Có 4 mức Thiền Định
1. Mức 1: SƠ THIỀN [KHÔNG VÔ BIÊN XỨ ]. Quả vị Tu Đà Hoàn
Cảm nhận của hành giả trong giai đoạn này là vượt không gian thời gian đến nơi chốn mà tất cả tương tác xung quanh không ảnh hưởng đến đối tượng THIỀN (nội bất xuất, ngoại bất nhập)
2. Mức 2: NHỊ THIỀN [THỨC VÔ BIÊN XỨ ]. Quả vị Tư Đà Hàm
Cảm nhận: Những tạo tác vô biên, vượt không gian thời gian, trong phần này hành giả sẽ gặp những hình ảnh dữ tợn, ma vương hoặc yêu ma xuất hiện (do tàng thức trổi về). Cố gắng chuyển hóa để vượt thoát lên tầng cao hơn.
3. Mức 3: TAM THIỀN [VÔ SỬ HỮU XỨ ]. Quả vị A Na Hàm
Cảm nhận: Nhận thấy tất cả mọi sự vật hiện tượng (pháp) đều vô thường vô ngã, đều nương nhờ lẫn nhau, không có tự thể chính, tất cả đều do nhân duyên tạo thành. Thấu quán lý vô thường vô ngã.
4. Mức 4: TỨ THIỀN [PHI TƯỞNG, PHI PHI TƯỞNG XỨ ]. Quả vị A La Hán.
Cảm nhận: vượt qua ngày tất cả mọi sự vật hiện tượng, khi đó tâm hoàn toàn trong sạch (Đây là giai đoạn tiệm cận Niết bàn).
Khi đã diệt thọ - tưởng – định hoàn toàn (vô thủ chấp Niết bàn). Khi đó mới nhập được Niết Bàn.
Mở rộng thêm: khi đạt được mức TỨ THIỀN ĐỊNH (PHI TƯỞNG, PHI PHI TƯỞNG XỨ) ALA HÁN sẽ khai mở được ngũ minh:
Ø Thiên nhãn minh (nhìn thấy xuyên tam giới)
Ø Thiên nhĩ minh (nghe thấy xuyên tam giới)
Ø Túc mạng minh (thấy rõ được bản thân qua nhiều đời, kiếp trước)
Ø Tha tâm minh (đọc được suy nghĩ, thấy được quá khứ tiền kiếp của chúng sanh)
Ø Thần túc minh (có thần thông).
v Mọi sự vật và hiện tượng (vạn pháp) đều bị chi phối bởi luật nhân quả. Ngay như bài kinh tôi vừa trích dẫn với Hội nghị cũng vậy. Nếu xét về quy luật Nhân quả, chúng ta có:
Đức Phật đã khám phá 4 sự thật kì diệu này chính bằng tuệ giác của mình. Bằng phương pháp hết sức khéo léo và rất khoa học, Ngài đã chỉ cho chúng sanh biết:
a. Công nhận có KHỔ trong cuộc sống, ngài chỉ cho mọi người thấy khổ bằng sự cảm nhận từ chính chúng ta thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, chạm được nó, khẳng định KHỔ là có thật.
b. Chỉ rõ nguồn gốc, lí do của KHỔ từ đâu mà ra, nguyên nhân của KHỔ là từ lòng THAM ÁI – CHẤP THỦ - HAM MUỐN.
c. Như 1 vị lương y, Đức Phật cho biết có thuốc để chữa những căn bệnh của lòng tham ái – chấp thủ. Chỉ cho ta thấy sự vui sướng khi hết KHỔ, hết bệnh, không mơ hồ.
d. Đức Phật đưa ra toa thuốc, chỉ ra con đường để chữa bệnh Tham ái – chấp thủ và từ đố dẫn đến sự giác ngộ, dẫn đến giải thoát mọi sự ràng buộc.
Để kết thúc bài Tứ diệu đế hôm nay, tôi xin được trích dẫn lời của Đức Phật và 1 số lời nói của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới nhằm mục đích giúp các bạn thấy rõ sự cần thiết của Phật học.
v Đức Phật: “ Điều mà Như Lai nói, đó là khổ và cách diệt khổ”. “ Kẻ nào ca ngợi Như Lai, tán thán Như Lai mà không chuyên tâm, tinh tấn hiểu đúng, hành đúng giáo pháp mà Như Lai đã chỉ - Đó chính là phỉ báng Như Lai nặng nề.
v Albert Einstein (Nhà Vật lí học người Đức gốc Do Thái): “ Tôn giáo tương lai là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi Thần linh, Giáo điều và Thần học ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên, lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lí, phất xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên, trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó.
ABDULL ATAHIYA (thi nhân hồi giáo): “ Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị hoàng đế trong y phục của người ăn xin, chính là Ngài đó. Siêu phàm, thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người”. Xem tiếp--> |