CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu ứng trường năng lượng âm thanh và ánh sáng  » Chi tiết
 
Âm nhạc chữa lành bệnh tật
Trong các ca phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn. Nó cũng khiến bệnh nhân bớt lo âu sợ hãi trước và sau mổ, đẩy nhanh sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

     Vài nghiên cứu mới đây tìm ra sự liên hệ giữa tần số của vài điệu nhạc với điện năng của tế bào não. Nếu dùng một tần số nhạc nào đó, ta có thể tăng khả năng học hỏi, thư giãn cơ thể, giúp ngủ ngon giấc. Do đó, theo nhiều nhạc sĩ, để hưởng ích lợi của nhạc điệu, bạn không những chỉ nghe mà còn phải để toàn thân rung động theo điệu nhạc.

     Fabien Maman, soạn nhạc gia kiêm sinh học gia người Pháp, đã quan sát ảnh hưởng của âm thanh lên tế bào ung thư. Dưới tác dụng của các âm điệu khác nhau từ nhạc khí hoặc lời ca, tế bào bệnh dường như không chịu đựng được sự dao động và vỡ tung, nhất là với tiếng hát cao vút.

Âm nhạc trị liệu

        Các nghiên cứu xưa nay đều cho thấy, âm nhạc trước hết làm cho con người được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Thai nhi được cho “nghe nhạc” thường khỏe hơn các thai nhi khác. Các bác sĩ vẫn khuyên thai phụ nên nghe nhạc êm dịu và cho thai nhi cùng nghe. Em bé được nghe mẹ hát ru từ thuở còn thơ thường thông minh và khi lớn lên ít bị những bệnh về tâm trí.

         Nhạc còn giúp thư giãn, giảm thiểu lo âu, đau đớn, giảm cô lập với xã hội, tăng sự tập trung, chú ý, kích thích cảm xúc và nhận thức. Nhạc cũng giúp cơ thể có nhiều sinh lực, kích động não bộ, làm thức tỉnh các cảm xúc, tháo gỡ các xúc động, phục hồi tâm hồn, làm hứng khởi hành động, giúp ngủ ngon, giúp lý luận tốt cũng như giúp tránh lao tâm suy nghĩ.

Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc. Mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca.

         Ngày nay, nhạc trị liệu là lĩnh vực trong đó âm nhạc được sử dụng như một phương thức phục hồi, duy trì và hoàn thiện đời sống của người bệnh về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Nhạc được coi như một nghệ thuật sáng tạo trị liệu, tương tự như vũ trị liệu, trị liệu khéo tay (art therapy), và cũng có thể phối hợp với nhiều phương thức trị liệu như thiền, xoa bóp, thôi miên.

         Với người khỏe mạnh, âm nhạc được dùng như một phương thức thư giãn, giảm căng thẳng. Ở trẻ em và người lớn có rối loạn về cảm xúc, hành vi, ít khả năng học hỏi, suy giảm các cử động, âm nhạc trị liệu thường được dùng đồng thời với các phương thức trị liệu căn bản để làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

         Trong phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, bớt lo âu sợ hãi, nhanh hồi phục sức lực. Nhiều phụ nữ nhờ thư giãn nghe nhạc mà nhẹ nhàng sinh con không cần đến thuốc tê. Nhiều nghiên cứu cho hay sự kích thích của nhạc điệu đôi khi lấn át được các kích thích tạo ra cảm giác đau, nhờ đó bệnh nhân tập trung vào điệu nhạc và trấn áp được cơn đau.

      Bệnh tật có thể khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời nhưng khi nghe những điệu nhạc có âm điệu khích lệ, thúc giục, người bệnh có thể quên cả đớn đau, phiền muộn.

     Sau cơn tai biến não, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, cần tập luyện để phục hồi chức năng. Âm nhạc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phấn khởi, lần lần mấp máy cử động theo điệu nhạc cũng như giảm thiểu cảm giác buồn chán. Kinh nghiệm cho thấy nhiều người mất tiếng nói lấy lại được phát âm sau khi ầm ừ hát theo nhạc.

     Âm nhạc trị liệu được dùng trong các trường hợp: Giúp trẻ em tật nguyền khôi phục sự phối hợp các hoạt động thể chất cũng như sự khéo léo của các bắp thịt chân tay; giúp người bệnh sa sút trí tuệ, người có rối loạn hành vi lấy lại sự bình thường trong hành động.

Nghe nhạc Mozart khỏi được nhiều bệnh
 

thiên tài Mozart
(Tiền Phong Online) Sáng tác của thiên tài Mozart không chỉ được cả thế giới khâm phục bởi những giai điệu bất hủ mà còn được giới khoa học biết đến bởi những tác động kỳ diệu đối với bộ não của con người.

 

Gần đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng âm nhạc Mozart có khá nhiều tác dụng chữa bệnh: làm giảm stress, tăng cường trí thông minh, ổn định nhịp tim, điều trị chứng động kinh, và suy giảm trí nhớ…

      Các bác sĩ tại viện thần kinh London (Anh) trong một lần chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh đã tình cờ phát hiện ra rằng nghe nhạc Mozart 45 phút mỗi ngày có thể giúp bệnh nhân đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.

      Sau quá trình điều trị, kết quả kiểm tra não của bệnh nhân này đã cho thấy có sự thay đổi đáng kể về số lượng các tế bào não, sự tăng khả năng học tập và chỉ số IQ tăng lên, những tổn thương về thần kinh được hạn chế, và khả năng thị lực cũng có những dấu hiệu được cải thiện một cách đáng kể.

      Thí nghiệm được tiến hành đối với những con chuột bằng cách sử dụng bản sô nát K448 đã khiến chúng trở nên nhanh nhẹn, năng động hơn; với loài cá cho thấy những dấu hiệu thể hiện sự vui vẻ, linh hoạt, khoẻ mạnh và lớn nhanh hơn bình thường.

      Giải thích cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho biết: trong não người và động vật nói chung có một vùng não rất nhạy cảm với âm nhạc, chúng có nhiệm vụ tiếp nhận các âm sắc từ những bản nhạc mà con người nghe được.

      Khi tiếp xúc với những bản nhạc có âm sắc phù hợp, phần não này trở nên hoạt động tích cực hơn, kéo theo sự hồi phục của các khu vực chức năng khác trong não.

     Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định: nhạc Mozart là loại nhạc mang tính tư duy cao, có sự pha trộn và tổ chức tiết tấu phức tạp đạt đến trình độ cao. Do đó, khi nghe loại nhạc này, người nghe  như được “đánh thức” một số chức năng não. Não của họ như được truyền  những luồng sóng kích thích mạnh, giống như sóng điện não và chính điều đó giúp cho não hoạt động hiệu quả.

               

      Những đoạn nhạc có sự thay đổi về tiết tấu, âm thanh  trong các sáng tác của Mozart không chỉ tạo nên sự kích thích  chức năng não  mà còn gây ra tác động đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Những hiện tượng tương tự không xảy ra khi nghe những loại nhạc khác, bởi kỹ thuật “thiết kế” âm thanh độc đáo này chỉ có ở thiên tài Mozart.

      Các nhà khoa học và các chuyên gia phân tích âm nhạc đã phát hiện ra rằng: trong âm nhạc của Mozart, thường xuyên có sự xuất hiện những đoạn nhạc lặp lại với tần số cao hơn nhiều so với các tác phẩm âm nhạc của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng khác như : Beethoven, Bach, Wagner.. hay Chopin….

      Sau một đợt điều trị thử nghiệm bằng nhạc Mozart, các bác sĩ thuộc bệnh viện tổng hợp Mexico  đã cho biết: Trong số 9 bệnh nhân mắc chứng động kinh được áp dụng phương pháp kích thích sóng não bằng nhạc Mozart, thì có 4 bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến bệnh đạt mức 95%,  4 bệnh nhân đạt mức phục hồi 50% đến 70%  - một kết quả rất đáng quan tâm.

Một số tác động của nhạc Mozart đối với con người

Tác động đến trí thông minh của con người:

      Nghiên cứu về tác động của nhạc Mozart đối với trí thông minh chính là nghiên cứu khoa học đầu tiên về tác dụng của nhạc Mozart đối với con người.

     Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sô nát K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 - 10 điểm.

     Quét não bằng phương pháp cộng hưởng từ trường fMRI (functional magnetic resonance imaging) cho thấy: Tốc độ hoạt động tại nhiều khu vực trong não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường.

Tăng cường chức năng thị giác:

      Đây là điều rất đáng ngạc nhiên, song quả thực là nhạc Mozart cũng góp phần cải thiện thị lực của con người.

      Kết quả một cuộc thử nghiệm mới  của các nhà khoa học về tác động của bản sô nát K448 đối với 60 bệnh nhân tại trường đại học y dược Sao Paolo đã hé mở những khả năng về việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác cao.

      Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã được “thưởng thức” những bản sô nát soạn cho 2 piano của Mozart trong một phòng kín trong vòng 10 phút. Sau đó, họ bắt đầu các cuộc kiểm tra kết quả sự phối hợp chức năng của thị lực và não bộ. Quá trình xử lý thông tin diễn ra rất nhanh và chính xác ở vùng não chức năng đã một lần nữa khẳng định tác dụng kỳ diệu của âm  nhạc Mozart.

Giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh:

     Nghe nhạc Mozart có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn.

     Theo dõi khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc bệnh viện Oberwalliser – Thuỵ Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh tim.

     Nó giúp cho bệnh nhân bị mắc bệnh tim giữ được trạng thái thư giãn, sảng khoái và giúp họ nhanh chóng hồi phục hơn bình thường. Trong nghiên cứu này, ngoài nhạc Mozart, các bác sĩ còn phát hiện thêm các bản nhạc của nhà soạn nhạc danh tiếng Bach cũng có những tác động ổn định nhịp tim tương tự.

      Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp trẻ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đặt trong phòng ngủ đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của những đứa trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ. Những đứa trẻ nghe nhạc Mozart dường như trở nên vui vẻ và hoạt bát hơn những trẻ em khác.

(Thanh nien Online) Liệu pháp âm nhạc có thể giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần cũng như thể chất ở những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

      Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Lisa M.Gallagher thuộc Bệnh viện Cleveland (Mỹ) đã rút ra kết luận này sau khi khảo sát 200 bệnh nhân có độ tuổi từ 24-87, theo trang web Healthday.com.

     Cuộc khảo sát cho thấy hơn 80% bệnh nhân sau khi được cho nghe loại nhạc mình yêu thích trong 25 phút cho biết trạng thái tinh thần của họ được cải thiện đáng kể. Ở những người này, các cử động chân tay, nét mặt cùng khả năng ngôn ngữ đã được cải thiện. Sau thời gian nghe nhạc cùng bệnh nhân, tinh thần của những người chăm sóc cũng đã được "lên dây cót"

Âm nhạc có thể làm con người khỏe lên hoặc yếu đi

    

     (VnExpress) Âm nhạc có khả năng điều khiển tâm hồn con người. Vì vậy việc sử dụng âm nhạc không đúng cũng gây tác dụng không mong muốn. Theo Hiệp hội tâm lý học Mỹ, nhạc kích động làm người nghe trở nên tức giận, tăng ý nghĩ kích động và ý muốn gây hấn

       Cả phương Đông và cả phương Tây đều cho rằng chìa khóa để tìm hiểu vũ trụ chính là âm thanh, vì đó là điều dễ phát hiện nhất khi vũ trụ được hình thành. Âm nhạc (một dạng của âm thanh) tạo thành một trong những cửa sổ hướng tới vũ trụ bao la. Nó có tác động to lớn lên tình cảm, tâm hồn con người, vì vậy việc rèn luyện bằng âm nhạc khiến con người thông minh hơn. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học tổng hợp Ohio (Mỹ) khi cho những người tình nguyện nghe bản nhạc Bốn mùa của Vivaldi.

       Một nghiên cứu gần đây ở Hong Kong cho thấy trẻ em học nhạc có khả năng làm tăng trí nhớ về từ ngữ hơn những trẻ không học âm nhạc. Tương tự như vậy, tiến sĩ thần kinh học Krishnamoorthy Sriniva khi nghiên cứu trẻ em Ấn Độ học kinh Vệ đà đã nhận thấy những em học theo nhạc cổ điển thì có trí nhớ cao hơn hẳn trẻ khác. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí New Scientist ngày 25/4/2004, nhạc Mozart có tác dụng làm tăng khả năng học tập và làm tăng trí nhớ. Theo Helen Altonn, giáo sư âm nhạc thuộc Đại học đường Hawaii, nhạc Bach có tác dụng khiến não làm việc cân bằng hơn các loại nhạc khác và do đó có tác dụng làm giảm sự trầm cảm.Việc sử dụng âm nhạc không đúng cũng gây tác dụng xấu. Các nhà nghiên cứu Israel chứng minh rằng tài xế đang lái xe nếu nghe nhạc có nhịp điệu quá nhanh sẽ có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao gấp hai lần khi nghe nhạc có nhịp điệu chậm.Sự căng thẳng là nguyên nhân phá hoại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Âm nhạc có thể hạn chế hoặc ngăn ngừa những âm thanh và cảm xúc gây căng thẳng. Nhạc nhẹ thể loại êm dịu giúp chúng ta có cảm giác an toàn, tin tưởng và tạo nên môi trường hưng phấn. Bên cạnh đó, âm nhạc còn có tác dụng kích thích sản xuất ra tế bào T - loại tế bào tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các bệnh truyền nhiễm.Âm nhạc trị liệu đang được nhiều nước sử dụng trong ngành răng hàm mặt hay điều trị cho những bệnh nhân AIDS, bất lực sinh lý, mất trí nhớ (Alzheimer), thương tổn não, đau cấp, ung thư, sang chấn tinh thần do bị lạm dụng và bệnh mất khả năng học. Nó rất hiệu quả với những người hay xúc động, có bệnh về nhận thức về tâm lý...Y học ngày càng nhận rõ tác động to lớn của âm nhạc lên đời sống xã hội và sức khỏe con người, đặc biệt đối với một số bệnh nhất định. Tiến sĩ Oliver Sacks nhận xét: Sức mạnh của âm nhạc thật là kỳ diệu. Có lần tôi tận mắt nhìn thấy một bệnh nhân bị bệnh liệt rung nặng đến nỗi không thể bước đi được, song lại có thể nhảy theo nhạc một cách tuyệt vời; hoặc một bệnh nhân mất khả năng nói song lại có thể hát rất hay. Tôi nghĩ rằng âm nhạc trị liệu và các nhà âm nhạc trị liệu là rất quan trọng, không thể thiếu được trong các tổ chức, các viện dành cho người già và những bệnh nhân mất chức năng thần kinh”.  

Âm nhạc xoa dịu thú tính trong con người

 

Nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi tâm trạng bực dọc, cáu giận hay hận thù… hãy thả hồn vào âm nhạc. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện rằng, âm nhạc thực sự xua tan cơn bốc hỏa trong đầu bạn, bất kể đó là thể loại gì và nó sẽ còn có tác dụng chừng nào bạn còn thích.

Giáo sư tâm lý Valerie Stratton và Annette Zalanowski của trường Altoona, bang Pennsylvania đã thực hiện nghiên cứu trên 47 sinh viên, trong đó có 25 người chuyên ngành âm nhạc. Những người này được yêu cầu viết nhật ký trong vòng 14 ngày, ghi lại loại nhạc họ thích, cũng như tâm trạng trước, trong và sau khi nghe nhạc.

     Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy đa số sinh viên thích nghe nhạc rock (thuộc cả ba thể loại hard, heavy hay modern). Còn nếu không kể hard rock thì nhóm không chuyên thích nhạc đồng quê và nhạc nhẹ, trong khi các sinh viên thanh nhạc lựa chọn nhạc cổ điển và nhạc jazz.

     Một điều khá lạ lùng là các sinh viên không chuyên lại nghe nhạc nhiều hơn so với những người còn lại. Trung bình, họ dành 161 phút/ngày cho âm nhạc, so với chỉ 117 phút của nhóm sinh viên chuyên ngành. Các nhà nghiên cứu không rõ chính xác nguyên nhân của tình trạng này, nhưng có thể các sinh viên chuyên ngành đã dành nhiều thời gian hơn cho âm nhạc trong lớp học, vì thế lúc rảnh rỗi họ muốn dứt mình khỏi nhịp điệu đó.

     Stratton cũng cho biết, nếu kết quả nghiên cứu đúng với tất cả chúng ta, bất kể tuổi tác, thì thực sự chúng ta không dành toàn bộ thời gian chỉ để ngồi và nghe nhạc. Hầu hết những người tham gia trong nghiên cứu đều thích nghe nhạc kết hợp với làm việc khác, và hoạt động đó dường như có ảnh hưởng đến loại nhạc mà họ lựa chọn.

     Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, âm nhạc củng cố hoặc đem lại tâm trạng hưng phấn, và có thể xua đi những suy nghĩ u ám. Với những sinh viên không học nhạc, nỗi buồn, sự hung hăng và thù hằn được xoa dịu đôi chút. Song, ảnh hưởng này dường như lại không đúng với các sinh viên chuyên ngành, thậm chí ở họ, những tâm trạng trên hầu như không đổi, hoặc còn tăng lên chút ít.

     Nghiên cứu còn tìm ra rằng, thể loại nhạc không quan trọng bằng việc người nghe có thực sự thích thứ họ đang được nghe hay không. Chẳng hạn, nhạc rock đều khiến tất cả các sinh viên “lạc quan, hân hoan, thân thiện, thư giãn và bình tĩnh”.

     Tại sao âm nhạc lại có ảnh hưởng như vậy lên tình cảm của chúng ta. Stratton cho biết, có thể có một vài lý do tâm lý. Những loại nhạc khác nhau có thể gây nên những “nhịp điệu não” khác nhau. Chẳng hạn, âm nhạc dồn dập có thể khiến tim đập nhanh hơn. Nhưng cũng có những lý do lịch sử gợi nên những tình cảm đặc biệt trong tình huống nào đó. Ví như nghe một giai điệu vui vẻ có thể gây nên cảm giác buồn cho ai đó từng nghe bài hát này trong một hoàn cảnh không may mắn.(Xem thêm)        

                                                                                                                                                                                       TH

Các thông tin cùng loại này
» Ánh sáng xanh giúp người tỉnh táo như cà phê (2012-12-05 22:26:04)
» Lời nguyền trên cuộn giấy thời La Mã (2012-08-29 11:00:03)
» Sự tĩnh lặng đến mức gây ảo giác trong phòng thử âm (2012-04-06 18:23:53)
» “Người rừng” “nói” được tiếng hơn 30 loài thú (2012-03-31 11:58:36)
» Nhịp trống giúp cá sấu tăng “ham muốn” (2012-03-09 08:35:17)
» Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy (2011-11-02 10:42:14)
» Vì sao con người “sợ” màu đỏ? (2011-06-21 16:59:04)
» Cảm giác khi xem tranh đẹp giống như yêu (2011-05-11 15:06:15)
» Ảnh hưởng của sóng âm thanh tần số thấp lên động vật thân mềm (2011-05-10 08:37:12)
» Dùng âm nhạc chữa bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:37:12)
» Trẻ phản ứng chậm với âm thanh dễ mắc bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:31:28)
» Tiếng chim giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ (2011-04-06 16:25:45)
» Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh (2011-04-06 16:17:48)
» Âm nhạc chữa được bệnh cho động vật (2011-04-06 16:06:41)
» Năng lượng từ ngôn ngữ (2011-04-06 15:32:00)
» ẢO THANH KÍCH HOẠT... (2010-10-24 13:20:18)
» Hình xăm chẩn bệnh (2010-06-17 14:36:42)
» Điều gì tạo nên ánh mắt kỳ lạ của pho tượng Viên thư lại? (2010-04-06 17:20:35)
» Bóng là một phần bản thể của con người (2010-03-02 15:34:03)
» Các họa sĩ tạo ảo giác trên tranh như thế nào? (2010-02-18 23:53:11)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18000377
Đang online : 59