CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin vật khí tương tác năng lượng » Tứ Linh và Tứ Tượng  » Chi tiết
 
Tứ linh Thăng Long - linh vật ngàn năm
Trong dân gian vốn biết đến với tứ linh Long – Ly – Quy - Phượng, tứ quý đại diện cho 4 mùa: Tùng, Trúc Cúc Mai. Những điều đó đã trở thành biểu tượng đẹp trong lòng người dân từ xa xưa, và thường được thể hiện trang trọng trong đời sống thường ngày.

Tứ linh Thăng Long - linh vật ngàn năm

Trong dân gian vốn biết đến với tứ linh Long – Ly – Quy - Phượng, tứ quý đại diện cho 4 mùa: Tùng, Trúc Cúc Mai. Những điều đó đã trở thành biểu tượng đẹp trong lòng người dân từ xa xưa, và thường được thể hiện trang trọng trong đời sống thường ngày.

Huyền tích "Tứ Linh Thăng Long” gồm: Rồng Vàng, Trâu Vàng, Ngựa Sắt, Rùa Vàng, được đúc kết từ những truyền thuyết dân gian, và vai trò của những linh vật này trong đời sống tâm linh người Việt. Mỗi loài có sự tích huyền bí gắn với một giai đoạn nhất định của lịch sử dân tộc nằm trong chuỗi thời gian một ngàn năm xây dựng Thủ đô văn hiến.
Rồng vàng:  Sự tích về Rồng vàng trực tiếp gắn liền với cái tên Thăng Long  hơn một ngàn năm qua. Thăng Long nghĩa là rồng bay lên. Chuyện cũ kể rằng Sông Hồng khi xưa ăn thông với Hồ Xác Cáo (còn có các tên là Hồ Trâu Vàng, Hồ Lãng Bạc, Hồ Đạp Hối điểm nối kết là ở cửa Sông- Bãi Sậy (tức Hồ Trúc Bạch ngày nay). Năm 1010, vua Lý Công Uẩn chèo thuyền ngược sông Hồng tới đây thì nhìn thấy một con Rồng bay lên, cho là có điềm tốt. Người ban Chiếu dời đô, lấy tên là Thăng Long. Đó là sự khởi nguồn cho sự phát triển mới, bắt đầu hình thành trung tâm kinh tế chính trị tại kinh thành Thăng Long và liên tục phát triển trở thành Thủ đô Hà Nội như ngày nay. Việc lựa chọn thế rồng bay một nghìn năm qua đã khẳng định tầm nhìn chiến lược sâu rộng của vua Lý, đưa Đại Việt bước vào kỷ nguyên mới. Hình tượng rồng vàng báo hiệu những tiềm năng phát triển mạnh mẽ thịnh vượng của kinh đô xưa cũng như Thủ đô nay.
Ngựa Sắt:  Huyền tích về ngựa sắt xuất phát từ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc. Thánh Gióng là một trong những tứ bất tử của Việt Nam. Thánh Gióng là cậu bé lên ba đòi nhà vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc. Thánh Gióng  vươn mình lớn như thổi để trở thành tráng sĩ. Ngựa sắt là phương tiện đã giúp Thánh Gióng đánh tan giặc Ân đem lại hòa bình cho đất nước rồi cùng Thánh Gióng bay về trời. Việc chế ra ngựa sắt tương ứng với thời kỳ đồ sắt được sử dụng ở nước ta, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển của lịch sử văn minh dân tộc thuở sơ khai.
Công cụ bằng sắt đã dùng  làm vũ khí đánh giặc thay cho đồ đồng và đồ đá. Trâu vàng : Thực ra là một truyền thuyết "thần thoại", kể rằng: sư Không Lộ một mình đi lên phương Bắc để quyên giáo đồng, chữa khỏi bệnh cho thái tử con vua Bắc Quốc (Trung Quốc). Ông được nhà vua thưởng nhiều vàng bạc, châu báu. Nhưng ông không nhận, chỉ xin một số đồng đựng đầy một cái túi ba gang. Nhà vua đồng ý, cho phép ông vào kho đồng, lấy bao nhiêu tùy ý.
Thế là ông thu hết cả mười kho đồng vào túi mà vẫn chưa đầy. Ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của số lượng đồng đeo trên lưng ông. Ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền, ung dung xuôi dòng về quê hương. Về nước, sư Không Lộ đem đồng quyên được ở Bắc Quốc đúc ra quả chuông đồng đen. Có điều lạ, chuông đúc xong, đánh lên, tiếng ngân vang đến Bắc Quốc. Những con trâu vàng ở kho Bắc Quốc tưởng là tiếng mẹ gọi, chạy lồng sang nướcta.
Nhà sư ngừng đánh chuông vò sợ vàng bạc Trung Quốc sang hết nước ta sẽ gây mối bất hòa hai nước. Nhà sư lăn chuông xuống Dâm Đàm (Hồ Tây). Tìm không thấy mẹ, trâu vàng giẫm sụt cả một vùng đất. Chuông rung vang một lần cuối cùng trước khi rơi xuống nước. Kim Ngưu theo đó cũng nhảy xuống hồ biến mất. Từ đó, nhà sư Không Lộ được nhân dân tôn là ông tổ nghề đúc đồng và lập đền thờ bên cạnh Hồ Tây. Ông cũng được vua Lý phong danh hiệu Thần Thợ Đúc. Rùa Vàng:  Ngày nay vẫn còn được lưu truyền cùng với sự tích vua Lê mượn gươm thần dẹp tan giặc Minh. Chiếc Gươm mà thần Kim Quy cho vua mượn vừa với chuôi gươm mà Lê Lợi tìm thấy trên đỉnh một ngọn cây trong rừng sâu, giáp lại thì vừa như in với lưỡi gươm báu phát sáng do chàng trai Lê Thận vớt được khi đánh cá trên sông.
Đó là sự đồng thuận từ đồng bằng đến miền núi tin vào người chủ tướng. Gươm thần trong tay đã giúp Lê lợi đán tan quân giặc. Khi đất nước thanh bình, vua đi thuyền trên Lục Thủy, rùa vàng đã nổi lên đòi vua trả gươm báu cho Lạc Long Quân. Vua rút gươm ném về phía rùa, nhanh như chớp rùa thần đớp lấy rồi lặn sâu xuống đáy hồ. Từ đó Hồ Lục Thủy còn có tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm như ngày nay. Hình tượng trả gươm thể hiện tình yêu hòa bình của dân tộc và Việt Nam. Một ngàn năm đã trôi qua, trong tâm thức nhân dân Thủ đô nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, Rồng Vàng, Rùa Vàng, Trâu Vàng và Ngựa Sắt, đã đi sâu vào tiềm thức người dân với những về ý nghĩa sâu sắc của chúng. Hôm nay và ngày mai, tứ linh Thăng Long này sẽ tiếp tục đồng hành cùng con cháu trong màu sắc linh thiêng huyền bí, xây dựng Thủ đô xứng tầm với thế Rồng bay.

Các thông tin cùng loại này
» Tứ linh vật (2010-01-02 22:20:41)
» Tứ tượng (2010-01-02 22:17:57)
» Tứ Linh Địa (2010-01-02 22:19:00)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18005159
Đang online : 171