do vậy Bồ Tát đã thị hiện với nhiều hình tướng khác nhau. Giống như nội dung trong Chú Đại Bi chính là hóa thân và hình ảnh của Bồ Tát ở nhiều cảnh giới khác nhau để độ cho chúng sanh. Bởi thế Bồ Tát phải học tất cả các pháp môn cả chánh hay bất chánh.
Phật đạo không gì cao hơn thệ nguyện viên thành: Bồ Tát đã thấu quán hết các pháp, giờ chỉ còn con đường giác ngộ (Phật đạo) là cao quý nhất, vì thế Bồ tát đã nguyện sẽ viên thành, nghĩa là thành tựu một cách viên mãn cho cả mình lẫn người, không còn chấp hơn thua, cao thấp, hay cố đắc thành riêng mình.
a. Thiền định ba la mật
Thiền định nghĩa là cố định, tập trung tinh thần, định được tinh thần của mình để tâm được yên lặng, trong sạch. Do đó, thiền định ba la mật là pháp tu để chế phục được 1 trong 6 cái tệ của con người là tinh thần tán loạn.
Khi 5 yếu tố trên đã thực hiện được tinh tấn rồi thì chính là cơ sở để thiền định. Bởi vì muốn thiền định được thì phải thực hành Giới – Định – Tuệ (thích hợp Thời Diệu Pháp), mật niệm Thân-Khẩu-Ý + Giới – Định – Tuệ (thích hợp Thời Tượng Pháp), Giới – Niệm (≡Tịnh Độ) – Định – Tuệ (thích hợp Thời Mạt Pháp), nghĩa là giữ được giới thì mới định được và định được thì tuệ sẽ khai mở để thấu quán được vạn vật. Nói cách khác, muốn việc định được thành công thì chúng ta phải sạch cả bên trong lẫn bên ngoài, Trí ta phải sáng, Tâm ta phải tròn, Thể phải cân bằng hài hòa.
Trí tuệ ba la mật giúp cho trí ta ngày càng sáng. Luôn tri kiến và tư duy để có được con đường đúng đắn.
Bố thí và nhẫn nhục sẽ giúp cho tâm ta ngày càng yêu thương, ngày càng tỏa khắp và dung nạp được chúng sanh, Trong bố thí còn giúp chúng ta diệt dần những tàng thức xấu để không bị quấy rối và đe dọa khi đi vào thiền định.
Trì giới và tinh tấn ba la mật giúp cho thân ta ngày càng sạch, không còn nhiễm ô, cảm thụ được hài hòa cân bằng.
Bố thí, nhẫn nhục, trí tuệ, trì giới, và tinh tấn sẽ giúp cho thiền định được đúng, nhờ đó trí tuệ phát sinh. Và ngược lại khi trí tuệ khai mở thì ta sẽ nhận biết được thực tướng của vạn pháp từ đó mà không còn chấp ngã chấp pháp, không còn bị các thức đeo bám, nghĩa là tri kiến được “ngũ uẩn giai không” mới thực hiện một cách thành tựu “bố thí vô tướng và độ sanh vô ngã” rồi tiến đến an trú được trong tâm bồ tát, là điều kiện làm cho việc thiền định ngày càng tiến xa hơn và mở được trí ngày càng sáng ra. Tiếp tục như thế, khi trí tuệ khai mở thì tri kiến được chúng sanh đồng thể tánh sẽ dễ dàng mở được tâm từ bi để bố thí ba la mật, để cứu giúp chúng sanh vô điều kiện. Như lời dạy của Đức Phật với Tu Bồ đề trong pháp thoại về Tâm Bồ tát và trí bát nhã: muốn an trú được trong tâm bồ tát và hàn phục được vọng tâm thì trong khi hành bố thí phải Bố thí vô tướng, trong khi độ sanh phải độ sanh vô ngã. Vì khi bố thí vô tướng và độ sanh vô ngã thì tâm lượng rỗng rang mới dung nạp được tất cả trở về với cái bản nguyên chân thiện mỹ hay về với thật tánh của mình. Và cứ như vậy cái này sẽ bổ sung và hỗ trợ cho cái kia ngày càng tăng tiến đi lên như cái vòng xoáy ngày càng rộng ra.
Chúng ta thấy 6 yếu tố trong lục độ ba la mật có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và tương trợ nhau rất chặt chẽ. Không thể thực hiện riêng 1 yếu tố nào mà thành công được, ví như ở đời thường, nhẫn được với đối cảnh xung quanh sẽ tôi luyện dần cho nên khi thiền định, gặp những đối cảnh trỗi dậy và khủng bố hiện về, lý ra sẽ làm chúng ta đau đớn và hoảng sợ, nhưng với sự nhẫn ba la mật đã hành ở đời thường, ta sẽ nhẫn được và chuyển hóa được khi đi vào thiền định, hay muốn định mà thân chưa sạch, còn bị chi phối bởi nội ngoại pháp thì chỉ là ép để cố định cái tâm, lâu ngày sẽ sinh ra rối loạn hay đột biến tâm thức. Xem tiếp-->
|