THẾ NÀO LÀ CUỘC SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC?
Muốn sống thật đạo đức không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi cố gắng và đôi khi đau đớn. Đi theo những nghi thức sùng bái Thượng Đế riêng, và hối hận về những lầm lỗi trong quá khứ, tử tế có ích cho người khác cũng chưa đủ. Các chi tiết phù hợp cho những người Cơ Đốc Giáo nhớ đến lời Jesus nói con người trước hết phải biết thương yêu Thượng Đế và rồi thương yêu đến xóm giềng. Cuộc sống có đạo đức đòi hỏi một sự tập trung hoàn toàn xoay quanh Tinh thần thương yêu. Chỉ có bằng cách ấy, những hành động thiện và sự tận tụy thành thực mới có ý nghĩa và mục đích. Rồi đời sống mới hoàn toàn.
Hầu hết những người Cơ Đốc Giáo tin rằng người ta vẫn có thể mắc những lỗi lầm trong đời sống hàng ngày dù rằng người ấy đạt trọng tâm đời sống vào thái độ thương yêu. Họ gọi những lầm lỗi ấy là "tội lỗi". Tội lỗi thay đổi tùy theo tính cách nghiêm trọng của tội lỗi đối với con người hay tội lỗi đối với Thượng Đế. Hầu hết những nhà thờ Cơ Đốc Giáo có tổ chức đã phân loại các tội lỗi và mức độc ác của chúng. Những người đi lễ được răn bảo không vi phạm tội lỗi và được chỉ dẫn cách được tha thứ khi họ phạm tội.
Sống trong sợ hãi, tội lỗi, và ân hận khác biệt hẳn với sống sáng tạo mà một số người Cơ Đốc Giáo đạt được. Họ đã khám phá ra rằng một đời sống tốt đẹp không đến từ việc ghi nhớ những điều nên làm và những điều không nên làm. Nó đến từ sự đương đầu với đúng sự việc bằng niềm tin và sự quan tâm. Rồi tất cả những tiếp xúc và kinh nghiệm là tôn giáo. Tất cả đời sống là tôn giáo. Và thực sự chúng ta có thể có cuộc sống tốt nhất.
Tất cả những cung cách xử sự và luân lý ngày nay dường như hình thành trên nền móng của sự tự kiềm chế và tôn trọng người khác. Qua lối sống khôn ngoan và ôn hòa, con người có thể xây dựng những thói quen tốt. Những thói quen tốt là sự trợ giúp cho một đời sống tốt đẹp. Nhưng những người Cơ Đốc Giáo thận trọng ghi nhớ rằng mỗi hành động mới đòi hỏi một quyết định mới. Một đời sống tốt đẹp đạt được là do chọn lựa khôn ngoan, cân nhắc những gì điều chỉ có giá trị tạm thời với điều có giá trị lâu dài.
Nhiều thế kỷ qua, người Cơ Đốc Giáo tin rằng họ đã tìm thấy hạnh phúc lâu dài và sâu xa bằng cách sống tận tụy với Thượng Đế và với những người khác. Cơ hội lớn nhất của con người là tìm cầu cứu cánh này. Nhưng người Cơ Đốc Giáo thừa nhận rằng nhiều người chung quanh chúng ta sống dường như không khám phá ra đức tính đó. Tuy vậy cơ hội này vẫn được dành cho mỗi người. Thượng Đế không chọn cho họ. Những người Cơ Đốc Giáo mộ đạo tự chọn lấy, họ nói như Jesus dạy: "Cơ hội của ngươi sẽ được thực hiện".
17. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN CỨU RỖI LINH HỒN
Xuất phát từ Jesus mà Cơ Đốc Giáo bắt đầu và lấy tên này. Tuy nhiên chắc là Jesus cảm thấy mình là một người xa lạ trong việc bàn luận về niềm tin Cơ Đốc Giáo. Như Jesus đã thấy, trước sự buồn phiền của Ngài, người ta thường háo hức tôn kính với một vị thầy được tin cậy hơn là theo gương của Ngài về sự tìm kiếm can đảm. Từ thế kỷ thứ nhất, người Cơ Đốc Giáo đã quên và không lưu ý hầu hết những gì Jesus dạy. Thay vì bám níu vào Jesus, Họ thấy ở nơi Ngài nhiều điều mà thật ra Ngài không bao giờ mơ tưởng cho là của chính mình. Cơ Đốc Giáo không phải là một tôn giáo của Jesus. Đó là một tôn giáo về Jesus.
Lý do chính về sự dị biệt mà Cơ Đốc Giáo cho thấy nằm trong thực tế đơn giản: thế giới không còn giống như thời của Jesus. Vì thế giới thay đổi, các tôn giáo thay đổi. Không có tôn giáo nào đứng nguyên một chỗ. Mỗi tôn giáo đều đi qua một tiến trình phát triển và biến đổi chừng nào nó còn là một lực sống giữa con người. Nó hấp thụ khái niệm, hy vọng, sợ hãi, và tập tục. Vì tôn giáo thay đổi con người nên chính tôn giáo cũng thay đổi.
Cho nên người Cơ Đốc Giáo đã thay đổi bởi niềm tin của họ, và dần dần những niềm tin đã bị biến đổi. Thường thường những niềm tin khác biệt hình thành cơ sở cho một hội ái hữu mới hay giáo đoàn những người thấy trong đó một hy vọng mạnh mẽ cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vậy, Cơ Đốc Giáo được đại diện bởi nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm coi đường lối của mình là quan trọng, và có lẽ tốt hơn, con đường đi đến cứu rỗi linh hồn.
GIÁO HỘI CƠ ĐỐC LA MÃ
Những người Cơ Đốc La Mã truy nguyên nguồn gốc của họ từ cuộc đàm thoại giữa Peter và Jesus, như được kể trong Kinh Matthew 16:17-19. Trong đoạn này, Jesus nói với Peter rằng Ngài là nền móng của Giáo hội. Peter là sứ giả của Thượng Đế phái xuống trái đất, có quyền quyết định cái phải và cái trái và tha thứ tội lỗi hay không tha thứ. Người Cơ Đốc La Mã nói lời tuyên bố này minh chứng Jesus thiết lập Giáo hội của họ.
Họ nói rằng Thượng Đế phong Peter làm Giáo hoàng đầu tiên có đủ quyền hành đối với tất cả người Cơ Đốc Giáo. Dòng dõi Giáo hoàng được kéo dài đến ngày nay, mỗi vị Giáo hoàng có quyền hành như quyền hành của Peter. Mỗi vị Giáo hoàng là người đứng đầu hữu hình của Giáo hội. Christ là người trị vì vô hình.
Đối với người Cơ Đốc La Mã, Giáo hội là một phần thiết yếu trong chương trình cứu rỗi con người của Thượng Đế. Thượng Đế vì tình thương yêu và ân huệ đã thiết lập Giáo hội để làm rõ và xác định những phương tiện cho sự chuộc tội của con người. Đây là lý do duy nhất mà Giáo hội. Nhớ điều này, những nhà lãnh đạo Cơ Đốc Giáo, từ Giáo hoàng đến tu sĩ, đã không ngừng tìm cách làm cho Giáo hội có ảnh hưởng trong cả những chi tiết nhỏ nhất về sự cứu rỗi linh hồn con người.
Niềm Tin. Tín đồ Cơ Đốc Giáo không bị đòi hỏi phải hiểu chương trình cứu rỗi. Họ cũng không bị đòi hỏi phải hiểu Thượng Đế -- đương nhiên là họ không thể. Cơ Đốc Giáo yêu cầu tin theo và vâng lời. Niềm tin và vâng lời dựa vào một học thuyết căn bản: nếu Thượng Đế là một Thượng Đế có tình thương vô hạn, thì Thượng Đế phải hình thành nguồn cứu vớt nhân loại rõ ràng. Cơ Đốc Giáo La Mã khẳng định điều đó đúng là điều mà Thượng Đế đã làm khi Ngài phái Jesus, con Ngài xuống trần thế. Đến lượt Jesus, Jesus đã trao cho Peter "chìa khóa của vương quốc"
Ai cũng cần được cứu vớt vì phải chịu tội lỗi đầu tiên của họ mà loài người đã phạm phải chống lại Thượng Đế. Người Cơ Đốc Giáo tin vào câu chuyện cổ kể Thượng Đế đã ban cách cứu rỗi linh hồn bởi gánh nặng tội lỗi. Bởi khổ đau mà Thượng Đế gây cho con người, Jesus đã trả món nợ mà con người không bao giờ hy vọng đáp ứng được. Jesus đã làm cho tất cả mọi người đều có thể nhận được sự cứu rỗi linh hồn.
Ảo Tưởng Ban Phước Lành. Sự cứu rỗi linh hồn mang đến cho con người hạnh phúc cao nhất mà người ta có thể biết, Ảo Tưởng Ban Phước Lành. Điều này không đơn giản là "thiên đường". Trong khi việc xẩy ra tại thiên đường, thực sự là điều phải kinh qua mặt đối mặt với Thượng Đế. Chỉ sau khi chết việc này mới xẩy ra. Trong khi ta sống, chỉ có sự gợi ý về việc đó.
Sống trong thế giới này, kiến thức của chúng ta bị hạn chế. Chúng ta chỉ có thể thấy một phần của chân lý. Nhưng chúng ta được tạo ra để biết Thượng Đế, và biết cái toàn thể, và chỉ qua kiến thức này, chúng ta có thể tìm được hạnh phúc sâu xa. Ảo Tưởng Ban Phước Lành đem đến kiến thức trọn vẹn về chân lý, qua tầm nhìn của Thượng Đế. Nó vượt ra ngoài sự hiểu biết và giải thích, nhưng người Cơ Đốc Giáo được Giáo hội bảo đảm, đó là phước lành vĩ đại nhất.
Kinh Thánh. Kinh thánh, giống như nghi thức của Cơ Đốc La Mã thường là tiếng La Tinh. Trong những năm gần đây, sự chuyển ngữ ra tiếng khác đã được chấp thuận. Kinh Thánh Cơ Đốc Giáo La Mã gồm có những sách quen thuộc về Cựu và Tân Ước và một chương phụ gọi là Apocrypha (Kinh Ngụy Tác)
Người Cơ Đốc Giáo sùng kính nhất Kinh Thánh chủ yếu vì nó chứa đựng câu chuyện về cứu rỗi linh hồn. Họ tin rằng không có lầm lẫn hay không rõ trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, hầu hết những người Cơ Đốc Giáo không tự mình nghiên cứu Kinh Thánh. Họ không mong mỏi gì giải thích Kinh Thánh cho chính họ, vì Giáo hội giải nghĩa hầu hết các đoạn trong Kinh.
Người Cơ Đốc Giáo nghiên cứu những lời giáo huấn của Giáo hội được coi là quan trọng hơn đọc Kinh Thánh.
Lễ Ban Phước. Người Cơ Đốc Giáo La Mã tiếp xúc với Giáo hội thường xuyên qua việc dùng bẩy lễ ban phước, chúng cho họ sự chỉ đạo và sức mạnh về con đường cứu rỗi Họ coi những lễ ban phước này là những biểu tượng ân huệ của Thượng Đế được truyền qua Giáo hội. Những người Cơ Đốc Giáo La Mã không cho rằng lễ ban phước là con đường duy nhất để cứu rỗi. Nhưng lễ ban phước mở ra một lối thoát an toàn và chắc chắn trước sự bất hạnh và trừng phạt đời đời đối với những ai sử dụng lễ ban phước ấy.
Thường thường một người Cơ Đốc Giáo La Mã nhận Lễ ban phước trong Lể Rửa Tội lúc còn thơ ấu. lễ ban phước này xóa bỏ tội lỗi đầu tiên và bất cứ tội lỗi nào đã phạm phải cho đến lúc đó. Lễ ban phước xong, Lễ Kiên Tín sẽ được tiến hành khi đủ trưởng thành để hiểu. Nó ban phước lành của Thánh thần giúp ý muốn và can đảm theo ý của Thượng Đế như Giáo hội giải thích.
Khi người Cơ Đốc Giáo kết hôn, lễ ban phước trong Hôn nhân ban phước lành của Thượng Đế và chấp thuận về hôn nhân và những đứa con được sinh ra sau này bởi cập vợ chồng này.
Nhà Thờ coi việc này rất quan trọng đến mức không công nhận bất cứ lễ hôn nhân nào ngoài nghi lễ của chính mình. Những người Cơ Đốc Giáo La Mã được dạy rằng hôn nhân là sự hợp nhất thánh thiện và bất diệt giữa nam và nữ vì mục đích tiếp tục giống nòi.
Lễ ban phước trong Lễ Thụ Phong là để rửa tội và để cống hiến cho người nam và người nữ phụng sự trong nghi lễ thần thánh của các thầy tu và nữ tu sĩ và về chức thầy tu. Người được thụ phong bỏ đi những lo âu hàng ngày, kể cả hôn nhân và đời sống gia đình. Đó là nhiệm vụ tối thượng của người Cơ Đốc Giáo. Đối với những ai có thể thực thi được những đòi hỏi của nó, lễ này mở ra nhiều cơ hội cứu rỗi hơn bất cứ lối sống nào khác.
Những người sắp chết nhận được Lễ ban phước trong Lễ Xức Dầu cuối cùng từ thầy tu. Lễ này tha thứ những tội lỗi cuối cùng của họ.
Có hai Lễ ban phước khác, lễ Ban Thánh thể và Lễ Xưng tội thường được tổ chức thường xuyên để ban phước lành tinh thần. Mỗi chủ nhật hay vào một ngày nào đó người Cơ Đốc Giáo phải tham dự một lễ gọi là lễ mi-xa, kỷ niệm Lễ ban Thánh thể. Đó là một nghi lễ cổ tưởng nhớ đến bữa ăn cuối cùng của Jesus cùng với các tông đồ của Ngài và về cái chết của Ngài trên cây thánh giá như sự hy sinh để chuộc tội lỗi cho con người. Trong lễ này, vị thầy tu thi hành hai phần phép lạ về rượu vang và bánh, biến chúng thành máu và thân xác của Jesus Christ mà không thay đổi vẻ ngoài của chúng.
Người Cơ Đốc Giáo tin rằng phép lạ trong sự biến thể xẩy ra khi thầy tu dâng các phần tử cho Thượng Đế, trong khi trình diễn lại cái chết của Jesus Christ. Rồi thầy tu chia phần cả bánh và rượu vang đã được biến đổi. Trừ phi đau yếu ngăn cản, người Cơ Đốc Giáo được yêu cầu dự lễ ban Thánh thể để nhận bánh cúng từ vị thầy tu tại bàn thờ ít nhất một năm một lần trong mùa Phục Sinh. Do sự làm đi làm lại tấn kịch tôn giáo này, người Cơ Đốc Giáo tin họ được giúp đỡ trong tiến trình tiến tới cứu rỗi linh hồn.
Vì không có một lễ ban phước nào xóa bỏ khuynh hướng tội lỗi của con người, người Cơ Đốc Giáo thường xuyên cần tìm sự tha thứ những tội lỗi mới phạm phải. Việc này có thể làm được qua lễ ban phước trong Lễ xưng tội. Xưng tội gồm có hối hận tội lỗi, thú tội với thầy tu, thi hành những hình phạt được ban ra bởi thầy tu, và giành được sự tha thứ từ thầy tu.
Thánh. Những thánh được tôn vinh bởi Cơ Đốc Giáo La Mã gồm có những tông đồ lúc đầu, một số thành viên của những dòng tu thánh thần, và những người có niềm tin và hành động cho thấy sự tận tụy trọn vẹn trong việc đi tìm sự cứu rỗi. Những người Cơ Đốc Giáo tin rằng những người thánh thiện này sống trọn đời cho sự cứu rỗi thành công nên họ có thể giúp những người khác. Qua sự cầu nguyện tới các vị thánh, và qua việc đốt nến trước hình ảnh của họ, và qua hành động tôn vinh tinh thần của vị thánh, người Cơ Đốc Giáo La Mã tin là có thể giành được một số công đức của vị thánh cho mình.
Mary. Người Cơ Đốc Giáo La Mã sùng kính mẹ của Jesus như "Mary thánh thiện, Mẹ của Thượng Đế". Họ tin rằng bà được tôn vinh khác thường bởi Thượng Đế khi Thượng Đế chọn bà là một bà mẹ đồng trinh mang thai đứa con do phép lạ. Đối với nhiều người Cơ Đốc Giáo, Mary dường như gần gũi hơn và quan tâm đến những khó khăn của họ hàng ngày hơn là Jesus Christ và Thượng Đế khi họ làm cho người thờ cúng kính sợ. Đôi khi họ gọi bà là "Hoàng Hậu của Thiên Đường", và xin bà cầu nguyện cho họ ngay bây giờ và khi họ chết.
Nhà Thờ và Lịch sử. Từ Cơ Đốc có ý nghĩa phổ biến hay chung trong ảnh hưởng của nó đối với con người. Chắc chắn, Nhà Thờ Cơ Đốc Giáo La Mã đã ảnh hưởng một phần lớn nhân loại. Nhà Thờ đã nói với hàng triệu người có ham muốn chủ yếu là có cảm giác an ổn và chắc chắn trong một đời sống bị đè nặng bởi đau buồn và ngờ vực. Đối với những người này, đó là ngọn lửa hy vọng và bảo đảm cho cuộc đời họ sống hiện nay và cuộc đời sắp đến.
NHÀ THỜ CHÍNH THỐNG CƠ ĐỐC GIÁO PHƯƠNG ĐÔNG
Những nhà nghiên cứu văn hóa đã từ lâu nhận thấy sự khác biệt to lớn giữa những người dân ở Đông và Tây bán cầu. Từ lúc còn trứng nước Cơ Đốc Giáo đã có những bất đồng ý kiến bởi những dị biệt. Có những vụ xung đột và bất đồng ý kiến một phần do chính trị, một phần do xã hội, và một phần do tôn giáo. Cuối cùng vào thế kỷ thứ mười một, những sự xung đột đưa đến sự tan vỡ không bao giờ có thể sửa chữa được. Những nhà thờ phương Đông và Phương Tây rút phép thông công lẫn nhau, và mỗi bên đều tuyên bố bên mình mới là Chính Thống Cơ Đốc Giáo.
Nhà Thờ. Nhà Thờ phương Đông không có Giáo hoàng. Mỗi nhà thờ là một phần của một vùng gọi là một giáo khu thuộc một liên đoàn giáo trưởng. Những người Cơ Đốc Giáo Phương Đông tin họ là những người của Nhà Thờ xác thực duy nhất bắt nguồn trực tiếp từ công việc của những người Cơ Đốc Giáo đầu tiên. Họ gọi nhà thờ đó là "Tòa Thánh Tông Đồ Cơ Đốc Giáo Chính Thống"
Tín Điều. Nhà Thờ Phương Đông không thay đổi những tín điều, nhưng họ không giải thích theo nghĩa đen. Người Cơ Đốc Giáo La mã tập trung vào sự cứu rỗi do cái chết của Jesus, nhưng người Cơ Đốc Giáo Phương Đông quan tâm khá nhiều đến bản chất thiêng liêng của con người. Người Cơ Đốc Giáo La Mã cố gắng vâng theo những lời dạy của nhà thờ, nhưng người Cơ đốc Giáo Phương Đông cố gắng nặng về cảm thấy là một với Thượng Đế. Những người Cơ Đốc Giáo khác lại bận tâm để đạt sự cứu rỗi cho kiếp sau, nhưng người Cơ Đốc Giáo Phương Đông lại tìm cách tái sinh tinh thần ngay trong đời này.
Các Lễ Ban Phước. Người Cơ Đốc Giáo Chính Thống Phương Đông tiến hành bẩy Lễ Ban Phước. Giống như người Cơ Đốc Giáo La Mã, họ coi lễ mi-xa là hành động thờ phụng quan trọng nhất nhưng cả hai rượu và bánh được dâng cho giáo đoàn.
Giới Tăng Lữ. Thầy tu được coi như những tác nhân cần thiết giữa Thượng Đế và con người. Thầy tu có thể có gia đình nếu hôn nhân xẩy ra trước khi thụ phong. Các tu sĩ, đương nhiên phải giữ những lời nguyện thông thường về sự tận tụy, trong sạch, vâng lời, và nghèo nàn. Giám mục được tuyển chọn trong số các tu sĩ mỗi giáo phận. Họ được gọi là giáo trưởng hay tổng giám mục. Họ ngang hàng về cấp bậc, tuy một người có thể được bổ nhiệm làm người lãnh đạo danh dự.
Thờ Phượng. Những buổi lễ theo thông lệ và uy nghi rất thân thiết đối với người Cơ Đốc Giáo Phương Đông. Những thầy tu của họ ngâm những lời về nghi lễ bằng tiếng Hy Lạp, hay bằng tiếng Slavonic (Xla-vơ) của Nhà Thờ Cổ. Nhà Thờ được trang hoàng với những bức tranh tôn giáo đặc biệt gọi là tranh thánh tượng- không bao giờ có các bức tượng.
Kinh Thánh. Kinh thánh thực chất giống như kinh thánh quen thuộc đối với tất cả người Cơ Đốc Giáo. Các tu sĩ khuyến khích tín đồ đọc Kinh Thánh, và tất cả những gì có thể giải thích điều họ đọc.
Tu Tập. Người Cơ Đốc Giáo Chính Thống Phương Đông thường cảm thấy tôn giáo của mình đòi hỏi một sự thay đổi trong đời sống nội tâm. Họ không cảm thấy phải đòi hỏi sự thay đổi lớn trong xã hội hay chính phủ. Vì lý do đó, nhà thờ Phương Đông, đôi khi chấp nhận những hoạt động của chính phủ hay xã hội mà người Phương Tây đã lên án.
Hầu hết những người Cơ Đốc Giáo Chính Thống Phương Đông sống ở đông Âu, tại Á Châu và Ai Cập. Vì họ thường không chú tâm vào việc tuyển mộ những người đổi đạo, tôn giáo của họ chỉ lan tràn sang Hoa Kỳ và những mảnh đất khác hầu hết bằng con đường di dân.
Bất cứ nơi nào mà người Cơ Đốc Giáo Phương Đông đã đi tới, họ đều lấy được cái vẻ đẹp lặng lẽ và cái tượng trưng phong phú trong các buổi lễ và nhà thờ của họ. Họ đã gây được ấn tượng với những người khác bằng sự tìm kiếm một đời sống nội tâm trầm lặng thong dong vượt qua con người và liên kết họ với thần thánh.
NHỮNG NHÀ THỜ CƠ ĐỐC GIÁO TIN LÀNH
Giáo Hội Cơ Đốc Giáo lại chia rẽ nữa. Sự chia rẽ khởi đầu bởi một người Đức trẻ tuổi tên là Martin Luther. Hầu như Luther không biết hành động của ông hôm đó năm 1517 dẫn tới sự cải tổ Tin Lành có ảnh hưởng sâu rộng. Tất cả những gì Ngài làm là để thông báo ước muốn của Ngài bàn cãi về những lý do kết án việc hạ giá "sự xá tội" được quảng cáo cao độ, đó là bảo đảm tha thứ các tội lỗi.
Tình cờ là việc bán xon (hạ giá) mà Ngài kết án lại được đưa ra bởi một chức quyền của Giáo Hội Cơ Đốc Giáo La Mã và được Giáo hoàng phê chuẩn.Và chính Luther là một thầy tu. Loan báo đóng đinh vào cửa nhà thờ của Ngài là một thách thức làm hoảng hốt quyền lực của Giáo hoàng và Giáo Hội, vào cái ngày mà toàn thể xã hội bị trị bởi sự bức chế của họ. Đối đầu với yêu cầu phải rút lại lời tuyên bố của mình, Luther cảm thấy không thể làm như thế một cách thành thực. Những người đồng hương tập hợp quanh Ngài, và Sự Cải Tổ Tin Lành bắt đầu.
Sau này những nhà lãnh đạo đã có những "phản đối" rộng lớn chống lại quyền lực của Giáo Hội. Động cơ thúc đẩy của họ không giống nhau nhưng những người này có một niềm tin chung. Đường lối cứu rỗi không phải là độc quyền của Giáo Hội Cơ Đốc Giáo La Mã và Giáo hoàng. Hầu hết những sự phản đối là chống lại hệ thống nhà thờ, không chống lại học thuyết. Đối với đa số những người Tin Lành, vẫn không có sự bất đồng ý kiến về học thuyết cơ bản.
Bây giờ có rất nhiều giáo phái khác nhau trong Tin Lành, và không có một quyền lực duy nhất nào trên tất cả. Hầu hết những người Tin Lành tin vào quyền lựa chọn niềm tin tôn giáo và tình đoàn kết tôn giáo của những người khác. Tự do về niềm tin và tự do chọn lựa nhà thờ đã dẫn đến nhiều thay đổi về chủ đề Tin Lành. Mặc dầu vậy, những người Tin Lành thấy các lãnh vực cùng đồng ý ngày càng tăng trong tín điều và trong những cố gắng phục vụ xã hội.
Cứu Rỗi Bằng Niềm Tin. Hầu hết những người Tin Lành cho rằng không có người nào dù làm gì đi chăng nữa, có thể đạt được sự cứu rỗi cho chính mình hay cho người nào khác. Cứu rỗi là một tặng phẩm của Thượng Đế. Ta phải tin tưởng đời sống và cái chết của Jesus khiến con người lấy lại quan hệ hòa hợp với Thượng Đế. Phước lành cao cả nhất của Thượng Đế nằm trong kế hoạch cứu rỗi được mở ra cho tất cả. Tất cả những gì cần thiết là niềm tin.
Cuộc Sống Hiến Dâng. Đời sống tôn giáo không đòi hỏi người ta phải bỏ hôn nhân, gia đình, và những lợi ích hàng ngày của con người. Những người Tin Lành hầu như không có tu sĩ và nữ tu sĩ., và những mục sư của họ thường là những người có gia đình. Niềm tin, không phải là những việc làm, hình thành con đường cứu rỗi. Niềm tin không lệ thuộc vào nghề nghiệp của ta, nhưng Thượng Đế kêu gọi con người gắng hết sức mình ở bất cứ nơi đâu. Tôn giáo không phải là vấn đề đi nhà thờ hay suy ngẫm ngoan đạo. Đó là cách bạn sống hàng ngày.
Chức Phận Thầy Tu Của Tất Cả Tín Đồ. Mỗi người có thể trực tiếp đi tới Thượng Đế cho chính mình Nhiệm vụ của Nhà Thờ và các mục sư của Nhà Thờ là dạy con người, không phải là thay mặt họ, hay chỉ huy họ. Đây là cốt lõi thực sự của Tín Lành. Có những lý do khác về sự tồn tại của Nhà Thờ: giải thích ý Thượng Đế, nuôi dưỡng tình thân hữu và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên cùng tìm kiếm những mục tiêu giống nhau. Quyền lực lãnh đạo Nhà Thờ cũng khác nhau, một số được cai quản bởi các mục sự, một số bởi các mục sư và những thành viên được đề cử, và một số bởi toàn bộ hội viên.
Kinh Thánh. Hầu hết những người Tin Lành tin là Kinh Thánh chứa đựng những luật lệ về niềm tin và thực hành tôn giáo. Cho nên những người Tin Lành nghiên cứu Kinh Thánh một cách nghiêm túc, đọc kinh thánh bằng ngôn ngữ của chính mình. Tuy nhiều người Tin Lành hiện nay giải thích Kinh Thánh ít cứng nhắc hơn nhiều, nhưng vẫn còn có một số cho rằng việc này họ có toàn quyền tới những từ nhỏ nhặt nhất không cần để ý đến ý nghĩa lịch sử.
Thờ Phượng. Những người Tin Lành được khuyến khích cầu nguyện thành thật và thường xuyên. Đối với một số, cầu nguyện là phương pháp cầu xin Thượng Đế các thứ. Hay đó là cách giúp bè bạn thoát khỏi tình trạng khó khăn hay "đổi đạo" một người nào đó. Đối với những người thận trong nhất, đó là sự cố gắng để nhìn sự việc chúng thực sự là như thế nào, để đi vào quan hệ chính đáng với chính mình, với Thượng Đế của mình và với thế giới của mình.
Hầu hết những người Tin Lành tiến hành hai lễ ban phước, rửa tội và lễ ban thánh thể. Họ không tin vào thuyết biến thể. Đối với những người Tin Lành, cảm nghĩ và ý định của một người khi nhận lễ ban phước quan trọng hơn nghi lễ của lễ ban phước. Điều này cũng đúng cho những nhiệm vụ của tôn giáo khác gồm có lễ vật ủng hộ nhà thờ, sự tham dự các buổi lễ, và tham gia vào Hội ái hữu Cơ Đốc Giáo.
Một người Tin Lành được tự do sống cuộc đời tốt nhất và tận tụy nhất mà người ấy có thể, chọn tình thân hữu mà người ấy cảm thấy hoàn toàn có thể làm được. Để giúp đỡ sống theo đường lối ấy, một số người Tín Lành đặt niềm tin vào Jesus làm Chúa Cứu Thế riêng cũng như cho tất cả ai tin. Những người khác giành được cảm hứng về đời sống tôn giáo từ tấm gương cao thượng về cuộc đời của Jesus.
Tin Lành Thuộc Phái Phúc Âm. Đa số các nhà thờ Tin Lành được coi là nhà thờ Tin Lành thuộc Phái Phúc Âm. Những nhóm này nhấn mạnh vào sự ly khai với Nhà Thờ Cơ Đốc Giáo, cho rằng quyền uy như vậy là sự xuyên tạc tôn giáo. Những sự chống đối đầu tiên là thành thật và cần thiết, nhưng sau này mỗi một giáo phái phát triển một uy quyền của riêng mình không khác gì nhiều với điều họ đã lên án.
Những nhà thờ Phái Phúc Âm khẳng định ủng hộ học thuyết chính thống. Trong đó học thuyết chính là nhu cầu của con người về sự cứu rỗi và kế hoạch cứu rỗi con người của Thượng Đế. Trong nửa đầu thế kỷ thứ hai mươi đã có một sự đổi mới mạnh mẽ trong những học thuyết cũ, được coi là phong trào chính thống mới.
Một số giáo phái Tin Lành cho rằng một số giáo huấn là nền tảng của Cơ Đốc Giáo. Nhất là họ đã nhấn mạnh vào toàn bộ chân lý của Kinh Thánh và những phép mầu mà Kinh Thánh nói. Những người Cơ Đốc này được gọi là người theo trào lưu chính thống. Họ được biết đến vì những cố gắng gây xúc cảm mạnh mẽ trong việc cải đạo người khác đi theo niềm tin của họ.
Những người Tin Lành Tự Do. Ngay từ lúc khởi đầu Cơ Đốc Giáo, có một số người chín chắn thấy không phải ai cũng có thể thỏa mãn với cùng lời nói và cùng kinh nghiệm. Những người Cơ Đốc Giáo hiện đại khẳng định về tự do của niềm tin có một truyền thống dựa trên thực tế trong quá khứ tôn giáo của họ. Họ được gọi là những Người Tự Do -- một nhóm thiểu số trong Tin Lành. Chậm nhưng chắc con số nhóm này gia tăng. Thậm chí có lẽ ý nghĩa hơn là sự việc ảnh hưởng của họ dần dần giúp giải thoát những nhóm chính thống hơn.
Những Người Tự Do thực sự tin rằng mỗi người phải có cơ hội để phát triển trong kinh nghiệm và hiểu biết tôn giáo cùng với việc thử nghiệm đường lối sống tốt đẹp hơn. Họ tin rằng tôn giáo dành cho toàn bộ một con người cả về cảm nghĩ và lẽ phải của mình. Họ chứng minh nhà thờ là một thể chế giúp con người trở thành như cá nhân và những thành viên của tình thân hữu dân chủ. Sự cứu rỗi mà người Tin Lành Tự Do tìm kiếm hình thành qua lối sống trong tính trọn vẹn của nó.
Cơ Đốc Giáo không phải là con đường, nhà thờ nào hay nhóm duy nhất. Cơ Đốc Giáo là cái người Cơ Đốc Giáo tạo ra. Nó giống như con sông không ngừng chảy vào biển vô hình. Những dòng nước chảy vào biển đôi khi hơi mặn. Những xoáy nước hình thành dọc theo bờ sông đôi khi tù đọng. Nhưng giống tất cả những tôn giáo lớn khác trên thế giới, Cơ Đốc Giáo tiếp tục tiến tới một tương lai mà không ai có thể tiên đoán hoàn toàn được. Nó tiến đi với hy vọng và khát vọng cũng như với sợ hãi và lo âu của nhiều triệu người tự gọi họ là người Cơ Đốc Giáo.
18. SỐNG BẰNG TÔN GIÁO
Tôn giáo trong trạng thái tốt nhất của nó đáp ứng những nhu cầu căn bản của con người. Phân tích đến cùng, tất cả chúng ta dường như đều cần những điều giống nhau. Chúng ta cần cảm thấy chúng ta quan trọng đối với những người quanh chúng ta. Chúng ta cần cảm thấy chúng ta có một vị trí giữa những người đồng loại. Chúng ta cần cảm thấy mục đích và ý thức về hướng đi trong cuộc sống của chúng ta. Và chúng ta cần cảm thấy chúng ta đang tiến tới những mục tiêu cao nhất của chúng ta.
Trong mỗi năm từ khi Jesus nói và đi trên những nẻo đường của Palestine, một số người đã tìm thấy câu trả lời cho những nhu cầu sâu xa nhất của họ trong cái Ngài đã nói và làm. Những bất đồng ý kiến về việc tin vào cái gì thường nhiều hơn nhưng chẳng mấy quan trọng. Điều quan trọng là họ đã sống xứng đáng hơn vì cuộc đời của Jesus.
Người Cơ Đốc Giáo nói thông điệp của Jesus là vô tận, vì Ngài đã rút ra những bài học trực tiếp từ những kinh nghiệm của những người Ngài biết. Đối với họ, nhiều tuyên bố của Ngài khi Ngài bầy tỏ ra vẫn đúng đến ngày nay. Bài giảng đạo trên núi đã thôi thúc người Cơ Đốc Giáo mộ đạo có lối sống thận trọng bởi những chuyện ngụ ngôn của Ngài. Nghiên cứu cẩn thận và sử dụng thận trọng, những lời dạy như vậy làm cho tâm trí của những người Cơ Đốc Giáo ngày nay thanh thản.
HÃY TỰ KÍNH TRỌNG
Jesus biết nhiều người đã mất ý thức về giá trị thực sự của chính mình. Họ cảm thấy họ không quan trọng đối với Thượng Đế và con người. Những tu sĩ và các vị thầy tôn giáo chỉ cho họ thêm khó khăn vì bị gán cho là "những kẻ tội lỗi" và "không trong sạch". Đối với những người bị phiền toái như vậy, Jesus đã thuyết giảng thông điệp về lòng tin, ""Các ngươi là tinh hoa của xã hội, "các ngươi là ánh sáng của thượng đế".
Đôi khi mất tự trọng khiến người ta qụy lụy trước một người khác có vẻ là quan trọng. Đã có nhiều người Cơ Đốc Giáo quá ư khúm núm tuân theo những mệnh lệnh và chỉ đạo của những người lãnh đạo nhà thờ. Họ không dám nghi ngờ, hỏi han hay điều tra, vì sợ hãi họ có thể mắc thêm lầm lỗi. Không có chỗ nào trong thông điệp của Jesus đề cập đến quyền của ai đó có thể chỉ đạo niềm tin cho người khác. Jesus đã công khai gửi lời mời dân chúng tham gia với Ngài trong việc tìm kiếm một cuộc đời phong phú. Trong việc tìm kiếm này, tất cả đều bình đẳng.
Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới đầy lo âu. Hoàn cảnh này do con người tạo ra, và hoàn cảnh ấy có thể bị loại bỏ bởi những nỗ lực thông minh của con người. Chúng ta lo lắng về nhiều điều không kể xiết -- mất một cái gì đó, muốn một cái gì đó. Chúng ta lo lắng về chuyện lớn chuyện nhỏ, và sự lo lắng của chúng ta xâm nhập vào mọi chỗ trong cuộc sống. Chúng ta càng ngày càng nên không thể làm những việc nên làm và có thể làm vì chúng ta quá lo lắng về những thứ ta không thể làm được. Jesus cố gắng làm dịu đi những sự sợ hãi như vậy bằng cách vạch ra giá trị thực sự.
Đừng lo lắng về đời sống, quan tâm đến việc ăn gì và uống gì, hay về thân xác, quan tâm đến việc mặc gì. Đời sống có quan trọng hơn thực phẩm, và thân xác hơn quần áo không? Hãy nhìn vào những con chim hoang dã, chúng không gieo và gặt, hay không tích trữ thực phẩm trong kho, thế mà Thượng Đế vẫn cho chúng ăn.
Ngày nay cũng như vào thời Jesus, con người có thể trở nên bệnh hoạn về tinh thần và thể xác khi họ không còn tôn trọng mình. Đôi khi bệnh hoạn ở dạng coi thường ham muốn riêng, hay cảm tính, hay bề ngoài. Jesus không bao giờ ngưng nghỉ khuyến khích con người hãy tôn trọng chính mình. Ngài biết người ta không thể tiến tới chín chắn trừ phi có khả năng chấp nhận mình là như thế.
Nếu một người trong chúng ta quá ghét cái cách ai đó hành động hay bề ngoài, người ấy sẽ chỉ nhìn thấy cái mà người ấy không thích về chính mình. Phải chăng đó là bức tranh thực sự của con người ấy là như thế? Dĩ nhiên là không. Tương tự, một số người thất bại không thấy thỏa mãn trong những cuộc tiếp xúc với người khác. Họ đang nghĩ về bề ngoài và cách đối xử của những người bạn họ, thay vì thực sự hiểu biết họ.
Jesus dạy con người phải thương yêu xóm giềng như thương yêu chính mình. Nếu chúng ta muốn thương yêu người, chúng ta phải thương yêu mình trước. Chúng ta thường được bảo thương yêu mình sau. Nhưng nếu đứng là vậy, chúng ta chẳng bao giờ thương yêu ai cả. Thương yêu mình một cách khôn ngoan là cơ sở để thương yêu người khác đứng đắn.
THƯƠNG YÊU NGƯỜI
Quá nhiều người lầm lẫn về việc khư khư giữ lấy tình thương yêu cho chính mình. Họ cố gắng thuyết phục người yêu quyết định vì mình hoặc cả đến hành động vì mình. Jesus nói, tình thương yêu chân thật đơn giản là cho người đó quyền là chính mình.
Thỉnh thoảng chúng ta cố gắng thay đổi hay sửa đổi một người nào đó. Chúng ta thường thường biết như vậy là phá vỡ tình thân hữu. Chúng ta càng cố gắng ép buộc người ta theo kiểu mẫu của mình, thì chúng ta lại càng có ít ảnh hưởng với họ. Ép buộc tự nó thất bại. Tình thương yêu và chấp nhận là sức mạnh vĩ đại nhất. Chúng được đền đáp bằng tình thương yêu và chấp nhận.
Đó là bài học gian khổ nhất về tư cách làm cha mẹ. Đương nhiên các em nhỏ phải được bảo vệ trước cái nguy hiểm có thể xẩy ra do những quyết định non nớt của chúng mang lại. Tuy nhiên, khi năm tháng trôi qua, cha mẹ phải biết cách để cho con cái gánh vác trách nhiệm về đời sống của riêng chúng. Không ai có thể trở nên chín chắn nếu không được phép là chính mình.
Có một câu châm ngôn nổi tiếng, "Tha thứ nhưng đừng quên". Dàn hòa với người bạn mà mình đã cãi cọ, nhưng mình vẫn còn nuôi sự oán giận ngấm ngầm. Những cảm nghĩ đau đớn chôn vùi dưới cái tha thứ bên ngoài có cơ hội phát triển và trở nên cay độc. Chúng ngăn trở mối quan hệ tốt hơn với người khác.
Jesus hiển nhiên biết rõ sự thật là nếu một người không thật tâm tha thứ thì chính người ấy không thể hạnh phúc:
Nếu ngươi tha thứ người khi họ làm ngươi khó chịu. Thượng Đế cũng sẽ tha thứ cho ngươi. Nhưng nếu ngươi không tha thứ người khi họ làm ngươi khó chịu, Thượng Đế cũng sẽ không tha thứ cho ngươi về tội lỗi của ngươi.
Và trong lời cầu nguyện quen thuộc căn cứ vào những khuyến bảo của Jesus cho tín đồ, có lời yêu cầu này:" Hãy tha thứ cho chúng con vì những tội lỗi của chúng con, chúng con tha thứ những người làm việc xấu chống lại chúng con."
Jesus lúc nào cũng nhắc nhở người dân là tha thứ cho người sai trái cũng quan trọng như đối với người đã làm sai. Tha thứ phải được thực thi thường xuyên khi cần. Không có giới hạn nào cho việc này. Mặt khác oán hận sẽ len lỏi và dần dần ngăn cản người không biết tha thứ sống hạnh phúc.
Jesus dạy tình thương yêu là qui luật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, giữa bạn bè với nhau, giữa người trong gia đình, giữa những nhóm người. Những người Cơ Đốc Giáo hoàn toàn bất đồng giữa họ với nhau về việc áp dụng lời dạy này. Một số người nói rằng lời dạy ấy không thể áp dụng cho mối quan hệ giữa những nhóm người hay quốc gia. Họ còn nói đó là lời khuyên tốt nhưng không thể thực hiện và không có ai trên trái đất này có ý định theo. Một số người Cơ Đốc Giáo đã cầu xin chiến tranh, tra tấn và hành hình trên danh nghĩa đức tin của họ. Những người khác lại nhất định rằng tình thương yêu phải được áp dụng trong tất cả những giai đoạn của cuộc đời, đến mức cao nhất có thể được.
HÃY THÀNH THẬT
Chỉ khi chúng ta biết thương yêu chúng ta mới có thể thành thật với chính mình và với người khác. Đối với Jesus, thành thật nội tâm có tầm quan trọng hàng đầu để có một cuộc sống đạo đức. Ngài kêu gọi người dân hãy có đạo đức, không phải chỉ để thực hành điều thiện. Ngài thất vọng bởi những người giả vờ đứng cầu nguyện trong giáo đường hay ở góc phố để người ta nghĩ rằng họ ngoan đạo. Jesus nói rằng cầu nguyện trong thâm tâm và tại nhà tốt hơn cầu nguyện để gây ấn tượng nơi công cộng rất nhiều.
Ngài nói với các tín đồ rằng sẽ không đi tới đâu cả trong việc tìm kiếm tinh thần bằng cách nhắc đi nhắc lại những "câu rỗng tuếch". Thất vọng biết bao khi thỉnh thoảng nhiều người Cơ Đốc Giáo ngày nay nghĩ rằng tôn giáo đó gồm có nhắc đi nhắc lại tín điều và lời cầu nguyện không có ý nghĩa gì đối với họ. Nguy cơ thực sự là sự không thành thật này làm chúng ta mù quáng về nhu cầu một điều gì hơn nữa, và chúng ta tiếp tục cố làm ra vẻ chúng ta thỏa mãn.
Chúng ta không thành thật trên nhiều phương diện khác. Chúng ta làm những hành vi tốt cốt để gây ấn tượng có lợi với người khác mà không có xúc cảm gì về điều thiện. Chúng ta biết nói những lời lễ phép mà không có xúc cảm gì về lễ phép. Chúng ta gia nhập các đoàn thể và các nhóm xã hội, nhưng chúng ta không học cách thương yêu người hơn nữa. Chúng ta mang những bộ mặt đẹp đẽ giả tạo trước công chúng, và đôi khi chúng ta lừa bịp chính chúng ta. Nhưng cảm nghĩ nội tâm quan trọng hơn những gì chúng ta trưng ra ở bề ngoài nhiều. Chỉ khi những ý định nội tâm xứng với những hành động bên ngoài thì chúng ta mới sống dồi dào. Điều này là thành thật.
HÃY DỄ DẠY
Người có lối sống tốt nhất là một người vẫn tìm kiếm những lối để sống tốt hơn. Người như vậy duy trì khả năng băn khoăn về đời sống. Người đó mong mỏi hàng ngày được dạy bảo điều gì mới và tốt hơn. Người ấy cởi mở và thành thật giống như đứa bé nhỏ tràn đầy kinh ngạc và thích thú với mỗi kinh nghiệm mới.
Jesus thấy nhiều người "tôn giáo" như những người Pharisees và Sadducees không thể dạy bảo được. Họ cảm thấy họ đã biết hết những câu trả lời. Vậy nên không cần nêu câu hỏi. Mọi thứ đều được giải quyết theo "Luật" hay "Sách". Đời sống không dạy cho họ điều gì mới cả. Nó chỉ làm cho họ chắc chắn là những câu trả lời của họ mới là những câu trả lời.
Vô số người Cơ Đốc Giáo đã biết những giá trị của tính ham học. Họ tiếp tục kiên định quan sát đời sống bằng sự quan tâm. Họ từ chối không chấp nhận những câu trả lời của một người nào đó nếu không kiểm tra chung. Họ đã cố gắng theo lời khuyên bảo của Jesus:
Hãy hỏi, và điều ngươi hỏi sẽ được trao cho ngươi. Hãy tìm kiếm, và ngươi sẽ tìm thấy điều mà ngươi tìm kiếm. Hãy gõ cửa, và cửa sẽ mở cho ngươi. Bao giờ ngươi hỏi, cũng sẽ được nhận, và ngươi tìm kiếm sẽ tìm thấy, và người gõ cửa thì cửa sẽ mở cho ngươi.
"Phước lành cho những người đói khát tính chính trực vì họ sẽ được thỏa mãn!" Đó là toa thuốc cho lối sống tôn giáo đã được áp dụng và dặn bảo bởi những người Cơ Đốc Giáo cách xa thời của Francis of Assisi, Meister Eckhart, và Rufus Jones.
Vì những vấn đề nhỏ nhặt và những mối lo âu không quan trọng, chúng ta thường không nhìn thấy đời rộng lượng như thế nào với chúng ta. Đó là một thế giới tuyệt diệu mà chúng ta đang sống. Không ai có thể lấy đi niềm vui sống cơ bản và hồn nhiên của chúng ta -- mùi vị của thực phẩm, hương thơm của cây thông trong mưa, cái đẹp của đêm trăng, âm thanh của thác nước, mầu sắc của hoàng hôn, niềm vui của tình yêu và đang được yêu. Có thể nói, không ai có thể thực sự lấy những thứ đó của chúng ta, trừ phi chính chúng ta. Tấn thảm kịch của cuộc đời không chỉ là sự vô nhân đạo của con người đối với con người, dưới những hình thức của trại tập trung, bóc lột, và chiến tranh. Bi kịch của cuộc đời cũng là sự hành hạ mà chúng ta đặt lên chính chúng ta vì không chấp nhận những gì là của chính chúng ta.
Đời sống là một tặng phẩm. Jesus nói "Ngươi tự do nhận"; "tự do cho". Tất cả những niềm vui căn bản của đời sống là tặng phẩm đến với chúng ta không cần phải kiếm chúng. Hầu hết trong chúng ta không ý thức được điều này quá xâu. Jesus thường nhấn mạnh đến những tặng phẩm tuyệt vời mà đời sống hiến dâng.
Có một ý nghĩa thực sự trong chuyện ngụ ngôn về người con trai hoang tàng, người thanh niên này đã phí phạm mọi thứ mà đời sống đã cho anh ta, cho đến khi anh ta sống "vô giá trị". Đối với nhiều người Cơ Đốc Giáo, chuyện ngụ ngôn này dạy: Có thể bạn đã phí phạm mọi thứ đời sống tặng bạn cho đến nay. Bạn có thể đang phải sống vô giá trị - sợ sệt, lo âu, tội lỗi, và ân hận. Dù vậy, những ảnh hưởng nhân từ mà cuộc đời ban tặng vẫn vận hành trong vũ trụ, và trong bạn, để hồi phục lại cái ngã thực sự của bạn. Đỉnh cao về chuyện ngụ ngôn của Jesus là khi người thanh niên ưu phiền này "đến với chính mình".
Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đến với chính mình, vì mỗi lúc nó lại tạo ra cơ hội cho chúng ta. Chừng nào chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đương đầu với sự thách thức của việc tiếp tục phát triển tinh thần và xúc cảm. Jesus nói, tất cả chúng ta lúc nào cũng có sự dồi dào của đời sống và nguồn vui của nó phục vụ cho hạnh phúc sâu xa nhất của chúng ta. Những người Cơ Đốc Giáo gặp cơ hội tìm ra chân lý cho chính mình mà Jesus đã nói: "Hãy chú ý, Vương Quốc của Thượng Đế ở trong bạn."
|