Xá-Lợi-Phất (Đệ nhất Trí tuệ)
Biên sọan & Thuyết trình : Đỗ Mai Anh
Em xin kính chào Thầy.
Con xin kính chào các cô, chú, anh, chị và các bạn.
Em tên là Đỗ Mai Anh, học viên của công ty năng lượng tâm thức TOTHA.
Ngày hôm nay đến đây, em cũng xin gởi lời tri ân đến Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật vì người đã tìm ra và truyền lại cho chúng sanh con đường hiểu về khổ và cách diệt khổ. Em cũng xin gởi lời tri ân đến Thầy vì Thầy đã giảng dạy và dẫn dắt cho chúng em trong từng bước đi một trên con đường này. Và em cũng cám ơn toàn thể mọi người vì đã giúp em có được cơ hội đứng đây đóng góp một phần nhỏ của mình cho buổi hội thảo “cùng nhau tu học” này.
Đề tài của em là phân tích về vị tôn giả Xá Lợi Phất. Em xin phép dùng sự hiểu của mình tại thời điểm này với hy vọng sẽ mang đến cho mọi người một hình dung sơ lược về tôn giả và qua đó nêu lên những đức tính cao đẹp của ông. Nếu trong trình bày có phần nào còn thiếu xót, em kính mong Thầy cùng đoàn thể đóng góp ý kiến để giúp đỡ em.
Theo kinh truyền lại, chúng ta được biết Tôn giả Xá Lợi Phất là vị đệ tử có trí Tuệ đệ nhất của Đức Phật. Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc thuộc dòng dõi Bà La Môn. Từ nhỏ ông đã học rất giỏi, ông tìm hiểu về nhiều lĩnh vực trong đó có kinh Vệ Đà, phép thuật, khoa học…
Năm ông lên tám tuổi, khi tham dự một buổi yến tiệc ông đã thể hiện tài trí của mình thông qua cách nói chuyện khác thường. Ông dùng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, nghĩa lí tinh tường, khúc chiết. Điều này đã làm cho tất cả mọi người kể cả các vị luận sư nổi tiếng kinh ngạc và bái phục.
Năm 20 tuổi, ông đã cùng với một người bạn thân là tôn giả Mục Kiền Liên chiêu tập đồ chúng và lập nên một học viện mới. Lúc bấy giờ hai ông đều cho rằng có lẽ trên thế gian không còn ai tài trí hơn họ, do vậy nên sẽ không còn ai có đủ khả năng để làm thầy của họ nữa. Tuy vậy nhưng hai ông vẫn ấp ủ hoài bảo làm sao để giải thoát bản thân thoát khỏi sinh- lão – bệnh – tử, vượt qua khỏi sự luân hồi. Hai ông đã rất nhiều lần chiêm nghiệm lại những kiến thức mà mình đã học từ trước đến nay nhưng vẫn không tìm thấy được con đường giải thoát nằm trong đó.
Cho đến một hôm vô tình trên đường phố tôn giả Xá Lợi Phất gặp một thầy khất sĩ tên là A Thị Thuyết. Thầy A Thị Thuyết là một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật, Thầy chứng quả thánh khi được nghe Phật thuyết về “Bốn Sự Thật” hay còn gọi là “Tứ Diệu Đế”, Pháp này chúng ta đã được nghe anh Thành trình bày lúc nãy.
Tôn giả Xá Lợi Phất thấy tướng mạo thầy A Thị Thuyết rất oai nghiêm tế hạnh, có cái gì đó rất tĩnh tại và an như trong từng bước đi một. Do vậy ông bèn đến gần và hỏi “ông tu ở pháp môn nào mà sao nhìn ông có vẻ tĩnh tại và an như đến thế?”. Thầy A Thị Thuyết trả lời “ tôi tu theo ngài Cồ Đàm”. Nghe vậy, tôn giả Xá Lợi Phất hỏi tiếp “Ngài Cồ Đạm dạy ông những gì?”. Thầy A Thị Thuyết trả lời là “rất nhiều”, nhưng ông tâm đắc nhất là pháp nhân duyên, ông đã đọc lên 4 câu kệ, về sau 4 câu kệ này được gọi là “Duyên Khởi kệ”:
Ngay khi thầy A Thị Thuyết vừa đọc xong, tôn giả Xá Lợi Phất như bừng tỉnh, mắt sáng hẳn lên. Tôn giả Xá Lợi Phất liền cáo từ thầy A Thị Thuyết vội trở về kể cho tôn giả Mục Kiền Liên nghe. Sau khi tôn giả Mục Kiền Liên nghe cũng như bừng tỉnh, mắt cũng sáng rực lên, vì Pháp Nhân Duyên nếu để cho người bình thường nghe có thể họ sẽ không hiểu được, nhưng khi pháp này lọt vào tai những người có chiều sâu về trí tuệ như hai vị tôn giả thì họ nhìn ra ngay. Họ nhận ra rằng do trước đây họ còn chấp vào ngã, chấp vào pháp, chấp vào vạn pháp đều do một Đấng Đại Ngã nào đó tạo nên. Do vậy nên họ đã không thấy được sự chuyển hóa của vạn pháp. Pháp Nhân Duyên đã giúp họ từ bỏ hết những tư tưởng chấp ngã, chấp pháp. Vì những tư tưởng này đã trói buộc họ, làm cho họ không tìm thấy con đường giải thoát.
Pháp có nghĩa là sự vật hiện tượng xung quanh. Từ pháp do nhân duyên sinh có nhiều ý nghĩa lắm. Tất cả mọi vật đều kết nối với nhau và không bền chặt. Vì không bền chặt nên chúng mang theo bốn quy luật của tự nhiên là sinh - trụ - dị - diệt, chúng cứ theo dây truyền này và tiếp diễn mãi. Cũng như vậy, những suy nghĩ, những quan điểm, những tư tưởng hệ cũng là nhân duyên sinh.
Trước đây, do hai vị tôn giả vẫn chấp vào cái ta này, hay cái thân tâm này là thật. Nhưng thật ra, cái tâm này là thọ - tưởng – hành – thức, cái thân này là thân tứ đại (đất – nước – gió – lửa) hay còn gọi là pháp thân, mà pháp này thì vô thường, vô ngã, và cái tâm này cũng vậy. Khi đã hiểu được điều đó rồi thì ta sẽ tạo nhân duyên
Sau khi gặp thầy A Thị Thuyết, ngay ngày hôm sau, hai tôn giả đã dẫn theo hai trăm đồ chúng đến tịnh xá Trúc Lâm để xin xuất gia theo Phật. Khoảng hai tuần sau khi trở về với Phật, tôn giả Xá Lợi Phất đã chứng quả A La Hán.
Trong tăng đoàn có một đức tính của tôn giả Xá Lợi Phất được tất cả mọi người kính trọng là ông luôn tôn trọng ý kiến của mọi người. Tôn giả chưa bao giờ tự cho mình là người có trí tuệ đệ nhất để rồi áp đảo người khác bằng lý luận. Ông luôn luôn lắng nghé ý kiến của từng người, để họ tự do phát biểu, và khi ý kiến không đồng nhất ông sẽ mời mọi người cùng đi đến gặp Đức Đạo Sư để nhờ người giảng dạy.
Một lần nọ, trong một cuộc thảo luận tại khu rừng Sala, ông đã đặt câu hỏi “Ai sẽ là người thắp sáng vườn thiền?”. Các tôn giả lần lược trả lời.
Tôn giả A nan đáp:
- Theo tôi, một vị tỳ kheo làm thắp sáng vườn thiền là vị nào đa văn đệ nhất.
Tôn giả Ca Diếp thì trả lời:
- Vị tỳ kheo thắp sáng vườn thiền là vị nào trì khổ hạnh đầu đà đệ nhất.
Riêng tôn giả Mục Kiền Liên thì cho rằng:
- Vị tỳ kheo thắp sáng vườn thiền, chính là vị nào thành tựu biện tài số một.
Tôn giả Ly Bà Da lại nói:
- Vị tỳ kheo thắp sáng vườn thiền phải là người thiền định bậc nhất.
Khi tất cả mọi người đều cho ý kiến, chỉ riêng tôn giả Xá Lợi Phất vẫn im lặng lắng nghe mà chưa nói gì. Tôn giả Mục Kiền Liên thấy vậy liền quay qua nói với tôn giả Xá Lợi Phất:
- Hiền giả nghĩ sao? Ý kiến của người nào đúng? Và ý hiền giả như thế nào về một vị tỳ kheo thắp sáng vườn thiền?
Lúc này tôn giả Xá Lợi Phất từ tốn đáp:
-Vị tỳ kheo nào chế phục được tâm, không bị tâm chế phục. Vị tỳ kheo nào, buổi sáng muốn trú tâm như thế nào, có thể an trú tâm như thế ấy vào buổi sáng. Buổi trưa vị ấy muốn an trú tâm thế nào, vị ấy cũng có thể làm như ý muốn vào buổi trưa. Buổi chiều, buổi tối cũng vậy” .
Sau khi các tôn giả vừa nghe xong ý kiến của tôn giả Xá Lợi Phất, thì liền biết ngay ý kiến này là đúng nhất. Nhưng tôn giả Xá Lợi Phất vẫn khiêm tốn mời mọi người cung đến gặp Đức Đạo Sư để nhờ người giảng dạy. Sau khi Đức Phật nghe thuật lại ý kiến của từng vị, Ngài từ tốn nói:
- Vị tỳ kheo sáng chói khu vườn chính là vị nào sau khi đi khất thực về, sau khi chánh niệm thọ thực xong, rửa chân rồi trải tọa cụ ngồi thiền cho đến khi nào không còn lậu hoặc móng khởi. Không còn lậu hoặc móng khởi nghĩa là không còn vọng tưởng, không còn mảy may một ý niệm hay tư tưởng nào. Xem tiếp-->
|