Thông tin khoa học tâm thức & tôn giáo » » Chi tiết |
|
Tai nạn máy bay – vì sao trẻ em sống sót?
|
|
Khi chiếc máy bay của hãng hàng không Yemen Airways đâm xuống Ấn Độ Dương ngày 30/6, Bakari Bahia, một cô bé nhút nhát 14 tuổi, bị văng ra mặt nước. Không mặc áo phao, không biết bơi, nhưng cô bé là người duy nhất sống sót trong khi hơn 150 con người thiệt mạng. |
|
(TT&VH) - Khi chiếc máy bay của hãng hàng không Yemen Airways đâm xuống Ấn Độ Dương ngày 30/6, Bakari Bahia, một cô bé nhút nhát 14 tuổi, bị văng ra mặt nước. Không mặc áo phao, không biết bơi, nhưng cô bé là người duy nhất sống sót trong khi hơn 150 con người thiệt mạng.
Sức sống kỳ diệu
Các nhân viên cứu hộ tìm thấy Bakari Bahia trôi dạt giữa biển nước đen ngòm vào đêm 30/6. Không mặc áo phao và không biết bơi, cô bé chỉ biết bám chặt một mảnh vỡ máy bay. "Chúng tôi ném phao cứu sinh nhưng cô bé không thể nắm lấy nó nên tôi đã nhảy xuống nước và cứu em" - một nhân viên cảnh sát tham gia lực lượng cứu hộ nói với đài phát thanh Europe 1 của Pháp.
Bakari Bahia từng sống nhiều năm ở Paris trước khi em chuyển tới thành phố Marseille và đi cùng mẹ tới quần đảo Comoros trên Ấn Độ Đương trên chiếc A310-300 mang số hiệu 70-ADJ. Chiếc máy bay đã đâm thẳng xuống vùng biển cạnh đảo Moroni.
Lực lượng cứu hộ cho biết Bahia dường như đã bị bắn khỏi chiếc máy bay khi nó đang vỡ tung sau cú va chạm với nước. Sau khi rơi xuống nước Bahia bám được vào một mảnh vỡ. Bị nhiều con sóng lớn trùm qua đầu cô bé vẫn kiên cường chế ngự sự mệt mỏi, tình trạng sụt giảm thân nhiệt để không buông xuôi. Xung quanh em lúc đó là một cảnh tượng kinh khủng. Khắp nơi đầy rẫy các xác chết, quần áo, vali… Bahia từng cố leo lên một mảnh vỡ lớn hơn, có thể là một phần khoang lái của chiếc máy bay, nhưng bị trượt chân và rơi trở lại biển.
Sau 12 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển cô bé đã được phát hiện. "Con bé ở dưới nước. Nó nghe thấy mọi người nói chuyện nhưng chẳng nhìn thấy ai trong bóng đêm" - cha Bahia, ông Kassim Bakari nói - "Tôi không bao giờ nghĩ con bé có thể vượt qua được thử thách khắc nghiệt này".
Cô con gái kiệt sức của ông đã được đưa tới bệnh viện El Maarouf ở đảo Moroni và hiện đang bình phục. Bác sĩ Ada Mansour cho biết cô bé tỉnh táo, đã nói được nhưng vẫn cần được chăm sóc chu đáo do bị nhiễm lạnh nặng. Hiện người ta chưa hỏi han cô bé nhiều điều vì sợ em mệt.
Những đứa trẻ may mắn
Mohammed El-Fateh Osman sống sót sau vụ tai nạn năm 2003
|
Trường hợp may mắn như cô bé Bakari Bahia không phải là hiếm. Các chuyên gia cho biết trong các vụ tai nạn máy bay có nhiều trẻ em sống sót. Cách đây 2 năm một bé gái 3 tuổi người Mỹ đã sống sót nhờ được buộc chặt vào ghế ngồi sau khi chiếc máy bay hạng nhẹ của ông nội đâm xuống đất, vỡ tung. Câu hỏi đầu tiên mà cô bé đặt ra cho những người cứu hộ là: “Con gấu bông của cháu đâu?”.
Năm 2003 cậu bé Mohammed el-Fateh Osman, 2 tuổi, được tìm thấy khi đang ngơ ngác ngồi cạnh một gốc cây. Chiếc máy bay Boeing 737 chở cậu bé và nhiều người lớn đã lao xuống gần Port Sudan khi đang trên đường tới Khartoum. Cậu bé chỉ bị bỏng nhẹ và nhanh chóng bình phục.
Năm 1960 cậu bé Stephen Baltz, 11 tuổi, là người sống sót duy nhất khi chiếc báy bay DC-8 của hãng United Airlines đâm thẳng vào một chiếc máy bay của hãng Trans World Airlines Constellation trên bầu trời New York, Mỹ. Cậu bé bị bỏng ở mặt, ngực, tay trái và lưng, cộng thêm một chiếc chân gãy, nhưng vẫn sống. Tuy nhiên do các vết thương quá nặng, Baltz chỉ sống thêm được một ngày.
Vụ việc của Bakari Bahia là bằng chứng mới nhất của hiện tượng kỳ lạ mà từ xưa tới nay vẫn khiến các chuyên gia hàng không đau đầu. Họ không hiểu vì sao trẻ em với cơ thể nhỏ bé, yếu ớt lại có cơ may sống sót lớn hơn người lớn.
Giáo sư Ed Galea, một chuyên gia về an toàn ở Đại học Greenwich, cho biết: "Về mặt sinh lý học hoàn toàn không có một lý do nào để giải thích cho việc vì sao trẻ em có khả năng sống sót sau tai nạn máy bay cao hơn người lớn”.
Một số chuyên gia đặt giả thuyết rằng trong một vụ tai nạn máy bay, người bị nạn đã rơi từ khoảng cách cực lớn xuống đất. Trẻ em do có hình thể và trọng lượng nhỏ hơn người lớn nên sẽ dễ được "phanh" lại khi va phải cây và gặp ít chấn thương. Tuy nhiên, ông Galea cho biết thường thì trẻ em gặp nhiều nguy hiểm hơn do cha mẹ có xu hướng đặt con cái lên trên đùi khi đi máy bay. Nếu máy bay gặp sự cố như rơi vào vùng nhiễu loạn không khí, trẻ em dễ bị hất bổng lên trời hoặc bị cha mẹ đè chết. Theo Galea, có những bằng chứng về việc dây an toàn buộc trẻ em vào đùi cha mẹ đã tạo ra nhiều chấn thương cho trẻ chứ không phải ngược lại.
Còn nhớ vụ tai nạn của hãng hàng không Avianca Airlines ở New York hồi năm 1990 đã làm 73 người thiệt mạng. Khi xem xét vụ việc, cơ quan điều tra phát hiện rằng 92% những đứa trẻ 5 tuổi trở xuống sống sót sau vụ tai nạn trong khi không một ai trong số hành khách trên 60 tuổi còn sống. Báo cáo về sự kiện không đưa ra lý giải rõ ràng cho hiện tượng này mà chỉ phỏng đoán rằng có lẽ những đứa bé, do còn rất trẻ, nên đã có khả năng vượt qua chấn thương cao hơn người lớn và do đó có tỉ lệ sống sót cao hơn nhiều. |
|
Các thông tin cùng loại này |
|
|