CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin vật khí tương tác năng lượng » Tứ Linh và Tứ Tượng  » Chi tiết
 
Tứ linh vật
Tứ linh vật còn gọi là tứ linh thánh thú tượng hình chính là 4 con vật thiêng liêng: Long, Lân, Qui, Phụng thể hiện sự mô tả hình thái khách quan về sự vật và hiện tượng trong văn minh cổ Đông phương về Thiên văn,Địa lý ,Phong thủy,..

    Tứ linh  vật còn gọi là tứ linh thánh thú tượng hình chính là 4 con vật thiêng liêng: Long, Lân, Qui, Phụng thể hiện sự mô tả hình thái khách quan về sự vật và hiện tượng trong văn minh cổ Đông phương về Thiên văn,Địa lý ,Phong thủy,..Bốn loài: Long, Lân, Qui, Phụng đều có tánh linh, mỗi khi xuất hiện ở đâu là đem lại điềm lành nơi đó, báo hiệu có Thánh nhân ra đời, lập đời thái bình thịnh vượng.Và trong bốn con vật linh thiêng này chỉ có con rùa là có thật.

    1. Long: Rồng. Đây là con vật thần thoại, truyền thuyết, chớ khoa học ngày nay chưa chứng minh được rồng là con vật có thật như các con vật khác: con Qui và chim Phụng. Về mặt truyền thống Văn hoá và Tâm linh thì hai hình tượng Dragon (phương tây) và rồng (phương đông) hoàn toàn trái ngược với nhau. Rồng là con vật thiêng liêng, được tôn thờ ở Phương Đông, nó đại diện cho sức mạnh của tổ tiên, của dân tộc. Còn Dragon là con quái vật tàn ác, hung dữ, người phương Tây coi nó là quỷ sa tăng, đại diện cho các thế lực đen tối. (
Xem thêm)


                          


     2. Lân: Con thú có hình giống như con hươu mà lớn hơn, mình có vảy, đuôi giống như đuôi trâu, chân giống chân ngựa, đầu có một sừng, không ăn sinh vật, tánh rất hiền lành, nên được gọi là nhân thú (con thú có lòng nhân). Lân là con thú cái, còn con đực thì gọi là Kỳ, nên gọi chung là Kỳ Lân. (
Xem thêm)
                                                 


     3. Qui: Con vật cùng loại với rùa, chuyên ăn rau cỏ, nhiều khi không ăn, chỉ hớp sương mà sống. Qui sống rất lâu năm, nếu Qui sống được 5000 năm thì gọi là Thần Qui, nếu Qui sống được 10 000 năm thì gọi là Linh Qui.
                                   

      Tương truyền, rừng nào có Thần Qui ở thì rừng ấy không có cây độc hại, không có thú dữ như hùm, bao, rắn rít.
        
        Theo một truyền thuyết khác của Trung Quốc :
     - Rùa đen là một trong Tứ tượng của chòm sao Trung Quốc. Thực sự nó không phải có hình dáng như những con rùa bình thường , mà còn có thêm 1 con rắn thay cho cái đuôi. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
      - Người TQ cho rằng Quy là 1 chiến binh Đen ở miền Bắc . Nó thường được diễn tả với thân hình 1 con rùa đen to lớn với con rắn cuộn quanh.

         Trong lĩnh vực Địa lý ,Phong thủy và nghi thức Tôn giáo thì hình tượng Huyền Vũ  : tên là Genbu (theo quan điểm Nhật Bản), tên là Hyeonmu: (theo quan điểm Hàn Quốc),Black Tortoise (theo quan điểm Tây Phương) ,có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ "Vũ" trong "Huyền Vũ" ở đây với nghĩa là "sức mạnh" gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh còn dịch là Warrior).Vì vậy đôi khi chúng ta nhìn thấy những bức tượng hoặc hình ảnh Huyền Vũ là 1 con rùa trên mai cõng 1 con rắn đều phát xuất từ hình tượng trên mà ra.

     4. Phụng: Con chim phụng hay phượng. Sách Khổng truyện nói: Con chim trống gọi là Phụng, con chim mái gọi là Hoàng, nên nói "Phụng Hoàng vu phi" nghĩa là: chim Phụng và chim Hoàng bay với nhau, để chỉ đôi vợ chồng hoà hợp. Nhưng cũng có sách nói là: Phụng là con chim trống, Loan là con chim mái, nên nói "Loan Phụng hoà minh" nghĩa là: chim Loan và chim Phụng hòa nhau tiếng hót, để chỉ đôi vợ chồng hòa hợp.


                                                     

      Loài chim nầy có bộ lông ngũ sắc rất đẹp, thường đậu trên cây ngô đồng, nhìn các loài chim khác bay lượn bên dưới.

      Bốn loài: Long, Lân, Qui, Phụng đều có tánh linh, mỗi khi xuất hiện ở đâu là đem lại điềm lành nơi đó, báo hiệu có Thánh nhân ra đời, lập đời thái bình thịnh vượng.

  -Theo Sử Ký nước ta, Lý Công Uẩn lên ngôi vua xưng là Lý Thái Tổ, thấy đất Hoa Lư chật hẹp không tiện lập kinh đô, nên muốn đóng đô ở La Thành. Khi nhà vua đến La Thành xem xét, Lý Thái Tổ thấy một con rồng vàng xuất hiện từ đất bay thẳng lên trời. Nhà vua biết đây là điềm lành nên chọn La Thành làm kinh đô, đổi tên lại là Thăng Long (rồng bay lên). Nhà Lý truyền được 9 đời vua, kéo dài được 215 năm.

  - Ở nước Tàu thời thượng cổ, vua Huỳnh Đế và hoàng hậu được ông Tiên Quảng Thành Tử truyền cho phép tu luyện. Khi hai vị đắc đạo, có Huỳnh Long (rồng vàng) bay xuống rước. Vua và hoàng hậu cỡi lên mình rồng bay lên trời.

  - Thời Xuân Thu, Tiêu Sử cưới công chúa Lộng Ngọc, con gái út của Tần Mục Công, cả hai tu hành thành Tiên. Tiêu Sử cỡi rồng, Lộng Ngọc cõi chim phụng, cùng bay lên trời.

 - Trước khi bà Nhan Thị sanh ra Đức Khổng Tử, tương truyền bà nằm mộng thấy một con kỳ lân đến trước mặt bà, nhả ra một tờ ngọc xích, có đề chữ: "Thủy tinh chi tử, kế suy Châu vi Tố vương". nghĩa là: Con của Thủy tinh, nối nhà Châu suy mà làm vua không ngôi.

       Năm Đức Khổng Tử 71 tuổi, người nước Lỗ đi săn, bắt được một con kỳ lân què nơi chân trái, Đức Khổng Tử đến xem, Ngài biết rằng Ngài sắp trở về cõi thiêng liêng. Ngài thu xếp công việc, hai năm sau Ngài mất, thọ 73 tuổi.

   -Theo Sử Ký nước ta, Thần Kim Qui xuất hiện tặng cho An Dương Vương một cái móng rùa để làm chiếc nỏ thần. Lúc nào có quân giặc kéo đến phá thành thì lấy chiếc nỏ thần nầy ra, chỉ cần bắn một phát là quân giặc chết vô số, phải chịu thảm bại rút lui.Thần Kim Qui cũng ban cho vua phép trừ yêu quái để xây thành Cổ Loa, giữ yên bờ cõi.

   - Bình Định Vương Lê Lợi, khi mới khởi nghĩa chống quân nhà Thanh để giành độc lập cho nước ta, được Thần Qui dâng cho một thanh kiếm báu, nhờ đó mới đánh đuổi được quân nhà Minh, lên ngôi vua xưng là Lê Thái Tổ, lập nên sự nghiệp nhà Lê. Về sau, nhà vua ra chơi nơi hồ thì Thần Qui hiện ra, vua rút kiếm định chém. Thừa cơ, Thần Qui hả miệng cắn chặt lưỡi kiếm lặn mất. Cái hồ đó được đặt tên là Hồ Hoàn Kiếm, là cái hồ mà vua trả kiếm lại cho Thần Qui.

 -Vua Hạ Võ ở bên Tàu, khi trị thủy ở sông Lạc, gặp được một con Linh Qui rất lớn, trên lưng nó có những dấu chấm đen trắng, sắp đặt theo vị trí đặc biệt. Vua Hạ Võ ghi nhớ, vẽ lại các dấu chấm ấy tạo thành một bức đồ gọi là Lạc thư hay Qui thư. Nhờ Lạc thư, vua Hạ Võ chế ra Hồng phạm Cửu trù, dẫn đến việc lập ra Ngũ Hành.

  -Trong Sử Truyện xưa truyền lại cho thấy, khi đời sắp thái bình thạnh trị có Thánh nhân xuất hiện thì chim Phụng bay ra hót vang và nhảy múa. Như đời vua Huỳnh Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn, đều thấy có chép về chim Phụng Hoàng.

 - Phụng gáy Kỳ sơn, báo hiệu có Thánh vương là Văn vương và Võ vương ra đời, tiêu diệt Trụ vương hung bạo, lập nên nhà Châu, thái bình thạnh trị.

   -Trong các đền, chùa, miếu, ở phương Đông, nhứt là Trung Hoa và Việt Nam, các đồ vật thường được trang trí và chạm hình Tứ Linh.

  -Trong Đạo Cao Đài, nơi Tòa Thánh hay Thánh Thất, nơi Báo Ân Từ hay các Điện Thờ Phật Mẫu, sự trang trí bằng Tứ Linh là quan trọng nhất.

      Nhìn vào cửa chánh của Tòa Thánh, chúng ta thấy ngay hai cây cột quấn rồng đỏ (Xích long), bước vào Cửu Trùng Ðài.thấy hai hàng cột quấn rồng xanh (Thanh long), vào Bát Quái Ðài. thấy 8 cây cột quấn rồng vàng (Huỳnh long) và 8 con rồng trắng (Bạch long) nằm trên mặt Bát quái. Tại đỉnh của các plafond dù có hình 6 con rồng màu vàng xanh đỏ đoanh nhau. Đặc biệt 7 cái ngai thờ nơi chánh điện Cửu Trùng Ðài. đều chạm đủ hình Tứ Linh nơi lưng dựa, còn nơi đặt hai tay hai bên thì: - Ngai Giáo Tông chạm hai con rồng, - Ngai Chưởng Pháp chạm hai con phụng, - Ngai Đầu Sư chạm hình hai con lân. Như thế, Tứ Linh được sắp đặt theo thứ tự cao thấp là: rồng, phụng, lân, qui.

       Nơi Báo Ân Từ, các tấm diềm đều bông hình Tứ Linh với năm sắc mây lành, các khuôn bông nơi plafond cũng trang trí hình Tứ linh, chỗ chánh điện, hình Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương ngự trên lưng chim Thanh loan. Trên nóc Báo Ân Từ có bông hình một con chim Thanh loan rất lớn, đó là con chim lịnh của Đức Phật Mẫu.

       Ngoài ra, trong các kỳ Đại lễ, Hội Thánh tổ chức múa Tứ Linh: múa rồng, múa ngọc kỳ lân, múa phụng và múa qui, đặc biệt có múa Long Mã, điệu múa rất đặc sắc tượng trưng một nét độc đáo trong nền văn hóa của Đạo Cao Đài. (Long mã cũng là một loài thú linh theo truyền thuyết, có đầu rồng mình ngựa nhưng có vảy rồng, xuất hiện vào thời vua Phục Hy bên Tàu. Trên nóc Nghinh Phong Đài có bông hình một con Long mã rất lớn, trên lưng có mang Bát quái và bửu kiếm. Xem chữ: Long mã).

      Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.: Nhứt là cái ngai của Giáo Tông, phải làm cho kỹ lưỡng, chạm trổ Tứ Linh, nhưng chỗ hai tay dựa, phải chạm hai con rồng, còn của Chưởng Pháp chạm hai con phụng, và của Đầu Sư chạm hai con lân.

Các thông tin cùng loại này
» Tứ tượng (2010-01-02 22:17:57)
» Tứ linh Thăng Long - linh vật ngàn năm (2010-01-02 22:19:56)
» Tứ Linh Địa (2010-01-02 22:19:00)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18003793
Đang online : 76