CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học tâm thức & tôn giáo » Ấn Độ Giáo  » Chi tiết
 
Tính đồng nhất của đời sống.
Hàng ngàn năm qua, dân Ấn Độ, trẻ hay già đều băn khoăn về cùng câu hỏi liên quan tới chúng ta ngày nay. Đôi khi họ cố đoán con người từ đâu đến và con người đi về đâu sau cuộc sống. Họ cũng đặt thêm vấn đề như chúng ta.

     Hàng ngàn năm qua, dân Ấn Độ, trẻ hay già đều băn khoăn về cùng câu hỏi liên quan tới chúng ta ngày nay. Đôi khi họ cố đoán con người từ đâu đến và con người đi về đâu sau cuộc sống. Họ cũng đặt thêm vấn đề như chúng ta. Thế giới được tạo ra như thế nào và tiếp tục ra sao? Mục đích của thế giới là gì? Sự khác biệt giữa đúng và sai là gì? Tôi là gì? Vị trí của tôi trong thế giới này là gì? Làm sao tôi có thể tìm ra chính tôi?

     Qua nhiều thế kỷ, người Ấn Độ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi ấy, họ tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ kinh nghiệm của họ trong cách sống. Mỗi thế hệ đưa ra một số đề nghị tiếp theo về loại cuộc sống tốt nhất và lối sống tốt nhất trong vũ trụ. Sau này, người ta quyết định một số các đề nghị ấy phải được viết ra để họ không quên và thay đổi vì đôi khi chúng vô tình chỉ được nói bằng miệng. Những đề nghị trên giấy tờ trở thành kinh của Ấn Độ Giáo. Một số kinh cổ đến nỗi không ai biết khi nào chúng được đưa ra lần đầu tiên những câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi của con người.
     Những kinh sách cổ nhất là những câu thơ và những bài thánh ca cổ, gọi là Vệ Đà được coi như có khoảng 3000 năm trước. Brahamanas -- luật lệ mà những thầy tu thi hành trong nghi lễ thờ cúng, có vào khoảng giữa 1200 và 1000 năm trước công nguyên. Kinh Upanishads (U Bà Ni Sà Đa) có vào khoảng 800 năm trước công nguyên, là những câu trả lời của các giáo sĩ sống ẩn dật nổi tiếng vào thời gian đó trước những câu hỏi về đời sống và vũ trụ. Những thiên Anh Hùng Ca vĩ đại là những câu thơ triết lý và đạo lý về những anh hùng truyền thuyết và các vị thần. Những thiên anh hùng ca này là những truyện cổ được kể lại qua nhiều thế hệ trước khi cuối cùng được viết vào thế kỷ đầu công nguyên. Một chương ngắn của Thiên Anh Hùng Ca, Dáng đi Bhavagavad Gita, trở thành một phẩm tôn giáo được ưa thích ở Ấn Độ.
     Nếu các bạn nhìn tất cả kinh sách này cùng một lúc, bạn sẽ thấy "kinh thánh" của Ấn Độ Giáo dài hơn kinh thánh của Cơ Đốc và Do Thái Giáo nhiều. Mặc dù những phẩm Ấn Độ Giáo đã được dịch sang Anh Ngữ từ nguyên bản tiếng Phạn, rất có thể có những phần của kinh này bạn không thể hiểu được nếu không có sự giải nghĩa của Ấn Giáo. Bạn có thể rất thích thú với nhiều đoạn trong kinh này vì nó chứa đựng những câu chuyện và đề nghị nhắm vào trả lời những câu hỏi mà con người ngày nay vẫn đang hỏi, tại Ấn Độ và tại Hoa Kỳ.
     Những chuyện trong những sách này cho thấy rất nhiều người Ấn Độ đã tìm kiếm những câu trả lời. Thí dụ, họ cho thấy người Ấn Độ quý trọng trí tuệ. Trong số những người này có những sinh viên vĩ đại -- không phải trong ý thức của những người được giao cho bài vở tại trường học, mà cho những người không có trường học như chúng ta. Những sinh viên này là những người nghiên cứu và làm sáng tỏ những sự việc chung quanh họ, làm như vậy, họ trở thành uyên bác. Những người bình thuờng nhận xét rằng những người uyên bác hầu như thành công trong cuộc sống. Họ không khó chịu với những việc tầm thường, và cũng chẳng nôn nóng tìm cách để có hạnh phúc. Họ bằng lòng - ở nhà với chính họ. Vì đối với dân chúng điều này dường như là hạnh phúc duy nhất đúng và lâu dài đạt được, người có trí tuệ hồ như trở thành người anh hùng quốc gia.
     Trí tuệ được quý trọng đến mức người ta sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được nó. Có một câu chuyện Ấn Độ về một vị trưởng giả đã đem tài sản -- 1000 con bò, đồ trang sức quý giá đắt tiền, một cỗ xe với nhiều con la, và cả đứa con gái của ông -- để trả cho một bậc hiền triết nổi tiếng đã dạy ông về ý nghĩa cuộc đời. Người Ấn Độ mô tả người không trí tuệ như con ếch ở trong giếng khô, hay giống như con cá không có nước.
     Một câu chuyện trong kinh Upanishads (U Bà Ni Sa Đà) nói về một thanh niên bất hạnh đến học hỏi một vị thầy uyên bác. Đầu tiên thầy này hỏi anh thanh niên những gì anh đã biết rồi. Anh thanh niên trả lời bằng tên sách cùng những đoạn trong sách mà anh nhớ được. Rồi anh buồn rầu nói thêm: "Tôi biết tất cả những thứ này, nhưng tôi không biết chính tôi. Tôi không có hạnh phúc. Xin làm ơn giúp tôi khắc phục được cái bất hạnh này." Vị thầy đồng ý giúp anh, vạch ra khó khăn là do anh đã tìm trí tuệ trong những lời nói hiểu biết về cuộc đời thay vì tìm ý nghĩa trong cuộc sống. Sau một thời gian, dưới sự kèm cặp của vị thầy, anh thanh niên nghiên cứu và thiền định về chính mình và những phản ứng về kinh nghiệm hàng ngày. Anh trở nên hạnh phúc hơn, và sau thời gian học tập, anh cảm thấy đủ khôn ngoan để tự mình tìm kiếm.
     Cái gì là hạnh phúc mà người thanh niên tìm thấy trong việc tự nghiên cứu và nhiều người Ấn chuyên cần tìm kiếm ngày nay? Đó chính là điều mà họ quan sát ở những người uyên bác nhất của họ. Tất cả chúng ta đều biết dù sao đi nữa có người không bao giờ có đủ khả năng để giải quyết một việc trong một thời gian quá dài. Người ấy luôn luôn tìm kiếm một thứ gì mới và hứng thú hơn để làm tiếp. Chúng ta biết có người lại ung dung tự tại ở hầu hết bất cứ nơi nào người đó thấy chính mình. Dường như người đó có sự thỏa mãn sâu xa trong tâm khảm. Những người Ấn Giáo nhất trí nói rằng người bạn thứ hai trong số bạn bè của chúng ta hạnh phúc hơn, vì người ấy biết mình hơn.
     Giống như người sinh viên trẻ tuổi không hạnh phúc, tất cả đều không bằng lòng khi họ chỉ biết những sự việc có thật, sách vở hay sự vật. Hạnh phúc chỉ có thể đến từ sự hiểu biết chính mình. Cái gì có nghĩa là chính mình? Bạn là ai? Đầu tiên "Bạn" là cái mà người ta nhìn và nghe: cách bạn nhìn, giọng nói của bạn, cử chỉ của bạn, tài ba của bạn. Tất cả các thứ đó có phải là bạn không? Người Ấn Độ giáo trả lời là bạn còn nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn nhìn vào gương, hay nghe giọng bạn qua ghi âm phát thanh, hay nhìn bạn trong cuốn phim gia đình, bạn đồng ý với những thứ này. Bạn còn nhiều hơn những cái đó.
     Thêm vào phần cá tính của bạn mà người ta nhìn và nghe, còn có bản chất bất thường. Người Ấn Giáo nói có ba mức tính khí thông thường. Mức thấp nhất là tính trì trệ, không muốn thay đổi, hay lười biếng. Mức thứ hai là tính hung hăng, có khả năng bị kích động bởi sức mạnh bên ngoài. Mức thứ ba, mức tốt nhất là tinh thần trầm tĩnh, có khả năng giữ được an nhiên không bị sao xuyến bởi các sức mạnh bên ngoài. Mỗi người đều có một chút ở mỗi một mức độ trong tính khí của mình. Mục đích là loại trừ tính trì trệ và tính hung hăng ra khỏi tính khí của bạn để bạn có thể bình tĩnh và trầm lặng.
     Điều này cũng giống như sự nhấn mạnh của người Mỹ về sự tĩnh tâm. Người ta hạnh phúc hơn nhiều khi không bị phiền nhiễu bởi mỗi biến chuyển buồn phiền nhỏ nhặt. Họ có thể nghiên cứu và biết mình rõ hơn khi họ có một tính khí điềm tĩnh. Và họ sẽ không tiến bộ chút nào để có hạnh phúc thực sự cho đến khi họ muốn phát triển cố gắng cần thiết.
     Nếu bạn chưa từng bỏ thì giờ nhìn vào bên trong bạn, và cố gắng thăm dò cái bên trong, bạn sẽ nhận thức rằng những sự việc mà chúng ta đã nói đến không phải tất cả là để cho bạn. Bạn có một số thái độ nào đó đối với chính bạn, và những thái độ này là một phần của chính bạn. Dù lúc nào bạn cũng hãnh diện hay xấu hổ, dù bạn mong chờ hay khiếp sợ cuộc đời còn lại của bạn, dù bạn làm nhiều điều phải hơn, hay nhiều điều trái hơn theo tiêu chuẩn của chính bạn -- những sự việc này giúp hình thành cảm nghĩ về chính bạn.Theo người Ấn Đô Giáo, cảm nghĩ về chính bạn nảy sinh từ cách bạn nhìn, và bạn nói và từ tính khí của bạn. Những cảm nghĩ ấy và những sự việc nảy sinh hình tướng hình thành cái mà ta gọi là cái "Ngã bên ngoài".
     Ngoài cái ngã bên ngoài, có một cái ngã cốt lõi mà bạn phải biết để được thực sự hạnh phúc. Cái ngã rất quan trọng bên trong là cái Ta. Cực kỳ khó khăn cho bất cứ ai muốn giúp bạn hiểu cách biết cái Ta. Đó là vì chỉ mình bạn có thể biết hoàn toàn cái ngã bên trong của bạn. Các đạo sư Ấn Độ Giáo đã đưa ra một ít gợi ý để giúp ta trong việc tìm cách tự biết mình. Họ nói rằng vì cái Ta là tinh thần bên trong của con người, nó nằm dưới tất cả những kinh nghiệm phù du của cuộc đời. Nó vẫn là bản chất không thay đổi thường còn của bạn. Tất cả những phẩm chất tạo thành cái ngã bên ngoài đều được thu thập chung quanh cái lõi chính, cái Ta, và bị tác động bởi cái Ta này. Nhưng cái Ta lại không bị tác động bởi các phẩm chất ấy.
     Một số sự việc tuyệt vời xẩy ra khi người ta biết cái gì là căn bản và cốt lõi trong chính mình. Người đó biết rằng công việc hàng ngày, trước đây có thể đã làm người ấy khó chịu rất nhiều, không thực sự quan trọng. Đó là vì người ấy đã biết được là trung tâm thực sự của cuộc đời người ấy không bị tác động bởi chúng. Người ấy biết nhìn xa trông rộng hơn về kinh nghiệm của mình. Người ấy có tầm nhìn cuộc đời. Người ấy trở nên không thành kiến và ít cảm xúc. Người ấy có thể chọn lựa và phán xét những biến chuyển một cách chín chắn hơn, vì người ấy không bị mù quáng bởi những cảm xúc và thái độ của chính mình. Người Ấn Giáo nói rằng người ấy đã có một bước tiến rất quan trọng tiến tới sự đóng góp quan trọng nhất của con người -- trí tuệ. 

CÁI GÌ LÀ THỰC?

 

     Những người Ấn Độ Giáo nghiên cứu câu hỏi về cái ngã thực sự là gì, đồng thời họ cũng băn khoăn về thế giới của họ. Nó là loại thế giới gì? Sức mạnh nào đã tạo ra thế giới này và vẫn làm cho nó tiếp diễn? Họ nhìn chung quanh và thấy cây cối, núi non, đồng bằng và sông ngòi. Họ thấy mưa và gió. Ho biết đến tất cả những sinh vật cùng chia sẻ với họ trên trái đất.
     Họ hiểu rằng không thể nói thế giới là một trong những thứ đó. Cũng chẳng phải thế giới là tất cả những thứ mà họ nhìn thấy, cảm thấy và biết đến. Thế giới còn nhiều hơn tất cả những thứ này. Sức mạnh làm thành thế giới và làm thế giới tiếp tục đương nhiên nhiều hơn những thứ trong thế giới. Nhưng thế giới này, họ quyết định, là một bằng chứng của sức mạnh đó, giống như chính họ. Tất cả mọi thứ trong toàn thể vũ trụ, kể cả họ, là kết quả vận hành của lực sáng tạo và tiếp diễn. Tất cả mọi thứ đều họ hàng với nhau, rồi vì tất cả đều có cùng một nguồn gốc.
     Tư tưởng như vậy khiến họ kết luận là có một sự đồng nhất căn bản của tất cả sự sống và tất cả kinh nghiệm. Người Ấn Độ Giáo sẽ nói với chúng ta tất cả những khác biệt bên ngoài mà người ta cho là quá quan trọng chỉ là tầm thường và tạm bợ. Những thứ đó dường như là quan trọng vào thời điểm này, nhưng chẳng mấy chốc chúng biến đi hay thay đổi. Thí dụ, tất cả chúng ta có thể phân biệt một chúng sinh và những nguyên tố của trái đất. Tuy nhiên, lúc chết tất cả chúng sinh đều phải quay về thành nguyên tố. Không có một ngoại lệ nào cả. Người Ấn Độ Giáo nhắm vào minh họa như vậy là cố gắng nói rằng ngay từ lúc khởi thủy đã có sự đồng nhất (không có khác biệt). Cuối cùng sẽ có sự đồng nhất. Chỉ là một vấn đề thời gian.
     Trong Rig Veda (Vệ Đà) có một bài thánh ca Ấn Giáo về Sáng tạo, bài này giải thích thế giới xuất hiện ra sao. Bài thánh ca này nhấn mạnh đến sự đồng nhất lúc khởi thủy, và không có sự khác biệt nào:
         Chẳng phải sự hiện hữu, cũng chẳng phải điều trái ngược của nó,
         Chẳng phải trái đất, chẳng phải vòm trời xanh thiên đường, chẳng phải cái gì ở bên kia
      Chẵng phải cái chết, cũng chẳng phải bất tử, Ngày là đêm, đêm là ngày, chẳng phải ngày, chẳng phải đêm
          Đã tới để bắt đầu.
         Bài thánh ca tiếp tục nói về sức mạnh đằng sau thế giới này:
         Rồi cái đó, nguồn gốc nguyên thủy
         Của Ánh Sáng - bất động -- nghỉ ngơi và hành động nối tiếp
         Bao trùm trong niềm vui lặng lẽ. Bên cạnh nó
         Trong vũ trụ bao la, không có gì cả.
     Điều quan trọng mà bài thánh ca nhấn mạnh là sự đồng nhất tối cao của Cái đó (hay cái duy nhất đó), tất cả đều nằm đằng sau hay vượt qua cả hiện hữu và không hiện hữu. Trong cái đó không có khác biệt. Nghỉ ngơi và hành động nối tiếp, thí dụ. Mọi thứ đều thống nhất.
     Người Ấn Giáo dùng Cái đó để chỉ Đấng tối thượng, Bà La Môn. Họ dùng đại từ vô tính để tránh bất cứ ý niệm nào về Thượng Đế hay Đấng Sáng Tạo giống như người hay Nguyên Tắc Thứ Nhất. Họ tin rằng Bà La Môn là thực tại tối thượng ở phía bên kia và vượt qua mọi sự vật mà con người tìm ra là "thực" khi chứng thực chứng qua giác quan.
     Đây là một quan niệm về Thượng Đế khác với Thượng Đế của hầu hết người Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo. Nhiều người dùng từ "Thượng Đế" để chỉ một Thượng Đế được nhân cách hóa -- đó là, một Thượng Đế có những đặc tính như người. Thí dụ, chúng ta thường quen với những thành ngữ như, "Thượng Đế thương yêu", "Thượng Đế Nhân Từ", "Bộ Mặt Thượng Đế", "Tay Thượng Đế". Người Ấn Giáo nói miêu tả cá tính con người như vậy là phẩm tính con người ngưỡng mộ ở nơi người khác. Và vì họ tin Thượng Đế thiện vô cùng tận, người ta phỏng đoán Thượng Đế có vô số những phẩm tính đáng ngưỡng mộ. Người Ấn Giáo nói, nhưng Thượng Đế -- nếu chúng ta dùng từ ấy để chỉ thực tế và bản chất thực sự của vũ trụ -- thì vượt quá sự tượng trưng con người như vậy. Và đó là điều mà họ cho là Bà La Môn, hay Cái đó.
     Trong Ấn Độ Giáo có những vị thần cá nhân được tôn thờ bởi những người thích làm như vậy. Thường chính là những vị thần này mà chúng ta được biết đến trong sách vở về Ấn Độ Giáo. Theo huyền thoại người Hin đu, những vị thần có vợ (cũng được thờ cúng), và họ cũng sống giống như chúng sinh. Trong số các thần này, có ba vị được tôn sùng nhất ngày nay bởi người Ấn Giáo. Ba vị cùng nhau tạo thành Ba ngội: Phạm Thiên, Đấng sáng tạo; Vishnu, Đấng cứu rỗi; Shiva, Đấng phá hoại và khôi phục.
Người Ấn Độ Giáo tin là sự sáng tạo thế giới là việc tiếp diễn mà con người chia sẻ, không phải là một thứ gì xẩy ra đã lâu trong quá khứ. Cho nên, họ tin ba vị thần làm việc để thi hành việc sáng tạo tiếp diễn. Cuối mỗi chu kỳ hay thời gian dài sáng tạo Thần Shiva tiêu diệt thế giới cũ. Phạm thiên tạo thế giới mới. Trong chu trình này, con người gặp khó khăn không thể tự giải quyết một mình được, thần Vishnu xuất hiện như một con người hay dưới một hình thái khác, với thần thông đặc biệt, đem đến sự giúp đỡ cần thiết.
     Nhiều vị thần và nữ thần khác cũng được tôn thờ theo bất cứ cách nào con người thấy thích hợp, với cầu nguyện, tán dương và lễ vật. Những người sùng đạo kêu cầu các vị thần này phù hộ tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên cả đến trong khi họ thờ cúng các vị thần cá nhân, những người trí thức Ấn Độ Giáo biết rằng các vị thần thực chất là lý tưởng của con người mà con người tưởng tượng ra trở thành thực tế khách quan. Những vị thần này thực sự không hiện hữu dưới hình thức mà con người nghĩ rằng các vị thần hiện hữu. Chức năng thực sự của việc thờ cúng những vị thần cá nhân là để hướng dẫn người lễ bái có kiến thức về Bà La Môn, Bà La Môn vượt qua tất cả những băn khoăn và ức đoán của con người về vũ trụ.
      Người ta thường đưa ra câu hỏi rắc rối nhất trơng tất cả những câu hỏi: "Tại sao thế giới được tạo ra? Theo những người Ấn Độ Giáo con người không tìm được câu trả lời rốt ráo, về điều đó bài thánh ca về sự Sáng Tạo của họ ghi câu trả lời:
      Chao ôi, vô ích thay là những lời nói, và yếu đuối thay những tư tưởng cực đoan!
      Ai ở đấy mà thật sự biết, và ai có thể nói được,
      Thế giới khó dò này từ đâu đến, và từ nguyên nhân nào?
      Không, cả đến những vị thần cũng không phải! Vậy Ai, có thể biết?
      Nguồn gốc mà từ đó vũ trụ này xuất hiện,
      Nguồn gốc đó, một mình nguồn gốc đó có thể gánh vác --
      Không ai ngoài: Cái đó, một mình Cái đó, Chúa tể của những thế giới,
      Trong cái ngã sở chứa đựng, không tỳ vết
      Như những bầu trời trên cao, Cái đó một mình biết
      Chân lý của cái gì thì chính Cái đó làm thành -- ngoài ra không ai cả!
    Nhưng nếu con người không biết lý do sáng tạo ra thế giới, họ có thể biết điều gì đó quan trọng hơn. Họ có thể biết Phạm Thiên. Kinh Ấn Độ Giáo đầy những gợi ý về cách một người có thể sống cuộc đời của mình để trải nghiệm sự đồng nhất cơ bản đó là mô hình của tất cả sáng tạo. Khi bạn biết cái Ta, "ngã bên trong" của chính bạn, bạn cũng biết trung tâm của vũ trụ, Phạm Thiên, Cái "ngã bên trong" của tất cả sáng tạo. Người ta có thể biết Phạm Thiên chỉ bằng cách hiểu chính mình. Người theo Ấn Giáo nói. "Ai biết chính mình sẽ biết Thượng Đế"
      Một bản thánh kinh mô tả việc trên như sau:
      Tinh thần trong tôi nhỏ hơn hột giống cây mù tạc,
     Tinh thần trong tôi lớn hơn quả đất này, bầu trời và thiên đường, và tất cả những thứ đó gom lại. Đó là Phạm Thiên.
     Hạnh phúc nằm trong hướng tìm ra ý nghĩa thực sự: cái ngã thực sự, bản chất thực sự của vũ trụ. Bà La Môn tự nó biểu lộ ở nhiều cách -- ở con người qua cái Ta. Nhưng Bà La Môn không phải là một trong những biểu lộ: Cái đó vượt qua tất cả. Khi một người thực sự hiểu biết cái Ta, thì người ấy có thể hiểu Bà La Môn. Khi người ấy biết cả hai, người ấy thấy cái Ta và Bà La Môn hợp nhất. Và con người nhận thức được kiến thức tối thượng, đạt hạnh phúc tối thượng. Tất cả những sinh vật cùng những sự sáng tạo của trái đất cũng giống như thế, quan tâm đến toàn bộ Bà La Môn. Không có nhiều dạng, không có khác biệt thực sự trong bất cứ phần nào của thực tại. Tất cả đều giống nhau. Tất cả là một. "Đó là Bà La Môn".

     Hàng ngàn năm qua, dân Ấn Độ, trẻ hay già đều băn khoăn về cùng câu hỏi liên quan tới chúng ta ngày nay. Đôi khi họ cố đoán con người từ đâu đến và con người đi về đâu sau cuộc sống. Họ cũng đặt thêm vấn đề như chúng ta. Thế giới được tạo ra như thế nào và tiếp tục ra sao? Mục đích của thế giới là gì? Sự khác biệt giữa đúng và sai là gì? Tôi là gì? Vị trí của tôi trong thế giới này là gì? Làm sao tôi có thể tìm ra chính tôi? Qua nhiều thế kỷ, người Ấn Độ tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi ấy, họ tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ kinh nghiệm của họ trong cách sống. Mỗi thế hệ đưa ra một số đề nghị tiếp theo về loại cuộc sống tốt nhất và lối sống tốt nhất trong vũ trụ. Sau này, người ta quyết định một số các đề nghị ấy phải được viết ra để họ không quên và thay đổi vì đôi khi chúng vô tình chỉ được nói bằng miệng. Những đề nghị trên giấy tờ trở thành kinh của Ấn Độ Giáo. Một số kinh cổ đến nỗi không ai biết khi nào chúng được đưa ra lần đầu tiên những câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi của con người. Những kinh sách cổ nhất là những câu thơ và những bài thánh ca cổ, gọi là Vệ Đà được coi như có khoảng 3000 năm trước. Brahamanas -- luật lệ mà những thầy tu thi hành trong nghi lễ thờ cúng, có vào khoảng giữa 1200 và 1000 năm trước công nguyên. Kinh Upanishads (U Bà Ni Sà Đa) có vào khoảng 800 năm trước công nguyên, là những câu trả lời của các giáo sĩ sống ẩn dật nổi tiếng vào thời gian đó trước những câu hỏi về đời sống và vũ trụ. Những thiên Anh Hùng Ca vĩ đại là những câu thơ triết lý và đạo lý về những anh hùng truyền thuyết và các vị thần. Những thiên anh hùng ca này là những truyện cổ được kể lại qua nhiều thế hệ trước khi cuối cùng được viết vào thế kỷ đầu công nguyên. Một chương ngắn của Thiên Anh Hùng Ca, Dáng đi Bhavagavad Gita, trở thành một phẩm tôn giáo được ưa thích ở Ấn Độ. Nếu các bạn nhìn tất cả kinh sách này cùng một lúc, bạn sẽ thấy "kinh thánh" của Ấn Độ Giáo dài hơn kinh thánh của Cơ Đốc và Do Thái Giáo nhiều. Mặc dù những phẩm Ấn Độ Giáo đã được dịch sang Anh Ngữ từ nguyên bản tiếng Phạn, rất có thể có những phần của kinh này bạn không thể hiểu được nếu không có sự giải nghĩa của Ấn Giáo. Bạn có thể rất thích thú với nhiều đoạn trong kinh này vì nó chứa đựng những câu chuyện và đề nghị nhắm vào trả lời những câu hỏi mà con người ngày nay vẫn đang hỏi, tại Ấn Độ và tại Hoa Kỳ. Những chuyện trong những sách này cho thấy rất nhiều người Ấn Độ đã tìm kiếm những câu trả lời. Thí dụ, họ cho thấy người Ấn Độ quý trọng trí tuệ. Trong số những người này có những sinh viên vĩ đại -- không phải trong ý thức của những người được giao cho bài vở tại trường học, mà cho những người không có trường học như chúng ta. Những sinh viên này là những người nghiên cứu và làm sáng tỏ những sự việc chung quanh họ, làm như vậy, họ trở thành uyên bác. Những người bình thuờng nhận xét rằng những người uyên bác hầu như thành công trong cuộc sống. Họ không khó chịu với những việc tầm thường, và cũng chẳng nôn nóng tìm cách để có hạnh phúc. Họ bằng lòng - ở nhà với chính họ. Vì đối với dân chúng điều này dường như là hạnh phúc duy nhất đúng và lâu dài đạt được, người có trí tuệ hồ như trở thành người anh hùng quốc gia. Trí tuệ được quý trọng đến mức người ta sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được nó. Có một câu chuyện Ấn Độ về một vị trưởng giả đã đem tài sản -- 1000 con bò, đồ trang sức quý giá đắt tiền, một cỗ xe với nhiều con la, và cả đứa con gái của ông -- để trả cho một bậc hiền triết nổi tiếng đã dạy ông về ý nghĩa cuộc đời. Người Ấn Độ mô tả người không trí tuệ như con ếch ở trong giếng khô, hay giống như con cá không có nước. Một câu chuyện trong kinh Upanishads (U Bà Ni Sa Đà) nói về một thanh niên bất hạnh đến học hỏi một vị thầy uyên bác. Đầu tiên thầy này hỏi anh thanh niên những gì anh đã biết rồi. Anh thanh niên trả lời bằng tên sách cùng những đoạn trong sách mà anh nhớ được. Rồi anh buồn rầu nói thêm: "Tôi biết tất cả những thứ này, nhưng tôi không biết chính tôi. Tôi không có hạnh phúc. Xin làm ơn giúp tôi khắc phục được cái bất hạnh này." Vị thầy đồng ý giúp anh, vạch ra khó khăn là do anh đã tìm trí tuệ trong những lời nói hiểu biết về cuộc đời thay vì tìm ý nghĩa trong cuộc sống. Sau một thời gian, dưới sự kèm cặp của vị thầy, anh thanh niên nghiên cứu và thiền định về chính mình và những phản ứng về kinh nghiệm hàng ngày. Anh trở nên hạnh phúc hơn, và sau thời gian học tập, anh cảm thấy đủ khôn ngoan để tự mình tìm kiếm. Cái gì là hạnh phúc mà người thanh niên tìm thấy trong việc tự nghiên cứu và nhiều người Ấn chuyên cần tìm kiếm ngày nay? Đó chính là điều mà họ quan sát ở những người uyên bác nhất của họ. Tất cả chúng ta đều biết dù sao đi nữa có người không bao giờ có đủ khả năng để giải quyết một việc trong một thời gian quá dài. Người ấy luôn luôn tìm kiếm một thứ gì mới và hứng thú hơn để làm tiếp. Chúng ta biết có người lại ung dung tự tại ở hầu hết bất cứ nơi nào người đó thấy chính mình. Dường như người đó có sự thỏa mãn sâu xa trong tâm khảm. Những người Ấn Giáo nhất trí nói rằng người bạn thứ hai trong số bạn bè của chúng ta hạnh phúc hơn, vì người ấy biết mình hơn. Giống như người sinh viên trẻ tuổi không hạnh phúc, tất cả đều không bằng lòng khi họ chỉ biết những sự việc có thật, sách vở hay sự vật. Hạnh phúc chỉ có thể đến từ sự hiểu biết chính mình. Cái gì có nghĩa là chính mình? Bạn là ai? Đầu tiên "Bạn" là cái mà người ta nhìn và nghe: cách bạn nhìn, giọng nói của bạn, cử chỉ của bạn, tài ba của bạn. Tất cả các thứ đó có phải là bạn không? Người Ấn Độ giáo trả lời là bạn còn nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn nhìn vào gương, hay nghe giọng bạn qua ghi âm phát thanh, hay nhìn bạn trong cuốn phim gia đình, bạn đồng ý với những thứ này. Bạn còn nhiều hơn những cái đó. Thêm vào phần cá tính của bạn mà người ta nhìn và nghe, còn có bản chất bất thường. Người Ấn Giáo nói có ba mức tính khí thông thường. Mức thấp nhất là tính trì trệ, không muốn thay đổi, hay lười biếng. Mức thứ hai là tính hung hăng, có khả năng bị kích động bởi sức mạnh bên ngoài. Mức thứ ba, mức tốt nhất là tinh thần trầm tĩnh, có khả năng giữ được an nhiên không bị sao xuyến bởi các sức mạnh bên ngoài. Mỗi người đều có một chút ở mỗi một mức độ trong tính khí của mình. Mục đích là loại trừ tính trì trệ và tính hung hăng ra khỏi tính khí của bạn để bạn có thể bình tĩnh và trầm lặng. Điều này cũng giống như sự nhấn mạnh của người Mỹ về sự tĩnh tâm. Người ta hạnh phúc hơn nhiều khi không bị phiền nhiễu bởi mỗi biến chuyển buồn phiền nhỏ nhặt. Họ có thể nghiên cứu và biết mình rõ hơn khi họ có một tính khí điềm tĩnh. Và họ sẽ không tiến bộ chút nào để có hạnh phúc thực sự cho đến khi họ muốn phát triển cố gắng cần thiết. Nếu bạn chưa từng bỏ thì giờ nhìn vào bên trong bạn, và cố gắng thăm dò cái bên trong, bạn sẽ nhận thức rằng những sự việc mà chúng ta đã nói đến không phải tất cả là để cho bạn. Bạn có một số thái độ nào đó đối với chính bạn, và những thái độ này là một phần của chính bạn. Dù lúc nào bạn cũng hãnh diện hay xấu hổ, dù bạn mong chờ hay khiếp sợ cuộc đời còn lại của bạn, dù bạn làm nhiều điều phải hơn, hay nhiều điều trái hơn theo tiêu chuẩn của chính bạn -- những sự việc này giúp hình thành cảm nghĩ về chính bạn.Theo người Ấn Đô Giáo, cảm nghĩ về chính bạn nảy sinh từ cách bạn nhìn, và bạn nói và từ tính khí của bạn. Những cảm nghĩ ấy và những sự việc nảy sinh hình tướng hình thành cái mà ta gọi là cái "Ngã bên ngoài". Ngoài cái ngã bên ngoài, có một cái ngã cốt lõi mà bạn phải biết để được thực sự hạnh phúc. Cái ngã rất quan trọng bên trong là cái Ta. Cực kỳ khó khăn cho bất cứ ai muốn giúp bạn hiểu cách biết cái Ta. Đó là vì chỉ mình bạn có thể biết hoàn toàn cái ngã bên trong của bạn. Các đạo sư Ấn Độ Giáo đã đưa ra một ít gợi ý để giúp ta trong việc tìm cách tự biết mình. Họ nói rằng vì cái Ta là tinh thần bên trong của con người, nó nằm dưới tất cả những kinh nghiệm phù du của cuộc đời. Nó vẫn là bản chất không thay đổi thường còn của bạn. Tất cả những phẩm chất tạo thành cái ngã bên ngoài đều được thu thập chung quanh cái lõi chính, cái Ta, và bị tác động bởi cái Ta này. Nhưng cái Ta lại không bị tác động bởi các phẩm chất ấy. Một số sự việc tuyệt vời xẩy ra khi người ta biết cái gì là căn bản và cốt lõi trong chính mình. Người đó biết rằng công việc hàng ngày, trước đây có thể đã làm người ấy khó chịu rất nhiều, không thực sự quan trọng. Đó là vì người ấy đã biết được là trung tâm thực sự của cuộc đời người ấy không bị tác động bởi chúng. Người ấy biết nhìn xa trông rộng hơn về kinh nghiệm của mình. Người ấy có tầm nhìn cuộc đời. Người ấy trở nên không thành kiến và ít cảm xúc. Người ấy có thể chọn lựa và phán xét những biến chuyển một cách chín chắn hơn, vì người ấy không bị mù quáng bởi những cảm xúc và thái độ của chính mình. Người Ấn Giáo nói rằng người ấy đã có một bước tiến rất quan trọng tiến tới sự đóng góp quan trọng nhất của con người -- trí tuệ. CÁI GÌ LÀ THỰC? Những người Ấn Độ Giáo nghiên cứu câu hỏi về cái ngã thực sự là gì, đồng thời họ cũng băn khoăn về thế giới của họ. Nó là loại thế giới gì? Sức mạnh nào đã tạo ra thế giới này và vẫn làm cho nó tiếp diễn? Họ nhìn chung quanh và thấy cây cối, núi non, đồng bằng và sông ngòi. Họ thấy mưa và gió. Ho biết đến tất cả những sinh vật cùng chia sẻ với họ trên trái đất. Họ hiểu rằng không thể nói thế giới là một trong những thứ đó. Cũng chẳng phải thế giới là tất cả những thứ mà họ nhìn thấy, cảm thấy và biết đến. Thế giới còn nhiều hơn tất cả những thứ này. Sức mạnh làm thành thế giới và làm thế giới tiếp tục đương nhiên nhiều hơn những thứ trong thế giới. Nhưng thế giới này, họ quyết định, là một bằng chứng của sức mạnh đó, giống như chính họ. Tất cả mọi thứ trong toàn thể vũ trụ, kể cả họ, là kết quả vận hành của lực sáng tạo và tiếp diễn. Tất cả mọi thứ đều họ hàng với nhau, rồi vì tất cả đều có cùng một nguồn gốc. Tư tưởng như vậy khiến họ kết luận là có một sự đồng nhất căn bản của tất cả sự sống và tất cả kinh nghiệm. Người Ấn Độ Giáo sẽ nói với chúng ta tất cả những khác biệt bên ngoài mà người ta cho là quá quan trọng chỉ là tầm thường và tạm bợ. Những thứ đó dường như là quan trọng vào thời điểm này, nhưng chẳng mấy chốc chúng biến đi hay thay đổi. Thí dụ, tất cả chúng ta có thể phân biệt một chúng sinh và những nguyên tố của trái đất. Tuy nhiên, lúc chết tất cả chúng sinh đều phải quay về thành nguyên tố. Không có một ngoại lệ nào cả. Người Ấn Độ Giáo nhắm vào minh họa như vậy là cố gắng nói rằng ngay từ lúc khởi thủy đã có sự đồng nhất (không có khác biệt). Cuối cùng sẽ có sự đồng nhất. Chỉ là một vấn đề thời gian. Trong Rig Veda (Vệ Đà) có một bài thánh ca Ấn Giáo về Sáng tạo, bài này giải thích thế giới xuất hiện ra sao. Bài thánh ca này nhấn mạnh đến sự đồng nhất lúc khởi thủy, và không có sự khác biệt nào: Chẳng phải sự hiện hữu, cũng chẳng phải điều trái ngược của nó, Chẳng phải trái đất, chẳng phải vòm trời xanh thiên đường, chẳng phải cái gì ở bên kia Chẵng phải cái chết, cũng chẳng phải bất tử, Ngày là đêm, đêm là ngày, chẳng phải ngày, chẳng phải đêm Đã tới để bắt đầu. Bài thánh ca tiếp tục nói về sức mạnh đằng sau thế giới này: Rồi cái đó, nguồn gốc nguyên thủy Của Ánh Sáng - bất động -- nghỉ ngơi và hành động nối tiếp Bao trùm trong niềm vui lặng lẽ. Bên cạnh nó Trong vũ trụ bao la, không có gì cả. Điều quan trọng mà bài thánh ca nhấn mạnh là sự đồng nhất tối cao của Cái đó (hay cái duy nhất đó), tất cả đều nằm đằng sau hay vượt qua cả hiện hữu và không hiện hữu. Trong cái đó không có khác biệt. Nghỉ ngơi và hành động nối tiếp, thí dụ. Mọi thứ đều thống nhất. Người Ấn Giáo dùng Cái đó để chỉ Đấng tối thượng, Bà La Môn. Họ dùng đại từ vô tính để tránh bất cứ ý niệm nào về Thượng Đế hay Đấng Sáng Tạo giống như người hay Nguyên Tắc Thứ Nhất. Họ tin rằng Bà La Môn là thực tại tối thượng ở phía bên kia và vượt qua mọi sự vật mà con người tìm ra là "thực" khi chứng thực chứng qua giác quan. Đây là một quan niệm về Thượng Đế khác với Thượng Đế của hầu hết người Cơ Đốc Giáo và Do Thái Giáo. Nhiều người dùng từ "Thượng Đế" để chỉ một Thượng Đế được nhân cách hóa -- đó là, một Thượng Đế có những đặc tính như người. Thí dụ, chúng ta thường quen với những thành ngữ như, "Thượng Đế thương yêu", "Thượng Đế Nhân Từ", "Bộ Mặt Thượng Đế", "Tay Thượng Đế". Người Ấn Giáo nói miêu tả cá tính con người như vậy là phẩm tính con người ngưỡng mộ ở nơi người khác. Và vì họ tin Thượng Đế thiện vô cùng tận, người ta phỏng đoán Thượng Đế có vô số những phẩm tính đáng ngưỡng mộ. Người Ấn Giáo nói, nhưng Thượng Đế -- nếu chúng ta dùng từ ấy để chỉ thực tế và bản chất thực sự của vũ trụ -- thì vượt quá sự tượng trưng con người như vậy. Và đó là điều mà họ cho là Bà La Môn, hay Cái đó. Trong Ấn Độ Giáo có những vị thần cá nhân được tôn thờ bởi những người thích làm như vậy. Thường chính là những vị thần này mà chúng ta được biết đến trong sách vở về Ấn Độ Giáo. Theo huyền thoại người Hin đu, những vị thần có vợ (cũng được thờ cúng), và họ cũng sống giống như chúng sinh. Trong số các thần này, có ba vị được tôn sùng nhất ngày nay bởi người Ấn Giáo. Ba vị cùng nhau tạo thành Ba ngội: Phạm Thiên, Đấng sáng tạo; Vishnu, Đấng cứu rỗi; Shiva, Đấng phá hoại và khôi phục. Người Ấn Độ Giáo tin là sự sáng tạo thế giới là việc tiếp diễn mà con người chia sẻ, không phải là một thứ gì xẩy ra đã lâu trong quá khứ. Cho nên, họ tin ba vị thần làm việc để thi hành việc sáng tạo tiếp diễn. Cuối mỗi chu kỳ hay thời gian dài sáng tạo Thần Shiva tiêu diệt thế giới cũ. Phạm thiên tạo thế giới mới. Trong chu trình này, con người gặp khó khăn không thể tự giải quyết một mình được, thần Vishnu xuất hiện như một con người hay dưới một hình thái khác, với thần thông đặc biệt, đem đến sự giúp đỡ cần thiết. Nhiều vị thần và nữ thần khác cũng được tôn thờ theo bất cứ cách nào con người thấy thích hợp, với cầu nguyện, tán dương và lễ vật. Những người sùng đạo kêu cầu các vị thần này phù hộ tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên cả đến trong khi họ thờ cúng các vị thần cá nhân, những người trí thức Ấn Độ Giáo biết rằng các vị thần thực chất là lý tưởng của con người mà con người tưởng tượng ra trở thành thực tế khách quan. Những vị thần này thực sự không hiện hữu dưới hình thức mà con người nghĩ rằng các vị thần hiện hữu. Chức năng thực sự của việc thờ cúng những vị thần cá nhân là để hướng dẫn người lễ bái có kiến thức về Bà La Môn, Bà La Môn vượt qua tất cả những băn khoăn và ức đoán của con người về vũ trụ. Người ta thường đưa ra câu hỏi rắc rối nhất trơng tất cả những câu hỏi: "Tại sao thế giới được tạo ra? Theo những người Ấn Độ Giáo con người không tìm được câu trả lời rốt ráo, về điều đó bài thánh ca về sự Sáng Tạo của họ ghi câu trả lời: Chao ôi, vô ích thay là những lời nói, và yếu đuối thay những tư tưởng cực đoan! Ai ở đấy mà thật sự biết, và ai có thể nói được, Thế giới khó dò này từ đâu đến, và từ nguyên nhân nào? Không, cả đến những vị thần cũng không phải! Vậy Ai, có thể biết? Nguồn gốc mà từ đó vũ trụ này xuất hiện, Nguồn gốc đó, một mình nguồn gốc đó có thể gánh vác -- Không ai ngoài: Cái đó, một mình Cái đó, Chúa tể của những thế giới, Trong cái ngã sở chứa đựng, không tỳ vết Như những bầu trời trên cao, Cái đó một mình biết Chân lý của cái gì thì chính Cái đó làm thành -- ngoài ra không ai cả! Nhưng nếu con người không biết lý do sáng tạo ra thế giới, họ có thể biết điều gì đó quan trọng hơn. Họ có thể biết Phạm Thiên. Kinh Ấn Độ Giáo đầy những gợi ý về cách một người có thể sống cuộc đời của mình để trải nghiệm sự đồng nhất cơ bản đó là mô hình của tất cả sáng tạo. Khi bạn biết cái Ta, "ngã bên trong" của chính bạn, bạn cũng biết trung tâm của vũ trụ, Phạm Thiên, Cái "ngã bên trong" của tất cả sáng tạo. Người ta có thể biết Phạm Thiên chỉ bằng cách hiểu chính mình. Người theo Ấn Giáo nói. "Ai biết chính mình sẽ biết Thượng Đế" Một bản thánh kinh mô tả việc trên như sau: Tinh thần trong tôi nhỏ hơn hột giống cây mù tạc, Tinh thần trong tôi lớn hơn quả đất này, bầu trời và thiên đường, và tất cả những thứ đó gom lại. Đó là Phạm Thiên. Hạnh phúc nằm trong hướng tìm ra ý nghĩa thực sự: cái ngã thực sự, bản chất thực sự của vũ trụ. Bà La Môn tự nó biểu lộ ở nhiều cách -- ở con người qua cái Ta. Nhưng Bà La Môn không phải là một trong những biểu lộ: Cái đó vượt qua tất cả. Khi một người thực sự hiểu biết cái Ta, thì người ấy có thể hiểu Bà La Môn. Khi người ấy biết cả hai, người ấy thấy cái Ta và Bà La Môn hợp nhất. Và con người nhận thức được kiến thức tối thượng, đạt hạnh phúc tối thượng. Tất cả những sinh vật cùng những sự sáng tạo của trái đất cũng giống như thế, quan tâm đến toàn bộ Bà La Môn. Không có nhiều dạng, không có khác biệt thực sự trong bất cứ phần nào của thực tại. Tất cả đều giống nhau. Tất cả là một. "Đó là Bà La Môn".

Các thông tin cùng loại này
» AUM (OM) (2012-03-21 11:22:02)
» Bộ tam thần Trimurti. (2010-09-29 15:00:19)
» Tôi sẽ thờ phượng như thế nào? (2010-04-14 15:47:01)
» Mục đích đời tôi sẽ là gì? (2010-04-14 15:40:42)
» Tôi có vị trí gì trong vũ trụ? (2010-04-14 15:38:48)
» Từ nguyên - Khái niệm Ấn Độ giáo (2010-04-14 15:31:37)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16180690
Đang online : 8