CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » THƯ VIỆN TOTHA  » Chi tiết
 
Kỷ yếu cùng nhau tu học 2013 tt 15
Tất cả sự vật hiện tượng lớn nhỏ xung quanh ta và ngay cả bản thân của ta đều không thể thắng nổi quy luật vô thường, nghĩa là không tồn tại mãi được, và không thoát ra ngoài được luật vô ngã...

-          Đây là phương pháp tu chứng từ từ, là ngọn đèn mầu nhiệm soi đường cho mọi hành giả.

-          Đạo Phật là đạo dụng trí để khai bỏ vô minh, Giáo lí của Đức Phật là giáo lí của hành động, thâm sâu và vô cùng vi diệu, mang đậm tính khoa học và mang cả phương vị của một vị lương y.

-          Trước khi đi sâu vào phân tích bài kinh để thấy rõ hơn tầm quan trọng của bài kinh thì chúng ta thử đọc lại lời của Đức Phật trước khi Ngài chuẩn bị nhập Niết Bàn: “Này quý thầy! Đối với những pháp môn mà Như Lai đã dạy, quý thầy hãy ghi nhớ lấy, đừng để cho quên mất. Như Lai cũng như ông thầy thuốc chẩn bệnh và cho thuốc, còn uống hay không là do người bệnh, Như Lai cũng như người thầy chỉ đường, chỉ rõ con đường đúng, còn đi hay không thì không phải do lỗi của người chỉ đường. Này quý thầy! Những giáo lý về 4 sự thật, 12 Nhân duyên… mà Như Lai đã dạy đều là những giáo lý mà Như Lai đã chứng ngộ, là cây đèn sáng của thế gian, là chiếc thuyền trên biển khổ, những ai đã hiểu rõ và tin tưởng vào chúng thì chúng chính là cánh cửa đưa họ vào con đường giải thoát. Giờ đây Như Lai sắp nhập Niết Bàn, đối với những giáo pháp ấy, nếu ai còn chỗ nào nghi ngờ, thì hãy nên bày tỏ ra ngay để Như Lai giảng giải lại”.

 

KHỔ ĐẾ: Phạn ngữ viết là DUKKHA = sự ràng buộc

-          Chỉ cho ta thấy chân lí của sự khổ, đâu là nguồn gốc và chân lí của KHỔ, KHỔ (ràng buộc) này là có thật.

-          Đức Phật từng ví cõi trần đời này là “ Bể khổ mênh mông”, Ngài không có ý dạy ta né tránh hạnh phúc rồi chui đầu vào chịu khổ mà Ngài dạy ta cách, phương pháp đừng dính mắc vào những cảm thụ đó, vì nó là sự giả hợp.

-          Có 8 cái khổ được Đức Phật chỉ ra:

TẬP ĐẾ: (thói quen – chồng chất)

-          Đây chính là nguyên nhân mang đến khổ.

-          Có thể nói đây là bảng liệt kê chứng bệnh của vị lương y sau khi đã chẩn mạch.

-          Có tất cả 10 nguyên nhân gây KHỔ. 

1)    SANH

Khi mới lọt lòng, tiếp xúc với điều kiện khí hậu chưa quen, nên trẻ sơ sinh luôn có động thái “KHÓC” – đó là phản ứng tất yếu (sắp khổ rồi đây) của trẻ nhỏ. Khi không hài lòng với bất cứ điều gì, mở rộng ra là: Thân con người ta muốn tồn tại được trên cõi đời này chúng ta phải trải qua “trăm cay nghìn đắng”. Ngạn ngữ phương Tây có câu: Không bao giờ có bữa trưa nào miễn phí hoặc không có con đường nào được trải ra toàn hoa hồng”. Đó là nỗi cơ cực của 1 kiếp người.

2)    BỆNH

Ai trong chúng ta có mặt tại đây chưa từng trải qua cảm giác bệnh? Đã nói bệnh thì bệnh nào cũng đau hết: đau bụng, đau đầu, nhức răng…đó là những bệnh thông thường, còn có những loại bệnh làm suy hoại cả con người. Tóm lại bệnh đồng nghĩa với Khổ. Ai trong chúng ta miễn nhiễm được bệnh? Ta sợ bệnh nhưng do hoàn cảnh cuộc sống ta cũng phải tìm đến bệnh cũng như tự rước bệnh vào người. Tại sao tôi nói như vậy? Vì chúng ta đang hít thở bầu không khí ô nhiễm, ăn uống thực phẩm nhiễm độc. Các báo và đài truyền hình đã đưa tin, hiện nay con người có thể tái chế dầu ăn bẩn thành dầu ăn mới tinh, các loại thực phẩm oi thiêu thành thực phẩm sạch…Ôi thật cay đắng cho kiếp nhân sinh.

3)    LÃO

Già rồi mắt, tai, tứ chi không còn linh hoạt nữa, đi, đứng chậm chạp, trí não đầu óc bị suy họa dần, ăn uống, cầm nắm khó khăn, rất khổ sở. Khi ta già ta trở thành gánh nặng cho con cháu ta và là gánh nặng ngay cả chính ta nữa.

4)    TỬ

Thử hỏi  trên đời này ai khỏi chết? Sinh có hạn tử bất kì. Ý thức sinh tồn của con người là luôn muốn nắm lấy sự sống. Khi cái chết đến, lúc đó ta sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn. Chết đi đâu? về đâu? Bỏ lại vợ con, tài sản, ruộng vườn, nhà cửa, tình yêu, người thân, bạn bè…Tóm lại bỏ lại tất cả không mang theo được gì. Khi sống ta tranh giành, cố giữ lấy, vậy mà chết đi cái nút áo mặc trên người cũng bị giữ lại. Với kẻ trí (người có tu tập) rơi vào trạng thái cẩn tử họ sẽ bình tâm hơn, vì họ biết họ sẽ đi đâu và về đâu.

5)    OÁN TẮNG HỘI

Không ưa thích mà phải ra vô gặp mặt, cố nén lòng làm vui. Nhìn thấy kẻ thù như gai đâm vào mắt (đây là tư tưởng rất cực đoan thời phong kiến) mà tôi đã đọc được trong những tập truyện của Thời Xuân Thu chiến quốc hay truyện Kim Dung.

Những điều không vui, không hạnh phúc nó vẫn cứ đến mặc dù ta không mong muốn, không hoan nghênh nó, ta không chọn nó.

6)    ÁI BIỆT LY

-          Yêu thương mà vì hoàn cảnh phải chia lìa.

-          Khi có 1 người thân yêu qua đời, ta sẽ vô cùng đau khổ.

-          Khi ta yêu mến bất cứ 1 vật gì mà ta không thể giữ lại được do hoàn cảnh (Khổ).

-          Ví dụ: ta nuôi 1 con chó chẳng may bị kẻ trộm đánh cắp ta cũng sẽ rất buồn khổ.

-          Còn rất nhiều cảnh khổ trong vấn đề này,ai có thẩm quyền giữ mãi điều mình thích? Cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, âu đó cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống.

-          Ai đó đã từng sáng tác bài hát có đoạn ca từ rất hay: Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây”

7)    CẦU BẤT ĐẮC

-          Mong muốn mà không đạt được.

-          Yêu thương mà không thỏa mãn được nguyện ước.

-          Làm ăn ai cũng muốn thành công, nhưng chẳng may thất bại mà thất bại đồng nghĩa với Khổ. Chẳng phải 1 mình ta chịu khổ đâu, ta còn lôi cả người thân, bạn bè ta cùng khổ luôn. Áp lực của cái khổ chung này cực kì lớn và hậu quả khó lường. 

8)    NGŨ UẨN XÍ THẠNH

Tường rằng 5 ngũ uẩn này (sắc, thọ , tưởng, hành, thức) là có thật nên dính mắc vào, chìm đắm vào nó.

Ai sinh ra trên cõi đời này nếu chẳng may lục căn không đều, khuyết …thì đó cũng là điều đau khổ

(chấp vào tướng).

 

*      Trên đây là 8 điều khổ căn bản, làm người dù là bậc vua chúa hay thường dân đều bị 8 cái khổ này đeo bám, chi phối.

 

TẬP ĐẾ: (thói quen – chồng chất)

-          Đây chính là nguyên nhân mang đến khổ.

-          Có thể nói đây là bảng liệt kê chứng bệnh của vị lương y sau khi đã chẩn mạch.

-          Có tất cả 10 nguyên nhân gây KHỔ.

 

 

 

 


DIỆT ĐẾ

 

-          Chữ diệt trong Phật học có nghĩa là cắt đứt, dập tắt.

-          Khi nói đến Diệt đế tức là ta đang nói đến trạng thái của Niết Bàn, đây là chân lí chắc thật, quả vị tuyệt đối tốt đẹp mà chúng sanh đều có thể đạt được khi đã diệt tận gốc các nỗi khổ và nguyên nhân của Khổ. 

-          Ta cũng có thể hiểu: Đây là lời cam kết của vị lương y, khi hết bệnh thì thân thể sẽ tráng kiện, ăn ngon, ngủ yên, tâm hồn sẽ an nhiên tự tại.

Mục đích cuối cùng là ta sẽ đạt đến trạng thái vắng mặt sự ham muốn, vô minh, tham lam, sự thù hận và ảo tưởng, từ đó thoát khỏi Luân hổi. Đây là sự Giải thoát.  Xem tiếp-->

Các thông tin cùng loại này
» BÀN TAY ÁNH SÁNG (2017-11-18 09:53:53)
» Phạm Võng Kinh Tinh Giải T1 (2017-11-13 16:56:46)
» Ngũ giới Đạo thành người (2017-04-06 05:02:34)
» Hành trình TOTHA 2016 (2017-04-06 04:30:03)
» Hành trình TOTHA 2015 (2017-11-17 12:18:16)
» Ngũ giới theo góc nhìn khoa học Tập 1 (2018-03-18 11:59:38)
» Hành trình TOTHA 2014 (2017-11-17 16:32:27)
» Kỷ yếu cùng nhau tu học 2013 (2013-09-19 15:19:17)
» Những Bí Ẩn Của Cuộc Đời (2011-10-16 17:06:12)
» Nhà tiên tri Edgar Cayce (2011-10-16 16:46:10)
» LƯỢC SỬ THỜI GIAN (2017-11-22 11:55:40)
» ĐẠO CỦA VẬT LÝ (2011-01-15 19:50:17)
» ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT (2011-01-15 01:01:59)
» Hành Trình Về Phương Đông (2011-01-14 16:40:56)
» Trở Về Từ Cõi Sáng (2011-01-13 21:57:51)
» TỬ THƯ TÂY TẠNG (2011-01-13 21:06:23)
» Du hành qua các vùng tâm thức (2010-12-31 00:56:18)
» Kỷ yếu Hội thảo Khoa học thực nghiệm Năng lượng Tâm Thức 18/12/2010 (2010-12-30 17:04:04)
» SÁCH THAM KHẢO (2010-12-30 20:29:22)
» Phim tư liệu (2017-04-06 04:50:59)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18323019
Đang online : 30