TÔN GIẢ TU BỒ ĐỀ
(GIẢI KHÔNG ĐỆ NHẤT)
Biên sọan & Thuyết trình : Totha_Vinhhung
NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1: Sơ lược về bản thân tôn giả Tu Bồ Đề
Phần 2: Tìm hiểu về những lời dạy của Đức Phật dành cho tôn giả Tu Bồ Đề.
Phần 3: Câu chuyện giữa Tôn giả Tu Bồ Đề và vị trí thức Bà La Môn
Phần 4: Phần kết
NỘI DUNG CHI TIẾT
Phần 1: Sơ lược về bản thân tôn giả Tu Bồ Đề
Tu Bồ Đề là 1 trong 10 vị đệ tử lớn của Đức Phật thời bấy giờ. Và điểm đặc biệt nhất là trong tăng đoàn của Đức Phật có đến 1250 vị tì kheo chứng quả A la hán nhưng có thể nói, người hiểu thông suốt diệu lí tính không hơn hết và thể chứng được diệu lí ấy là Tôn giả Tu Bồ Đề. Không là một diệu lí khó hiểu, nói có đã không đúng mà nói không cũng không phải, vì nó thoát ra ngoài cặp ý niệm đối đãi có – không.
Tánh không là cội nguồn của sự tự tại, trong sạch. Là nguyên bản ban đầu của vũ trụ. Là thật tánh, chứa đựng tất cả sự vật hiện tượng, không còn chấp vào nhân duyên, không chấp vào danh sắc.
Trí thấu hiểu tường tận về tánh không đó chính là trí tuệ siêu việt (trí Bát Nhã).
Ta sẽ cùng điểm qua lược sử của vị tôn giả này.
Tôn giả Tu Bồ Đề xuất thaantuwf mọt gia đình khá giả, giai cấp tôn quý trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ.
Ông là người có long thương người, luôn sẳn sàng giúp người nghèo hơn mình, có khi giúp hết trên người chỉ còn mỗi chiếc quần cụt, dù bị cha mẹ ngăn cản và hăm dọa nhốt ở nhà nếu không nghe lời, nhưng ông vẫn không sợ và tiếp tục giúp người, kết quả là bị giam ở nhà. Đó cũng là cơ hội để ông được nghiên cứu và học hỏi nhiều giáo lý thời bấy giờ.
Tin Đức Phật đến làng giáo hóa, cha mẹ ông quy y theo Đức Phật làm ông nhạc nhiên, Cha mẹ ông còn khuyên ông nên gặp ĐP để giảm bớt cuồng vọng. Ngoài mặt ông vẫn tỏ vẻ thản nhiên và xem ĐP như bao người thường khác, nhưng có sự thoi thúc trong long làm ông lén đến nơi ĐP đang thuyết pháp để nghe. Và tại đó ông thực sự xúc động khi nghe ĐP giảng rằng :”Mọi người chúng ta đều cùng chung một bản thể. Bản thể ấy không phân biệt nhân và ngã. Tất cả vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra. Không có vật gì có thể tự nó tồn tại độc lập được. Ta và vạn pháp đã nương nhau mà tồn tại thì việc đem long từ bi và những ân huệ bố thí cho chúng sinh, mới xem ra thì có vẻ là vì người, mà thật ra chính chúng ta cũng được lợi ích lớn lao…”
Sau khi xong buổi thuyết giảng, ông đến phòng ĐP và xin được làm để tử của Phật. Với bản tính ham học hỏi, nếu không bận đi giáo hóa, ông hầu như không bỏ buổi giảng nào của ĐP và trở thành người đệ tử duy nhất thông hiểu về diệu lý tính không và có thể đối đáp với ĐP trong những buổi luận về Bát Nhã.
Phần 2: Tìm hiểu về những lời dạy của ĐP dành cho tôn giả TBĐ
1. Lời dạy thứ nhất: “Bố thí vô tướng, độ sanh vô ngã”
Lời dạy này được xuất phát từ câu hỏi của tôn giả TBĐ trong buổi thuyết pháp, khi tất cả đệ tử đã tập trung đông đủ, ĐP ngồi tĩnh tọa và ai cũng im lặng, TBĐ như hiểu tâm ý ĐP nên đứng dậy và thưa rằng: “…đối với các thiện nam tín nữ khi phát tâm bồ đề thì làm thế nào mới có thể an trú được? và khi họ bị các vong niêm quấy phá thì làm thế nào mới có thể hàng phục được? Xin Đức Thế Tôn từ bi dạy bảo chúng con!”
ĐP rất hoan hỉ trả lời rằng: “Làm thế nào để an trú ở tâm bồ đề và không bị vọng niệm quấy phá ư? Này TBĐ, đó chính là trong bố thí nên thực hành bố thí vô tướng, trong độ sanh nên thực hành cách độ sanh vô ngã. Cứ theo cách ấy mà an trú, cứ theo cách ấy mà hàng phục vọng tâm”
TBĐ mừng đến rơi nước mắt vì lần đầu tiên từ khi làm người đén giờ ông mới nghe được giáo pháp cao siêu mầu nhiệm như vậy. Ông đã hiểu rằng phải xa lìa được vọng tưởng về sự chấp trước ngã và pháp mới có thể thấy được tính Không.
Sau lần khai ngộ này, tôn giả TBĐ đã trở thành người đệ tử của ĐP đứng đầu tăng đoàn về hiểu rõ tính Không.
Bố thí vô tướng, như đã phần tích trong bài chia sẽ về pháp tu Lục độ ba la mật, bố thí đó chính là sự cho đi mọt cách rộng rãi với tâm từ bi trải rộng khắp muôn nơi, và khi thực hành việ bố thí người cho không nghĩ mình đang cho (không chấp ngã), không chấp vào cái mình đang cho (khongo chấp vào pháp), và cho đến tận cùng dù có đau đớn, hành hạ vẫn cho, vẫn mang tình thương, của cải, vật chất, công sức, giáo pháp, kể cả công phu tu tập của mình để cho chúng sanh nhằm giúp chúng sanh cùng được hưởng những lợi lạc như mình. Đó mới là bố thí một cách vô tướng.
Độ sanh vô ngã, ta nhớ lại trong pháp tu lục độ, Bồ Tát có thệ nguyện rằng “chúng sanh vô số kể, thệ nguyện độ thành” một cách tinh tấn ba la mật. Có nghĩa là giúp đỡ, độ cho tất thảy chung sanh không phân biệt (dù ở cảnh giới nào, kể cả hữu tình lẫn vô tình…) thoát khỏi khổ (dukkha). Và khi thực hiện việc cứu giúp độ sanh nhưng không chấp vào việc mình đang làm, không chấp mình đang là người thực hiện việc cứu chúng sanh, và chúng sanh là người được mình cứu. Đó chính là độ sanh vô ngã.
Không còn phân biệt giữa ta và người, thấy được chúng sanh đồng thể tánh, tâm từ bi trải rộng dung nap được tất cả, không còn vướng chấp vào ngũ uẩn, nên không bị tác động bởi nội pháp và ngoại pháp, mọi vọng niệm từ đó mà mất đi, không còn bị quấy phá nữa.
Xem tiếp-->
|