CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu ứng trường năng lượng âm thanh và ánh sáng  » Chi tiết
 
Vì sao con người “sợ” màu đỏ?
Màu đỏ có thể tượng trưng cho mối nguy hiểm, nhiệt độ và sự giận dữ. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng các vận động viên Olympic mặc trang phục đỏ thường thành công hơn trong các trận đấu đối kháng, nghĩa là màu đỏ có tác dụng “trấn áp” đối phương.

     Các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng nỗi ám ảnh đối với màu đỏ của con người có thể do nguồn gốc tiến hóa.

     Màu đỏ có thể tượng trưng cho mối nguy hiểm, nhiệt độ và sự giận dữ. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng các vận động viên Olympic mặc trang phục đỏ thường thành công hơn trong các trận đấu đối kháng, nghĩa là màu đỏ có tác dụng “trấn áp” đối phương.

 
Thêm phát hiện mới liên quan đến màu đỏ - Ảnh: Wordpress

     Một loạt thử nghiệm mới đây của các chuyên gia thuộc Đại học Dartmouth (Mỹ) đăng trên chuyên san Psychological Science cho thấy cảm giác sợ màu đỏ của con người có thể do nguồn gốc tiến hóa.  Họ đã đo phản ứng của loài khỉ Rezut khi chúng chọn thức ăn từ những người tham gia thử nghiệm. Khỉ Rezut được nghiên cứu do chúng là loài linh trưởng có khả năng thị giác tương tự con người.

     Nhóm chuyên gia đã thiết lập một số thử nghiệm cho phép loài khỉ này lấy thức ăn từ những người mặc một áo thun màu đỏ, xanh lục hoặc xanh dương. Các nhà nghiên cứu dự đoán lũ khỉ sẽ không lấy trộm thức ăn của người mặc đồ đỏ và họ đã đúng.

     Lũ khỉ thích người mặc áo xanh lục hoặc xanh dương hơn và tránh người mặc đồ đỏ bất kể người này là nam hay nữ. Các nhà khoa học cho rằng hành động của khỉ khẳng định hiện tượng né tránh màu đỏ đã tiến hóa từ tổ tiên chung cuối cùng của con người với loài khỉ “Thế giới cũ” (tức loài khỉ sinh sống ở các vùng thuộc châu Á và châu Phi, khác với khỉ “Thế giới mới” sinh sống ở Nam và Trung Mỹ).

     Dù các kết luận khẳng định loài linh trưởng tránh màu đỏ nhưng tác nhân khiến con người “bối rối” trước màu này vẫn là một ẩn số. Có thể ác cảm với màu đỏ đã tiến hóa nhiều qua các loài linh trưởng và cả ở con người. Điều đó cũng có thể giúp con người sơ khai và các loài linh trưởng phân biệt được độ chín hay độc tố trong các loại cây, trái.

Các thông tin cùng loại này
» Ánh sáng xanh giúp người tỉnh táo như cà phê (2012-12-05 22:26:04)
» Lời nguyền trên cuộn giấy thời La Mã (2012-08-29 11:00:03)
» Sự tĩnh lặng đến mức gây ảo giác trong phòng thử âm (2012-04-06 18:23:53)
» “Người rừng” “nói” được tiếng hơn 30 loài thú (2012-03-31 11:58:36)
» Nhịp trống giúp cá sấu tăng “ham muốn” (2012-03-09 08:35:17)
» Nhạc Tế lễ Tây Tạng và những chủng âm nguyên thủy (2011-11-02 10:42:14)
» Cảm giác khi xem tranh đẹp giống như yêu (2011-05-11 15:06:15)
» Ảnh hưởng của sóng âm thanh tần số thấp lên động vật thân mềm (2011-05-10 08:37:12)
» Dùng âm nhạc chữa bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:37:12)
» Trẻ phản ứng chậm với âm thanh dễ mắc bệnh tự kỷ (2011-04-06 16:31:28)
» Tiếng chim giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ (2011-04-06 16:25:45)
» Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh (2011-04-06 16:17:48)
» Âm nhạc chữa được bệnh cho động vật (2011-04-06 16:06:41)
» Năng lượng từ ngôn ngữ (2011-04-06 15:32:00)
» ẢO THANH KÍCH HOẠT... (2010-10-24 13:20:18)
» Hình xăm chẩn bệnh (2010-06-17 14:36:42)
» Điều gì tạo nên ánh mắt kỳ lạ của pho tượng Viên thư lại? (2010-04-06 17:20:35)
» Bóng là một phần bản thể của con người (2010-03-02 15:34:03)
» Các họa sĩ tạo ảo giác trên tranh như thế nào? (2010-02-18 23:53:11)
» Lời bài hát bạo lực làm tăng tính hung hăng (2010-02-08 22:58:18)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18002441
Đang online : 76