CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Tri Thức là Sức mạnh!..  » Chi tiết
 
Robot quét rác vũ trụ
Một robot với tính năng như vậy có thể sẵn sàng để sử dụng trong vòng 4 năm nữa. Các chuyên gia mô tả phát kiến của các nhà khoa học Đức là một bước quan trọng nhằm ngăn chặn một thảm họa xảy ra trong quỹ đạo đông đúc của hành tinh xanh.
Robot quét rác vũ trụ 

Xung quanh quỹ đạo trái đất hiện có quá nhiều “rác di động” - Ảnh: CYDEWEYS
       Giới khoa học đang xem xét sử dụng robot do Đức chế tạo để sửa chữa vệ tinh bị trục trặc hoặc đẩy vệ tinh “chết” ra khỏi quỹ đạo trái đất.

      Một robot với tính năng như vậy có thể sẵn sàng để sử dụng trong vòng 4 năm nữa. Các chuyên gia mô tả phát kiến của các nhà khoa học Đức là một bước quan trọng nhằm ngăn chặn một thảm họa xảy ra trong quỹ đạo đông đúc của hành tinh xanh.

      Hồi năm ngoái, đã có những thông tin về việc rác vũ trụ ở mức độ nghiêm trọng, đe dọa sinh mạng của phi hành gia và tương lai của ngành viễn thông. Các quan chức cao cấp của Trung tâm Không gian Đức (DLR) cho biết họ chuẩn bị xử lý một cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra trong 5-10 năm nữa, khi có thêm nhiều thiết bị trong không gian không còn nhiên liệu để vận hành.

       Các robot của Đức sẽ lắp ghép với các vệ tinh bị trục trặc để tiến hành sửa chữa hoặc đẩy chúng vào những “quỹ đạo nghĩa địa”, giải tỏa phần không gian cực kỳ quan trọng trong quỹ đạo địa tĩnh. Ở độ cao hơn 35.000 km so với bề mặt trái đất, quỹ đạo này được sử dụng hiệu quả trong các hoạt động thông tin liên lạc, phát thanh và truyền hình trên trái đất. Ước tính hiện có hơn 200 vệ tinh “chết” đang hiện diện trong quỹ đạo này. Trong 10 năm tới, con số này có thể tăng lên gấp 5 lần, theo cảnh báo của Hiệp hội thúc đẩy an toàn không gian quốc tế.

      Ông Klaus Landzettel, Trưởng bộ phận robot không gian tại DLR, cho biết những tiến bộ về kỹ thuật, bao gồm việc phát triển những thiết bị có thể chịu được nhiệt độ từ -170oC đến 200oC, đồng nghĩa với việc robot của Đức “sẵn sàng cho việc sử dụng trên bất kỳ vệ tinh nào, bất kể nó được thiết kế cho phép lắp ghép hay không”.

Ngụồn Observer, Times of India

Các thông tin cùng loại này
» Tốc độ ánh sáng có thể được làm chậm lại (2010-02-04 21:50:54)
» Bẻ cong chất lỏng bằng... ánh sáng (2010-02-04 16:53:10)
» Chơi nhạc bằng mũi (2010-02-03 17:15:03)
» Sự sống ngoài trái đất có thể lạ hơn ta tưởng (2010-02-03 15:39:09)
» Những giả thuyết mới về sinh vật ngoài trái đất (2010-02-03 12:55:22)
» Tìm thấy hạt vi mô tới từ vật chất tối (2010-01-29 20:23:35)
» Dùng vi khuẩn sản xuất nhiên liệu sinh học (2010-01-29 15:48:04)
» Hào quang bí ẩn sáng rực trời Matxcơva (2010-01-28 21:04:38)
» Vật thể lạ trên bầu trời Na Uy (2010-01-28 11:02:43)
» Cơ hội tìm thấy sinh vật ngoài trái đất đang tới gần (2010-01-27 09:58:22)
» Người ngoài hành tinh đang theo dõi chúng ta (2010-01-23 23:30:31)
» Có thể truy cập Internet từ vũ trụ (2010-01-23 23:08:34)
»  Những phát minh phục vụ đời sống đến từ... không gian (2010-01-22 11:32:16)
» Công cụ tắt, mở hoạt động não (2010-01-14 09:34:16)
»  Kỷ lục số Pi (2010-01-09 11:41:50)
» Sắp tìm ra hành tinh giống trái đất (2010-01-09 10:45:08)
» Điều khiển máy tính bằng ý nghĩ (2009-12-30 10:33:48)
» Biến ý nghĩ thành âm thanh (2009-12-30 09:51:17)
» Chuyện lạ có thật về đĩa bay (2009-12-28 13:37:09)
» 10 phát minh tiêu biểu của năm 2008 (2009-12-16 17:04:27)
Trang trước  1 2 3 4 5  6  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 17998723
Đang online : 114