Giải thích các hiện tượng Tâm linh
Thời gian gần đây, ở nước ta rộ lên thông tin về những hiện tượng Tâm linh như: ngoại cảm (gồm thần giao cách cảm, thấu thị, tiên tri và hậu tri), viễn di sinh học hay tác động của tinh thần lên vật chất (chẳng hạn bẻ cong thìa bằng ý nghĩ) và các hiện tượng liên quan với sự tồn tại sau cái chết (như kinh nghiệm cận kề cái chết, xuất hồn hay thoát xác, luân hồi, ma nhập…).
Thực ra đây là những hiện tượng thuộc về những hiện tượng đặc biệt trong tâm lý con người. Chúng ta thường nghĩ rằng đây là những hiện tượng mà nền khoa học đương đại chưa giải thích được. Vì vậy, những sự giải thích theo lối dân gian thiếu cơ sở có cơ hội nổi lên và là vùng đất màu mỡ cho sự phát triển của mê tín dị đoan.
Do vậy việc giải thích các hiện tượng Tâm linh nói trên là một nhu cầu hết sức bức thiết hiện nay. Tuy vậy việc giải thích cũng có nhiều đường giải thích khác nhau. Có những cách giải thích mang tính khoa học có cơ sở, có logic và cũng có nhiều cách giải thích thiếu cơ sở mang màu sắc huyền bí, mê tín dị đoan. Trước hết chúng ta cần phải xác định rằng: các hiện tượng Tâm linh là có thể có thật và là những hiện tượng mang tính thực nghiệm. Nhưng sự giải thích cho các hiện tượng đó theo lối dân gian thì lại hoàn toàn không có cơ sở. Người ta thường bị nhầm lẫn giữa các hiện tượng mà mình trải nghiệm với việc giải thích những sự hiện đó. Cái này có tức là cái kia đúng. Trên thực tế lại hoàn tòan không phải như vậy. Các nhà Tâm linh có thể có các năng lực đặc biệt, nhưng điều đó không có nghĩa là họ hiểu rõ về các năng lực của mình, hiểu rõ về các hiện tượng đặc biệt xảy đến với mình. Và do vậy không có nghiã là vì họ có các năng lực đó, nên sự giải thích của họ là đúng với sự thật khách quan.
Trong bài viết này, tôi xin trình bày quan điểm cá nhân của mình trong việc giải thích các hiện tượng Tâm linh dựa trên lý thuyết về cơ thể con người mà tôi xây dựng trên nền tảng của kiến thức khoa học hiện nay như kiến thức về vô tuyến, máy tính, mạng internet không dây (wifi), sóng ánh sáng, vùng khả kiến... cộng thêm một chút suy luận và trải nghiệm của cá nhân. Mời các bạn cùng theo dõi
I. Những kiến thức nền tảng
1. Về thế giới
a. Vật chất không nhìn thấy được.
Chúng ta thường quan niệm rằng: cái gì mình nhìn thấy được là có, còn không nhìn thấy được là không có. Mặc dù nền vật lý hiện đại đã có những bước tiến vũ bão trong việc khám phá vật chất. Nhưng ngày này, trong vô thức, đa số chúng ta vẫn có những ý nghĩ cho rằng: vật chất là những vật thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được, cầm nắm được. Còn cái gì mà mắt ta không nhìn thấy được, không cầm nắm được thì không phải vật chất.
Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Bởi vì vật chất như chúng ta quan niệm ở trên là “vật chất” được cấu tạo từ các “hạt chất” có khối lượng nghỉ khác không. Ngoài ra còn có một loại vật chất khác là “Trường”_là một loại vật chất có khối lượng nghỉ bằng không. Điều đó có nghĩa là ánh sáng (trường điện từ lan truyền trong không gian) cũng là vật chất. Nhưng chúng ta không thể sờ mó hay cần nắm ánh sáng và không phải mọi loại ánh sáng chúng ta đều có thể nhìn thấy được. Thực tế, các nhà vật lý đã khẳng định rằng: vùng ánh sáng mà con người nhìn thấy được (vùng khả kiến) chiếm một phạm vi rất nhỏ so với vùng ánh sáng có thể tồn tại. Cụ thể là: Vùng ánh sáng nhìn thấy được gồm những tia có bước sóng trong khoảng từ 400nm đến 700nm – cũng có một số tài liệu cung cấp giá trị khác về vùng khả kiến ví dụ như (380nm – 740nm) hay (400nm – 750nm)… nhưng những con số đó không quá quan trọng, ở đây ta chỉ cần nhận ra một sự thật là vùng ánh sáng nhìn thấy được vô cùng nhỏ bé so với vùng ánh sáng không nhìn thấy được.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ta có thể nhìn thấy được ánh sáng trong vùng này mà lúc bình thường không nhìn thấy được. Ví dụ: sử dụng máy quay phim, chụp hình có thể giúp ta làm “hiện hình” một số loại sóng ánh sáng mà mắt thường không trực tiếp nhìn thấy được.
Tóm lại ta thấy có một phạm vi rất lớn của vật chất dưới dạng ánh sáng trong điều kiện thông thường ta không thể nhìn thấy được. Vùng này lớn hơn rất nhiều so với vùng vật chất có thể nhìn thấy được.
b. Vật chất nguyên thủy (hay Bản thể của Vũ trụ)
Thế giới này được cấu tạo nên bởi các phân tử. Các phân tử lại do các nguyên tử hợp thành. Và cấu tạo của nguyên tử, như mọi người đều biết là do các hạt cơ bản tạo thành. Còn các hạt cơ bản chúng do cái gì tạo thành? Và vật chất đầu tiên, hay còn gọi là Vật chất nguyên thủy, cấu tạo nên tất cả các vật chất khác nhau, là gì? Đây là những câu hỏi, mà bộ môn vật lý đang tìm kiếm, và cho đến nay, vẫn chưa có được một câu trả lời chính xác.
Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta không thể biết được, về vấn đề này. Thực ra, những kiến thức của bộ môn vật lý hiện nay, đã đủ cơ sở, để đi đến một kết luận chính xác về chúng. Chỉ có điều, để làm được vấn đề này, phải có một cuộc cách mạng, trong sự nhận thức của chúng ta về Vật chất nguyên thủy. Sở dĩ các nhà vật lý ngày nay chưa tìm được ra Vật chất nguyên thủy, là bởi vì họ đang đi tìm Vật chất nguyên thủy theo ý của họ, theo những đặc điểm mà họ quy định ra cho nó, bắt buộc nó phải có. Nhưng trong thực tế, Vật chất nguyên thủy đích thực, lại không có những đặc điểm, mà họ đã quy định cho nó. Vì vậy nó không được họ công nhận mà thôi. Điều này giống như một người ở miền bắc, vào trong nam, và anh ta đi kiếm trái bòn bon. Anh ta chưa từng nhìn thấy trái bòn bon, cũng chưa từng được nhìn thấy ảnh của nó. Anh ta chỉ được nghe đến cái tên của nó, và một vài đặc điểm, được mô tả một cách sơ sài của nó, mà thôi. Sau đó, phát sinh lòng hâm mộ, và khi có dịp vào nam, anh ta đã đi tìm nó để thưởng thức. Đi vào chợ, anh ta tìm mãi, tìm mãi,... mà vẫn không thấy trái bòn bon đâu cả. Có người đã chỉ trái bòn bon cho anh ta. Nhưng anh ta không tin, không chấp nhận, vì anh ta không thấy nó giống với những gì, mà anh ta đã tưởng tượng về nó trước kia. Cũng vậy, ngày nay các nhà vật lý tự mình tưởng tượng ra những đặc điểm, mà họ cho là Vật chất nguyên thủy phải có. Họ không thể chấp nhận Vật chất nguyên thủy, mà lại không có những đặc điểm đó, những đặc điểm mà họ đã gán cho nó. Cho nên dù đã tìm ra, họ cũng không biết đó chính là Vật chất nguyên thủy. Họ vẫn tiếp tục đi tìm, tìm mãi...
Qúa trình đi tìm vật chất nguyên thuỷ là quá trình chia tách vật chất đến các phần tử vật chất nhỏ nhất, không do các phần tử nhỏ hơn hợp thành. Theo kết quả của vật lý hiện nay, cứ chia tách vật chất đến cùng, thì ta có các hạt cơ bản. Nhưng cái gì cấu tạo nên các hạt cơ bản?
Vấn đề ở đây là danh từ “hạt” được hiểu theo nghĩa như thế nào?
Trong nghĩa cổ điển thì “hạt” là một khối vật chất choán chỗ trong một khoảng không gian có thể tích nào đó khác không. Và khi hạt di chuyển từ điểm A đến điểm B trong không gian, nghĩa là: nó là sự di chuyển của khối vật chất đó. Còn “hạt” cơ bản ở đây (hạt lượng tử) lại không phải được hiểu theo nghĩã như vậy. Trong sự di chuyển của hạt cơ bản từ điểm A đến điểm B, ở đây không có sự di chuyển của vật chất, mà đó là sự lan truyền giao động của một môi trường truyền sóng xung quanh vị trí cân bằng. Trong “hạt cổ điển” thì có giới hạn, có sự phân cách, có sự gián đoạn của vật chất. Còn trong hạt cơ bản thì không có giới hạn, không có sự phân cách, không có sự gián đoạn thực sự, của vật chất với nhau. Môi trường truyền sóng là một môi trường liên tục thống nhất và đồng nhất với nhau. Nó không do các phần tử nhỏ hơn hợp thành, mà nó là một cá thể đơn nhất, không sanh diệt, không thay đổi,vvv...
Vậy Vật chất nguyên thủy đó là gì?
Đó chính là môi trường truyền sóng điện từ, và các loại sóng của các hạt cơ bản khác. Ngày nay nó được biết đến dưới cái tên “Chân không vật lý” hay “Vacuum”. Vật chất nguyên thủy là một vật thể, là một “hạt” vật chất duy nhất tồn tại trong toàn thể vũ trụ này. Nó là một môi trường vật chất liên tục, tuyệt đối đồng nhất, đồng chất, bao trùm khắp hết cả vũ trụ này. Trên nó không có vật nào lớn hơn, dưới nó không có vật nào nhỏ hơn, chúng ta không thể chia tách nó ra được. Điều này cũng giống như chúng ta ở trong nước, thì không thể chia tách nước ra được. Nó như là một cái sân khấu, trên đó diễn ra các quá trình hoạt động vật lý khác nhau. Các hạt cơ bản, chỉ là những “lượn sóng” trong đó. Mối quan hệ giữa các hạt cơ bản với Vật chất nguyên thủy này, cũng tương tự như mối quan hệ, giữa một lượn sóng đang di chuyển trên mặt nước, với chất nước vậy. Các cấu trúc vật chất khác nhau như nguyên tử, phân tử, tế bào, các cơ thể sống, núi non, sông hồ, biển cả, cho đến các thiên thể, các hệ mặt trời, các thiên hà vvv đều chỉ là những cụm sóng, do các “lượn sóng” cơ sở - là các hạt cơ bản - kết tụ lại mà thành, chứ không phải là gì khác. Nghĩa là tất cả chúng, từ các hạt cơ bản cho đến các dải ngân hà, đều chỉ là những dạng biểu hiện khác nhau, trong những khu vực không gian và thời gian khác nhau, của Vật chất nguyên thủy mà thôi. Ở đây, không phải là Vật chất nguyên thủy cấu tạo nên hạt cơ bản, mà chính hạt cơ bản là biểu hiện của Vật chất nguyên thủy, trong một khu vực không - thời gian nào đó. Và như vậy, Vật chất nguyên thủy, không phải là phần tử vật chất nhỏ nhất, cấu tạo nên vật chất. Mà ngược lại, nó là phần tử vật chất lớn nhất, bao trùm lên tất cả[2]
Từ cuối thế kỷ 19 các nhà vật lý đã đề cập tới môi trường truyền sóng ánh sáng này và gọi nó là Ether. Sau hai thí nghiệm âm nổi tiếng của Michelson-Morley và sự ra đời của thuyết tương đối của Einstein thì Ether không còn được quan tâm đến nữa. Nhiều người cứ nghĩ rằng thuyết tương đối đã bác bỏ sự tồn tại của Ether. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Thực ra thuyết tương đối không hề bác bỏ sự tồn tại của Ether, mà nó chỉ bác bỏ sự tồn tại của ngọn gió Ether mà thôi.
“Anhxtanh nói, đơn giản chỉ là không có ngọn gió ête nào cả. Ông không nói rằng không có môi trường ête, nếu tồn tại cũng không có ý nghĩa gì khi đo chuyển động đều. (Những năm gần đây nhiều nhà vật lý nổi tiếng đã đề nghị khôi phục lại thuật ngữ ête, dù rằng lẽ đương nhiên không mang ý nghĩa cũ của hệ thống đọc số bất động).”[3]
Thực ra sự tồn tại của Ether là có thật, nhưng nó không giống với những mặc định của các nhà vật lý gắn cho nó cho nên họ không tìm ra được mà thôi. Hiện nay người ta không dùng khái niệm Ether mà dùng khái niệm “chân không vật lý”-Vacuum để nói về vấn đề này. Tuy nhiên khi dùng thuật ngữ Vacuum thì các nhà vật lý lại bị nhầm lẫn từ Vacuum – Ether với tư cách của một môi trường truyền sóng ánh sáng sang Vacuum với tư cách là khoảng không gian trống rỗng - là vùng không gian mà ở đó Vacuum – Ether đang ở trạng thái cân bằng, không nổi sóng.
Thực tế thì chính Vacuum – Ether là môi trường truyền sóng, nó chứa đựng trong mình mọi loại vật chất và là Bản thể của Vũ trụ.
c. Bản chất của vật chất (Vật chất hay hiện tượng?)
Vật chất theo quan niệm của chúng ta từ xưa tới nay, về thực chất, không phải là vật chất thực - tức là sự vật. Bởi vì nó luôn luôn biến đổi không ngừng theo thời gian, nghĩa là : nó chỉ là hiện tượng mà thôi.
Để thấy rõ vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về mối quan hệ, và sự khác nhau giữa sự vật và hiện tượng.
Chúng ta hãy tạm coi các hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, đất, đá, núi non, biển cả, người, vật, cho đến các hành tinh là các sự vật. Chúng ta thấy: các sự vật là những pháp có cấu trúc vật chất. Và chúng ta có thể nắm bắt, sở hữu được chúng.
Ngược lại, các hiện tượng như: sấm chớp, gió, mưa, dòng nước, sự lăn và sự đứng im của viên bi, các cảm xúc, cảm giác, hiểu biết, nhận thức, là những pháp không có cấu trúc vật chất. Và chúng ta không thể nắm bắt, sở hữu được.
Quan sát kỹ ta thấy: các sự vật và hiện tượng luôn luôn đi đôi với nhau. Ở đâu có sự vật, là ở đó có hiện tượng, và ngược lại. Sự vật tồn tại, là luôn luôn tồn tại trong những trạng thái vận động khác nhau (đứng im cũng là một trạng thái vận động).Không thể có sự vật tồn tại một cách không không, rời ngoài vận động được. Các dạng vận động khác nhau của sự vật, và các biểu hiện khác nhau của nó (các dạng vận động), chính là các hiện tượng. Và vì thế: cũng không thể có sự tồn tại của hiện tượng bên ngoài sự vật được.
Chính mối quan hệ gắn bó khắng khít này, giữa sự vật và hiện tượng, trong một số trường hợp đặc biệt, đã tạo nên cho ta ảo giác, dẫn đến một nhận thức sai lầm, là sự vật cấu tạo nên hiện tượng.
Trường hợp thứ nhất: chất nước cấu tạo nên dòng nước.
Đây là một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Bởi vì nếu ta xét một “phân tử nước” trong dòng nước đang chẳy đó, ta không thể nói: “phân tử nước” cấu tạo nên “sự di chuyển của phân tử nước” đó được. Mà ta chỉ có thể nói rằng: hiện tượng di chuyển của “phân tử nước” này, là một trạng thái đang vận động của nó. Cũng vậy: dòng nước, thực chất là dòng di chuyển của tất cả các “phân tử nước” trong đó, theo một hướng với nhau. Nó là biểu hiện sự vận động chung của tất cả các “phân tử nước” mà thôi. Và ta không thể nói là nó do các “phân tử nước” cấu tạo nên đuợc.
Trường hợp thứ hai: ảo tưởng về một khối nước cố định đang di chuyển trên mặt nước.
Quan sát một lượn sóng lan truyền trên mặt nước giữa hai bản phẳng song song.
. Ta thấy dường như có một khối nước cố định di chuyển trên mặt nước theo phương truyền sóng vậy. Theo như vậy thì khối nước này là một sự vật, đuợc cấu tạo bởi chất nước. Nhưng thực ra không phải vậy, chẳng có một khối nước cố định nào đang di chuyển trên mặt nước cả. Đó chỉ là hiện tượng sóng mà thôi. Nó là hiện tượng lan truyền của một lượn sóng trên mặt nước.Nhưng nói như vậy không có nghia là ta phủ nhận hoàn toàn không có một khối nước nào tồn tại trong lượn sóng đó.Tại bất cứ một thời điểm nào trong quá trình truyền sóng, ta đều có thể tìm thấy đuợc một khối nước nhất định trong lượn sóng đó.
Vậy thực chất vấn đề ở đây là gì?
Đó là một sự thay thế tuần tự, liên tục không gián đoạn (trơn) của các khối nước giống nhau vào nhau. Mỗi một khối nước chỉ tồn tại tức thời một cách tuyệt đối (tức là tồn tại trong khoảng thời gian ), liền ngay đó là một khối nước khác thay thế vào, rồi cứ thế tiếp tục,... không ngừng. Khi một khối nước này thay thế khối nước trước thì nó lệch đi một đoạn tương ứng. Do sự thay thế là trơn, nên sự dịch chuyển của nó cung là trơn (Chính điều này tạo ra cho ta ảo giác về sự di chuyển của một khối nước cố định trên mặt nước). Sự thay thế lẫn nhau của các khối nước đó, chính là hiện tượng sóng. Như vậy sự vật ở đây là các khối nước tồn tại tức thời tuyệt đối (tức là tồn tại trong khoảng thời gian ).Còn hiện tượng là sự thay thế lẫn nhau liên tục của chúng. Ta không thể nói rằng:các khối nước cấu tạo nên sự thay thế đó đuợc. Còn một khối nước cố định đang di chuyển trên mặt nước, chỉ là ảo giác của ta do sự thay thế tuần tự, liên tục không gián đoạn của các khối nước giống nhau vào nhau mà thôi. Thực chất không có một khối nước cố định nào tồn tại cả.
Trên thực tế, một cách tuyệt đối thì tất cả các sự vật như hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, đất, đá, núi non, biển cả, người, vật, cho đến các hành tinh,... đều chỉ là các hiện tượng mà thôi.
Thật vậy:
Tất cả các đồ vật lớn nhỏ, kể cả cơ thể người đều chỉ là những dòng chảy của các hạt cơ bản. Cụ thể là chúng luôn luôn hấp thụ các hạt cơ bản từ môi trường bên ngoài vào, và bài tiết, bức xạ,... các hạt cơ bản khác từ chúng ra môi trường bên ngoài. Mà một dòng chảy của các hạt cơ bản như vậy, thì có khác gì dòng chảy của các hạt nước đâu? Làm sao mà ta có thể cho đó là sự vật đuợc, mà phải nói là hiện tượng mới đúng.
Sâu xa hon nữa, ngay bản thân các hạt cơ bản, là thành phần cấu tạo nên các dòng chảy đó, cũng chỉ là hiện tượng sóng mà thôi. Cũng giống như ví dụ về lượn sóng nước ở trên: Trong quá trình tồn tại của hạt cơ bản đó, ta chẳng thể tìm thấy một hạt cơ bản cố định nào di chuyển trong không gian và tồn tại trong thời gian. Mà ta chỉ có thể tìm thấy một hiện tượng là sự thay thế tuần tự, liên tục không gián đoạn (trơn) của các phần Bản thể - “môi trường truyền sóng” - khác nhau rời khỏi vị trí cân bằng tĩnh của chúng, mà thôi. Tất nhiên, tại một thời điểm tức thời nào đó, trong quá trình xảy ra sự thay thế đó, ta luôn luôn tìm thấy một phần “Bản thể” cố định rời khỏi vị trí cân bằng. Nhưng ta không thể nói là phần “Bản thể” đó cấu tạo nên sự thay thế đó được. Như vậy: chẳng có cái gì gọi là hạt cơ bản cả. Mà chỉ có những biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau của cùng một “Bản thể” mà thôi.
d. Mối quan hệ giữa Bản thể và Hiện tượng
Có hai loại hiện tượng diễn ra trong thê giới này. Đó là “hiện tượng thực” và “hiện tượng biểu kiến”. Hiện tượng thực là những hiện tượng thực sự xảy ra trong thế giới khách quan bao gồm các hạt cơ bản và các cấp độ tập hợp khác nhau của nó. Hiện tượng biểu kiến là những hiện tượng được ghi nhận lại qua các máy đo và các giác quan con người như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nó chính là sự phản ánh của hiện tượng thực vào trong các máy đo và giác quan con người.
Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa bản thể và hiện tượng ta sẽ tìm hiểu về 2 mối quan hệ sau:
- Bản thể và hiện tượng thực
- Hiện tượng thực và hiện tượng biểu kiến.
Mối quan hệ giữa Bản thể và hiện tượng thực đã được bàn tới trong mục “Bản chất của vật chất” ở trên. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa hiện tượng thực và hiện tượng biểu kiến. Hiện tượng biểu kiến có 2 loại chính là hiện tượng được ghi nhận qua các dụng cụ đo và hiện tượng được ghi nhận qua các giác quan của con người. Nó phản ánh các hiên tượng thực là các hiện tượng sóng thành các hình ảrh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác... qua các giác quan và các hình ảnh, âm thanh, đồ thị, con số.. qua các máy đo.
2. Về con người
a. Bản chất của thế giới mà con người nhìn thấy
Thế giới mà mỗi con người nhìn thấy không phải là thế giới thực (hiện tượng thực) mà đó là thế giới của những hiện tượng biểu kiến - là sự phản ánh của thế giới thực vào trong tâm thức con người qua cơ quan thị giác. Các hiện tượng biểu kiến này hiện ra trên một cái màn hình tâm thức 3D của mối con người. Bản chất của chúng không khác gì bản chất của những hình ảnh trong mơ chỉ khác về nguồn gốc của kích thich. Chúng ta nhìn và tương tác với thế giới bên ngoài qua cái màn hình tâm thức đó[4].
b. Thân thể con người
Chúng ta ai cũng biết: thân thể con người là một chỉnh thể thống nhất và được taọ thành từ các tế bào. Còn các tế bào thì lại được cấu tạo từ các nguyên tử và phân tử khác nhau.
Tuy nhiên chúng ta cần phần biệt thân thể biểu kiến (là thân thể mà chúng ta vẫn nhìn thấy hàng ngày) và thân thể thực. Thân thể biểu kiến là sự phản ánh thân thể thực qua thị giác. Thân thể thực thì chúng ta không nhìn thấy một cách trực tiếp được.
Ở đây chúng ta xem xét về thân thể thực. Ta có thể phân nó ra làm hai phần: Phần thân thể vật chất và phần thân thể trường.
Phần thân thể vật chất được cấu tạo từ các hạt cơ bản có khối lượng nghỉ khác không như electron, Notron, Proton... và các hạt nhỏ hơn.
Phần thân thể dạng “trường” có tác dụng: kết nối các tế nào lại với nhau, kết nối các phân tử và nguyên tử trong các tế bào lại với nhau. Nó chính là nguồn năng lượng sống, có tác dụng thúc đẩy sự phân chia của các tế bào, sự phát triển của cơ thể. Về cấu tạo thì nó là tập hợp của rất nhiều trường điện từ khác nhau và luôn luôn được bức xạ vào môi trường xung quanh dưới dạng các sóng điện từ (ánh sáng). Do vậy ta có thể gọi nó là phần thân ánh sáng.
Tôi tạm phân ra làm hai phần thân thể này để gọi cho nó dễ phân biệt, chứ thực ra thì hai phần thân thể này không độc lập tách rời với nhau.
Chúng ta có thể hiểu mối quan hệ giữa hai phần này giống như mối quan hệ của chì khi nó đang đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn vậy. Lúc đó nó vừa có phần lỏng vừa có phần đã đông đặc. Phần chì đã đông đặc không phải đến từ bên ngoài mà nó là sự kết tụ của phần chất lỏng.
Cũng tương tự như vậy, phần thân thể vật chất xuất hiện là do sự kết tụ của các phần khác nhau trong thân thể ánh sáng. Nó xuất hiện từ trong phần thân thể ánh sáng và chịu sự chi phối của phần thân thể ánh sáng. Khi ta chết đi thì phần thân thể ánh sáng thoát ra khỏi thân thể vật chất, giống như chì lỏng thoát ra khỏi phần chì đã đông đặc không khác.
Thật là thiếu sót nếu chúng ta dừng lại ở đây. Vì còn một vấn đề nữa trong cấu trúc cơ thể cần phải làm rõ. Đó là phần vật chất đầu tiên làm nên hai cái thân này hay Vật chất nguyên thủy. Nó chính là BẢN THỂ hay CÁI THÂN ĐÍCH THỰC của mỗi con người. Như tôi đã phân tích trong mục Vật chất nguyên thủy ở trên, đó chính là Vacuum – Ether. Nó chính là cái môi trường truyền sóng của các hạt cơ bản. Các hạt cơ bản, chỉ là những “lượn sóng” trong đó. Mối quan hệ giữa các hạt cơ bản với Bản thể, cũng tương tự như mối quan hệ, giữa một lượn sóng đang di chuyển trên mặt nước, với chất nước vậy. Các cấu trúc vật chất khác nhau của cơ thể như nguyên tử, phân tử, tế bào hay toàn bộ cơ thể sống của chúng ta đều chỉ là những cụm sóng, do các “lượn sóng” cơ sở - là các hạt cơ bản - kết tụ lại mà thành. Cả vũ trụ này, bao gồm núi non, sông hồ, biển cả, cho đến các thiên thể, các hệ mặt trời, các thiên hà vvv về mặt bản chất cũng là tập hợp của các hạt cơ bản giống như cơ thể con người. Cơ thể con người và tất cả mọi vật trong vũ trụ này đều có chung một môi trường truyền sóng, bất khả phân ly. Nghĩa là tất cả chúng, từ các hạt cơ bản, cơ thể con người cho đến các dải ngân hà, đều chỉ là những dạng biểu hiện khác nhau, trong những khu vực không gian và thời gian khác nhau, của Bản thể mà thôi. Bản thể của mỗi con người và Bản thể của Vũ trụ là một.
c. Cấu trúc cơ thể con người
Cơ thể của mỗi người tương tự như một cái máy vi tính mà cấu trúc của nó gồm hai lớp máy vi tính: Máy tính lớp sơ cấp và Máy tính lớp thứ cấp[5].
Máy tính lớp thứ cấp
Chức năng: tiếp nhận và sàng lọc thông tin gửi đến máy tính sơ cấp đồng thời có thể can thiệp vào quá trình điều khiẻn các bộ phận đầu ra:
Cấu trúc:
- Đầu vô là các cơ quan thụ cảm như: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,
- Đầu ra: là các cơ quan hành động như chân, tay, miệng lưỡi, thân thể, các cơ quan hô hấp, tim mạch, bài tiết...
- Bộ xử lý: não bộ có chức năng, xử lý điều tiết các dòng xung điện có mang thông tin được gửi từ các cơ quan thụ cảm tới các vùng trên vỏ não.
- Bộ nhớ có chức năng ghi nhớ lịch sử hoạt động và các đường dẫn truyền của các xung điện đi từ cơ quan thụ cảm đến các vùng trên vỏ não (Tương tự như History của máy tính).
Máy tính lớp sơ cấp
Chức năng: giãi mã thông tin thành hình ảnh, âm thanh, mùi, vị.... và điều khiển sự hoạt động của các bộ phận đầu ra.
Cấu trúc:
- Đầu vô: là các vùng tiếp xúc trên vỏ não. Nó có thể nhận tin hiệu từ các xung điện trong các nơron thần kinh gửi đến võ não hoặc nhận tín hiệu trực tiếp của các sóng điện từ đươc truyền tới từ môi trường bên ngoài.
- Đầu ra: Là một cái “màn hình tâm thức 3D”, một cái “loa tâm thức”, các bộ phận tạo mùi, vị, cảm giác... và các cơ quan hành động như chân, tay, miệng lưỡi, thân thể, các cơ quan hô hấp, tim mạch, bài tiết...
- Bộ xử lý: Có chức năng xử lý thông tin
- Bộ nhớ: Lưu giữ tất cả các thông tin được ghi nhận trong qúa trình sống của mỗi con người và các “chương trình phần mềm” điều hành và ứng dụng của cả 2 máy tính.
d. Phân thân ánh sáng của mỗi con người
Phần thân ánh sáng của mỗi người có cấu trúc dạng trường điện từ và là máy tính sơ cấp đóng vai trò vừa giải mã thông tin vừa lưu giữ mọi thông tin xuất hiện trong quá trình sống của mỗi con người.
Nhiều người nhầm lẫn phần thân thể ánh sáng này là “linh hồn”, thực ra không phải vậy. Nó cũng chỉ là vật chất mà thôi. Chức năng thì cũng giống như một cái máy tính điện tử không khác. Nó cũng là phần xác chứ không phải phần hồn gì cả[6].
e. Mạng internet sinh học toàn cấu
Tất cả các máy tính sơ cấp của mỗi người được kết nối wifi với nhau tạo thành một mạng lưới Internet sinh học toàn cầu. Do vậy máy tính này có thể đi sâu vào trong máy tính kia và truy cập thông tin, cài virut, thậm chí chiếm quyền điều khiển của nó. Việc kết nối wifi này, cơ thể chúng ta giống như là một cái máy thu phát sóng vô tuyến truyền hình (vừa là đài phát vừa là ti vi).
- Về đời sống sau khi chết
Khi con người chết đi: phần xác thân vật chất sẽ tan rã nhưng phần thân thể ánh sáng sẽ bức xạ ra môi trường bên ngoài và mang theo trong đó những thông tin về quá khứ của chúng ta. Khi đó lực liên kết các tế bào, các phân tử, nguyên tử với nhau không còn, thân thể sẽ phân hủy, tan rã. Nhưng thân ánh sáng này vẫn còn tồn tại và hoạt động một cách độc lập. Lúc này nó thu nhận tín hiệu đầu vô một cách trực tiếp không thông qua các cơ quan cảm thụ của phần máy tính thứ cấp. Thông tin vẫn được xuất ra ở đầu ra của chính nó như “màn hình tâm thức 3D”, “loa tâm thức”, các bộ phận tạo mùi, vị, cảm giác... Còn các đầu ra của phần máy tinh thứ cấp như chân, tay, miệng lưỡi, thân thể, các cơ quan hô hấp, tim mạch, bài tiết... thì lúc này không còn, nên họ không thể sử dụng nó để tác động vào thế giới vật chất thô (được cấu tạo từ vật chất có khối lượng nghỉ khác không). Nhưng họ vẫn có thể điều khiển cái thân ánh sáng của mình.
Vì cái thân này không nằm trong vùng ánh sáng có thể nhìn thấy được cho nên thông thường chúng ta không thể nhìn thấy được nó. Nhưng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy được nó trong những trường hợp đặc biệt. Như ta có thể nhìn thấy nó qua các máy chụp hình, quay phim phù hợp, hoặc trong những trường hợp khai mở các giác quan tiềm ẩn của một số người.
Không phải bất cứ ai sau khi “chết” đi cũng sẽ tồn tại dưới cái thân này. Có những người sau khi chết đi sẽ tồn tại dưới cái thân này, nhưng cũng có nhiều người sau đó lại “nhập” vào một tế bào trứng ở giai đoạn thụ tinh và thúc đẩy tế bào đó phát triển thành một cái thân xác khác (hiện tượng này gọi là đầu thai).
Đặc biệt là những người sống trong thân ánh sáng này có thể nhìn thấy được nhau và giao tiếp với nhau và tạo thành những cộng đồng khác nhau.
II. Ứng dụng giải thích các hiện tượng Tâm linh.
- Hiện tượng đọc được suy nghĩ của người khác
Khi ta suy nghĩ, bao giờ cũng phát sóng có mang thông tin của sự suy nghĩ ra xung quanh và ai cũng có thể bắt các làn sóng này được. Vấn đề là ở khâu “rà đài”. Giống như trong ti vi có rất nhiều đài phát khác nhau, và cái ti vi nào cũng có thể bắt được sóng của các đài phát đó. Nhưng tùy thuộc chủ nhân của cái ti vi có biết cách “rà đài” cho đúng với tần số của đài mà mình muốn xem hay không. Con người ta cũng vậy, ai cũng có khả năng “rà đài” cho cái “ti vi” của mình, vấn đề là có biết cách sử dụng khả năng này hay không mà thôi. Đối với người thông thường thì không biết đến khả năng này và cũng không biết cách sử dụng khả năng này. Nhưng có những người có thể do vô tình gặp tai nạn, hoặc do tập luyện mà phát hiện ra khả năng này và cách sử dụng nó thì họ hoàn toàn có thể thực hiện việc “rà đài” để bắt trúng tần số của sóng do suy nghĩ mà người khác phát ra. Khi đó những suy nghĩ của người kia hoặc là sẽ hiện ra trong đầu của họ, hoặc là họ sẽ nghe thấy như là người kia đang nói với họ, có âm thanh như là đang nói thật. Họ sẽ biết hết những gì mà người kia suy nghĩ. Điều này rất bình thường không có gì là huyền bí cả.
- Hiện tượng nói chuyện với người chết
Trước hết cần phải xác định một số điều là:
- Không phải ai chết đi rồi thì nhà Tâm linh cũng đều có thể nói chuyện được. Có một số người có thể nói chuyện được sau khi họ chết đi nếu họ tồn tại dưới dạng thân ánh sáng. Còn một số người không thể nói chuyện sau khi họ chết đi vì họ đã đi đầu thai vào một thân xác khác.
- Không phải những gì người chết nói đều đúng. Vì họ cũng như người bình thường có những điều họ biết và cũng có những điều họ không biết. Họ cũng thích nói giỡn, nói dóc... Họ thường biết rõ về thông tin trước khi chết, còn thông tin sau khi chết thì họ chỉ biết trong một giới hạn rất hẹp và có nhiều điều họ không biết.
Việc nói chuyện với người đã chết (thực ra là họ đang sống trong thân ánh sáng) đối với những người đã khai mở được khả năng của cái thân ánh sáng trong mình là điều bình thường. Lúc này cái máy tính sơ cấp của họ có khả năng sử dụng năng lực tiếp nhận tín hiệu gửi đến từ sóng mang thông tin một cách trực tiếp của nó. Và sau đó nó giải mã ra thành hình ảnh, âm thanh mà họ nhìn thấy được, nghe thấy được. Thực ra không phải là họ nhìn thấy người chết mà họ nhìn thấy hình ảnh được hiện ra trên màn hình tâm thức của mình. Những hình ảnh này đối với họ cũng thực như là những hình ảnh khác. Thông tin của những hình ảnh này được lưu giữ trong bộ nhớ của người chết và nó được phát ra rồi nhà Tâm linh thu nhận được.
Cũng có một số trường hợp, hoàn toàn không có người chết nào về nói chuyện cả. Nhưng do nhà Tâm linh có khả năng truy cập vào nơi lưu giữ thông tin, bộ nhớ của người chết và sau đó phóng chiếu ra thành hình của người chết về nói chuyện với họ. Trong trường hợp này người chết chỉ có thể nói về những điều đã xảy ra trước khi họ chết chứ không thể nói về những điều xảy ra sau khi họ chết. Khác với trường hợp có người chết về nói chuyện thật ở chỗ có nói về những thông tin mới xảy ra sau khi họ chết.
- Thấu thị
Bất cứ một vật thể gì bao giờ cũng có khả năng bức xạ sóng điện từ có mang thông tin của mình vào môi trường. Các sóng này có thể xuyên qua các loại vật chất khác nhau và truyền đến nhà Tâm linh. Nhà Tâm linh bắt được sóng này và giải mã ra thành hình ảnh hiện ra trên màn hình tâm thức của mình. Khi đó họ có thể nhìn thấy những vật thể đó dù mắt thường ta không nhìn thấy được.
Vùng đất chứa hài cốt và bản thân hài cốt là nơi lưu giữ rất nhiều thông tin về người chết. Các thông tin này liên tục được phát ra môi trường nhờ các sóng ánh sáng (nhìn thấy cũng như không nhìn thấy). Khi nhà Tâm linh bắt được các sóng này thì họ có thể nhìn thấy được hài cốt dưới những lớp đất đó.
- Biết được chuyện trong quá khứ của người khác
Việc biết được chuyện trong quá khứ của người khác khá dễ dàng với nhà Tâm linh. Vì mọi thông tin trong quá khứ của chúng ta đều được lưu giữ trong bộ nhớ. Nhà Tâm linh chỉ cần truy cập vào đó qua mạng internet sinh học và lấy nó ra là xong. Giống như những tay Haker vẫn thường dùng máy của mình đột nhập vào máy của người khác qua mạng internet và lấy cắp thông tin từ đó ra vậy thôi.
- Bị điều khiển và bị vong nhập
Cũng giống như một Haker xâm nhập vào máy tính của người khác qua mạng rồi chiếm quyền điều khiển cái máy đó, con người chúng ta cũng vậy. Tất cả đều như những cái máy tính được kết nối qua mạng internet sinh học toàn cầu. Người điều khiển máy tính này có thể xâm nhập và chiếm quyền điều khiển của cái máy khác. Những người chết sống trong thân ánh sáng, nhiều người có khả năng rất lớn trong việc xâm nhập và chiếm quyền điều khiển cơ thể của người khác. Tuy nhiên không phải ai họ cũng có thể chiếm quyền điều khiển được mà chỉ những người đồng ý cho họ làm điều đó, hoặc những người có sức mạnh tinh thần yếu thì mới dễ dàng bị họ chiếm quyền điều khiên cơ thể mình mà thôi.
Nhà Tâm linh, khi để cho mình vô thức tức là buông quyền điều khiển thân thể mình, khi đó những người chết dễ dàng sử dụng, điều khiển thân thể của họ để tác động vào thế giới vật chất thô này. Khi đó họ có thể vẽ, viết, nói,....thông qua thân thể của nhà Tâm linh.
6-Bàn về linh hồn bất diệt
Trong bài viết “Giải thích các hiện tượng Tâm linh” tôi có đề cập tới vấn đề vè phần thân thể ánh sáng sẽ thoát ra sau khi ta chết và con người có thể tồn tại trong cái thân đó. Điều này dễ dẫn tới những hiểu nhầm phần thân thể ánh sáng này là “linh hồn bất diệt”. Thực ra không phải vậy. Nó cũng chỉ là vật chất mà thôi. Chức năng thì cũng giống như một cái máy tính điện tử không khác. Nó cũng là phần xác chứ không phải phần hồn gì cả.
Về mặt bản chất, thì phần thân thể ánh sáng này của mỗi người đều chỉ là những phần khác nhau của cùng một thực thế duy nhất đã, đang và sẽ tồn tại: bản thể vũ trụ (Vacuum – Ether). Nó không hề phân ly, tách rời và tồn tại độc lập với thực thể này.
Cái bất diệt chính là bản thể vũ trụ còn các biểu hiện của nó trong các vùng không gian khác nhau và thời gian khác nhau thì lại luôn luôn biến đối. Thân thể ánh sáng cũng vậy, nó luôn luôn biến đổi và chẳng phải là những thực thể trường tồn. Nó cũng có khả năng bị tan hoại đi như xác thân vật chất thông thường.
Nếu nói đến linh hồn bất diệt thì chỉ có một: đó chính là bản thể vũ trụ. Sở dĩ tôi nói bản thể vũ trụ là linh hồn bất diệt bởi vì “vật chất bản thể” không phải là vật chất vô tri mà là vật chất có “Tánh linh”. “Tánh linh” của vật chất bản thể bao gồm hai thuộc tính là Tánh biết và Tánh Chủ động (Chủ tể sáng tạo). Tánh biết là cội nguồn của mọi nhận thức. Còn “Tánh chủ động” là cội nguồn của mọi sáng tạo.
“Tánh biết”, không phải là sự biết (sự nhận thức). Biết ở đây là không biết. Đây là một vấn đề khó hiểu cho nên việc giải thích nó cho bạn đọc là cần thiết:
Để giải quyết vấn đề, chúng ta hãy xem xét một số ví dụ sau.
Ví dụ thứ nhất : chúng ta cầm lấy con dao và cắt đôi một quả lê. Vấn đề cần tìm hiểu ở đây là: cái gì cắt quả lê? Có phải là chúng ta không? Không phải là chúng ta trực tiếp cắt quả lê. Ở đây trực tiếp cắt quả lê là con dao, chứ không phải là chúng ta. Nhưng nếu không có chúng ta, là người chủ động phía sau, thì con dao cũng không tự nó chủ động cắt quả lê được. Cũng vậy, biết cảnh vật là do sự nhận biết trực tiếp biết, chứ Tánh biết thì không trực tiếp biết được. Nhưng phải có Tánh biết ở phía sau, thì sự nhận biết mới có thể xuất hiện, chứ nó không tự có.
Ví dụ thứ hai : Quan sát một cái bóng đèn nê ông. Nó được phủ một lớp phát quang, và bên trong có khí nê - ông. Khi khí nê - ông được đốt nóng lên, nó sẽ kích thích vào lớp phát quang, làm cho đèn sáng lên. Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu ở đây là: cái gì làm cho đèn sáng lên, lớp phát quang hay khí nê - ông nóng? Không phải là khí nê - ông nóng, vì nếu có khí nê - ông nóng, mà không có lớp phát quang, thì đèn sẽ không sáng. Cái trực tiếp làm đèn sáng lên, chính là lớp phát quang, chứ không phải khí nê - ông nóng. Nhưng nếu chỉ có lớp phát quang thôi, mà không có khí nê - ông nóng phía sau, thì đèn cũng không sáng lên được. Cũng vậy, biết cảnh vật là do sự nhận biết trực tiếp biết, chứ Tánh biết thì không trực tiếp biết được. Nhưng phải có Tánh biết ở phía sau, thì sự nhận biết mới có thể xuất hiện, chứ nó không tự có.
Ví dụ thứ ba: Trong đêm tối, chúng ta lấy một cái đèn pin, và chiếu sáng lên bầu trời (hư không), ta sẽ thấy một vệt sáng, đó là do các hạt bụi trong không khí bị sáng lên tạo ra. Nếu xét trong điều kiện lý tưởng là không có một hạt bụi nào, thì vệt sáng đó sẽ biến mất, và bầu trời vẫn tối thui (nếu khó hình dung, bạn đọc có thể lấy một cái đèn laze Trung quốc thay cho cái đèn pin cũng được).
Như vậy ở đây, dù được cái đèn pin chiếu sáng, mà vùng bị chiếu sáng vẫn tối thui, không sáng lên, giống như vùng không được chiếu sáng. Nhưng trong vùng được chiếu sáng đó, có một tánh chất đặc biệt, khác hẳn với vùng không được chiếu sáng. Tánh chất đó là: khi có bất kỳ một vật nào, nằm trong vùng được chiếu sáng đó, nó sẽ được sáng lên. Chúng ta gọi tánh chất đó là Tánh sáng. Ở chỗ nào có Tánh sáng, thì sẽ có sự sáng lên của vật, khi nằm ở trong đó. Ngược lại, ở chỗ nào không có Tánh sáng, thì sẽ không có sự sáng lên của vật, khi nằm ở trong đó. Nhờ Tánh sáng, mà sự sáng được hiện ra. Khi sự sáng xuất hiện, thì hình ảnh của vật cũng được xuất hiện. Sự sáng và hình ảnh của vật, không phải là hai cái tách rời nhau, mà thực chất chúng chỉ là hai mặt, của cùng một vấn đề. Chúng ta thấy là thấy hình ảnh và sự sáng, chứ không thấy được Tánh sáng.
Cũng tương tự như vậy, Tánh biết cũng giống như là Tánh sáng, còn sự nhận biết giống như là sự sáng. Ở chỗ nào có Tánh biết, thì sẽ có sự nhận biết khởi lên khi có đủ điều kiện. Ngược lại, ở chỗ nào không có Tánh biết, thì sẽ không có sự nhận biết khởi lên. Nhờ Tánh biết, mà sự nhận biết được sanh khởi. Khi sự nhận biết được sanh khởi, thì cảnh vật cũng được xuất hiện. Sự nhân biết và cảnh vật, không phải là hai cái tách rời nhau, mà thực chất chúng chỉ là hai mặt, của cùng một vấn đề. Chúng ta thấy, là thấy cảnh vật, và biết được sự nhận biết, chứ không phải thấy được Tánh biết.
Ta gọi nó là Tánh biết vì nhờ có nó thì sự nhận biết mới có thể phát sinh. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ. Điều kiện cần và đủ để có sự nhận thức xuất hiện là phải có vật chất có tánh biết và có cấu trúc phù hợp với sự xuất hiện của các cấp độ nhận thức khác nhau. Nhưng nhờ biết được sự nhận biết mà biết có Tánh biết.
“Tánh chủ động”: không phải là sự chủ động (tự do sáng tạo). Mối quan hệ giữa Tánh chủ động với sự chủ động cũng tương tự như mối quan hệ giữa Tánh biết với sự nhận biết. Ở chỗ nào có Tánh chủ động, thì sẽ có sự chủ đông khởi lên khi có đủ điều kiện. Ngược lại, ở chỗ nào không có Tánh chủ động, thì sẽ không có sự chủ động khởi lên. Nhờ Tánh chủ động, mà sự chủ động được sanh khởi. Khi sự chủ động được sanh khởi, thì nó sẽ tác động vào cảnh vật. Chúng ta thấy, là thấy cảnh vật, và biết được sự chủ động, chứ không phải thấy được Tánh chủ động. Nhưng nhờ biết được sự chủ động mà biết có Tánh chủ động.
Phần thân thể ánh sáng và phàn thân thể vật chất chính là điều kiện bổ sung hết sức cần thiết cho Tánh biết và Tánh chủ động để làm cho sự nhận biết và sự chủ động có thể sanh khởi.
Tóm lại Linh hồn bất diệt chính là Bản thể Vũ trụ có Tánh linh. Nhưng nó chỉ có thể thực hiện các khả năng đó của mình khi có đủ điều kiện tối thiểu là phải có một cái thân thể ánh sáng thông. Thân thể ánh sáng như một cái công cụ thông qua đó bản thể phát huy các tác dụng tinh thần của mình. Còn nếu không có thân thể ánh sáng thì Bản thể Vũ trụ có cũng như không. Nó không thể thực hiện các chức năng Tánh linh của mình.
KẾT LUẬN :
Những hiện tượng ngọai cảm thì còn nhiều, nhưng do thời gian có hạn và cũng đã giải thích xong những hiên tượng căn bản rồi cho nên tôi xin dừng bài viết của mình tại đây. Hy vọng sẽ có dịp cống hiến cho quý độc giả những bài viết phân tích chi tiết hơn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản biện của quý độc giả gần xa.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 – 12 – 2010
Tác giả
Nguyễn Đức Quý
Tel: 0955496303
[1] Do cần phải tập trung vào nội dung chính là giải thích các hiện tượng Tâm linh, nên ở đây tôi chỉ trình bày vắn tắt những nét chính trong quan niệm của tôi về cấu trúc cơ thể con người. Bạn đọc nào muốn quan tâm tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này xin đọc bài: “Lý thuyết về cấu trúc cơ thể con người” của tôi.
[2]Về vấn đề này, nếu bạn đọc nào muốn tìm hiểu kỹ hơn, xin đọc bài “Sự tồn tại của chất “ÊTE” và ý nghĩa triết học của nó; và bài “Về trường thống nhất và Vật chất nguyên thủy”, trong cuốn sách “Tìm hiểu ý nghĩa câu “Bổn lai vô nhất vật” trong bài kệ của Lục tổ Huệ Năng” của tôi.
[3] Trích: “Thuyết tương đối cho mọi người”, tác giả: Tác giả: Martin Gardner, Dịch giả: Đàm Xuân Tảo, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, năm 2002.
[4]Để hiểu rõ hơn về vấn đề về thế giới biểu kiến này, mời các bạn đọc hai bài viết có liên quan là bài viết “Thế giới biểu kiến trong mỗi con người” và bài viết: “Tìm hiểu cơ chế phản ánh thế giới khách quan vào trong tâm thức chủ quan của con người.” của tôi có trong cuốn kỷ yếu này.
[5]Mời bạn tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết: “Tìm hiểu cơ chế phản ánh thế giới khách quan vào trong tâm thức chủ quan của con người.” của tôi có trong cuốn kỷ yếu này.
[6] Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài “Bàn về linh hồn bất diệt” của tôi.
TÂM LINH ĐẤT VIỆT
Ahlđ - Ngnd Nguyễn Đức Thìn
UV BQL Di tích LSVH Đền Đô
Đình Bảng -Từ Sơn - Bắc Ninh
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học diệu kỳ của thế kỷ XXI. Có bao điều còn tiềm ẩn trong thiên nhiên đất trời và trong chính mỗi con người. Tìm hiểu, làm sáng tỏ điều này cần thiết và bổ ích vì điều tiềm ẩn ấy là năng lượng, phát hiện được sẽ phục vụ cuộc sống, làm cho cuộc sống phong phú sinh động hạnh phúc hơn.
Con người ta sống có biết bao kênh năng lượng truyền vào. Lực tâm lí mạnh như lực vật lí. Năng lượng có thể biến thành vật chất và vật chất có thể biến thành năng lượng. Tâm linh là điều linh thiêng từ tâm mà ra. Con người là động vật cao cấp mới có tâm linh. Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, kỳ lạ lắm. Các vĩ nhân có hào quang tỏa sáng là thực. Đó là người "Đạo cao - Đức trọng". Đạo cao thì long hổ phủ phục. Đức trọng thì quỉ thần thất kinh. Tâm linh là năng lượng đặc biệt ở các mức độ khác nhau trong mỗi cơ thể người. Con người phải khổ luyện để "Đạo cao - Đức trọng ", sống đẹp đời, nhân ái và trí tuệ. Nghiên cứu khoa học tâm linh và thực nghiệm tâm linh rất cần thiết cho cuộc sống đương đại, bởi như nhà bác học Anh - Xtanh đã nói: "Khoa học phải tâm linh mới có niềm tin thực hiện. Nhưng tâm linh phải khoa học mới đúng đắn".
Đảng, Nhà nước và nhân ta đã vừa tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thành công. Dấu ấn này đi vào lịch sử nối nghìn xưa với nghìn sau với bao khát vọng "Con Rồng Việt Nam bay lên", khát vọng đất nước con người Việt Nam phát triển tới đỉnh cao hạnh phúc. Cảm hứng này cho ta tình cảm và sức mạnh hành động yêu Tổ quốc, yêu Đồng bào, ước mơ " Nghìn xưa Đại Việt Thăng Long - Nghìn sau sáng đẹp con Rồng Việt Nam ".
Thăng Long - Rồng bay lên là linh khí của đất trời Việt Nam mình, là Tổ quốc dáng Rồng lớn bay lên bên biển Đông của Thái Bình Dương. Đất nước có nhiều vùng "Địa linh, nhân kiệt, xuất nhập hanh thông" (Đất thiêng, người giỏi, ra vào may mắn). Đức Vua Thái Tổ Lý Công Uẩn, người con của đất thiêng tâm điểm hương Cổ Pháp (nay là Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh) là một Phật tử thuần thánh, là "Người khổng lồ về nhân ái và trí tuệ, một nhà tổ chức vĩ đại, đa năng và toàn diện" đã "đứng lên, vượt qua mây núi Hoa Lư" nhìn rộng và xa mà tìm thấy đất Đại La là chân trời "Trung tâm của trời đất nơi có thế hổ phục, rồng chầu, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sử mãi muôn đời..." mà ban rõ trong "Thiên đô chiếu" để thu năm Canh Tuất - 1010 dời đô từ Hoa Lư ra, định đô Thăng Long "Vì muôn ức đời con cháu...", vì chính thế hệ chúng ta hôm nay và con cháu chúng ta mai sau. Thăng Long là "Rồng bay lên". Đặt tên kinh đô là Thăng Long thật huyền diệu và kỳ bí, nhưng thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của lãnh tụ và của cả dân tộc trước một bước ngoặt đổi mới kinh đô để đổi mới đất nước, từ nơi thế thủ ra nơi thế mở, từ nơi núi non hiểm trở ra nơi đồng bằng thuận lợi cả giao thông thủy bộ, tạo hùng khí phát triển "Rồng bay lên" cho cả đất nước, tương xứng như một tuyên ngôn đổi mới, là sự đổi mới cả trong tư duy chính trị lẫn trong kinh tế xã hội, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử xây dựng đất nước của dân tộc ta. Ban "Chiếu dời đô" và thực hiện được ý tưởng này là Lý Thái Tổ thể hiện sự hiểu biết phong thủy, địa lý sâu sắc, tài trí thao lược, có sức mạnh lớn về tổ chức và sức mạnh lớn về tâm linh. Mắt Lý Thái Tổ đã được nhà thơ ngợi ca: "Mắt chứa thời gian, chứa không gian / Nhìn trước nghìn năm mắt địa bàn / Vạn dặm phù sa bồi lịch sử / Dời đô Rồng hiện nước sang trang". Thật sự là Lý Thái Tổ với việc định đô Thăng Long là có tầm nhìn chiến lược vĩ đại, tầm nhìn thiên niên kỷ. Tầm nhìn của nhà Tiên tri ngoại cảm tâm linh vĩ đại, dự đoán chính xác cho tương lai.
Một nghìn năm đã qua, lịch sử bao sự thăng trầm. Thăng Long từng là Đông Đô dưới triều Hồ, Đông Quan khi giặc Minh xâm lược, Đông Kinh thời Lê Sơ - Lê Trung hưng, Bắc Thành khi Tây Sơn ra và là Hà Nội năm 1831 do Vua Minh Mệnh triều Nguyễn chuyển đô vào Huế, đổi thành Thăng Long là tỉnh Hà Nội. Hà Nội là trong dòng sông, nhưng hào khí Thăng Long vẫn từng ngày nhân lên trong lòng dân tộc, trong mỗi công dân của Tổ quốc, Rồng vẫn bay lên bên bờ biển Đông. "Thiên đô chiếu" của Lý Thái Tổ là bản tuyên ngôn chính xác về địa lí chiến lược, địa lí chính trị, địa lí quân sự, địa lí kinh tế, địa lí văn hóa... Xây dựng và bảo vệ non sông Đại Việt cường thịnh - Thiên hạ thái bình.
Năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, khai sinh nước VNDCCH. 11 ngày sau đó, ngày 13-9-1945 ( hôm đó là 8-8-Ất Dậu, ngày giỗ đức Vua Lý Thánh Tông, Người đã đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt, vẫn là đề cao tinh thần tự tôn, tự cường, tự chủ của dân tộc ), Bác Hồ về Đền Đô lần đầu, cùng nhân dân tưởng niệm Lý Bát Đế, trước khi Người cùng nhân dân bầu cử Quốc hội khóa I thành công, trước khi Người cùng Quốc hội khóa I quyết định lấy Hà Nội là thủ đô của nước VNDCCH, ngày nay là CHXHCNVN để mãi mãi Thăng Long do Lý Thái Tổ khai sáng vẫn là trái tim của Tổ quốc thân yêu. Giờ đây là Hà Nội, thủ đô anh hùng, thủ đô của trí tuệ, niềm tin và hi vọng, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, thủ đô của những phẩm giá con người, thành phố vì hòa bình không riêng của dân tộc Việt Nam và còn của bạn bè quốc tế. Dưới tên VNDCCH xưa và CHXHCNVN nay có dòng chữ " Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" đó là khát vọng của dân tộc, của nhân dân và đó là hào khí Thăng Long, bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhân dân mong muốn nhân dịp kỷ niệm 1000 Thăng Long - Hà Nội, Quốc hội lại đổi tên Thăng Long cho Thủ đô ta thì thật ý nghĩa, phát huy truyền thống của ông cha, tiếp tục tạo ra và làm ngời sáng lên hào khí Thăng Long - hồn thiêng sông núi, sức mạnh vô biên của dân tộc Đại Việt - Việt Nam anh hùng. Lý Thái Tổ và Hồ Chí Minh là những người tâm linh vĩ đại. Trong lòng dân, Người là Thánh Nhân.
Có nhiều điều tưởng như bí ẩn nhưng là chuyện thực, mang yếu tố tâm linh lạ lùng. Lý Thái Tổ sinh năm Giáp Tuất (974), chính thức làm lễ đăng quang xuân năm Canh Tuất - 1010 và định đô Thăng Long thu năm Canh Tuất (1010). Triều Lý kết thúc năm Bính Tuất (1225)... ứng chuyện chùa ứng Thiên Tâm ( từc Chùa Cổ Pháp - Chùa Dận nơi Lý Công Uẩn ra đời, trước đó có con chó lưng lông vằn rõ chữ "Tuất thiên tử".
Nhà Lý trị vì đất nước 216 năm (1009 - 1225) 9 đời Vua, thực quyền chỉ có 8 Vua là Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. 8 đức Vua này trị vì đất nước 214 năm, ứng "Thiên đô chiếu" của Lý Thái Tổ có 214 chữ.
Lý Thái Tổ khi đăng quang rằm tháng Ba năm Canh Tuất - 1010 đã đặt niên hiệu là Thuận Thiên, làm theo ý trời. Đền Đô vốn là Thái miếu của nhà Lý do Lý Thái tổ cho xây dựng vào năm 1019 ở thế đất dáng 8 đầu của tám con Rồng. Vậy nên từ thời Trần, nhân dân thờ 8 đức Vua triều Lý ở Đền Đô xây dựng như cung kinh thành. Vì vậy, Đền Đô cũng gọi là Đền Lý Bát Đế. Trong Đền, từ xưa đã có bức Hoành phi ghi bốn chữ "Cổ Pháp triệu cơ" (Cổ Pháp là đất dựng cơ nghiệp - hiểu trong văn cảnh này là cơ nghiệp nhà Lý).
Riêng Lý Chiêu Hoàng, Vua thứ 9 của nhà Lý làm Vua 2 năm cuối khi mới 8 tuổi, rồi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh nên người xưa thờ riêng ở Đền Rồng nhỏ xinh ở phia tây của Lý hương Cổ Pháp, nơi ấy chiều về hoàng hôn xuống, trái với Đền Đô ở phía đông của làng nơi sáng ra mặt trời lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thời là Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc có nhiều bí danh, trong đó có bốn bí danh họ Lý (Lý Thụy, Lý Mỗ, Lý Phát, Lý An Nam).
Sau ngày nước nhà giành được Độc lập, Người đã bốn lần về với Cổ Pháp - Đình Bảng - Đền Đô, quê hương nhà Lý: Lần đầu ngày 13-9-1945, lần hai ngày 5-2-1946, lần ba ngày 30-10-1946, lần bốn ngày 17-12-1955.
Bác Hồ khi hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc đã rất coi trọng bồi dưỡng thế hệ trẻ. Bác cho tám thiếu niên được mang tên họ Lý để tạo ra một dòng họ Lý cách mạng. Đó là: Lý Tự Trọng, Lý Văn Minh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tự, Lý Nam Thanh, Lý Trí Thông, Lý Phương Đức, Lý Phương Thuận. Những người này đã trở thành những thanh niên yêu nước, phẩm chất tuyệt vời. Lý Tự Trọng tên khai sinh là Lê Văn Trọng quê ở Hà Tĩnh đã để lại cho đờì câu nói bất hủ: " Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không có con đường nào khác". Lý Anh Tự là Nguyễn Sơn quê ở Hà Nội trưởng thành là lưỡng quốc tướng quân, tướng của Việt Nam và tướng của Trung Quốc.
Di chúc của Bác Hồ, phần về việc riêng có 79 từ ứng với 79 năm cuộc đời của Bác. Cuộc đời này là cuộc đời của một Thánh nhân, cuộc đời của một anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn thế giới, Mao Trạch Đông đã đề từ viếng " Hồ Chí Minh chí khí tráng sơn hà, ái quốc, anh hùng duy hữu nhất / Minh tinh quang vũ trụ, Á, Âu hào kiệt thị vô song ". Bác Hồ là nhà Tiên tri ngoại cảm tâm linh vĩ đại đã dự báo chính xác và tổ chức thực hiện thành công bao việc lớn cho Tổ quốc độc lập Tự do, nhân dân ấm no hạnh phúc. Cuộc đời của Người gắn bó với lịch sử dân tộc mình và Người làm rạng rỡ lịch sử dân tộc mình.
Đền Đô nơi thờ tám đức Vua triều Lý mãi mãi in dấu chân Bác Hồ. Nơi đây huyền diệu tâm linh, lấp lánh hồn nước, tình quê, tình người. Nơi đây khí thiêng hội tụ, có sự lôi cuốn tiềm ẩn. Đền Đô bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn năm 1952, được xây dựng lại từ năm 1989 trên nền Đền cũ, là một bằng chứng về sức sống của nhân dân Việt Nam anh hùng. Người về Đền Đô ngày nay, trong tình cảm lớn uống nước nhớ nguồn, là được gặp các vĩ nhân định đô Thăng Long - Hà Nội : Lý Thái Tổ - Hồ Chí Minh, vui cùng nhau nối nghìn xưa với nghìn sau, vinh danh hào khí Thăng Long - vinh danh thời đại Hồ Chí Minh, mỗi người đều cùng gắng làm một người chân chính sống say ước mơ và hành động. Sự thanh thản tâm linh cho ta niềm tin sức mạnh, thương quí nhau, giúp nhau cùng sống đẹp tình người. Đất giàu yêu nhiều, đất nghèo thương lắm. Đất thiêng chính ở lòng mình quí trọng, gắn bó. Dù đi khắp chân trời góc biển, góc tâm hồn vẫn gửi gắm nơi quê, nơi chôn nhau cắt rốn của bao kiếp người.
Lễ hội Đền Đô năm Đinh Hợi 1997, khi Bắc Ninh vừa tái lập, theo tâm thức của người dự lễ hội thì tám đức Vua triều Lý đã hiển linh, vì họ cùng nhìn thấy "Bát Đế vân du" trên bầu trời Đền Đô vào chính ngọ ngày Rằm tháng Ba, đại lễ đăng quang đắc tâm linh, khi hàng nghìn người đang cùng thành kính lễ Vua và đội tế thì hành tế. Người người đã vui reo. Tôi thì camêra thu được hình đó, rồi làm thơ cho lời bình của phim "Bát diệp trùng quang - Bát vân long / Hiển linh giây phút rộn muôn lòng / Bát Đế vân du ngày lễ hội / Cổ Pháp triệu cơ Lý đăng quang / Địa linh Thiên ứng tâm nguồn cội / Nhân kiệt định đô đất Thăng Long / Hậu duệ ơn Vua thêm hùng khí / Đại Việt - Rồng lên rạng núi sông ". Chỉ là trong khoảnh khắc tám vầng mây hiện trên đỉnh Đền Đô nhưng là sự giao cảm giữa trời và đất, giữa thiên nhiên và con người, giữa xưa và nay. Cuộc sống có tâm linh.
Đền Đô nơi nguồn cội tâm linh cũng là nơi khơi nguồn nghệ thuật. Là người ghi tư liệu lịch sử Đền Đô, tôi chụp được nhiều hình ảnh lạ ở Đền Đô chân thực tự nhiên, những năm trước bằng máy cơ, phim nhựa và giờ đây là bằng máy ảnh kỹ thuật số vẫn chân thực tự nhiên.
Ngày 5-7- Mậu Dần (26-8-1998), giỗ đức Vua Lý Anh Tông. 8 giờ bắt đầu khởi lễ, tôi đã chụp được chùm ảnh ghi hình những vầng mây bay từ Thọ lăng Thiên Đức nơi yên nghỉ của các đức Vua triều Lý trước Đền Đô một cây số bay về Đền Đô, tụ trên đỉnh Đền đến 45 phút trong thời gian Ban tế hành tế tưởng niệm Lý Bát Đế , khi tế xong những vầng mây này tản tại chỗ. Từ các vị trí khác nhau, tôi đã ghi hình, rồi đặt tên cho những ảnh in ra như "Tiếng vọng cội nguồn", " Bát Đế hiển linh"...
Tôi cũng đã chụp được ảnh "Hoàng long linh hiện" một dải mây rồng vàng từ Thăng Long - Hà Nội bay về Đền Đô, đến đỉnh Đền thì tản lúc 4 giờ 45 phút ngày 1-9-1998, khi bắt đầu khởi rước từ Đền Đô ra thủ đô mừng ngày Hội non sông, chào mừng 300 năm Sài gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh này gợi nhớ chuyện xưa mùa thu năm 1010 khi Thái Tổ Lý Công uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Thuyền đỗ dưới chân thành, có Rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự bay lên, cho là điềm lành, đức Vua đã đặt tên kinh đô là Thăng Long. Khoảnh khắc lạ kỳ rất thực tâm linh và hiện hữu này đã được ghi kịp vào phim nhựa của chiếc máy cơ để tốc độ 30, ống kính 4, vô cực, có đèn phát sáng cũng chẳng tới. Thật là "Đền Đô một thoáng Rồng vàng hiện / Trời đất ân tình tụ khí thiêng / Đình Bảng - Người về tâm đức thiện / Rông hổ tương phùng thỏa tâm linh ". Ảnh "Hoàng long linh hiện" chụp vào giờ Dần ngày 1-9 của năm Mậu Dần (1998), tôi sinh giờ Dần ngày 1-9 của năm Canh Thìn (1940), thật là cơ duyên. Vẫn là rồng hổ tương phùng - cát tường. Hàng chục bạn đồng nghiệp có máy ảnh lúc ấy ở đó không kịp chụp được đã rất tiếc.
Về Đền Đô cùng nhân dân tưởng niệm Lý Bát Đế ngày 21-1-2009, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thân tình nói với đồng bào, đồng chí: "Những sự tích và những đám mây ở đây là rất xúc động, rất linh thiêng. Nó báo hiệu một cái gì đó vừa lung linh trong truyền thống của dân tộc mình, vừa sáng chói các triển vọng của non sông đất nước ta. Nó thể hiện một cái bề sâu và sự bền vững văn hóa Việt Nam ta..."
Chúng ta đang sống những ngày vẻ vang của sự đổi mới. Tâm linh làm cho ta thanh thản lòng, nhân ước mơ đẹp. Tâm thiện đôn hậu thành kính tưởng nhớ tiền nhân cho lòng giàu nhân ái và trí tuệ. Tôi đã gặp được bao người nhân nghĩa về Đền Đô và chụp được những ảnh ngời sáng tình người, tình quê. Đó là hình đẹp của thiên nhiên - đất nước - con người Việt Nam dâng lên Tổ quốc mừng trái tim Thăng Long - Hà Nội 1000 năm.
Đền Đô, tháng 12-2010
THẤU HIỂU VỀ TÂM LINH ĐỂ XỬ SỰ VIỆC ĐỜI ĐÚNG ĐẮN
Bùi Hữu Giao
(Tham luận đọc tại hội thảo tâm linh toàn quốc tháng 12/2010)
"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" Bác Hồ đã nói câu này từ năm 1945. Một dân tộc dốt khi và chỉ khi có quá nhiều công dân dốt. Càng dốt, càng dại; càng dại, càng hại. Tục ngữ có câu: "Con dại cái mang". Tôi nêu câu hỏi: "Ta dại, ai mang ?" Bố mẹ dại, ông bà dại, thủ trưởng dại, lãnh đạo dại, ai mang?
42 năm nay, tôi dành toàn bộ thời gian rãnh rỗi để đi tìm phương thuốc đặc trị cho căn bệnh dốt nát, căn bệnh của toàn nhân loại, không ai không mắc. Tìm được phương thuốc này là có lợi cho toàn nhân loại. Ai cũng biết: Ít kiến thức là người dốt. Ta không thể học hàng tỉ kiến thức. Vậy ta khắc phục cái dốt, cái dại bằng cách nào? 350 năm trước La Rochefoucauld đã tìm ra 3 cái ngu dốt của loài người. Ông viết: "Ở đời có 3 cái ngu dốt. 1 là ngu dốt vì không biết những kiến thức mọi người cần phải biết. 2 là ngu dốt vì biết sai những cái đang biết. 3 là ngu dốt vì biết những cái không cần biết". Ai bị nhiễm cả cái ngu dốt này thì mạt luôn. Trong ba cái ngu dốt này, đáng sợ nhất là cái số 1 và số 2. Vậy những kiến thức mọi người cần phải biết là gì?
Đến nay, lời đáp đúng cho câu hỏi này đã được tìm thấy. Chỉ có 40 loại, trong đó có nhiều loại chỉ cần học 5 - 10 phút nhi?u l?m là một vài giờ tối đa là một vài ngày là đủ kiến thức để thực hiện cả đời. Trong 40 loại đó có 1 loại là kiến thức về tâm linh. Vậy kiến thức tối thiểu về tâm linh mỗi chúng ta cần phải biết là gì? Theo tôi, kiến thức đó bao gồm đó là 5 nội dung sau:
1. Thế giới tâm linh là có thật không thể bác bỏ.
Hàng ngàn năm qua, nhất là trong vài thế kỷ gần đây, hiểu biết của loài người về thế giới âm ngày càng phong phú, càng chính xác. Sách vở viết về thế giới âm trên toàn thế giới trong những năm gần đây ngày càng nhiều. Ở Việt Nam, trong hơn chục năm qua kể từ khi bộ môn cận tâm lý được phép hoạt động, rất nhiều nhà ngoại cảm, những người có khả năng giao tiếp với thế giới âm đã cho ta biết rất nhiều thông tin về thế giới âm, chứng tỏ thế giới âm là có thật. Không phải đến gần đây thế giới âm mới xuất hiện mà thế giới âm tồn tại song song với thế giới dương kể từ khi có loài người trên quả đất.
Không phải chỉ con người khi chết mới có vong xuất hiện ở thế giới âm mà cả các sinh vật hạ đẳng khi chết cũng có vong. Ví dụ một con rắn bị đại tá Hoàng Tiềm giết ở Kontum, 30 năm sau, khi ông tu luyện tại một chùa ở Bắc Ninh, vong rắn đã về trả thù làm cho việc tu luyện của ông gặp trở ngại. Sau khi nhà ngoại cảm xử lý đúng với vong rắn làm cho nó chịu khuất phục, nó không trả thù nữa, từ đó ông tu luyện mới có kết quả. Có người trước đây đã giết nhiều chim, cá, cua, ghẹ cũng bị vong của những con vật ấy gây khó khăn cho việc tu luyện.
Không phải chỉ những người đã sống trên dương thế khi chết mới có vong mà cả các bào thai còn rất ít tháng tuổi bị nạo, hút, bị băng huyết, xảy thai mà người có trách nhiệm không xử lý đúng đắn với các hình hài mới hình thành ấy vẫn bị vong của các bào thai ấy gây nhiều tai hoạ, có người điêu đứng luôn.
Thơ Trần Nhuận Minh có câu:
Những con lợn
Nuôi bằng thai nhi nạo
Khi bị chọc tiết
Khóc như người.
Nhiều sách vở của Phật giáo đã viết về lĩnh vực này. Ở đây, tôi xin nêu câu chuyện nghiên cứu thế giới âm của tiến sĩ vật lý Hamud El Sarim người Ai Cập. Sau khi lấy được bằng tiến sĩ vật lý năm 1864 ở Đại học Oxford, Hamud đã sang Tây Tạng nhập thất, tu luyện 10 năm. Sau đó ông có thể thoát xác, xuất hồn sang thế giới âm, kết bạn với rất nhiều người ở thế giới âm, ông đã để cả đời nghiên cứu thế giới âm. Ông đã giúp cho nhiều người mới chết hay chết đã lâu, giúp cho cả con cháu họ ở dương thế hiểu đúng, làm đúng để sống hạnh phúc hơn. Ví dụ: Ông gặp một vong chết đuối 60 năm mà không siêu thoát (vẫn bị ngộp nước) ông giải thích cho vong, vong không hiểu, không nghe. Ông nhờ bạn tìm địa chỉ con cháu của vong, khi về dương thế ông đến gia đình con cháu của vong chỉ cho họ cách làm lễ cầu siêu cho vong, sau đó vong mới siêu thoát.
Cách đây hơn 100 năm, ở tuổi xấp xỉ 70, ông đã gặp một đoàn các nhà khoa học hàng đầu thế giới, các giáo sư, tiến sĩ của trường Đại học Harvard, Đại học Yale, Học viện hoàng gia Anh. Trong một buổi tiếp khách ngắn ngủi, ông đã làm cho các nhà khoa học đó - những người vốn không tin thế giới âm - bị khuất phục hoàn toàn. Ông giải đáp mọi câu hỏi hóc búa của họ với những lập luận không thể bác bỏ. Ông điều khiển người âm biểu diễn trước mắt các nhà khoa học để họ nhìn tận mắt, sờ tận tay, làm cho họ không thể không tin. (Mời quý vị xem cuốn Hành trình về phương đông của GS Spalding)
2. Sau khi chết, ta trở về thế giới âm như thế nào?
Theo sách Phật giáo, khi sống trên dương thế mỗi người tạo một cái nghiệp, tuỳ theo nghiệp tốt hay xấu, khi chết vong sẽ nhập vào một trong 6 cõi (lục đạo) là:
2.1.Cõi trời hay cõi Phật : Là nơi thanh thoát yên vui, dành cho những người khi sống làm được nhiều việc phúc, thiện, tốt lành, cũng như những người đời trước và đời này đã tạo được nghiệp tốt, được nhân dân tin yêu mến phục.
2.2.Cõi người : Dành cho những người tạo được nhiều nghiệp lành, ít nghiệp dữ, ít sai trái. Vì vậy ở cõi người: có người hạnh phúc, kẻ bần hàn, kẻ an vui, người đau khổ.
2.3.Cõi Atula : Dành cho những người khi còn sống thường kiêu hãnh, ham danh lợi, tự đắc, huênh hoang, những người tu hành tới cấp cao mà còn đầy tham, sân si, nóng nảy, tham lam…Cõi này gồm hai tầng thượng và hạ.
2.4. Cõi súc sinh : Dành cho những kẻ gian manh, xảo quyệt, hối lộ, tham nhũng, vơ vét của công, đặt điều vu khống cho người khác phải vào tù, cướp của công làm của tư, đoạt tình, đoạt tiền của người khác không thương tiếc.
2.5. Cõi ngạ quỉ : Dành cho những kẻ chạy theo vật chất, ham muốn xác thân, loại mua bán ma tuý bắt cóc hãm hiếp phụ nữ.
2.6. Cõi địa ngục : Dành cho những kẻ đại gian ác, vô lương tâm, những kẻ chuyên tàn sát, khủng bố, gây đau thương cho nhiều người. Hamud cho biết: cõi này còn dành cho những người giết mổ gia súc. Theo tà giáo, những người đánh bom tự sát sẽ được lên thiên đàng. Điều đó chỉ đánh lừa những người ít học, ngu dốt. Ai gây thương đau cho nhiều dân lành, phải vào địa ngục.
Theo TS Hamud, người đời khi chết sẽ nhập vào một trong bảy cảnh giới (tương tự như trên). Nhưng tuyệt nhiên không có cảnh quỷ sứ hành hình tội nhân ở địa ngục. Chỉ riêng cái thể vía nặng như cái cùm bao quanh vong của những kẻ đã gây nhiều nghiệp chướng ở dương thế, giam cầm họ, không cho họ được lên cảnh giới cao, không thể đầu thai, đã đủ cho họ khốn khổ rồi. Lại thêm cái tham vọng của họ rất cao, khát thèm ăn uống mà không được thoả mãn, làm cho họ khốn khổ thêm.
3.Rời dương thế, ta mang được gì về thế giới âm.
Sau khi chết, ai cũng ra đi với hai bàn tay trắng, nghĩa là mọi của cải vật chất, họ đều để lại 100% ở cõi trần. Dù có chôn theo của cải, chôn cả người sống để hầu hạ ở thế giới âm, điều đó chẳng có tác dụng gì mà còn gây tai hoạ, thất đức, gieo thêm mầm tội ác nữa. Vậy khi chết, ta mang theo được những gì? Ta mang theo 3 cái:
a. Cái nghiệp: Cái nghiệp của một người được tạo từ nhiều tiền kiếp và tạo thêm trong kiếp sống vừa kết thúc. Toàn bộ cái nghiệp ấy, con người mang theo sang thế giới âm và mang theo trong các hậu kiếp, dù họ ở thế giới âm hay tái sinh trên dương thế.
b. Cái tính tình: Con người khi sống ở dương thế có tính tình như thế nào thì cái tính tình ấy còn tiếp tục mang theo sang thế giới âm. Có người, khi ở dương thế có tính tình rất dễ thương làm nhiều việc tốt, khi sang thế giới âm cái vong linh hay hương linh của họ vẫn tiếp tục làm những việc tốt. Có người ở dương thế có tính tình rất khó chịu, gây nhiều khó khăn, khốn khổ cho người thân, sau khi chết, họ vẫn tiếp tục gây khó khăn cho người thân và cho những bạn bè của họ ở thế giới âm.
c. Khối tri thức: Khi sống trên dương thế, con người đã tích luỹ được nhiều kiến thức, khi sang thế giới âm, vẫn mang theo khối tri thức ấy. Trong cuốn Con đường mây trắng, tác giả Govinda đã gặp 2 đứa trẻ tái sinh mới 4 đến 7 tuổi vốn kiếp trước là 2 đại đức rất uyên bác và một vị đã từng làm vua và đã làm được rất nhiều việc tốt ở dương thế. Khối tri thức của ba người này đem theo sang thế giới âm. Khi tái sinh, họ tiếp tục đem trở lại dương thế. Một trong ba vị đó là một đại đức, khi tái sinh, mới 6-7 tuổi đã ngồi trên chính điện điều hành buổi đại lễ trong tu viện như trong tiền kiếp. Sau khi cậu gặp thống đốc Miến điện năm 1929 là Sir Henry Butler, Thống đốc đã cho cậu bé đi khắp đất nước nói chuyện, kể cả trong các nhà tù để khai tâm cho những tên tù ác ôn nhất. Mới 7 tuổi cậu đã được đưa đi kiểm tra kiến thức để lấy bằng tiến sĩ phật học .
4. Việc học tập của người âm :
Bác sĩ Bandyo, cựu giám đốc bệnh viện Calcutta (Ấn Độ) chuyên nghiên cứu các bệnh miền nhiệt đới, là một giáo sư đại học nổi tiếng thế giới về giải phẫu, ông đã chữa khỏi 100 ca bệnh lạ lùng mà các bác sĩ khác bó tay. Trong một năm ông đứng đầu danh sách 10 người được đề nghị trao giải nobel. Cuối cùng ông thất bại trước một bé gái 13 tuổi bị bệnh âm. Nếu đứa bé chết ông vẫn có thể được trao giải nobel. Nhưng đứa bé được thần linh chữa khỏi trước mắt ông trong một đêm. Hôm sau Hội đồng y khoa Ấn Độ yêu cầu ông cho biết loại thuốc đã dùng để chữa ca bệnh này, ông nói sự thật không ai tin. Ấn Độ mất giải nobel, họ vô cùng tức giận, họ đề nghị trục xuất ông và ông trở thành một lang băm, phải về ở ẩn chữa bệnh từ thiện. Sau khi tu luyện, ông mới biết, trong một tiền kiếp xa xôi, ông là một thầy thuốc giỏi nhưng ông phủ nhận các quyền năng huyền bí và chê bai những người có đức tin hay cầu nguyện đức mẹ.
Tất cả các thầy thuốc đông tây y giỏi đều thất bại trước bệnh âm. Nhưng ở nước ta hiện nay có rất nhiều nhà ngoại cảm có thể chữa khỏi bệnh âm như bà Bạch Ngọc Hoa, Ông Phùng Long Biên, bà Trần Yên Nguyên, ông Đỗ Vạn Thông v.v. . Bệnh âm là những trường hợp bệnh lạ lùng không biết nguyên nhân vì đâu, không bệnh viện đông tây y nào chữa khỏi. Những người chữa bệnh âm toàn chữa miễn phí. Vì vậy số bệnh nhân nghèo tìm đến rất đông cho nên nhiều người bị nhà cầm quyền địa phương cấm chữa. Thậm chí bị bắt vào tù như cô Nguyễn Thị Kim Hồng ở Vườn Thiên Sứ, Long An. Không những họ chữa được bệnh âm mà họ còn giúp cho người khác chữa bệnh âm, như ông Phùng Long Biên. Lê Duy Bằng ở đội 6 xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh bị gỗ đè chết, chôn ở nông trường Việt Đức, Đắc Lắc, đã được Phùng Long Biên giúp cho đi học 1 lớp dược thượng thiên. Sau ba tháng học, vong Lê Duy Bằng đã giúp chị dâu Dương Thị Tuyết chữa được bệnh cho người và gia súc bằng thuốc nam. Sau đó ông Phùng Long Biên còn giúp cho vong Lê Duy Bằng học lớp gia sự. Một tháng sau, cô Tuyết đã đã xem gia sự cho nhiều người cho đến ngày nay nhờ chỉ dẫn của vong Lê Duy Bằng.
Bà Trần Yên Nguyên kiến trúc sư nghỉ hưu, hiện ở Hà Nội. Bà có đứa con theo học võ sư Bùi Long Thành và mắc bệnh âm. Các thầy thuốc đông tây y không tìm ra bệnh, không chữa được. Bằng phương pháp chữa bệnh âm, bà Nguyên đã chữa khỏi cho con mình, sau đó bà chữa khỏi bệnh âm cho rất nhiều người, cả ở trong nước và ngoài nước.
5. Hiểu biết đúng để sống hạnh phúc hơn:
Sống trên vũ trụ này, mỗi người có nhiều tiền kiếp và hậu kiếp. Sau khi chết, con người có thể tái sinh. Vì vậy, ông cha ta thường nói: "Sống gửi, thác về". Sống trên dương thế là sống tạm, chết trở về thế giới âm mới là về thế giới vĩnh hằng. Tất cả các kiếp của một người, dù ở dương thế hay âm thế, đều gắn chặt với nhau. Nếu tiền kiếp tốt thì sẽ tạo hậu kiếp tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Năm 1982 viện Gallup đã mở một cuộc thăm dò rộng khắp nước Mỹ về những vấn đề cận tử. Kết quả, Viện đã nhận được thông tin từ 8 triệu người, hầu như tất cả đều thay đổi thái độ sống. Nghĩa là trước đây, họ sống như tâm lý bình thường của người đời tham lam, giận giữ, tranh chấp, tự ái v.v. nay họ sống hướng về nội tâm, hướng về đấng tối cao để sống hợp đạo lý hơn, tâm hồn thuần hơn theo kiểu các nhà tu hành, làm việc thiện nhiều hơn, đọc sách thiền, tự tập thiền, tìm hiểu triết lý sống của Phật giáo nhiều hơn.
Tóm lại: qua những kiến thức đã nêu trên, ta thấy dù ở thế giới dương hay thế giới âm, con người phải tu luyện, phải sống đúng đạo lý, đầu óc luôn nghĩ những điều lành, làm nhiều việc tốt thì tâm hồn thanh thản hơn, tuổi thọ cao hơn, sung sướng hơn, kiếp sau cũng hạnh phúc hơn, con cháu họ cũng được hưởng cái hồng ân do bề trên tạo dựng. Còn những kẻ tham nhũng nhiều tỉ, họ có đem một vài tỉ làm từ thiện, việc đó không cứu được vong linh họ sau này thoát khỏi những cảnh giới thấp, đầy khốn khổ.
Bùi Hữu Giao
0989.728.019 - 0650.3823.930
Xem tiếp 5 |