VD: Một cái bóng đèn khi gần cháy hư thì nó sẽ tỏa ra năng lượng rất lớn (sáng lóe lên một cái) rồi mới tắt hẳn.
Hay là trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, người phụ nữ VN bình thường yếu đuối, nhưng khi bị dồn nén vào sự đấu tranh sinh tồn vì tổ quốc, vì dân tộc trong đó có bản thân và gia đình mình thì năng lượng tiềm ẩn sẽ được bức xạ mãnh liệt, người ta sẽ mạnh lên vô cùng, có khả năng chịu đựng đói, rét, trên vai vác hàng trăm kg pháo đi bộ vượt Trường Sơn hiểm trở băng qua hàng ngàn cây số!.... Hoặc đào hầm trú ẩn dưới lòng đất (địa đạo Củ chi, Điện Biên phủ) xuyên suốt hàng chục km!
Chúng ta cùng nghe lại thí nghiệm này để đối chứng 5 hành động mà chúng ta vi phạm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thân tâm của chúng ta, đó là thí nghiệm của nhà khoa học nổi tiếng Emoto (người Nhật) ông lấy 3 ly nước cùng 1 nguồn
Ly thứ 1 cho nhóm người có tâm xấu nhìn vào
Ly thứ 2 cho nhóm người có tâm bình thường nhìn vào
Ly thứ 3 cho nhóm người có tâm tốt nhìn vào
Sau ít lâu ta đem 3 ly nước ra soi dưới kính hiển vi thì phổ năng lượng của ly nước thứ 1 là tối, ly thứ 2 bình thường, còn ly thứ 3 thì phổ NL nước sáng lên. như vậy ta thấy được tâm thức của con người có thể làm thay đổi được ít nhiều năng lượng của vạn vật, từ thí nghiệm trên cho thấy rằng chúng ta không nên để người khác quở trách, oán hận, hay thù ghét mình...vv..vì như vậy sẽ làm cho năng lượng tâm thức của chúng ta sẽ bị tối hay méo mó theo…vì khoa học đã chứng minh trong cơ thể con người chúng ta có 70% là nước.
Sát sanh gồm có:
Sát sanh Trực tiếp: Dùng công cụ ra tay trực tiếp giết hại súc vật hay giết hại người.
Lâu nay mọi người đều nghĩ rằng sát sanh là phải là trực tiếp cầm dao giết hại người, súc vật tạo nên cái chết tức thời. Nhưng không hẳn vậy vì trong điều kiện sống phức tạp, hỗn độn (mạt pháp) như thời buổi hiện nay xuất hiện nhiều hình thức sát sanh mà ta không thể nào ngờ tới đó là:
Sát Sanh Gián tiếp: là hành động gây ảnh hưởng hàng loạt đến sự sống như: đầu độc thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi.
Sát sanh hữu hình: là hành động mà mình nhìn thấy hoặc là mình biết, gần như trực tiếp hay gián tiếp.
VD: Có một Cty hóa chất kinh doanh rất thành đạt, làm việc từ thiện rất nhiều, thế mà gần nữa cuộc đời người chủ bị ung thư và gia đình gặp nhiều bất trắc, là do trong quá trình sản xuất, cty của họ đã xả biết bao nhiêu là chất thải độc hại ra sông, ra biển làm ô nhiễm môi trường, giết hại biết bao nhiêu là tôm, cá và con người. (do uống phải nguồn nước có chất độc đó) khi họ chết rồi, tưởng thức của họ mới biết là mình chết do uống nguồn nước bị nhiễm chất độc hại đó và như vậy những năng lượng âm(người chết) đó sẽ quay lại quậy phá, và thân nhân của họ cũng nguyền rũa, oán hận làm cho thân tâm của đối tượng gây ra việc ác này bị bất ổn…. vì đã gây ra hành động làm ô nhiễm môi trường và giết người hàng loạt, những việc làm từ thiện của người chủ không đủ bù đắp lại những hành động của mình đã gây ra cho môi trường và muôn loài.
Sát sanh vô hình: là hành động làm ảnh hưởng đến sinh mạng của người hay muôn loài mà mình không hề hay biết.
VD: Có 1 cô hành nghề bán thuốc tây, cô sống rất tốt với mọi người, và hay làm từ thiện, một ngày nọ cô phát hiện mình bị một căn bệnh hiểm nghèo, cô chạy chữa khắp nơi mà không hết, cuối cùng cô mới phát hiện ra căn bệnh của cô là do nguyên nhân xuất phát từ công việc hành nghề của cô mà ra, bán thuốc giã mà không biết, là do người bỏ thuốc là người thân nên không để ý, và không kiểm tra lại thuốc, vô tình bán cho người ta uống không hết bệnh mà còn bị bệnh nặng hơn, có những trường hợp dẫn đến tử vong,......do cô là không kiểm soát kỹ thuốc của mình, nên khi bán cho mọi người uống, đã vô tình hại chết nhiều người nên nghiệp của cô phải gánh chịu...vv....
Với những VD đối chứng đã nêu ở trên, cùng sự phân tích về các tình huống dẫn đến hành động sát sanh là do những việc làm hằng ngày của mình như: nghề nghiệp mưu sinh, công việc chuyên môn hay sự đấu tranh sinh tồn của cuộc sống mà ra.
Do đó, không cách nào khác hơn, là hằng ngày mỗi người chúng ta hãy dành ra một ít thời gian để suy gẫm, chiêm nghiệm, tự truy vấn, và nhắc nhở lại bản thân mình sao cho ngày càng tốt hơn, sạch hơn và chỉnh sửa (tu tập) sao cho thân-Tâm luôn giữ được cân bằng trong sạch thì mới mong tránh khỏi những đối cảnh bất ngờ, đau khổ trớ trêu như đã nêu ở trên.
Kế đến là chúng ta cùng nhau phân tích những hành động trong cuộc sống này, gây nên hiệu ứng đối kháng năng lượng (tương tác ngược pha) gần giống như hành động sát sanh (tạo ra sự phẫn uất, thù hận) sẽ tác động đến thân tâm của đối tượng. Đó chính là hành vi Trộm cắp - giới thứ 2 trong thuyết Ngũ giới của Phật học.
2/ Trộm cắp: là hành vi tước đoạt tài sản, công sức, kiến thức và đức tin(niềm tin), thuộc quyền sở hữu của người khác dưới mọi hình thức. Mà năng lượng Tâm Thức của hệ sinh học con người hay (chúng sanh) đều có tính bức xạ xuyên không gian và thời gian. Cho nên khi ai đó thực hiện hành vi Trộm cắp sẽ bị chửi bới, nguyền rũa, trả thù,..vv,.. khiến cho Thân Tâm người đó bị bất ổn, và suy sụp.
Trộm cắp gồm có những hình thức:
Trộm cắp Trực tiếp: Là hành động của Thân trực tiếp lấy trộm của người khác, khi người ta mất của cải, vật chất quý giá thì người ta sẽ đau khổ, nguyền rũa hoặc oán hận chúng ta, nghiêm trọng nữa là dẫn đến người ta có thể tự tử, vì có thể số tiền hoặc của cải bị lấy cắp là để trả nợ cứu gia đình hoặc để trả tiền chữa bệnh cho người thân, do vậy khi bị trộm mất họ sẽ bị dồn vào đường cùng, nghĩ không thông sẽ tự vẫn, thì vô tình ta đã gây nên hành động giết người (sát sanh gián tiếp) lúc đó năng lượng đối kháng sẽ tác động ngược lại chúng ta
Và như chúng ta cũng vậy khi mất của cải thì chúng ta cũng xót xa, buồn phiền…và oán hận...vv…
Trộm cắp Gián tiếp: Là hành động của Khẩu (ra lệnh) và Ý(mưu mô) như: hành động tham ô, móc ngoặc, đầu cơ, soán quyền, bóc lột, tôn tạo, hay làm mê hoặc (mê muội) người khác
VD: Quan chức tham ô, chỉ đạo sai đường lối...là trộm cắp tài sản của nhân dân.
Doanh nhân móc ngoặc, đầu cơ, kinh doanh ảo, đa cấp... là trộm cắp của người thân và của nhân dân
Hoặc tính toán bóc lột, ép người lao động làm nhiều giờ mà trả lương thấp, tức là trộm cắp của công nhân (trộm cắp công sức, trí tuệ).
Tu sĩ truyền bá giáo pháp không đúng, tôn tạo giáo điều, tôn tạo hình thức làm mê hoặc tín đồ, lợi dụng tín đồ quy phục và cung phụng cho mình, đó là hành vi tước đoạt lòng tin của tín đồ.(có khi là tước đoạt vật chất của tín đồ)
VD: giáo chủ AOM ở Nhật đã dùng năng lượng của mình, làm mê hoặc hàng ngàn, hàng triệu tín đồ, để quy phục mình.vv.. và cuối cùng điều khiển họ tự tử vì đạo......vv...
Trộm cắp Hữu hình : là hành động trực tiếp lấy của người khác hoặc bằng thủ đoạn nào đó lấy một cách gián tiếp hay là lấy mà mình biết hoặc là mình nhìn thấy.
Trộm cắp Vô hình : là hành động lấy trộm mà mình không nhìn thấy hoặc không biết
VD: Như đầu cơ đất đai nhà cửa làm cho giá đất giá nhà lên cao, những người dân làm ăn lương thiện không đủ tiền mua nhà, làm mất cân bằng xã hội, khiến cho mọi người oán hận, nguyền rũa...., hay là qui hoạch lấy đất làm dự án, mồ mả đang ở chổ này chúng ta dời đi chỗ khác, làm ảnh hưởng đến người âm không yên ổn, khi đó những năng lượng ấy sẽ quay lại quấy phá chúng ta, hoặc là những thân nhân của họ oán hận, phẩn uất chúng ta... vv…. sẽ gây cho thân tâm chúng ta bị bất ổn…
Và như thí nghiệm của nhà khoa học EMOTO tôi đã trình bày phía trên, năng lượng tâm thức có khả năng gây ảnh hưỡng cho chúng ta, cho nên khi người ta mất của cải hay vật chất quý giá trị thì họ sẽ oán hận và nguyền rũa ..,.. dẫn đến năng lượng trong ta sẽ bất ổn hay méo mó….
Trong đời sống hiện nay hành vi trộm cắp (tước đoạt) gồm có bốn dạng thức: trực tiếp, gián tiếp, hữu hình và vô hình mà chúng ta cần phải lưu tâm. Đã tạo ra những tình huống bi cực bất ngờ, không lường trước được và rất khó tránh khỏi. Tất cả đều do cuộc sống mưu sinh, đấu tranh với cơm-áo-gạo-tiền và tranh giành thiệt hơn trong đời sống hằng ngày mà ra.
Cho nên chúng ta hãy luôn luôn nhìn lại những hành động hằng ngày của mình và hãy sống một cuộc đời trong sạch và cùng nhau đối nhân xử thế sao cho:
“Đắc nhân tâm vạn sự ắt toàn tâm
Thất nhân tâm nhất sự ắt nghịch tâm” (TOTHA)
Hay là :
Thuận thiên thì đắc đạo
Thuận địa thì đắc nhân
Thuận nhân thì đắc thành (TOTHA)
Hằng ngày chúng ta thường hay tiếp xúc và chứng kiến với biết bao thông tin xấu như: mắt nhìn những hình ảnh khiêu dâm, tai nghe những âm thanh tục tỉu, nhạc phẩm kích động..vv., ăn uống những thực phẩm kích thích, di chuyển bất bình ổn (hấp tấp, vô thức)...tạo điều kiện để cho bản năng ái dục trong hệ sinh học của chúng ta phát triển dẫn đến hành vi sai trái đó là Tà Dâm. Đây cũng là giới hạn phần thứ 3 trong thuyết ngũ giới mà chúng ta phân tích tiếp theo
3/ Tà dâm :
Tà : có nghĩa là sai trái, bất chính (không đúng), xấu
Dâm: là hành động tiếp xúc thỏa mãn (lạc thú) về xúc cảm của thể xác, giao hợp sinh dục với nhau
Do môi trường sống cách đây hơn 2500 năm về trước, sự vật và hiện tượng rất ôn hòa, khí hậu trong lành, văn hóa, cũng như đạo đức xã hội còn trong sáng (thời kỳ diệu pháp), Tà Dâm được hiểu theo nghĩa là sự quan hệ bất chính đề cập đến hai hành động sai đạo lý làm người, đó là ngoại tình và loạn luân
Xét đến môi trường sống, cũng như văn hóa, đạo đức và bối cảnh xã hội hiện nay, đang bị ô nhiễm trầm trọng, cảnh quan hỗn loạn, sự vật và hiện tượng chuyển biến dần theo chiều suy hóa nên tà dâm thời này cần xét thêm về: cuồng dâm, đa dâm và tạp dâm.
Cuồng Dâm: là hành động như: loạn luân, hiếp dâm, bạo dâm, tất cả những hành động đó sẽ làm cho người bị hại và người thân đau khổ, khi đó nạn nhân sẽ phẩn uất, nguyền rủa, khinh bỉ, và oán hận đối tượng...., sẽ gây ra năng lượng phản kháng ảnh hưởng đến thân tâm đối tượng, khiến cho năng lượng tiềm ẩn bị suy giảm, năng lượng tâm thức sẽ bị mất cân bằng, tu tập khó tiến hóa
Đa dâm : là vi phạm đạo đức sống một vợ một chồng, khi hai vợ chồng lấy nhau thì phải làm lễ trước bàn thờ gia tiên hoặc là làm lễ tại những nơi tôn nghiêm thì đều có đắng bề trên hoặc là Cửu huyền thất tổ hai bên làm chứng cho chúng ta.
Nếu vợ hoặc chồng lăng nhăng bên ngoài, thì sẽ làm gia đình lục đục, vợ chồng cự cãi nhau, bạn bè và người thân chê cười, cửu huyền hai bên, (vô hình) cũng quở trách chúng ta, khiến năng lượng tâm thức của chúng ta bị ảnh hưởng, mất cân bằng, kinh tế sa sút....vv...
Và vợ chồng quan hệ phức tạp, quá nhiều sẽ làm cho tinh khí thần bị tổn hao, năng lượng tâm thức bị suy thoái, mất cân bằng, và tu tập khó tiến hóa.
Tạp dâm: là quan hệ tình dục với nhiều người, thủ dâm (dùng công cụ), quan hệ đồng giới tính….. khiến cho người đời dèm pha, chê cười, phỉ báng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh học, làm suy giảm năng lượng tâm thức của đối tượng. sự quan hệ tình dục đồng giới là sai với quy luật chuyển hóa âm dương, sẽ làm phân tán, tổn hao nguyên khí -> khiến cho năng lượng tiềm ẩn bị suy giảm, năng lượng tâm thức bị mất cân bằng, nên việc tu tập gặp khó khăn, và đời sống kinh tế sẽ bị ảnh hưởng sa sút
Và hãy cùng đối chứng lại những thông tin đăng tải trên báo chí, internet - chúng ta sẽ nhận thấy rõ ràng - ngày càng xãy ra nhiều chuyện động trời: cuồng dâm, đa dâm và tạp dâm ở giới trẻ, hiệu trưởng và giáo viên mua dâm học trò, cán bộ và viên chức thông dâm nhân viên, phạm dâm trong giáo đoàn tu sĩ....vv... Hành động tồi tệ và nhơ nhuốc đáng nói nhất, xảy ra ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay - đó là con cái, cha, mẹ, anh, chị, em,.. thông dâm lẫn nhau!... Điều nầy chỉ có ở loài ngạ quỷ, súc sinh mà thôi...Xem tiếp--> |