đã bị trúng độc SI, thì thuốc giải hữu hiệu thiết thực nhất đó chính là hãy luôn kết nối đoàn thể Chân-Thiện-Mỹ để cùng nhau tu học đúng chánh pháp thì mới đủ công năng giúp mình cởi trói được vòng kiền vô hình nầy mà thôi....
Tóm lại: Cấu trúc hệ tâm thức giữ sao cho nó được cân bằng hài hòa hạn chế dần Tam độc Tham–Sân-Si gây ảnh hưởng nhân cách, đời sống và sự tiến hóa của con người.
Hiệu ứng Tam Độc và Tầng Thức chuyển hóa
Hiệu ứng nhiễm ô Tam độc tùy tỉ lệ ít, nhiều (Nhân) sẽ gây ảnh hưởng đến định mức tầng thức năng lượng Luân Hồi (Qủa) được mô tả tương ứng như sau :
Trong bản đồ Thập Pháp Giới (mười cõi giới) thì Những tầng thức năng lượng ở khu vực bên dưới là khu vực luân hồi gọi là lục đạo còn khu vực trên là khu vực giải thoát. Tiểu thừa (cổ xe nhỏ):: Là cổ xe chở con người từ nơi đau khổ đến nơi trong sạch, an tĩnh, không còn luân hồi (Niết Bàn). Đại thừa (cổ xe lớn): phóng chiếu tâm rộng khắp thì cổ xe chở mình tới tầng thức từ Bồ Tát (tâm đại thừa từ, bi, hỉ, xả).
Mô hình Lục Đạo Luân Hồi theo quan điểm Phật giáo Tây tạng
1/ Vòng tròn thứ 1 (trong cùng): Biểu tượng 3 con vật : Heo, Rắn , Gà: biểu trưng cho ba tính trạng gây luân hồi là : Tham – Sân – Si (Tam độc)
- Gà: Biểu tượng tính Tham (suốt ngày luôn bươn chải, cào xới, bươi móc tìm kiếm ăn cả ngày, dù cho ăn no cũng vậy)
- Rắn: Biểu tượng tính Sân núp ẩn bên trong, âm thầm lặng lẻ, khó lường cho đến lúc dấy động lên (nổi nóng) thì sẽ bất ngờ phun nọc độc cắn chết đối tượng (khẩu xà)
- Heo: Biểu tượng tính Si (lười biếng, trễ nải, thiếu trí tuệ
Trải qua dòng thời gian dài lịch sử suốt hơn 2500 năm, con người phân chia Đại thừa, Tiểu thừa với nhiều định kiến khác nhau, sinh ra hiểu lầm giáo pháp cao quý của Phật học nguyên thủy dẫn đến sự tôn tạo huyển hoặc.. . Thời Đức phật còn tại thế, với sự giáo hóa bình dị, ngài đã dẫn dắt thành công tới 2400 A La Hán trong số đó gồm đủ mọi thành phần giai cấp lẫn trình độ : cấp thấp, nghèo dốt, có những người từng là tướng cướp, kỷ nữ nhưng vẫn giúp họ tu tập chứng đắc được. Còn ngày nay thật là hiếm hoi người tu chứng đắc, là do tu sai, còn chấp trước ngã, pháp, tự tôn mình lên hàng thượng phẩm điều khiển mọi người tuân phục, phụng sự,... biến dần nơi tu hành – phương tiện Danh Sắc -- ngày càng rộng rãi nguy nga hơn... Rõ ràng kẹt vào (chấp vào) ngã pháp khó đặng thành Diệt Thọ Tưởng Định (Thánh quả A La Hán) --> lặn ngụp mãi trong biển sinh tử khó mà thoát...Xem tiếp-> |