37:12)
» Dùng âm nhạc chữa bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:37:12)
» Trẻ phản ứng chậm với âm thanh dễ mắc bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:31:28)
» Tiếng chim giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ (2011-04-06 16:25:45)
» Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh (2011-04-06 16:17:48)
» Âm nhạc chữa được bệnh cho động vật (2011-04-06 16:06:41)
» Năng lượng từ ngôn ngữ (2011-04-06 15:32:00)
» ẢO THANH KÍCH HOẠT... (2010-10-24 13:20:18)
» Hình xăm chẩn bệnh (2010-06-17 14:36:42)
» Điều gì tạo nên ánh mắt kỳ lạ của pho tượng Viên thư lại? (2010-04-06 17:20:35)
» Bóng là một phần bản thể của con người (2010-03-02 15:34:03)
» Các họa sĩ tạo ảo giác trên tranh như thế nào? (2010-02-18 23:53:11)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18000986
Đang online : 73