Nền văn minh nhân loại trong xã hội hiện đại ngày càng bừng phát theo hướng vật chất hoá; đồng thời kéo theo Hiệu ứng thứ cấp tác động đến môi sinh như: tiếng ồn, sóng vô tuyến, khí thải, rác thải, vi sinh, hoá chất, phóng xạ,…
Chính những tác động đó sẽ ngắm ngằm ảnh hưởng đến Hệ sinh học (thể xác và tinh thần) con người, ngày càng bị cuốn theo chiều mất cân bằng làm rối loạn Nhịp sinh học, gây ra căn bệnh Stress hiện nay → Phản xạ nhân bản bị sai lệch!...sẽ tạo nên những biến cố tất yếu : Khủng hoảng kinh tế,Bạo đông lan tràn (Nguyên nhân khởi tạo Chiến tranh tâm linh!..) , tai nạn thường xuyên (Thiên tai , Địa tai , Nhân tai).Đấy chính là điều trăn trở chung của toàn nhân loại ,vì vậy sự ra đời của Cty Năng lượng Tâm thức TOTHA nhằm mục đích góp đôi phần công trình nghiên cứu giải pháp hiệu chỉnh Năng lượng Tâm thức bằng phương pháp tập luyện , kích hoạt Năng lượng tiềm ẩn (hướng đếnChân – Thiện – Mỹ) tồn tại trong mọi Hệ sinh học khả kiến nhằm kịp thời cùng nhau cân bằng lại biến cố nêu trên…sẻ nẩy mầm thành những hậu quả khó lường…, nói đúng hơn sẽ là thảm họa của thế kỷ!..Đúc kết từ những thành tựu của 2 nền văn minh Đông và Tây phương , cùng sự nghiên cứu tâm huyết của Ks Đỗ thanh Hải – Giám đốc Công ty Điện tử Vi tính Bách khoa - tác giả của nhiều tài liệu về các lĩnh vực : Điện tử , Phần cứng máy tính , Khoa học Tâm thức,…đồng thời với những kiến thức tích lủy trong công tác đào tạo và đối nghiệm thực tế về Hiệu ứng Sinh học đã giải mã thành công nhiều vấn đề diễn biến ngoài Hệ qui chiếu của tri thức hiện hữu – tạo nên những hiện tượng gọi là Tâm linh – tiếp bước cho sự ra đòi của Cty Năng lượng Tâm thức TOTHA và cũng chính là mục đich giúp đở cho cộng đồng cùng nhau hòa hướng về Hạnh phúc đích thực = Tinh thần minh mẫn + Sức khỏe cân bằng . Mong sao những đóng góp của TOTHA sẽ nối mạng cùng cộng đồng tô điểm nên HÒA BÌNH, HẠNH PHÚC CHÂN – THIỆN – MỸ qua những phân tích tổng hợp về thành tựu của 2 nền văn minh Đông –Tây phương được diễn giải tổng quan trong tập sách HIỆU ỨNG SINH HỌC, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc tự hiệu chỉnh năng lượng tinh thần tiềm ẩn trong mỗi người chúng ta theo Nguyên lý ShoHm, hoá giải được căn bệnh stress của thời đại.
BÀN TAY ÁNH SÁNG, Tác giả : Barbara Ann Brennan, Dịch giả : Lê Trọng Bổng
Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng của con người
Đây là kỷ nguyên mới và để lý giải cho câu nói của Shakespeare “Ngày càng có nhiều cái giữa Trời Đất mà con người không biết”. Cuốn sách nầy trao đổi với những ai đang tìm kiếm sự tự hiểu biết về những quá trình thể chất và cảm xúc của mình vượt ra khỏi khuôn khổ của Y học cổ điển.
Cuốn sách tập trung vào nghệ thuật chữa bệnh thông qua những phương pháp vật lý và siêu hình. Cuốn sách mở ra những phạm vi mới để hiểu được tính đồng nhất tâm thể mà lần đầu tiên Wilhelm Reich, Walter Canon, Franz Alexander, Flanders Dunbar, Burr và Northrup cùng nhiều nhà tìm tòi nghiên cứu khác trong lĩnh vực tâm thể học đã từng giới thiệu với chúng ta.
Nội dung cuốn sách giải quyết việc xác định những kinh nghiệm chữa trị và lịch sử các tìm tòi nghiên cứu khoa học về trường năng lượng con người và hào quang. Cuốn sách là tài liệu duy nhất nói về mối liên kết động lực học tâm lý với trường năng lượng con người, mô tả những thay đổi của trường năng lượng vì nó liên quan đến các chức năng của cá thể.
Phần cuối cuốn sách xác định các nguyên nhân của bệnh tật và những nguyên nhân nầy dựa trên các khái niệm siêu hình với những rối loạn năng lượng của hào quang. Bạn đọc cũng sẽ tìm thấy ở đây mô tả bản chất của chữa trị tâm linh vì nó có liên quan đến thầy chữa à đối tượng chữa.
Cuốn sách được viết từ những trải nghiệm chủ quan của tác giả vốn đã được huấn luyện một cách khoa học thành nhà vật lý và tâm lý trị liệu. Sự phối hợp giữa kiến thức khách quan với những trải nghiệm chủ quan tạo nên một phương pháp độc đáo mở rộng tầm hiểu biết vượt qua giới hạn của kiến thức khách quan.
Đối với những ai vốn có đầu óc mở rộng cho sự tiếp cận như vậy, cuốn sách có những tư liệu vô cùng phong phú cho việc học tập, trải nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Với những ai phản đối kịch liệt, tôi muốn khuyên họ hãy mở rộng tâm trí mình vào câu hỏi : “Có khả năng hiện hữu hay không hiện hữu thực trạng mới nầy, nó vượt ra khỏi ranh giới của thực nghiệm khoa học lô-gích và khách quan?”
Tôi hết lòng gửi gắm cuốn sách nầy cho những ai bị kích thích trước mỗi hiện tượng vật lý và siêu hình xảy ra trong đời sống. Cuốn sách là công trình trong nhiều năm nỗ lực quên mình, thể hiện quá trình tiến hoá của nhân cách tác giả và sự phát triển của năng khiếu chữa trị đặc biệt của chị. Bạn đọc sẽ đi vào một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn, lắm chuyện diệu kỳ.
Bác sĩ John PIERRAKOS
Viện năng lượng học nồng cốt
New York City.
Nguyên Tác: The Tao Of Physics của Fritjof Capra - Biên Dịch: Nguyễn Tường Bách Nhà Xuất Bản Trẻ TP. HCM Xuất Bản 2001
Cuốn sách là bản dịch Việt ngữ của "The Tao of Physics" (Đạo của vật lý) của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo xuất bản năm 1982. F. Capra sinh năm 1939, là giáo sư ngành vật lý tại các đại học và viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh. Khoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu chú ý đến các tương đồng giữa những phát hiện của ngành vật lý hiện đại với quan niệm của những nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo... để đến cuối năm 1974, bản in lần thứ nhất của Đạo của vật lý ra đời. Kể từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là sự trùng hợp về nhận thức luận của nền vật lý hiện đại với đạo học phương Đông, nhất là với Phật giáo.
Đặc trưng của nền vật lý hiện đại trong thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thủy của vật chất, cố tìm ra những "hạt cơ bản" cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa, mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tùy theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa. Vì những lẽ đó, trước Capra đã có nhiều nhà vật lý xuất sắc của thế kỷ này đến với triết học, nhất là các nhà sáng lập thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Họ tìm thấy ở triết học phương đông một thế giới quan hết sức phù hợp để soi rọi cho những vấn đề nan giải của vật chất đề ra. Thế nhưng, với cuốn sách này của Capra, ta có một cái nhìn tổng thể về những thành tựu của vật lý học, về những vấn đề lớn hiện nay làm cho vật lý bị giam trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận, và về những sự tương đồng nổi bật với các triết lý phương Đông.
Với tính cách là một giáo sư vật lý, Capra trình bày được một cách cặn kẽ khúc chiết các vấn đề vật lý. Tác giả cũng trình bày khá sâu và chính xác về các nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nhờ am hiểu hai nền học thuật đó mà tác giả cuốn sách này mang lại cho người đọc, dù người đó đến từ phương trời nào, rất nhiều điều bổ ích. Người đọc có kiến thức đạo học phương Đông sẽ nhận thấy, đối với luận đề này, triết lý phương Đông còn cống hiến nhiều hơn nữa so với những gì trong sách trích dẫn. (Xem sách))
Tác giả: Stephen Hawking. - Dịch giả: Cao Chi. Phạm Vǎn Thiều.
S.W. Hawking sinh năm 1942. Trong cuộc sống cá nhân, ông gặp nhiều bất hạnh. Năm 1985, ông bị sưng phổi và sau khi phẫu thuật mở khí quản, Hawking mất khả năng phát âm. Trước đó, một căn bệnh tê liệt thần kinh (bệnh ALS) đã gắn chặt ông vào chiếc xe đẩy. Hawking chỉ còn cách làm việc và giao tiếp với mọi người bằng một máy vi tính và một máy tổng hợp tiếng nói lắp liền với ghế. Tuy nhiên, tất cả những bất hạnh này không quật ngã được ý chí của nhà vật lý thiên tài. Hiện nay ông là giáo sư tại Đại học Cambridge (Anh), ở chức vụ mà ngày xưa Newton, rồi sau đó là P.A.M. Dirac, đảm nhiệm. Ông chuyên nghiên cứu về lý thuyết tương đối rộng. Những kết quả thu được cùng với George Ellis, Roger Penrose,... và nhất là sự phát hiện khả năng bức xạ của các các lỗ đen đã đưa Hawking lên hàng những nhà vật lý nổi tiếng nhất thế giới.
Cuốn "Lược sử thời gian" được viết xong năm 1987. Ngay từ khi ra đời, nó đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. "Lược sử thời gian" đứng trong danh mục sách bán chạy nhất của New York Times trong 53 tuần, và tại nước Anh, 205 tuần liền nó có tên trong mục sách bán chạy nhất của Sunday Times. Chính Stephen Hawking cũng phải kinh ngạc. Từ trước đến nay, chưa có một cuốn sách khoa học nào được công chúng đón nhận nồng nhiệt như vậy (tuy rằng nhiều người nói, họ mua nó chỉ để bày ở tủ sách chứ không thực sự đọc. Về điểm này, cuốn sách của Hawking cũng có số phận tương tự như Kinh Thánh hoặc các vở kịch của Shakespeare).
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay. Cuộc tìm kiếm của Hawking giúp người đọc khám phá hết bí mật này đến bí mật khác. Đôi khi ông dụ độc giả vào những ngộ nhận tưởng như rất có lý, rồi lại bất ngờ chỉ ra sự phi lý trong cách nghĩ, để rồi phá vỡ mọi ngộ nhận. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng và hóc búa nhất của vật lý lý thuyết, như vụ nổ lớn, lỗ đen, không - thời gian, thuyết tương đối, nguyên lý bất định... mà không hề làm bạn đọc bị rối.
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-87_4-4330_5-50_6-1_17-17_14-1_15-1/
Tác giả: Dalai Lama. - Dịch giả: LÊ TUYÊN.
Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử Đơn - Điểm Giao Hoà Giữa Khoa Học Và Tâm Linh
- Phải chăng ngã và vũ trụ là vĩnh hằng?
- Phải chăng ngã và vũ trụ đoạn diệt?
- Phải chăng ngã và vũ trụ vừa vĩnh hằng vừa đoạn diệt?
- Phải chăng ngã và vũ trụ vừa không vĩnh hằng vừa không đoạn diệt?
- Phải chăng ngã và vũ trụ có khởi đầu?
- Phải chăng ngã và vũ trụ không có khởi đầu?
- Phải chăng ngã và vũ trụ vừa có khởi đầu vừa không có khởi đầu?
- Phải chăng ngã và vũ trụ vừa không có khởi đầu vừa không có không khởi đầu?
- Phải chăng Đấng Hỉ Lạc tồn tại sau khi viên tịch?
- Phải chăng Đấng Hỉ Lạc không tồn tại sau khi viên tịch?
- Phải chăng Đấng Hỉ Lạc vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi viên tịch?
- Phải chăng Đấng Hỉ Lạc vừa không tồn tại vừa không không tồn tại sau khi viên tịch?
- Phải chăng tâm chính là thân?
- Phải chăng tâm và thân là hai thực thể tách biệt?
- (Xem sách)
Bằng phương pháp hình học nhãn khoa và phép logic khoa học, Ernst Muldashev đã đưa ra giả thuyết con ngưới xuất hiện nhờ sự cô đặc của các dòng sóng mang thông tin, có năng lượng tâm linh. Và từ nhiều triệu năm trước, trên trái đất đã từng tồn tại bốn nền văn minh trước khi nền văn minh thứ năm của chúng ta phát nguyên từ Tibet (Tây Tạng) 18.000 năm về trước rồi theo bốn tuyến di cư tỏa ra khắp thế giới. Từ những đôi mắt được vẽ trên các đền đài Tây Tạng và Nepal, nhờ công nghệ thông tin, ông và các cộng sự dựng lại được hình ảnh của người có cặp mắt đó - một con người khác thường so với chủng tộc người của nền văn minh chúng ta, những người Limuri khổng lồ ép xác, có năng lượng tâm linh vô tận - mà những nhà phụng sự tôn giáo ở Tây Tạng và Nepal, Ấn Độ Kính cẩn gọi là “Ngài”.
Qua cuộc thám hiểm ở Hymalaya, Ấn Độ, Nepal, tiếp xúc với các nhà hoạt động tôn giáo phương Đông - những con người “đặc biệt” được chăm sóc những người ép xác trong dãy Hymalaya qua những cuộc đàm thoại với những người nắm được nhiều bí mật của các hang động và, nghiên cứu các tài liệu văn học và sách kinh của các tôn giáo, tác giả đưa ra giả thuyết về quỹ gen nhân loại tại nhiều điểm trên thế giới do nền văn minh Lemuri vô cùng phát triển từ xa xưa (bị huỷ diệt phần lớn do sự đụng độ của một hành tinh khác vào trái đất làm lệch trục trái đất và gây nên đại hồng thuỷ) lập nên và được người của nền văn minh Atlant (bị huỷ diệt đa phần cách đây 850.000 năm do sao chổi rơi xuống nhấn chìm đại lục Atlantic), rồi thêm những người đầu tiên của nền văn minh thứ năm chúng ta bổ sung vào. Theo mức độ linh hồn trong sáng, cao thượng, những người ép xác có thể sống nhiều triều đến nhiều nghìn năm dưới dạng bất động như đá. Quỹ gen nhân loại này được Thế giới kia và đất nước Sambala ngầm dưới mặt đất của những người Limuri chuyển xuống sống trong lòng trái đất, bảo vệ bằng năng lượng tâm linh và bất khả xâm phạm, chỉ những người được lựa chọn mới có thể tiếp xúc.
Quỹ gen nhân loại là sự đảm bảo cho sự tồn tại của nhân loại, bởi lẽ những người ép xác dưới các hang động là những nhân vật ưu tú nhất với tâm hồn trong sáng nhất, biết đồng cảm và yêu thương được sự chỉ bảo của thế giới kia, vào thời điểm cần thiết của nhân loại (cần truyền bá lối sống vì cái thiện, chống cái ác, dạy tri thức cho con người nhằm điều chỉnh, hướng dẫn và thúc đẩy sự tiến bộ) đã hồi sinh và xuất hiện như các đấng Phật, Tiên tri (Chúa Giêxu, Đức Mahomed, Isaac…) hé mở phần nào tri thức của không gian thông tin vũ trụ; hay khi trên trái đất xảy ra thảm hoạ toàn cầu, mất đi nền văn minh, thì những người ép xác là nguồn để phục sinh nhân loại.
Tác giả đã đưa ra giả thuyết lý giải sự tồn tại của các Kinh tự tháp Ai Cập, Nam Mỹ, cánh đồng đá ở nước Anh… là sản phẩm của những nền văn minh trước đây cao hơn nền văn minh của chúng ta; lý giải sự thống nhất của những nguyên lý cơ bản trong các tôn giáo rất khac, sự đồng nhất trong tư duy của các tộc người rất khác nhau trên thế giới - đó là tiếng mạch ngầm của Thế giới kia, của Trí tuệ Tối thượng.
Tác giả chứng minh các khái niệm cái Thiện, cái Ác là trường tháo ra, xoá tri thức, nhưng cái Thiện bao giờ cũng thắng cái Ác nhờ Tình yêu - trường xoắn vào tăng cấp, tăng năng lượng tâm linh. Tất nhiên tác giả không khẳng định các luận cứ của mình, ông chỉ đưa ra những chứng cứ, trích dẫn văn học và kinh thánh, đối chiếu, so sánh các quan niệm và dành cho độc giả quyết định tính đúng hay sai của chúng.
Có lẽ điều quan trọng nhất từ những nghiên cứu này là tác giả đã giương cao ngọn cờ nhân ái, kêu gọi con người hãy làm việc để tích luỹ tri thức, sống yêu thương, đồng cảm lẫn nhau, trừng phạt tội ác, quên mình cho lý tưởng nhân bản. Và chỉ khi nào trên thế giới này cái thiện toàn thắng đối với cái ác thì nhân loại mới có cơ may được Thế giới kia cho phép tiếp xúc với Trí tuệ Tối thượng, và khoa học và công nghệ của nhân loại mới có khả năng đạt tới đỉnh cao như nền văn minh Limuri.
Từ thế kỷ XIX khi người Anh xâm chiếm Ấn Độ, các đại diện của nền văn minh phương Tây đã được tiếp xúc với một nền văn minh đầy huyền ảo và kỳ bí của châu Á. Hàng loạt các nhà nghiên cứu văn hóa từ phương Tây đã tìm thấy tại châu Á một kho báu vô tận. Nổi tiếng nhất trong số này là Elêna Blavatxcaia với bộ Học thuyết bí ẩn và hàng loạt tác phẩm khác, Alêchxanđra Đavid-neel vớiMột Lạt ma đắc ngũ thông và Cuộc vi hành của một phụ nữ từ Paris đến Lhassa, gia đình họa sĩ nổi tiếng người Nga Rêrích với hàng loạt tác phẩm hội họa nổi tiếng và thuyết Agni Yoga, Anbert Griuvedel - người đầu tiên dịch Tử thư Tây Tạng sang tiếng Đức, Guidziev - người được phương Tây coi là bậc giác ngộ...
Khi nghiên cứu nền văn minh Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng tất cả các học giáo nọ đã được nghe về một xứ sở huyền thoại, nơi chỉ có các bậc đắc đạo đang sống, tu luyện và bằng trí tuệ vượt bậc cùng quyền năng siêu phàm đã và đang giúp đỡ loài người. Xứ sở này có tên là Sambala hay Sambala. Bắt đầu từ khi bộ sách Học thuyết bí ẩn của Elêna Blavatxcaia được xuất bản vào thế kỷ XIX, xã hội châu Âu đã được biết đến Sambala. Elêna Blavatxcaia khẳng định là đã nhận được từ một số vị Thầy - Đạo sư sống ở đâu đó trong rặng Himalaya các thông tin được truyền qua không gian. Các thông tin đó sau này được bà viết lại trong bộ Học thuyết bí ẩn.
Ta cũng có thể tìm thấy xứ sở tương tự như Sambala trong các truyền thuyết của các dân tộc khác. Trong truyền thuyết của người Nga và người Hy Lạp cũng có xứ sở tương tự được gọi là Belovodie (xứ sở Nước bạc) hay Kitez Giao (thành Kitez) ở đâu đó vùng Antai và hồ Bai can, người Trung Quốc tin rằng ở đâu đó phía tây Trung Quốc trong dãy núi Côn Luân có núi Ngọc Bích, nơi mà các bậc đắc đạo như Lão Tử vẫn đang sống và tu luyện. Truyền thuyết của người Ấn Độ cho rằng phía bắc dải Himalaya có ngọn núi huyền thoại Meru - trung tâm của thế giới. Trên núi này có hoàng đế của thế giới thần linh là Indra đang sinh sống. Ngay trong kho lưu trữ của tòa thánh Vatican dòng Giatô giáo (Catolic) và thư viện của tòa thánh dòng chính thống giáo (Pravoslav) tại Hy Lạp có lưu trữ những tài liệu của một vài nhà truyền giáo thời trung cổ viết về một xứ sở kỳ lạ nằm tại phương Đông có tên là “Xembala”. Các nhà truyền đạo này trong khoảng thời gian khác nhau, cách nhau hàng trăm năm trong quá trình truyền giáo đã có may mắn rơi vào xứ sở diệu kỳ này.
Những gì họ nhìn thấy tại đây cho thấy một nền văn minh vượt trội hơn nhiều lần những gì họ đã được biết. Các văn bản còn lại cho thấy các vị này không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động trước những gì họ đã gặp tại xứ sở này.
Vậy thì Sambala có tồn tại thật không, nếu tồn tại thật thì vị trí nằm ở đâu? Câu hỏi này trong hàng ngàn năm qua đã khiến bao nhiêu bậc đạo sư, thiền sư, pháp sư và yogi đời xưa rồi các nhà khoa học đời nay trăn trở. Trong thế kỷ XX ngay từ trước chiến tranh thế giới thứ II đã có rất nhiều đoàn thám hiểm cả của tư nhân lẫn của nhà nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức quốc xã, Liên Xô đi tìm xứ sở kỳ diệu trong truyền thuyết này. Nhưng tất cả các bản đồ hướng dẫn kể cả các bản từ thời rất xa xưa đều không giúp họ tìm ra được Sambala. Đằng sau những bức tường băng tuyết của Himalaya là những hoang mạc rồi vùng núi non hiểm trở của Trung Á, là cao nguyên Tây Tạng với những trận gió dữ dội và lạnh buốt. Tiếp đó là rặng núi Côn Luân với chiều dài hơn cả Himalaya và không thua kém gì độ cao, sau Côn Luân là hai hoang mạc cằn cỗi nhất thế giới là Gôbi và Takla-Makan và tiếp lên phía bắc là rặng núi Pamir, Thiên Sơn rồi Antai. Khu vực rất rộng lớn này trên bản đồ thế giới cho đến nay được coi là vùng đất bí ẩn nhất của châu Á. Nhưng mặt khác tất cả các vùng trên trái đất từ lâu đã được nghiên cứu kỹ, đã được chụp ảnh từ máy bay và vệ tinh mà vẫn không tìm ra dấu vết Sambala. Thậm chí có ý kiến cho rằng Sambala vẫn nằm ở đâu đó tại Himalaya nhưng trong một chiều không gian khác nên con người chưa thấy được, một số vị lạt ma uy tín lại nói rằng, con đường tìm đến Sambala chính là con đường tìm đến với chính mình và trong mỗi người đều có một bản đồ để đến với Sambala. Chỉ cần tìm trong chính mình và khi giác ngộ được điều này thì sẽ xuất hiện lời giải đáp.
Còn với Muđasep, tác giả tập sách bạn đang cầm trên tay thì ông đã rời “Vòng tay Sambala” với nhiều cảm nhận, nhiều suy tư, nhiều giả định và phương châm sống: TÂM HỒN TRONG SẠCH.
Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân thể hiện ở độ cao của núi thiêng Cailat (6666 mét) mang ý nghĩa toàn cầu, nó nhắc nhở ta về những quy luật của hành tinh chúng ta. Nhưng tại sao các quy luật đó lại liên can tới những con số 6666 dữ tợn? Bởi Trái đất vốn hiền hòa và hành tinh chúng ta vốn xanh tươi cơ mà!
Tiến sĩ y học, giáo sư, giám đốc Trung tâm phẫu thuật mất và tạo hình Liên bang Nga của bộ Y tế Nga, thầy thuốc công huân đã được thường huy chương "Vì những cống hiến cho ngành Y tế nước nhà", nhà phẫu thuật hàng đầu, nhà tư vấn danh dự của đại học Tổng hợp Luinsvin (Hoa Kỳ), viện sĩ Viện hàn lâm nhãn khoa Mỹ, bác sĩ nhãn khoa có bằng của Mêhicô, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần đạt kiện tướng của Liên bang Xô Viết.
Erơnơ Munđasep là nhà bác học lớn có tên tuổi trên trường quốc tế. Ông là người khai sáng phương hướng mới trong Y học - phẫu thuật tái sinh, tức phẫu thuật "cấy ghép" mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Hiện nay ông đang nghiên cứu những cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng hoạt các cơ quan của cơ thể con người.
Nhà bác học đã nghiên cứu 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học alloplant, công bố trên ba trăm công trình khoa học, nhận 56 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước trên thế giới. ông đã thỉnh giảng và phẫu thuật ở trên 40 nước. Hàng năm phẫu thuật từ 600 đến 800 ca phức tạp nhất.
Erơnơ Munđasep thú nhận rằng, cho đến giờ ông vẫn chưa hiểu hết thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học "anoplant", được chế tạo từ mô người chết, mang trong mình nó những cấu tạo tự nhiên cao siêu trong việc sáng tạo cơ thể con người, vì thế trong quá trình nghiên cứu, ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực (vật lý, sinh học phân tử...) mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần và những vấn đề có liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ.
Chính vì thế ông đã tổ chức bốn chuyến khảo sát khoa học Himalaya và Tây Tạng rất hữu ích đối với việc tìm hiểu phẫu thuật tái sinh. Ngoài ra trong những chuyến đi thám hiểm đó còn có những khám phá mang tính lịch sử và triết lý. Sau chuyến đi khảo sát thành công Himalaya lần thứ nhất Erơnơ Munđasep đã cho ra đời cuốn Chúng ta thoái thai từ đâu được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Xin giới thiệu với độc giả cuốn sách mới của ông Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, một câu chuyện kể dí dỏm, hấp dẫn, nhưng thực chất mang tính khoa học sâu sắc, đề cập tới những vấn đề triết học toàn cầu.
Ernst Muldashev - tiến sĩ y học, giáo sư, giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên bang Nga của bộ Y tế Nga, thầy thuốc công huân đã được thưởng huy chương "Vì những cống hiến cho ngành Y tế nước nhà", nhà phẫu thuật hàng đầu, nhà tư vấn danh dự của đại học Tổng hợp Luinsvin (Hoa Kỳ), viện sĩ Viện hàn lâm nhãn khoa Mỹ, bác sĩ nhãn khoa có bằng của Mêhicô, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần đạt kiện tướng của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
Erơnơ Munđasep là nhà bác học lớn có tên tuổi trên trường quốc tế. Ông là người khai sáng phương hướng mới trong Y học - phẫu thuật tái sinh, tức phẫu thuật "cấy ghép" mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Hiện nay ông đang nghiên cứu những cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng hoạt các cơ quan của cơ thể con người.
Nhà bác học đã nghiên cứu chín mươi loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng sáu mươi loại nguyên liệu sinh học alloplant, công bố trên ba trăm công trình khoa học, nhận năm mươi sáu bằng sáng chế của Nga và nhiều nước trên thế giới. Ông đã thỉnh giảng và phẫu thuật ở trên bốn mươi nước. Hàng năm phẫu thuật từ sáu trăm đến tám trăm ca phức tạp nhất.
Erơnơ Munđasep thú nhận rằng, cho đến giờ ông vẫn chưa hiểu hết thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học "alloplant" được chế tạo từ mô người chết, mang trong mình nó những cấu tạo tự nhiên cao siêu trong việc sáng tạo cơ thể con người, vì thế trong quá trình nghiên cứu, ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực (vật lý, sinh học phân tử...) mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần và những vấn đề có liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ.
Chính vì thế ông đã tổ chức bốn chuyến khảo sát khoa học Himalaya và Tây Tạng rất hữu ích đối với việc tìm hiểu phẫu thuật tái sinh. Ngoài ra trong những chuyến đi thám hiểm đó còn có những khám phá mang tính lịch sử và triết lý. Sau chuyến đi khảo sát thành công Himalaya lần thứ nhất Erơnơ Munđasep đã cho ra đời cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Xin giới thiệu với độc giả cuốn sách mới của ông Trong vòng tay Sambala, một câu chuyện kể dí dỏm, hấp dẫn, nhưng thực chất mang tính khoa học sâu sắc, đề cập tới những vấn đề triết học toàn cầu.
R.T. Nigmatullin
Tiến sĩ Y học, giáo sư viện sĩ Viện HLKHTN Nga
Tác giả: Blair T.Spalding, Dịch giả: Nguyên Phong (Life and Teaching of the Masters of the Far East)
Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông” Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung hoa và Ba tự Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn . Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi.
Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ . Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dự kiện được phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều đọc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này. Mời các bạn đọc những chương đầu của tác phẩm “Hành Trình Về Phương Đông”.
Mục Lục
Chương I : Một người Ấn lạ kỳ
Chương II : Người đạo sĩ thành Benares
Chương III : Khoa Học Thực Nghiệm Và Khoa Học Chiêm Tinh Bí Truyền
Chương IV : Trên Đường Thiên Lý
Chương V : Thành Phố Thiêng Liêng
Chương VI : Những Sự Kiện Huyền Bí
Chương VII: Vị Đạo Sĩ Có Thể Chữa Mọi Thứ Bệnh
Chương VIII : Đời Sống Siêu Nhân Loại
Chương IX : Cõi giới Vô Hình
Chương X : Hành Trình Về Phương Đông
(Xem sách)
Tây Tạng huyền bí (tên gốc tiếng Anh: The Third Eye - Con mắt thứ ba) là một cuốn sách được viết bởi Lobsang Rampa vào năm 1956. Cuốn sách được viết như là một tự truyện của một vị lạt ma người Tây Tạng, sinh ra vào khoảng năm 1900 và được gửi vào tu viện từ năm lên bảy tuổi để huấn luyện về các vấn đề huyền bí theo truyền thống Tây Tạng rồi gửi sang thế giới phương Tây để quảng bá văn hóa Phật giáo của Tây Tạng ra thế giới bên ngoài.(Xem sách)
-Bản phỏng dịch bởi Nguyễn Hữu Kiệt với tựa đề Tây Tạng huyền bí,
-Bản phóng tác của Nguyên Phong với tựa đề Tây Tạng huyền bí
Cuộc Truy Tìm Kho Báu Ngàn Năm Của Phật Giáo Tây Tạng
Tác giả : Hà Mã, Dịch giả : Lục Hương
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008 trên mạng Internet, “Mật mã Tây Tạng” của tác giả Hà Mã đã được hơn một trăm nhà xuất bản trên khắp thế giới ra sức cạnh tranh mua bản quyền. Sức cuốn hút và sự kỳ bí về mảnh đất Tây Tạng vốn chứa đựng nhiều bí ẩn qua 8 cuốn sách “Mật mã Tây Tạng” là lý do để sách trở nên hot không chỉ với độc giả Trung Quốc. (Xem sách)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ. Không phải nó được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả cùng một nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông mô tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi.Dưới hình thức một truyện tường thuật của một nhân chứng tiết lộ cho bạn biết cuộc đời và các quyền năng lạ lùng ...(Xem sách)
Tác giả: Yogananda. - Dịch giả: Nguyên Phong.
Tác giả: - Dịch giả:
Đây là một quyển tiểu thuyết khá độc đáo vì nó lấy bối cảnh phương Tây nhưng những sự kiện lại mang đậm sắc thái của phương Đông. Mặc dù vậy, đây cũng có thể chỉ là nhận xét chủ quan của một số người – hẳn là đa số – vì trong thực tế thì những gì liên quan đến đời sống tâm linh con người chắc chắn không hề có sự phân biệt giữa phương Đông hay phương Tây. Được xây dựng với rất nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, tập sách chắc chắn sẽ mang đến cho bạn đọc những giây phút thư giãn thật hài lòng và không khỏi bị cuốn hút vào thế giới của các nhân vật, một Tây phương huyền bí.(Xem sách)
Tác giả: Brian L. Weiss. - Dịch giả: Vương Thị Minh Tâm.
Bác sĩ Brian L. Weiss tốt nghiệp thạc sĩ Y Khoa tại đại học Yale. Ông đã là bác sĩ nội trú tại Trung Tâm Y Khoa Bellevue của New York University, sau đó trở thành trưởng khoa nội trú của khoa Tâm Thần tại đại học Y Khoa – Yale. Ông đang phụ trách chức vụ chủ tịch danh dự ngành Tâm Thần học tại Trung Tâm Y khoa Mount Sinai ở Miami. Ông đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng xuất bản. Ông thường tổ chức nhiều cuộc hội thảo và các chương trình đào tạo chuyên nghiệp khắp nơi trên thế giới.
Bác sĩ Brian L. Weiss đang sống cùng gia đình tại Miami, Florida – Hoa Kỳ.
Lời Tựa.
Một vị Tăng ở Tây tạng đã nói với tác giả rằng cuộc đời chỉ là một sân khấu. Diễn tại sân khấu này, con người đóng vai một kẻ nghèo khó, nhưng ở một sân khấu khác, người đó lại hóa thân thành vị công tử, có thể là do sự lựa chọn vai diễn của người đó.
Vậy thì để có một vai diễn tốt hơn trên sân khấu, một sự lựa chọn tốt hơn khi ta diễn ở một sân khấu khác, thì bạn phải làm gì? Từng trang trong sách này sẽ đưa ra những vấn đề mà từ đó bạn sẽ tự hiểu nên làm gì để được lựa chọn một vai diễn tốt, hay nói rõ hơn là bạn sẽ chọn cho mình một kiếp sống tốt đẹp hơn, và luôn luôn tìm thấy niềm thanh thản, hạnh phúc trong bất cứ kiếp sống nào trở về sau.
Tác giả cũng đả phân tích những tội lỗi trong kiếp trước sẽ chi phối đến kiếp hiện tại cho đến khi nào chúng ta hiểu ra và hưởng được sự tha thứ. Nếu chúng ta đã tạo nghiệp lành trong quá khứ thì hiện tại chúng ta đang nhận những điều tốt đẹp. Tội lỗi trong kiếp này sẽ bôi đen lên những kiếp sau, vậy thì nếu bây giờ chúng ta tạo phước lành thì kiếp sau chúng ta sẽ tự dẫn dắt mình đến gần với đấn Toàn Năng.
Với cái nhìn có chiều sân của triết lý tôn giáo, và chiều rộng của cuộc đời, tác giả sẽ cho ta thấy rằng cuộc đời mãi mãi nối tiếp nhau, dù không gian, dù thời gian có đổi thay. Có thay đổi chăng chỉ là hình thức bên ngoài của một con người. Tuy nhiên âm tư, tình cảm vẫn của con người đó, vẫn tồn tại theo nhiều kiếp mà người đó đầu thai trở lại. Nếu ta đã biết trước được như vậy thì tại sao ta lại lãng phí thời gian chạy theo những ảo ảnh cuộc đời mà không nhìn vào thực chất cuộc đời là sự bất diệt. Nhựng gì chúng ta làm hôm nay sẽ là phần thưởng hoặc sự trừng phạt của kiếp sau. Vậy sao ta không cố gắng tạo ra những phần thưởng cho kiếp sau? Nếu biết rõ những việc làm hôm nay sẽ là hình phạt ở kiếp sau, sao ta lại cứ mãi chìm đắm vào những việc làm tội lỗi đó. Là người không ai không bị mắc phải sai lầm, nhưng nếu ta can đảm thẩm định lại mỗi việc ta đã làm đúng sai thế nào, chắc chắn việc làm xấu xa của ta mỗi ngày một giảm bớt, và mỗi ngày ta sẽ cố gắng tạo them phần thưởng cho kiếp sau. Chúng ta không thể nào bù đắp hay chỉnh sửa những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng với sự nhận thức rõ về sự bất diệt của con người, chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo ra những kiếp sống tốt đẹp hơn ở tương lai.
Cuộc sống vốn dĩ là những nghịch cảnh, và vì những nghịch cảnh, những cay đắng trong cuộc đời, con người lại càng muốn tìm hiểu nguyên nhân. Chính nơi quyển sách này, bạn đọc sẽ tìm được câu trã lời theo lời kể của bác sĩ Brian L. Weiss. Một lần nữa, theo cách nhìn của nhà khoa học, và với một tấm long đầy trắc ẩn cho kiếp người, ông đã phân tích sâu sắc và trình bày những vấn đề, những câu chuyện mà chính ông đã hướng dẫn bệnh nhân mình tự dấn thân vào những chuyến du hành qua các vùng tâm thức. (Xem sách)
Tác giả : Betty Eadie Dịch giả : Nguyên Phong
Trong thời gian gần đây có rất nhiều sách viết về hiện tượng người chết sống lại" kể chuyện thế giới bên kia (Near Death Experiences) nhưng không cuốn nào gây sôi nổi bằng cuốn "Embraced By The Light" (tạm dịch: Trở về từ cõi sáng) của Betty Eadie.
Xuất bản đầu năm 1993, nó đã trở nên một "Best Seller" với số bản kỷ lục và dẫn đầu những cuốn sách bán chạy nhất Hoa Kỳ. Bắt đầu từ tháng 2. 1994, nó trở nên cuốn sách bán chạy nhất thế giới với 18 ấn bản bằng các thứ tiếng khác nhau. Trong ấn bản đầu tại Âu Châu, nhiều đọc giả đã phải mua giá chợ đen vì nhà xuất bản in không kịp. Tại Nhật Bản những người không muốn chờ đợi, đã xếp hàng để mua trước cửa nhà in, không đợi sách giao đến tiệm nữa... (Xem sách)
Nguyên tác : Bardo Thodol Chenmo, Dịchgiả: Nguyên Phong.
Tử Thư Tây Tạng (Tibetan Book of the Dead) hay nguyên tác Bardo Thodol Chenmo là một cuốn sách đặc biệt đề cập đến các cảnh giới bên kia cửa tử. Ngay từ khi được giáo sư W.Y.Evens Wentz phiên dịch ra Anh ngữ vào năm 1924, nó đã gây ra nhiều cuộc bàn cãi sôi nổi. Danh từ “Tử Thư” (Book of the Dead) thực ra dịch không được đúng vì giáo sư Evans Wentz đã căn cứ trên một cuốn sách nổi tiếng của Ai Cập, cũng đề cập đến một cảnh giới bên kia cửa tử, gọi là Tử Thư Ai Cập (Egyptian Book of the Dead). Danh từ “Tử Thư” khiến nhiều người hiểu lầm, cho rằng đó là sách dành cho người chết hoặc để dùng trong các nghi lễ chôn cất người chết. Thật ra nội dung cả hai cuốn sách nói trên rất phong phú, chứa đựng nhiều tinh hoa huyền môn, dùng cho người sống cũng như người chết. (Xem sách)
Tác giả: Raymond A. Moody Jr. - Dịch giả: Nguyễn Văn Sự.
Charles Webster Leadbeater sinh năm 1847 – 1934, là một giáo sĩ thuộc Giáo hội Anh quốc cho tới khi ông gia nhập Hội Thông Thiên Học vào năm 1883.
Ông đã sống một số năm ở Tích Lan làm việc để phục hưng Phật giáo. Năm 1893, ông bắt đầu việc khảo cứu bằng thần nhãn, thỉnh thoảng có hợp tác với bà Annie Besant là Hội trưởng thứ nhì của Hội Thông Thiên Học.
Những tác phẩm của ông hé lộ khía cạnh ẩn tàng của các sự vật và đời sống bên kia cửa tử. Những bài thuyết trình của ông trên khắp thế giới đưa ra một quan niệm mới cho cả ngàn người chiêm nghiệm.
Chính ông đã phát hiện ra tiềm năng vĩ đại của J. Krishnamurti, và đã giáo dục Krishnamurti nhằm vào công việc tương lai của đứa trẻ nầy. (Xem thêm), (Xem sách)
Lama Thubten Yeshe - Vô Huệ Nguyên chuyển ngữ
Phổ Từ Diệu Hương hiệu đính Việt Nalanda Foundation ấn tống và phát hành tại Hoa Kỳ 2009
“Hãy ngồi thoải mái, hai tay để ở vị trí nào cũng được, miễn là thoải mái. Chúng ta hãy là! Hãy chỉ là!” Lama Yeshe --- một thiền giả, một hành giả, một đạo sư của Phật giáo Tây Tạng --- dạy thiền như vậy.
Bởi vì chúng ta đang thực tập giải thoát. Giải thoát có nghĩa là không còn bị ràng buộc bởi bất cứ gì, không còn bám víu vào bất cứ gì, bất cứ ai, kể cả Phật! Hãy chỉ là! Tư tưởng này có quá đáng lắm không? Có gay gắt lắm không? Có kiêu ngạo không? Câu trả lời là tùy mỗi người, tùy vào sự phá chấp của mỗi người, tùy vào sự giác ngộ Không Tính của mỗi người. Hãy giải thoát ngay cả sự giải thoát cuối cùng, nếu có.
Nhưng dù trả lời bằng cách nào đi nữa hay là không trả lời (im lặng cũng là một cách trả lời) thì tất cả chúng ta cũng đã có một lần hoặc muôn vạn lần phải thật sự đối diện với sự giải thoát vĩnh cửu của chính mình, với vô tự tính của chính mình, với “bản lai diện mục” của chính mình, với sự rỗng lặng tuyệt đối, như-như trong thân trung ấm (BARDO) ngay sau khi chết. Lúc đó, nếu chúng ta không “CHỈ LÀ” thì ngay lập tức chúng ta sẽ biết tác dụng của sáu nẻo luân hồi là gì và sẽ đi theo cái nẻo mà chúng ta bị lôi cuốn (nghiệp lực, gió nghiệp) hay tự chúng ta chọn (đại nguyện lực).
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959, đây là năm Trung cộng tiến chiếm Tây Tạng và hoàn cảnh đã bắt buộc Ngài phải sang tị nạn ở Aán Ðộ. Tại Aán Ðộ, Ngài tiếp tục học và thiền định đến năm 1967, rồi cùng với người đệ tử tâm huyết, Lama Thubten Zopa Rinpoche, Ngài đi qua xứ Nepal. Hai năm sau, Ngài thành lập tu viện Kopan, gần Kathmandu, để giảng dạy Phật Pháp cho người Tây Phương. Từ năm 1974, Lạt ma bắt đầu những chuyến du hành giảng dạy và thuyết pháp tại các nước Tây phương. Năm 1975, Ngài thành lập Trung Tâm Bảo Tồn Truyền Thống Ðại thừa [the Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition (FPMT)] đây là một tổ chức Phật học quốc tế với hơn 100 trung tâm tại 21 quốc gia trên thế giới.
Sau hơn một thập niên tận tâm làm việc, Ngài viên tịch năm 1984. Năm 1985 Ngài tái sinh vào một gia đình người Tây Ban Nha, đứa bé tên là Osel Hita Torres. Sau nhiều thời gian kiểm chứng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chứng nhận sự tái sinh của Ngài và cậu bé Osel trở thành một tu sĩ Phật giáo với tên Lama Tenzin Osel Rinpoche. Hiện nay Lama Tenzin Osel Rinpoche đang theo học tại tu viện Sera ở Nam Ấn Ðộ để lấy bằng tiến sĩ về Phật học.
Trong thời gian còn hiện tiền, Lạt Ma Yeshe đã xuất bản rất nhiều sách giá trị về Phật giáo, đặc biệt về Mật tông Tây Tạng, như: Wisdom Energy; Introduction to Tantra; The Tantric Path of Purification; The Bliss of Inner Fire; Light of Dharma; Life, Death and After Death; Transference of Consciousness at the Time of Death....
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-5428_5-50_6-1_17-8_14-1_15-1/
|