CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Tri Thức là Sức mạnh!..  » Chi tiết
 
Vì sao bầu trời xanh mà không tía?
Màu xanh lơ của bầu trời, các nhà vật lý giải thích, là do các tia sáng xanh bị bẻ cong đi nhiều hơn tia sáng đỏ. Nhưng sự cong thêm này - còn gọi là hiện tượng tán xạ - cũng mạnh không kém ở các tia tím, vậy tại sao bầu trời không phải là màu tía!

Vì sao bầu trời xanh mà không tía?

Màu xanh lơ của bầu trời, các nhà vật lý giải thích, là do các tia sáng xanh bị bẻ cong đi nhiều hơn tia sáng đỏ. Nhưng sự cong thêm này - còn gọi là hiện tượng tán xạ - cũng mạnh không kém ở các tia tím, vậy tại sao bầu trời không phải là màu tía!

     Câu trả lời, được giải thích đầy đủ lần đầu tiên trên một tạp chí khoa học, đó là do mắt của người quan sát.

     Ánh sáng trắng được tạo thành từ tất cả các màu trong cầu vồng. Các nhà vật lý cho rằng khi ánh sáng mặt trời đi vào bầu khí quyển trái đất, gặp phải các phân tử nhỏ nitơ và ôxy trên bầu trời, nó bị tán xạ, hoặc khúc xạ. Các tia sáng có bước sóng ngắn nhất (xanh và tím) bị tán xạ mạnh hơn các tia sóng dài (đỏ và vàng). Vì thế, khi chúng ta nhìn theo một hướng trên bầu trời, chúng ta nhìn thấy những bước sóng bị bẻ cong nhiều nhất, thường là cuối dải màu xanh.

     Vào thế kỷ 19, nhà vật lý John William Strutt (nổi tiếng với tước vị Huân tước Rayleigh) đã viết phương trình biểu diễn sự tán xạ trên bầu trời. Và gần đây, Raymond Lee từ Học viện hải quân Mỹ tiến hành đo ánh sáng trên bầu trời vào giữa trưa. Cả phương trình và phép đo đạc đều cho thấy đỉnh của ánh sáng tím tới mắt ta cũng nhiều không kém gì ánh sáng xanh dương.

     "Cách lý giải truyền thống về bầu trời xanh là ánh sáng mặt trời bị tán xạ - các bước sóng ngắn hơn thì tán xạ mạnh hơn các tia sóng dài. Song thực tế, một nửa lời giải thích thường bị bỏ qua: đó là bằng cách nào mắt chúng ta nhận được phổ này", Glenn Smith, một giáo sư cơ khí tại Viện Công nghệ Georgia nhận xét. Smith đã viết một bài báo để giải thích trên số mới đây của tạp chí American Journal of Physics, kết hợp vật lý ánh sáng với hệ thống thị giác của mắt người.

     Mắt người nhìn được màu sắc là nhờ vào 3 loại tế bào hình nón trên võng mạc. Mỗi loại cảm nhận tương ứng với một loại ánh sáng có bước sóng khác nhau: dài, vừa và ngắn. "Bạn sẽ cần cả ba loại tế bào này mới nhìn màu chính xác được", Smith giải thích.

     Khi một bước sóng ánh sáng đi đến mắt, tế bào hình nón sẽ gửi một tín hiệu tới não. Nếu là ánh sáng xanh dương với các gợn sóng ngắn, tế bào nón sẽ phát tín hiệu để não nhìn ra màu xanh. Nếu là sóng đỏ với các bước sóng dài, não sẽ nhìn thấy màu "đỏ".

     Tuy nhiên cả ba loại tế bào nón trên đều nhạy cảm trên một khoảng rộng, có chỗ chồng chập lên nhau, điều đó có nghĩa là hai phổ khác nhau có thể gây ra cùng một phản ứng ở một nhóm các tế bào nón. Chẳng hạn nếu một sóng đỏ và sóng xanh lục đi vào mắt cùng lúc, các tế bào nón khác nhau sẽ gửi một tín hiệu mà não dịch ra là màu vàng.

     Smith đã chỉ ra rằng, màu cầu vồng đa sắc của bầu trời khi đi vào mắt người sẽ được cảm nhận tương tự như sự chồng chập của ánh sáng xanh dương "nguyên chất" với ánh sáng trắng. Và đó là lý do vì sao bầu trời xanh lơ - hoặc gần như vậy.

     "Mắt của bạn không thể phân biệt sự khác nhau giữa phổ tổng hợp xanh dương - tím với hỗn hợp của ánh sáng xanh dương nguyên chất và ánh sáng trắng", Smith nói.

     Trong mắt các loài động vật khác, màu của bầu trời lại khác hẳn. Trừ người và một số loài linh trưởng, hầu hết động vật chỉ có hai loại tế bào hình nón thay vì ba. Ong mật và một số loài chim nhìn ở bước sóng cực tím - loại bước sóng vô hình trước con người.

Nguồn LiveScience, AIP

Các thông tin cùng loại này
» Tia laser đốt cháy máy bay thành tro bụi (2010-07-31 16:54:52)
» 'Trở về quá khứ là điều có thể làm được' (2010-07-31 16:49:30)
» Bí ẩn trong ngôi mộ cổ Maya (2011-02-19 12:10:45)
» Lợi ích của duy tâm (2010-07-31 16:26:02)
» Chiếc gương giết người hàng loạt (2010-07-30 16:16:33)
» Thế giới khác trong một giọt nước (2011-02-19 12:03:42)
» Cầu nối giữa Khoa học và Huyền học (2010-04-27 17:51:52)
» Chứng minh chiều không gian thứ tư bằng thực nghiệm? (2010-04-08 14:18:44)
» Bàn tay nhân tạo hoạt động nhờ ý nghĩ (2010-04-08 13:37:54)
» Sẽ có lúc con người không thể định hướng trên trái đất (2010-04-06 15:59:52)
» Máy kháng lực hấp dẫn (2010-04-06 10:21:04)
» Phát hiện loài động vật bất tử trên trái đất (2010-03-24 09:26:37)
» Chó có thể dự báo động đất (2010-03-19 11:06:25)
» Muốn thông minh phải trả giá (2010-03-19 11:02:07)
» Cách sắp xếp quyết định mức độ tác hại của thiết bị điện (2010-03-02 15:07:30)
» Anh tạo ra được từ trường mạnh nhất thế giới (2010-02-19 23:10:36)
» Ướp lạnh thực phẩm bằng âm thanh (2010-02-19 23:00:58)
» Lần đầu tiên đo được vận tốc hấp dẫn (2010-02-19 22:40:29)
» Từ trường của mặt trăng đã sinh, diệt như thế nào? (2010-02-19 22:30:59)
» Giải mã bí ẩn tam giác quỷ Bermuda (2010-02-18 23:15:09)
Trang trước  1 2 3  4 5 6  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 17998769
Đang online : 98