12 duyên khởi gồm có: VÔ MINH, HÀNH, THỨC, DANH SẮC, LỤC BIẾN (LỤC NHẬP), XÚC, THỌ, ÁI, THỦ, HỮU, SANH, LÃO TỬ.
· Chúng ta cùng quan sát hình ảnh 12 duyên khởi theo quan điểm của phật giáo Tây Tạng.
Xem hình :
· Qua những hình ảnh tượng hình thì:
VÔ MINH: giống như người mù, không biết đường đi, không phân biệt được phương hướng. Nên sinh ra HÀNH: cất giữ 3 cái bình bát, tượng trưng cho tam độc (Tham, Sân, Si).
THỨC: Như con khỉ không thể ngồi yên, cứ chuyển động liên tục, chuyền từ cành này sang cành khác.
DANH SẮC: Như con thuyền lênh đênh giữa biển. Không phương hướng.
LỤC BIẾN (LỤC NHẬP): Như căn nhà có 6 cửa sổ mở hết ra. (6 cửa sổ ấy tượng trưng cho 6 căn).
XÚC: Tiếp xúc, tương tác với thế giới danh sắc. Trong đó, tiếp xúc Nam – Nữ (Âm – dương) là quan trọng nhất. Nó là mấu chốt tạo ra sinh tử luân hồi. Do yêu thương, hẹn thề, ân, oán, sanh con đẻ cháu cảm chiêu ái thủ hữu trải suốt nhiều đời kiếp không nguôi…
THỌ: Sau khi tiếp xúc thì Thọ nhận vào thông tin đã tiếp xúc. Nó giống như mũi tên độc bắn vào mắt (ý nói bị mất sáng suốt).
ÁI: Yêu thích những thông tin nhận lấy. VD: đàn ca, hát xướng (Yêu thích, luyến ái nam nữ, thân quyến, bạn bè, cảnh quang hữu tình lạc thú).
THỦ: Giữ lấy những thông tin thu nhận (giữ lấy tình cảm nam nữ, bạn bè, thân quyến, cảnh quang hữu tình lạc thú ) như hình ảnh người phụ hái quả (trồng cây nào thì hái quả đó) --> gieo nhân/quả.
HỮU: Sở hữu (chồng, vợ, mối quan hệ gia đình, thân quyến, bạn bè, xã hội,…)
SANH: Sinh ra con, những hệ quả : mối quan hệ, hệ lụy thất tình, lục dục,…
LÃO TỬ: Già, chết.
Bây giờ chúng ta lần lượt xem qua nghĩa của 12 yếu tố tạo duyên khởi
VÔ MINH: là không sáng suốt, mê lầm.
HÀNH: sự vận động, hành động
THỨC: hình thức, tạo tác
DANH SẮC: Thân / Tâm, Hữu hình / Vô hình
LỤC BIẾN (LỤC NHẬP): Lục căn, lục thức, lục trần.
XÚC: Tiếp xúc, tương tác
THỌ: Nhận lấy
ÁI: Ưa thích
THỦ: Giữ lấy, chiếm giữ
HỮU: Sở hữu, có được
SANH: Tạo ra
LÃO TỬ: Già chết, hoại diệt
1. Xét đối tượng vô hình (Quá khứ)
[VÔ MINH] Vô minh ở đây nghĩa là tâm thức bị mê hoặc do nghiệp lực lôi kéo, do tàng thức còn lưu lại. [HÀNH] Tâm thức bị mất định hướng. [THỨC] Tâm thức bị hút dần vào tinh cha và trứng mẹ theo nghiệp lực cảm chiêu. [DANH SẮC] Tâm thức thể nhập vào bào thai. [ LỤC NHẬP] Bào thai hình thành lục căn. [XÚC] Đến khi Ngũ uẩn (em bé) được hình thành thì em bé thoát khỏi bụng mẹ và tiếp xúc với lục trần (có một số luận điểm lý giải em bé ra đời từ duey6n khời Danh Sắc). [THỌ] Lúc này, em bé cảm thụ với môi trường sống cùng với việc nhận sự giáo dục của gia đình và xã hội{giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất cho đứa trẻ vì nếu được giáo dục tốt thì em bé sẽ phát triển theo hướng tích cực, nếu không được giáo dục đúng mực thì tính cách em bé có thể phát triển theo hướng tiêu cực}. [ÁI] Sau khi tiếp xúc với lục trần thì dẫn đến hành động ưa thích (thăm dò, nghe ngóng, phân biệt) Ví dụ: Đứa trẻ sẽ có hành động xem xét những người đến thăm nó có hành động chăm chút, cưng chiều nó hay la mắng nó, ưa thích những đồ chơi,... [THỦ] nắm giữ thông tin thu nhận.Ví dụ nếu ta đến với đứa trẻ bằng tình yêu thương, chúng sẽ đáp lại ta bằng những nụ cười và rất thích thú khi gặp mặt ta. Còn nếu ta thường hay la nó, khi gặp mặt ta, nó sẽ khóc. [HỮU] Sở hữu thông tin. [SANH] Từ đó hình thành tính cách (nhân cách). những hệ quả : mối quan hệ gia đình, thân quyến, bạn bè , xã hội, hệ lụy thất tình, lục dục, tranh đấu [Hoại Diệt] sự hoại diệt thất tình lục dục, hoại diệt môi trường, hoại diệt lẫn nhau …Sinh ra hành động mới…cứ như vậy mà vòng 12 nhân duyên được hình thành theo 1 chu trình mới của sự sống.
2. Xét đối tượng là sự sống:
Vô minh ở đây là do bị lôi cuốn bởi hình thức, danh sắc
Cho nên dẫn đến sự vận hành của pháp, xúc, sắc, thanh, hương, vị cụ thể qua những hành động tranh đấu cho cuộc sống như ăn, uống, hít thở, dâm dục.
Từ đó, sinh ra những hình thức thiện / ác
Tác động vào Thân tâm, Hữu hình/ Vô hình.
Tác động qua lục căn sau đó tương tác lục thức
Thu nhận thông tin [thiện/ ác, tịnh/ cấu, tăng/ giảm].
Sau khi thu nhận thông tin thì sự sống sẽ cảm thấy mãn nguyện hay thỏa mãn.
Từ đó có hành động Chiếm lấy thông tin thu nhận.
Sở hữu thông tin đó
Hình thành hành vi mới.
Hoại diệt lẫn nhau… [vì vô minh nên dẫn đến tranh đấu. Mà có tranh đấu thì chắc chắn phải có sự hủy diet (ví dụ: A và B cùng tranh quyền đoạt lợi thì 1 trong hai người sẽ thắng, người còn lại sẽ bị hoại diệt. Giả sử A thắng, B bại. Sau đó, vì nhận thức thiếu sang suốt nên A lại tiếp tục tranh đấu để giành lấy những cái khác với đối tượng C chẳng hạn thì A có thể tiếp tục thắng hoặc thảm bại....) Có tranh đấu ắt có hủy diệt]…Và lại tiếp tục chu trình mới.
Nếu sự sống có tu tập thì chu trình 12 Nhân duyên sẽ diễn tiến như sau.
3. Trong tu tập:
[VÔ MINH] Vô minh là do không sáng suốt, mê muội.
[HÀNH] Trong tu tập Hành ở đây là thực hành Tứ niệm xứ theo hướng chánh hoặc tà.
[THỨC] Biểu hiện qua các nghi thức khác nhau VD: ở những dân tộc có nhân sinh quan thấp thì TỨ NIỆM XỨ của họ không đối xứng, không hài hòa cân bằng như nhảy múa lung tung, miệng rít lên những âm thanh tạo thần chú giao thức với cảnh giới cấp thấp điều khiển họ… / Nếu theo chánh giáo thì tứ niệm xứ hài hòa, làm chủ mọi thụ cảm. Ví dụ: hình ảnh Đức Phật ngày xưa đi khất thực từng bước trong tĩnh giác, mắt nhìn vào đầu mũi, tâm luôn luôn nghĩ tới chúng sanh, nghĩ đến vạn pháp xung quanh là không có thật, nghĩ đến chúng sanh đồng thể tánh).
[DANH SẮC]: các nghi thức này sẽ kết nối với Thân Tâm
[LỤC NHẬP] Khi tìm được pháp thì nó tác động, phản ảnh vào lục căn
[XÚC] Tiếp xúc với pháp (có thể hay chánh pháp tà pháp).
[THỌ]: Thọ nhận lấy pháp chánh hay pháp tà.
[ÁI] “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” theo tâm cảm chiêu mà thích chánh pháp hay tà pháp.
[THỦ] Bám giữ pháp hay chấp vào giáo pháp tu của mình.
[HỮU] Có được giác ngộ hay mê lầm (nếu bám giữ chánh pháp ta sẽ giác ngộ, ôm giữ tà pháp thì ta bị mê).
[SANH] Sanh ra những pháp chánh hoặc tà đối với người dẫn hướng và sanh ra chánh hoặc tà kiến đv người tu học. nếu tu học và tu tập theo chánh pháp thì vô minh sẽ giảm và những chu trình kế tiếp sẽ tiến hóa tốt hơn. Còn nếu sanh ra tà pháp, đối với người dẫn hướng thì sẽ gây mê muội, mê hoặc hang loạt người, tạo ra nghiệp chướng và chìm trong biển sinh tử luân hồi. Còn đối với người tu học theo tà pháp sẽ sinh ra mê lầm, màng vô minh tang dần và chu trình tiếp theo sẽ suy hóa… thì vô minh tăng dần và những chu trình kế tiếp sẽ suy hóa.
Phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Em xin chân thành cảm ơn Thầy, quý vị đại biểu cùng các cô, chú, anh chị và các bạn đã lắng nghe. Nếu trong phần trình bày của em có phần nào còn sơ sót, kính mong quý vị hoan hỉ bỏ qua.
Xem tiếp--> |