CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin luyện tập năng lượng » Báo cáo kết quả tập luyện Năng lượng Tâm Thức TOTHA  » Chi tiết
 
Thuý Liên và Hiệu ứng Sinh Hình học
Vẽ nhiều hình khác nhau trên cùng một trang giấy và khi vẽ xong mình thấy giống như những tư thế và những thức chuyển khi ngồi tập. có hình thì hai tay hướng lên trên để hứng lấy năng lượng có khi là hai ngôi sao, có khi là 2 vòng tròn,...

Nhật ký luyện tập phần II

 
5/12/2009   Chiều nay lúc đi học thể dục vừa vào đến chổ gửi xe đột nhiên mình cảm thấy rất đau và nặng khắp cả đầu như có một khối gì đó đè lên, ngực thì đau tức, người thì có cảm giác như bị xoay vòng chao đảo muốn té không dám di chuyển phải điện thoại nhờ thầy tác động và điều chỉnh từ xa nhiều lần để cân bằng lại. Những cảm giác này lúc mạnh lúc nhẹ và luân phiên nhau kéo dài suốt 24 giờ đồng hồ.Và trong khoảng thời gian này thì mình cảm nhận là đang thu năng lượng rất nhiều.
 
8/12/2009   Cảm nhận như bản thể đang thu năng lượng một cách tự nhiên và rất thường xuyên lúc ngồi thiền, lúc làm việc và thậm chí cả những lúc đang chạy xe trên đường. Mỗi lần thu năng lượng như vậy thì hai tay và bàn chân có cảm giác nóng đặc biệt là hai tay phát ra hơi nóng nhiều hơn. Thỉnh thoảng không tập trung những vẫn nhìn thấy trước mặt những vùng năng lượng màu trắng giống như là nước bị đổ tràn ra trên mặt kiếng trong suốt từ trên cao đổ xuống liên tục. Thầy động viên giải thích đó chính là Hiệu ứng thanh lọc và nâng cấp năng lượng, hãy cố gắng vượt qua thử thách và cùng tinh tấn tiến lên…
 
 2/1/2010    Hôm nay lúc ngồi thiền thì hai tay tự chuyển các thức giống tư thế của các vị Bồ tát… hai tay rất nhẹ nhàng tự động bấm ấn rất tròn và chuyển tay rất đồng đều.
 
12/1/2010   Thầy tác động điều chỉnh năng lượng cho cô người quen của chị Nguyệt bị bệnh: Lúc mới bắt đầu đặt tay lên đỉnh đầu của cô một cảm giác tê buốc ở lòng bàn tay nên mình đã rút tay ra để xả bớt rồi bắt đầu đặt tay lên tác động trực tiếp vào sau 2h tác động tay mình vẩn còn cảm giác tê buốt cả hai tay.
 
2/2/2010     Hôm nay mình tập rất tốt tất cả các bài tập từ Thiên địa nhân hợp nhất, Ngũ hành chuyển hóa cho đến Phật thông công, cảm nhận thu được năng lương rất nhiều người rất nhẹ nhàng, sau khi tác động cân bằng năng lượng cho cô Nàng thì hai tay mình có cảm giác rất nhẹ và tự động chuyển những thức rất cân đối và đẹp.
 
25/2/2010   Tập suốt cả ngày buổi sáng lúc 5 giờ, buổi trưa lúc 1h và buổi tối lúc 6h cả 3 buổi mình đều tập trung rất tốt thu rất nhiều năng lượng, hôm nay giao thao tốt năng lượng với cô Nàng.
 
28/2/2010   Tập bình thường như mọi ngày vào buổi sáng sớm nhưng đến trưa lúc mình đang xem tivi thi thấy đấu có cảm giác rất mạnh, hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân rất nóng, mình chuyên lên phòng khác ngồi cũng vẩn có cảm giác như vậy nên mình đã tập trung ngồi thiền và tại thời điểm đó toàn thân đang thu rất nhiều năng lượng,  mắt tập trung nhìn vào đồ hình Ô A có cảm giác như người mình đang xoay ngược chiều kim đồng hồ và sau đó xoay thuận chiều trở lại.
 
9/3/2010     Nhận được lời nhắn của Thầy “Tâm Hòa Pháp – Trí Hợp Tâm - Vạn Pháp Thông”
 
11/03/2010 Cùng tập với cô Nàng từ 18g đến 22h20 mà không cảm thấy tê chân hay mệt mõi gì cả, một cảm giác thật thông suốt một dòng năng lượng cứ chảy mãi vào từ Bách Hội đến tận đốt xương cùng không dứt. Hai tay chuyển rất nhẹ nhàng thanh thóat. Thầy nói ngồi tập được lầu như vậy là rất tốt giúp cho người mình thống suốt nhẹ nhàng hơn.
 Nhận được lời nhắn cửa Thầy: “Cố gắng hồi hướng công đức cho cửu huyền và gia đình”
 
18/3/2010   Thầy tác động để mình hổ trợ năng lượng cho vợ anh Tuấn đang mang thai em bé thường xuyên bị đau và mệt. Đầu tiên hai tay mình tự động quét năng lượng đen kế đến là tác động năng lượng phalê vào sau đó hòa đồng năng lượng giữa bố và mẹ em bé kế đến là tác động vào thai nhi. Trước đó mình không hình dung được là phải làm gi để hổ trợ cho thai phụ cả chỉ suy nghi trong đầu là phải truyền năng lượng Pha lê sang cho thai phụ này giúp cho chi bớt đau và mệt mõi, nhưng khi tập có cảm ứng thị tự động hai tay mình di chuyển để tác động giống như mình đã được học qua rồi vậy.
 
Nhận được lời nhắn của Thầy: “Hãy cố gắng chia sẽ năng lượng giác ngộ cho cửu huyền và gia đình”
 
11/04/2010 Nằm mơ thấy giấc mơ kì lạ đó là có rất nhiều người bao vây xung quanh Thầy để làm một việc gì đó mình cũng không rõ lắm và một số người trong nhóm đó có ý không tin họ và hoài nghi những gì Thầy đang nói đột nhiên như để chứng minh cho điều mình nói thi chính ngay giữa đám đông đó Thầy bỗng nhiên biến thành đức Phật mặt áo cà sa và ngồi tĩnh tỏa trên tòa hoa sen rộng lớn. Giấc mơ vẫn tiếp tục sau đó mình thấy mọi người vẫn đang chờ đợi điều gi đó ở gần bờ song thì đột nhiên mình thấy rất nhiều hài nhi tứ dưới nước chui lên kết thành một vòng tròn lớn, sau đó thì đức phật lúc nãy vẫn mặc áo cà sa hiện lên trên mặt nước đứng giữa các hài nhi và tĩnh tọa trên tòa hoa sen rất đẹp.
 
30/04/2010 Tay tự động chuyển các thức rất lạ hai tay đan xen vào nhau đặt ở tư thế ngồi thiền sau đó hai tay tự động chuyển động lên xuống di chuyển qua trái rồi qua phải rất nhẹ và nhịp nhàng. Lúc nào mình cũng nhìn thấy trước mặt từng lớp từng lớp năng lượng màu trắng trong suốt từ trên cao đổ xuống.                  
 
04/05/2010 Hôm nay mình giao thoa năng lượng rất tốt với Thiện.Phát hiện có sự chuyển biến mới đó là lúc nghe âm thanh TÔĐÔ và quét rát đến đọan dĩa phát ra âm thanh A di đà phật thì hai tay mình tự động chuyển các thức rất đẹp và đều đến lúc nghe âm thanh TAĐA thì hai tay tự động chuyển thức sang tập TAĐA sau đó cũng tự động chuyển tay giống như là TÔĐÔ và chuyển tay cho đến lúc thầy mở sang đĩa khác.
 
19/05/2010 Tập cùng với cô H, anh Tuấn và Tâm hôm nay do đang có hiệu ứng thanh lọc nên mình đã đến tập từ lúc 1h30 cho đến 7h30 để cân bằng lại, giảm ho đau họng đến chiều lúc tập nhị thanh dẫn thức đến phần tập Tota mình đọc rất to Nam Mô A Di Đà Phật.
 
                               
 
13/07/2010 Cảm ứng và giao thoa năng lượng với Thiện và Cô H. lúc giao thoa những động tác chuyển tay của cả ba người rất đồng bộ và ăn khớp với nhau Cô nói là cô nhìn thấy có nguồn năng lượng tỏa ra từ các bàn tay rất đẹp lúc thiện và mình tác động giao thoa năng lượng với cô.
                    
                                      
 
19/07/2010 Thầy điều khiển cân bằng năng lượng cho Chị Tịnh giáo viên ở Quảng Ngãi do Thầy Trí Huệ giới thiệu bị bệnh gần mấy năm nay đang điều trị tại bệnh viện ở sài Gòn được 1 tháng và đã đi khám hết tất cả các bệnh viện trong thành phố kể cả bệnh viện Pháp Việt nhưng không tìm ra bệnh mỗi nơi chấn đóan mỗi bệnh khác nhau và người của chị rất yếu xanh và mệt mõi gương mặc xám xịt.
 
20/07/2010 Thầy tác động để mình và cô H điều chỉnh cân bằng năng lượng cho chi Tịnh
                      
22/07/2010 Tình thần và sắc mặt của chị Tịnh đã sáng hồng lên thấy rõ. Thầy tiếp tục điều khiển để mình và cô H cân bằng năng lượng cho chị.
 
23/7/2010   Mình tác động rất nhiều cho Chị Tịnh sau buổi tập chị nói là lúc mình và cô H tác động để cân bằng năng lượng cho Chi lúc cô H đặt tay lên trên đầu còn mình đặt tay phía bên chân phải là chị cảm nhận một luồng năng lượng chạy xẹt qua khắp khu vực từ trên đầu xuống dưới chân và cả lúc mình đọc Nam Mô A Di Đà Phật chị cũng cảm nhận lồng ngực như đang rung động.
 
24/07/2010 Người mình bị ớn lạnh và đầu đau nhức kinh khủng từ lúc 6h chiều và đến tối thì sốt rất cao, người đau hết các khu vực đầu, trán, cổ họng, ho ra đàm rất nhiều, vùng ngực, thượng vị và vùng dưới đan điền rất đau mỗi lúc mình ho, và tình trạnh này kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm liền đến ngày thứ 4 thì bắt đầu hết sốt nhưng vẫn còn ho ra đàm , đau họng vẫn tiếp tục cho đến cuối tuần, ngày thứ 5 thi lại bắt đầu đau mắt. Đây là thời điểm mà hiệu ứng thanh lọc xảy ra nhiều và lâu nhất từ trước tới nay)      
 
7/8/2010     Hướng dẫn cho Chị Thu Thủy Tây Ninh bị bệnh ĐBTT ngày đầu tiên Chị thấy có năng lượng đen tỏa ra từ vòng tròn tâm thức
 
16/8/2010   Chị Thủy bắt đầu đi tập, do bị mất cân bằng về NL nên chị không tập trung để tập đúng động tác được.
 
18/08/2010 Cảm ứng tác động cân bằng năng lượng cho chi Thủy, chị Thủy cảm nhận được nguồn năng lượng đang chuyển vào người chị rất mát.
 
4/9/2010     Tập một mình từ lúc 5h10 đến 7h15 trong lúc tập Tada thì dường như ngoài tiếng Tada của mình đọc ra và tiếng âm thanh của máy thì có một âm thanh Tađa phát ra từ phia bên tai phải của mình, mình nghe rất rõ là âm thanh Tada đọc suốt cho đến khi chuyển sang ToTa mới thôi. Có lẽ là do mình tập một mình trong không gian yên tỉnh nên mình mới nghe được âm thanh đó không biết là của ai đọc nữa.
 
23/9/2010   Báo cáo kết quả của Hương em chi Thủy là bệnh của chị hết cũng được từ 50 -70%
 
29/10/2010 Hôm nay chị Thảo nhận năng lượng rất mạnh chị đọc rất lớn và mạnh âm thanh TÔĐÔ mặt của chi rất đỏ, còn mình thì cảm ứng và tự động một tay thu năng lượng còn tay kia chuyển về hướng của chị Thảo vẽ liên tục những vòng tròn để cân bằng năng lượng cho chi.
 
2/11/2010   Lúc tập TôĐô thì tay tự chuyển xoa đều khắp đầu và tác động hai bên thái dương còn lúc tập TAĐA thì đến đọan cuối là hai tay như ôm ấp một khối hình quả cầu đặt vào ngay ngực sau đổi vị trí tay trên dưới rồi hai bên trái phải. còn lúc nghe đĩa pháp âm trị liệu thì hai tay chuyển động và thu năng lượng tất cả các tranh năng lượng treo ở trong phòng cả bốn hướng và sau đó thu năng lượng từ hai đồ hình TOTHA ở trước mặt và hình tròn trắng ở phía sau lưng kế đến người chuyển động ngược chiều kim đồng hồ một vòng tròn đồng thời một tay thu năng lượng và một tay thì phát năng lượng xoay quanh một vòng tròn chung quanh mình sau đó thì đổi tay và chuyển hướng ngược lại.cuối cùng là hai tay tự động bấm ấn và chuyển động rất đẹp tựa như phật thiên thủ thiên nhãn vậy, sau đó thì một tay tự động chuyển đến bách hội còn tay kia thì đặt ở ngay ngực kế đến là chuyển đổi vị trí của hai tay tác động vào vị trí của Trí và Tâm.
 
3/11/2010   Thầy nhắc điều chỉnh lại âm thanh TAĐA của mình đọc còn hơi mạnh, đến chiều tối mình có ý thức hơn trong việc kiểm soát âm thanh TAĐA lúc đọc ra và đến lúc nghe đĩa pháp âm trị liệu thì hay tay chuyển thức rất nhẹ nhàng bấm ấn chuyển tay rất đẹp và niệm phật và âm thanh Om Mani Pad Me Hum rất nhẹ nhàng đến hết dĩa thì thấy người hoàn toàn nhẹ nhàng thanh thóat không còn mệt và đau tức ngực nữa.
 
11/11/2010 Cảm nhận thu năng lượng rất mạnh và lan tỏa khắp cơ thể và cảm giác rất là thanh thóat thoải mái  hai tay chuyển động các thức chuyển rất tròn đều và nhịp nhàng có lúc bấm ấn rất đẹp và lạ.
 
12/11/2010 Hôm nay mình nhận được năng lượng rất nhiều lan tỏa khắp toàn cơ thể và chan chứa trong tình yêu thương và rất lâu sau mới xả hết.  
 
15/11/2010 Cảm nhận hai tay rất nóng năng lượng tràn ngập khắp cả cơ thể
 
16/11/2010 Tay phải tê nóng, đau, nhứt rất khó chịu. Cảm ứng viết bài trả lời cho câu hỏi của một người tinh thần không được ổn định Lúc đầu cầm bút thì tay tự nhiên ghi những chử rất kỳ lạ mình không hiểu được đến khi mình nghĩ là phải ghi bằng tiếng việt thì tay lại tự động ghi ra những câu. “Mọi sự vật và hiệu tượng đều tồn tại hai mặt đối lập nhau Trắng và Đen, Tốt và Xấu, Chánh và Tà, Thiện và Ác. Nếu chúng ta biết định tâm và hướng về những điều tốt đẹp thì tất cả sẽ được hanh thông”. và có điều rất đặc biệt nữa là nét chữ  này không giống nét chữ mà thường ngày mình viết…
 
17/11/2010 Tay phải vẫn cứ đau tê nhức nên mình đã hỏi thầy thì Thầy nói dùng tay đang đau để vẽ. Từ trước tới nay mình là người không biết tí gì về hội họa và mỹ thuật nhưng khi tay bị đau mình cầm bút lên tự nhiên tay phải tự động xoay rất nhiều vòng tròn như đang tìm vị trí chuẩn xác để đặt bút xuống và khi vừa đặt bút chấm xuống giấy là vẽ liền một mạch rất nhiều hình lạ, và khác nhau hoàn toàn không trùng lắp, nhưng nét vẽ hơi đậm và đồ đi đồ lại nhiều lần vẽ xong mình đưa Thầy xem thì Thầy nói đó là những hình giống như là Mandala, mình cũng chưa từng biết mandala là cái gì cả.
 
                           
 
19/11/2010 Tay vẫn còn cảm ứng và vẽ rất nhiều hình, lúc này thì những nét vẽ chuẩn xác hơn, nhiều chi tiết và sáng hơn không còn đồ đi đồ lại như ban đầu nữa và những lúc vẽ xong thì tay đở đau nhức hơn nhiều.
 
                         
 
20/11/2010 Sau khi tự động vẽ xong một trang giấy với nhiều hình dạnh khác nhau thì trong đầu mình chợt nghĩ không biết việc tu tập của mình đến đâu rồi thì tự nhiên tay phải lại vẽ hai bức hình tròn một bứt là tượng trưng cho Tâm thì có nét vẽ giống như hoa sen ở dưới còn một bứt là Thân thì có những biểu tượng của các tôn giáo với nhiều chi tiết lạ.
 
                            
                  
21/11/2010 Lúc sáng mình đang ngủ tự nhiên nghe tiếng gọi Liên rất rõ ràng đến nổi mình mở bừng mắt ra rồi mở của ra ngòai thi không thấy ai cả nhìn đồng hồ vừa đúng 5h Vậy là mình bắt đầu tập luôn.
 
23/11/2010 Thầy chuyển năng lượng tâm thức qua mình giúp tác động cho chú K đang bị đau nhức đầu huyết áp tăng và không ngủ được, sau khi tự phát lệnh cân bằng và có sự tác động của mình thì đầu chú nhẹ đi rất nhiều.  
                   Hôm nay Tay phải của mình lại có cảm ứng vẽ những hình giống như là hình người và những ký hiệu như là chữ vạn , vòng tròn lưỡng nghi,.rất lạ và những hình vẽ khác nhau hoàn toàn
         
24/11/2010 Buồi sáng mình đau nhức đầu khó chịu ở vùng mũi, đầu có cảm giác thu năng lượng suốt rất mạnh, đến trưa tập thì hai tay rất nóng và tự động xoa xung quanh đầu và tác động vào những khu vực như đỉnh đầu, ấn đường và hai hay áp vào hai tai. Cuối buổi tập mình thấy đầu đỡ đau hơn. Tay lại có cảm ứng vẽ  những hình vẽ khác với nhiều hoa văn lạ.
 
                           
 
29/11/2010 Cảm ứng thu năng lượng hòa đồng cùng tất cả mọi người gồm có chị Thảovà hai vợ chồng anh Hường, mình có cảm giác như bung tỏa năng lượng của tình thương yêu của sự hòa đồng cho tất cả mọi người và lan rộng hơn nữa sau đó giao thoa năng lượng với chị Thảo Cảm ứng giao thoa năng lượng tốt.
                 
3/12/2010   Nằm mơ thấy Thầy đang tập bài Thu năng lượng mặt trời rất rõ ràng. Sáng ra tự nhiên thức dậy lúc 5giờ để tập trước đó thì không thấy có mặt trời chẳng có mặt trăng và sao gi cả nhưng khi mình ngồi hít thở được một lúc thì thấy trên trời vừa có mặt trăng hình lưỡi liềm gần kế bên trên có một ngôi sao rất sáng và tuy không thấy mặt trời nhưng phía mặt trời mọc lại thấy ánh sáng của bình minh rực ở phía đông và vào thời điểm đó cả Mặt Trời  - Mặt Trăng và Sao đều nằm chung một hướng cho nên mình đã phát lệnh thu tất cả năng lượng đó vào, tập xong thấy người rất là nhẹ nhàng thanh thoát một cảm giác rất là dễ chịu.
 
6/12/2010   Hôm nay mình tập đến ToTa thì tay chuyển rất nhiều thức khác nhau chuyển tròn đều khắp cơ thể từ khắp các luân xa và quét bên trái phải quét đỉnh đầu quét ngay tại tâm và xoay tròn đều quét khu vực của thể và hai tay luân phiên đổi chiều đổi hướng và rất đồng bộ.
 
7/12/2010   Thu rất nhiều năng lượng từ bách hội chạy rần khắp cơ thể, người nóng, đầu có cảm giác rất mạnh, hai  bên tai như có hai dòng năng lượng chuyển vào, còn mũi lúc thì đau lúc thí rất thông suốt
 
18/12/2010 Tham dự Hội thảo Khoa học Thực nghiệm Tâm linh do Công ty Totha tổ chức cảm nhận đầu căng và nặng suốt ngày hôm đó hai tay thì rất là nóng.
 
4/1/2011     Cảm ứng tác động hổ trợ giúp bạn Kiên tự động chuyển tay.
 
6/1/2011     Cảm nhận rất mạnh lúc tập TôĐô, TaĐa và Tự động chuyển tay suốt cả buổi tập và thu năng lượng rất nhiều, đến khi về nhà hai tay luôn có cảm giác tràn đầy năng lượng hai lòng bàn tay nóng và đỏ cảm giác như năng lượng đang chuyển đến hai lòng bàn tay rất nhiều. Cả hai tay bắt đầu có cảm giác tê. Thầy nói là vẽ luôn cả hai tay để cho cân bằng âm dương. Sau buổi tập về nhà mình ngồi thử cầm bút cả hai tay thì tự động hai tay cùng vẽ một lúc và nét vẽ rất giống nhau.
 
                               
 
17/2/2011   Tập ở nhà buổi sáng mắt tập trung nhìn đồ hình Ô A thấy xung quanh tam giác có một lớp ánh sáng màu trắng, Với ý nghĩ là chuyển năng lượng tròn sáng cân bằng cho cửu huyền thì hai tay tự động chiếu năng lượng vào thẳng đồ hình OA quán tưởng cửu huyền có trong đồ hình mắt nhìn tập trung vào đồ hình và nhìn thấy xung quanh bàn tày có một lớp màu trắng trong suốt và sáng bao phủ và khi hai tay bung tỏa ra thì thấy một vùng màu trắng sáng lên từ phía đồ hình đến hai bàn tay.
 
24/2/2011   Vẽ liên tục rất nhiều hình khác nhau nhưng trong số đó mình thấy có một số hình vẽ có hai chử Ô và A giống như trong đồ hình ở phòng tập. Hôm nay mình có thể ngồi vẽ suốt cả ngày cũng được.
 
                                   
 
26/2/2011   Lại xảy ra hiệu ứng thanh lọc, người nóng sốt suốt ngày thứ 7 đến tối ngồi tập trung tập và cân bằng lại sau khoảng 2 tiếng thì thấy người hết sốt và nhẹ nhàng hẳn ra như chưa từng bị sốt và nóng vậy.
 
4/3/2011     Ngày đầu tiên khai giảng lớp học lý thuyết PLTT giúp mình như khai mở thêm rất nhiều điều…mọi người ai nấy đều tấm tắc khen hay.
                  
6/3/2011     Đang nằm ngủ say sưa thì nghe giọng một người nam gọi Liên chợt mở bừng mắt nhìn thì chẳng thấy ai cả nhìn đồng hồ thấy mới 4h sáng và ngồi dậy tập luôn, tập xong lúc khỏang 6h thì nằm ngủ tiếp mình lại nằm mơ, trong mơ mình thấy lúc đó mình đang ở trong nhà nhưng không biết là nhà nào và nhìn ra trước đường có rất nhiều người dân thường mặt toàn áo quần màu lam ngồi xếp thành hai hàng rất ngay ngắn và thẳng tắp ở trước đường và họ quỳ lạy liên tục lúc đó mình đã đưa tay lên  chiếu hóa năng lượng phalê để giúp cho những người kia. Và rồi mình cũng mơ thấy Thầy như đang ở xung quanh đó và Thầy còn nói là còn rất nhiều người cần được dẫn dắt và giúp đỡ để tu tập. Trong mơ mình cũng thấy là đang ngủ trên giường mà giường đó đã được cài sẵn những âm thanh mà khi nằm xuống giường là trên đầu giường phát ra âm thanh niệm phật những giai điệu rất hay.
 
8/3/2011     Tay mình có cảm ứng vẽ rất nhiều hình tròn mà không cần compa và rất nhiều tam giác rất đồng đều. Mình không chú ý lắm đến việc tự động vẽ này chỉ khi nào bị đau tay thì mình mới vẽ để giảm bớt đau nhưng Thầy khuyên là nếu có cảm ứng thì cứ vẽ bình thường càng vẽ nhiều thì nét vẽ dần dần sẽ được tròn hơn và khi vẽ nhiều thì chính sự bức xạ năng lượng tâm thức tạo nên hiệu ứng như : hoạ thức, thi thức, vũ thức, pháp thức,..mỗi hệ sinh học sẽ ứng hợp theo phù hợp với tiềm năng (căn cơ) của mình mà thể hiện (thị diễn) tương ứng… lúc vẽ sẽ tạo ra năng lượng cao hơn để sau này Thầy dẫn dắt khai mở kích hoạt hiệu ứng Sinh Hình học (BioGeometry Effect) bức xạ tương hợp trường Không-Thời gian 2D/3D có thề dùng nét vẽ này hoá giải giúp cho mọi người….
 
                                
 
9/3/2011     Sau khi nói chuyện với Thầy về nhà mình lại vẽ thêm nhiều hình khác nữa và tay mình hoàn toàn chủ động để vẽ và mình không biết được là tay sẽ di chuyển để vẽ theo dạng hình gì, nhiều lúc mình thấy tay cứ xoay vòng tròn nhưng rồi cuối cùng lại xuất hiện hình tam giác trên trang giấy. và cũng có thể vẽ cả hai tay cùng một lúc!..
 
                            
                      
                  
 
10/3/2011   Vẽ nhiều hình tròn và đối xứng hơn xung quanh có những ký hiệu của các tôn giáo, tốc độ vẽ nhanh và chuẩn xác hơn. Tay không còn xoay tròn để tìm vị trí nữa mà đặt bút xuống là vẽ được ngay.
 
                             
 
13/3/2011   Có thể vẻ và ghi ngày, tháng bằng tay trái.
         
                      
                  
                   Vẽ nhiều hình khác nhau trên cùng một trang giấy và khi vẽ xong mình thấy giống như những tư thế và những thức chuyển khi ngồi tập. có hình thì hai tay hướng lên trên để hứng lấy năng lượng có khi là hai ngôi sao, có khi là 2 vòng tròn,...
                  
                                 
 
 15/3/2011 Lúc tập bài Phật Thông Công khi hít vào đồng thời đưa hai tay lên đề thu năng lượng thì tự nhiên giữ thức này rất là lâu và mình cảm nhận hai lòng bàn tay rất nóng và tư thế ngồi đề thu nhận năng lượng mình thấy rất là giống với những hình vẽ mình đã vẽ hôm trước.
 
                                
 
 
22/3/2011   Luôn cảm nhận nguồn năng lượng chuyển vào từ  bách hội chạy khắp cơ thể xuống đến tận hai chân rất thông suốt.
 
 
 03/08/20111

                       Quán Chiếu Niệm Thân là bài tập mới mà mình và các anh chị học viên khóa II ngày 25/7/2011 là những người may mắn được thầy hướng dẫn đầu tiên.

            Thầy giải thích ngày xưa con người sống an lành không có nhiều bệnh tật, nên ngũ tạng được an ổn chỉ cần quán đi, đứng, nằm, ngồi làm sao cho hài hòa là được. Còn ngày nay cần phải quán chiếu thêm ngũ tạng nữa, Ngũ tạng của chúng ta phải giữ cho vững vàng, bộ máy sinh học này tốt thì tất nhiên sẽ dung nạp, thanh lọc và trao đổi chất cùng môi trường được tốt thôi: {Gan để lọc nhiên liện của chúng ta(những độc tố do ăn uống thực phẩm), Thận có chức năng lọc nước, Bao tự nạp năng lượng hạt( thức ăn) Ruột để bài tiết, Tim để vận hành máu huyết lưu thông hệ tuần hòan, Phổi dung nạp khí. Làm sao cho những hệ thống này được hài hòa hết thì hít thở mới thông được.

       Trong lúc thực hành quán chiếu mình có cảm nhận tốt ở tất cả các khu vực của ngũ tạng trong cơ thể và cảm giác mạnh nhất là điểm giữa của hai tai và ở khu vực ấn đường. Sáng hôm sau khi tập bài phật thông công thì mình cảm thấy hít thở nhẹ nhàng và thông suốt hơn rất nhiều, thật là hay.

  ĐỐI ỨNG THỊ - TÂM ( Phương thuốc chữa bệnh “mù” & “mê”)

       Những em bé mới sinh ra đều có một đôi mắt sáng long lanh và một tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên trong sáng. Theo năm tháng trưởng thành những đôi mắt và tâm hồn ấy bị nhuốm đen bởi bao cám cảnh của vật chất đời thường làm che mờ đi tất cả dẫn đến một số người bị cuốn mê vào những vòng luẫn quẩn của đủ thứ sắc màu hào nhóang bên ngoài rất khó để phân biệt được làm cho loạn hết lên cả. 

        Bài mà tôi được học hôm ngày 3/8/2011 vừa qua của Thầy có tên: ĐỐI ỨNG THỊ- TÂM giúp tôi hiểu ra thêm được nhiều điều và áp dụng để tự chửa cho bản thân và gia đình. Là một ẩn dụ rất hay và mới lạ làm cho tôi phải luôn kiểm tra lại mình xem độ “Mù” trong tôi là ít hay nhiều là nặng hay nhẹ và xem lại mình bị “mù” trong trường hợp và tình huống nào ? để kịp thời chỉnh sữa và thay đổi. Tương ứng với Tâm cũng vậy phải kiểm tra lại xem Tâm mình đã rũ bỏ được Tham- Sân- Si chưa, tâm mình có còn si mê các thức: Pháp – xúc – sắc – Thanh – Hương – vị nữa hay không , mở cho mình một Tâm từ bi yêu thương ra để đón nhận những điều tốt đẹp của Chân- Thiện- Mỹ , để biết được đâu là chánh và đâu là tà đâu là thiện và đâu là ác….

Phương pháp chữa trị: ( của Thầy)

  


       Thầy ví dụ: Đầu tiên khi gặp người đang “mù” mà mình nói về sắc liền thì người ta sẽ không biết được vì từ đó đến nay người ta chưa biết gì về khái niệm màu sắc. Muốn nhìn được trước hết phải hướng dẫn để họ chịu mở mắt ra đã, kế đến họ phải động nảo suy nghĩ ( làm sao mà chỉ cho người ta biết được, màu này, màu kia được vì từ nhỏ đến lớn họ chỉ quen với mỗi màu đen , và từ nguyên thủy sinh ra người ta chỉ biết bóng tối mà thôi nên màu đen rất gần gũi với họ làm họ dễ mê. Bây giờ anh có giải thích cách mấy thì họ cũng nói là tôi thích màu này( đen) mà định kiến này nó đã có sẵn từ lâu rồi. Chính vì vậy phải có sự cộng tác qua lại. Nên cho dù anh giỏi cách mấy mà không có sự hợp tác, và họ không chịu nhìn, không chịu tư duy, không chịu động nảo thì cũng không thể phóng chiếu được để hội tụ về 1 điểm. Cho nên Tu tập cũng vậy phải mở tâm ra và phóng chiếu cho đúng, quán sát cho đúng để phân biệt được chánh- tà.

                Kết luận:

                                  Hãy mở mắt ra để được nhìn Thấy
                                  Hãy mở Tâm ra để được đón Nhận 

        Mỗi ngày mình lại được học thêm nhiều điều mới lạ và bổ ích thật không có gì may mắn và hạnh phúc hơn. Xin cám ơn Thầy rất nhiều.

     Cảm nhận của Bạn Kiên

          Phải nói rằng hai bài học vừa qua (Đối ứng Thị - Tâm và Đối vấn Thân - Tâm ) đã mang lại cho những học viên vừa cũ vừa mới có rất nhiều cách nhìn.
Đó là cách nhìn nhận vấn đề: Thầy vừa lấy ví dụ trực quan thực tế vừa nói đến nội dung của môn học. Từng bước hướng dẩn các học viên phương pháp học (đây là điều căn bản nhất) chứ không có Thầy nào cứ cằm tay chúng ta dạy từng chữ một. Thầy chỉ dạy ta phương pháp để chúng ta lấy đó như một công cụ. Sau này học cái gì, nghiên cứu điều gì thì chúng cũng lấy đó làm phương pháp để giải quyết vần đề. Đó mới là cách dạy đúng. Còn việc hiểu biết đến đâu tất cả là do sự cố gắng của các học viên chúng ta (“ai ăn người ấy no”)
Qua bài học em cũng thấy được rằng mình là học viên thì cũng cần có tinh thần ham học hỏi hơn nữa. Người làm Thầy sẽ lấy làm vui sướng khi nhìn thấy các học trò của mình ngày càng hăng say học tập, ngày càng hiểu sâu biết rộng, tiếp thu và nắm vững bài giảng của mình. Cho nên, chúng ta đi học để tìm hiểu thêm kiến thức nhưng cũng đồng nghĩa với việc có trách nhiệm hơn nữa với bản thân mình. Trách nhiệm của người đi học!

 

28/08/2011

         ĐỐI VẤN THÂN- TÂM

  

       Qua bảng tóm tắt trên của Thầy và qua lời Thầy giảng ngày 5/8/2011 tôi hiểu ra rằng:

       Mỗi một chúng ta ai cũng có một quảng thời gian của những năm tháng đầu đời chưa thể tự mình ăn uống đi đứng nằm ngồi phải nương nhờ vào sự dìu dắt nuôi dưỡng của các bậc Cha, Mẹ. Trong suốt năm tháng trưởng thành những con người ấy vẫn phải nương nhờ vào sự dạy dỗ dẫn dắt của các Thầy, Cô giáo, của Gia đình và xã hội để lớn lên, để học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân. Nhưng khi đã trưởng thành họ phải tự tìm ra cho mình một hướng đi đúng để không bị lạc vào những ngã rẽ đen tối của cuộc đời. Họ không thể nương nhờ vào người khác mãi được mà phải tự mình nuôi sống bản thân, lo cho gia đình và làm những việc có ích cho xã hội. đồng thời truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm qúy báu mà họ đã học hỏi và tích lũy được giúp cho thế hệ con cháu mai sau cùng vững vàng bước đi lên. Cuối cùng họ sẽ tự tai ra đi sau khi đã hòan tất chu trình sinh diệt của cuộc sống.

      Việc tu tập Tâm thức cũng vậy, từ thuở ban đầu do sai lầm (vô minh) nên không hiểu được lý nhân quả, vô thường - vô ngã, gây nên biết bao đau khổ phiền não vướng mãi vòng luân hồi...Do đó, cần phải nương nhờ vào sự giáo hóa của những người thông đạo. Khi đã được giáo hoá giúp khai mở tâm, tức là cần phải nương nhờ đến sự hướng đạo và dẫn dắt của những người đi trước. Nhưng khi đã khai minh thì phải tự tại cố gắng phấn đấu vươn lên chứ không thể nương nhờ mãi được, phải tự mình học hỏi, phân tích, quán xét, quán chiếu, tư duy để phân biệt chánh -tà, thiện- ác, đúng - sai, tốt - xấu và không để những độc tố của tham sân si làm mê mờ và lấn lướt Thân Tâm ta. Đức phật có câu: “Ai ăn người ấy no, ai Tu người ấy chứng”. Thầy giải thích Phật chỉ độ tha cho chúng ta trong thời gian đầu lúc còn vô minh mà thôi, sau khi đã khai minh rồi thì phải tự mình cố gắng mà đi. Phật chỉ là người dẫn đường thôi chứ không thể tu dùm được.

     Thầy khuyên: Trong tập luyện lúc Nguyện cầu, nên nguyện cầu cho mình được khai minh, cho mình hiểu được chánh pháp đúng đường, đúng lối. Mong cầu sao cho mình khai ngộ thấu hiểu đúng đắn (chánh tri kiến) được con đường dẫn đến chân lý, hiểu được chánh pháp để dẫn dắt cho mình không bị mê lầm, khi đã đạt được điều đó rồi thì cầu nguyện làm sao cho khai mở được tuệ giác để giúp đỡ mọi người thóat khỏi những mê lầm giống như mình đã trải qua đó mới là tiến hóa tốt.

7/9/2011:         Thầy giảng về Ý nghĩa của việc lạy 108 lạy và 108 hạt trong tràng hạt 

        Từ trước tới nay tôi đã nghe nhiều về con số 108 như: 108 trụ cột, 108 bậc thềm  ở chùa, ấn tống 108 quyển kinh, 108 hạt trong tràng hạt, niệm Nam Mô A Di Đà Phật 108 lần, gióng 108 hồi chuông, lạy 108 lạy, 108 nghi thức cúng tế,... nhưng không hiểu được ý nghĩa rõ ràng mà chỉ làm theo một cách máy móc. Mãi đến khi được nghe Thầy giảng vào ngày 7/9/2011 về ý nghĩa của con số 108 trong phật học thì tôi mới hiểu ra được một cách rõ ràng và đúng nghĩa nhất. Đặc biệt và hay nhất là phần luận giải của Thầy về ý nghĩa 108 theo quan điểm của Totha, một sự lý giải rất lôgíc và đầy đủ ý nghĩa theo một trình tự của việc tu tập tiến hóa.

Nội dung tóm tắt bài giảng của Thầy.

       

               

Từ 
Lục thức:           (6) Ý – Thân – Thị - Thanh – Tỷ - Thiệt
Giao với
Tam thọ:              (3) Lạc – khổ - Vô Ký
Giao với:
Nhị giới:              (2) Nhiễm – Thanh
Giao với:
Tam thời:             (3) Tiên – Tại – Lai 

                                                                        (6 x 3 x 2 x 3 = 108 phiền não)

          Sơ đồ tóm tắt tu tập tiến  trong Phật học :

                        

      

Sơ Thiền:


Thọ Trì Giới:         3(tam bảo) + 5(ngũ giới) + 10(thập thiện) + (10+8)(tập đế + bát chánh) + 12(thập nhị nhân duyên) + 6(lục độ) = 54

Hòa hợp Âm Dương:               54 X 2 = 108 lạy

 

                                            Trung Thiền:

Phật Pháp Bảo: [5(ngũ giới): An lạc sau khi giải trừ dứt] + [10(thập thiện): Thăng hoa do hoà hợp Thân-Khẩu-Ý] +[ 8(bát chánh): An tịnh do hoà hợp Trí-Tâm-Thể] + [12(thập nhị nhân duyên):  Khai mở Tuệ Giác tường minh nguyên lý luân hồi] + [6(lục độ): Phát hoá hoà hợp Tuệ giác do hành trì vô tướng Lục độ Ba la mật hay phổ độ vượt bậc] = 41


Thiên Địa Nhân hợphấu  hòa: 41 + 3( Thiên - Địa - Nhân) = 44râm


Chuyển luân Thập Pháp Giới: 44 + 10( Địa ngục - Ngạ qủy - Súc sinh - Atulà - Người - Trờií  -
Thanh văn - Duyên giác - Bồ tát - Phật) = 54

 

Dung hoà Âm - Dương:              54 x 2(âm - dương) = 108 nghi thức

Nhịp cầu Tri thức giao lưu cùng totha.info :

happy

Mục đích cuộc đời


Có một chàng thanh niên mang trong lòng rất nhiều dự định, đặt cho mình rất nhiều mục tiêu mà theo anh là cần phải thực hiện. Anh lập quyết tâm thật cao để thực hiện những mục tiêu đó. Tuy nhiên, dù cố gắng rất nhiều nhưng anh chẳng hoàn thành được mấy việc. Dần dần, anh cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Hôm nọ, do yêu cầu của công việc, anh thanh niên lên đường giữa buổi trưa trời nắng chang chang. Chỉ đi một lúc anh đã mệt nhoài, chân chẳng muốn bước. Thấy từ xa có một cây cổ thụ tán rộng, cành lá sum suê anh mừng lắm, cố lê chân tới gốc cây rồi ngồi nghỉ.
Đang nhăn nhó quệt những giọt mồ hôi chảy đầy trên mặt, anh thấy một nhà sư khất thực tiến tới.

Nhà sư cũng dừng lại bên gốc cây, ngồi xuống nghỉ ngơi. Trên mặt nhà sư mồ hôi cũng chảy ròng ròng, nhưng không hề thấy ông nhăn nhó, cũng chẳng thấy ông ta đưa tay lên quệt mồ hôi.

Quan sát nhà sư, người thanh niên chỉ thấy sắc mặt ông yên bình, thanh thản đến lạ, hình như những nóng bức ghê người kia không hề làm ông khó chịu chút nào.

Thấy nhà sư có vẻ thoát tục lạ thường, anh thanh niên kính trọng lắm, mở lời:

- Thưa sư, con trông sư thật lạ, dường như sư đã đắc đạo, giải thoát được khỏi những đau khổ bình thường của thế gian vậy.

Nhà sư nhìn chàng trai nói:

- Không phải sư đã đắc đạo, mà sư đã bỏ được đạo.

- Bỏ đạo? - Người thanh niên ngạc nhiên.

- Đúng vậy! Một con thuyền chở thí chủ qua dòng sông lớn, qua sông rồi, thí chủ nên bỏ con thuyền mà đi tiếp hay nên vác con thuyền theo mình để tỏ lòng biết ơn?

- Dạ, tất nhiên con phải bỏ thuyền.

- Đạo cũng giống như con thuyền kia vậy. Là công cụ đưa ta đi tìm chân lý. Thấy được chân lý rồi thì phải bỏ hết công cụ đi.

Người thanh niên thấy lời nhà sư có vẻ như không đúng, tuy nhiên anh chưa biết phản bác thế nào.

Nhìn vẻ mặt của người thanh niên, nhà sư hiểu ý, ông nói:

- Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã nói: “Ta không cần mọi người tán dương ta, mà chỉ muốn mọi người thực hành giáo pháp của ta”. Lòng từ bi của đức Phật bao la, Ngài đâu cần chúng sinh ghi nhớ công ơn của Ngài, mà chỉ mong chúng sinh thực hành giáo pháp tự vượt qua cái khổ của đời người. Giáo pháp của nhà Phật vốn đều quy về một chữ không. Không ác, không thiện.

Anh thanh niên tròn mắt rồi anh lẩm bẩm từng lời mà nhà sư vừa nói:

- Không ác, không thiện !

Thấy thái độ của chàng thanh niên như vậy, nhà sư hỏi:

- Theo thí chủ, ác là gì ?

Bị hỏi bất ngờ, anh thanh niên hơi lúng túng, ấp úng nói:

- Theo con... theo con... ác là làm những việc trái với đạo lý như đánh, giết người … ừm... ừm... nói chung theo con ác là làm hại người khác để lợi mình, hoặc để cho mình được vui thích.

- Ác không chỉ có vậy, nhưng thí chủ hiểu như vậy cũng không sai, vậy theo thí chủ, nguyên nhân tội ác từ đâu ra?

- Dạ con không biết ạ!

- Ác do tham, sân, si mà ra. Tất cả vốn tự tâm mình cả, nếu tâm không thì không có ác! Bây giờ thí chủ có thể cho sư biết, thiện là gì không?

- Theo con, thiện là lòng tốt của con người, làm thiện là làm việc tốt cho người khác, đôi khi có thể vì người khác mà quên đi bản thân mình.

- Thiện cũng không chỉ là vậy, tuy nhiên nghĩ như vậy cũng đúng. Theo thí chủ thiện từ đâu sinh ra?

- Như giải thích của sư khi nãy, thì thiện cũng do tâm sinh chăng?

- Đúng vậy, thiện cũng từ tâm ra. Chúng ta nhìn vào ác để thấy thiện, nhìn vào thiện để thấy ác. Tự nhiên vốn không có ác, không có thiện. Ma và Phật cũng vậy. Tất cả đều do tâm động mà sinh. Để dễ hiểu hơn, ta hỏi thí chủ một câu: “Khi cầm một vật lên, dù vật đó to hay nhỏ, thí chủ sẽ nặng người thêm hay nhẹ đi ?”

- Dù vật đó như thế nào thì người con cũng sẽ nặng thêm.

- Tâm con người cũng vậy, càng động thêm càng tăng phiền não. Vì vậy con người không nên mang gánh nặng quàng vào mình, mà nên học cách bỏ đi mới là sáng suốt.

Nói xong nhà sư kết luận:

- Chúng sinh thường mong muốn cao xa, tự gây khổ cho mình. Đâu biết tâm tự nhiên vốn tự thanh tịnh, không lay động 

Giáo lý của nhà Phật phải từ từ mới hiểu, lại từng bước mà lên, không thể một sớm một chiều là thông. sư và thí chủ đã có duyên mà cùng luận bàn câu chuyện, bây giờ cũng là lúc sư phải đi. Mong thí chủ suy ngẫm đôi điều, biết đâu sẽ được lợi ích gì chăng?

Nói rồi nhà sư từ biệt ra đi, bỏ lại sau lưng người thanh niên vẫn còn đang thẫn thờ với câu hỏi lớn trong đầu: “Mục đích chân thực của đời người, rốt cuộc là tìm kiếm hay bỏ đi đây?”.

Totha_Lien

Chánh Ngữ :

Đối tượng của sự buông bỏ
Sự buông bỏ này được thực hiện khi chúng ta bắt đầu có tuệ giác về giá trị của những cái mà ta đang chạy theo. Khi thấy được giá trị chân thật của đối tượng mà chúng ta từng chạy theo để nắm bắt, thì tự nhiên chúng ta có thể buông bỏ được. Trước đó chúng ta có nghe nói đến sự buông bỏ, đến sự cần thiết của việc buông bỏ, nhưng chúng ta chưa buông bỏ được, tại vì chúng ta vẫn thấy sự hấp dẫn của đối tượng đó. Chỉ khi nào có tuệ giác vững chãi và thâm sâu về đối tượng đó thì sự buông bỏ mới có thể trở thành sự thật. Buông bỏ ở đây là buông bỏ cái gì? Buông bỏ đối tượng của dục, là sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp. Chúng ta bị những đối tượng đó kéo theo. Phần lớn khi có mặt trên cuộc đời, chúng ta thường nghĩ rằng hạnh phúc của là phải chạy theo những đối tượng như vậy. Trong con người của chúng ta có khuynh hướng muốn chạy theo, muốn nắm bắt những sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp. Sở dĩ chúng ta chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp là tại chúng ta có một tri giác sai lầm về bản chất của sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp, chứ không phải tại sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp chịu trách nhiệm về sự chạy theo của chúng ta. Đối tượng của dục ở đây, theo ngũ dục, là tài, sắc, danh, thực, và thụy. Thực là thức ăn ngon, Thụy là mê ngủ, điều mà người tu thường mắc phải hơn là người ngoài đời. Trong cơ thể, chúng ta đã cho sẵn rằng (chấp trước) ta cần những thức này để có hạnh phúc. Trong giáo pháp tu tập giác ngộ (Phật pháp), sự ái dục, mê hoặc, chấp trước ngã, pháp chính là nhân duyên tạo nên Dukkha (Khổ). Do đó, phương pháp giúp chúng sanh tỉnh ra (giác) để nhận thấy triệt để (ngộ) nhân duyên tạo nên Dukkha, gọi chung là Phật Pháp, được xem là bản đồ, là chiếc bè chở (tâm) vượt khỏi biển mê để đến bờ giác, đến nơi hành giả phải lên bờ một cách ung dung (tự tại) không phải vướng bận bởi chiếc bè đã dùng làm phương tiện nữa mà phải dứt khoác buông bỏ nó để tiếp tục tiến đến nơi giải thoát Dukkha. Đó là Niết bàn.

”Hỡi các Tỳ kheo, ngày cả quan niệm giải thoát , minh bạch và rõ ràng như thế, nhưng nếu các ông bám chặt vào đó, nếu các ông quý chuộng nó, nếu các ông cất giữ nó, nếu các ông ràng buộc vào với nó, thì vậy là các ông đã không hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, cốt dung để qua sông chứ không phải để mà ôm giữ lấy”.

"Hỡi các Tỳ kheo, đã hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, thì pháp (dhamma) các ông còn phải lìa bỏ, huống nữa phi pháp (adhamma), thì lại càng nên xả bỏ biết chừng nào”.

Do đó, nếu đã hướng tâm tu học chánh pháp giác ngộ, thì chúng ta cần phải hiểu biết thấu đáo và suy nghĩ phân tích một cách đúng đắn (Chánh Tri kiến và Tư duy) quy luật của vạn pháp nói chung và khái niệm về "sự buông bỏ" nói riêng nhằm để giảng giải đạo pháp một cách đúng đắn (Chánh ngữ) hầu giúp cho mọi người nói chung và đoàn thể nói riêng nhận thức đúng vấn đề (Chánh kiến) tức là ta đã tạo duyên đúng cho việc truyền bá giáo pháp (chánh nghiệp) để giúp ta và mọi người cùng nhau hoá giải chướng nghiệp thì mới có thể giúp mình tinh tấn trên con đường tu học đặng thành. Tránh bị lôi cuốn (chớ để bị dẫn dắt) bởi những hình thức bề ngoài như : si từ (Hán từ hoa mỹ) toát ra bởi những diễn giả tà kiến biện thông cùng hiệu ứng đám đông kích hoạt (Y Pháp bất quy Nhân, Y Trí bất quy Thức). Tránh bị ám thị bởi những điều gán áp giáo điều, sáo ngữ lúc nào cũng thiêu dệt cho là kinh điển để lại, cùng vị đạo sư nầy nọ với dáng vẻ bề ngoài đạo mạo, kèm theo một ít thần thông vặt vãnh, tiên tri số phận (xem bói), ngoại cảm, phơi mình dưới nắng, giá rét,...mà lầm tưởng là vị sa môn (tỳ kheo đích thực) của Phật giáo, các đạo sĩ bình thường của các giáo phái khác dư khả năng làm được những điều nầy. Mà chúng ta cần phải luôn Tri kiến và Tư duy để nhận ra rằng mình và mọi người có tiếp nhận đúng giáo pháp giác ngộ do vị đạo sư truyền giảng lại hay không? Hãy dựa vào căn bản cốt lõi "Tứ Y Pháp" và "Tam Pháp Ấn" mà Đức Phật đã chỉ dạy đặng mà đối chiếu. Và luôn hằng tâm điều dạy thiết thực của người : 

“Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ (Tri Kiến và Tư Duy đúng): "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng...”.

"Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và mang đến lợi ích thiết thực cho mọi người, mọi loài”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó".

Chánh Tri kiến và Tư duy về chữ Đạo :
Theo Hán tự, chữ Đạo (道) là do chữ Thủ (首) và chữ Tẩu (走) hợp thành. Thủ là đầu, cũng tức là trước nhất; Tẩu là đi, cũng tức là thực hành. Đạo, chữ Hán nghĩa đen là đường đi, nghĩa bóng chỉ đường hướng cần phải theo trong đời sống tinh thần của con người. Sâu xa hơn, đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ. Lão Tử coi đạo là nguồn gốc của vũ trụ: "Có một vật gì đó sinh ra cả trời đất, lặng lẽ, trống không, đứng riêng biệt không đổi thay, tuần hoàn không biết mệt mỏi, có thể làm mẹ thiên hạ; ta không rõ tên là gì, gọi nó là đạo (hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh, tịch hề liêu hề, độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu; ngô bát tri kỳ danh, tự chi viết đạo)" [道沖,而用之或不盈 。淵兮,似萬物之宗 : Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề, tự vạn vật chi tông :Đạo trống không, nhưng đổ vào mãi mà không đầy. Đạo sâu thẳm, dường như là tổ tông của vạn vật].

Kinh Dịch nói: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo", hai khí âm và dương tác động lẫn nhau là động lực thúc đẩy sự hình thành và chuyển hóa của sự vật. Duy vật biện chứng nói: mâu thuẫn là nguyên nhân của phát triển, mà vận động (theo quy luật = Đạo) lại là phương thức tồn tại của vật chất, của thế giới.

Quan điểm Phật học, Đạo là con đường (quy trình) dẫn đến giải thoát Dukkha (Diệt Khổ), chân lý nầy xuyên suốt (kinh điển) tam giới bởi thuyết "Bát Chánh Đạo".

Trong bài giảng về "Tam Bảo của các Tôn giáo", Thầy đã đúc kết thật Liễu nghĩa nội dung dẫn con đường Giác Ngộ (Đạo Phật) theo đúng tinh thần Phật học nguyên thuỷ bởi 3 câu kệ sau :
 

Thấu hiểu Vạn vật Tướng Không Thật [PHÁP]
Nhận ra chúng sanh Đồng thể Tánh [TĂNG]
Hợp nhất Trí Tâm Đồng thể nhập [PHẬT]


Như vậy, chữ Đạo hiểu theo quan điểm chung của tất cả tôn giáo đặc trưng cho khái niệm tổng quan bất biến (hằng hữu, không có nhân duyên), sẵn có trong vũ trụ. 

Do đó, nếu đã hướng tâm tu học chánh pháp giác ngộ, thì chúng ta cần phải hiểu biết thấu đáo và suy nghĩ phân tích một cách đúng đắn (Chánh Tri kiến và Tư duy) về ý nghĩa uyên thâm của "Đạo" nói chung và quy luật của vạn pháp nói riêng nhằm để giảng giải đạo pháp một cách đúng đắn (Chánh ngữ) hầu giúp cho mọi người nói chung và đoàn thể nói riêng nhận thức đúng vấn đề (Chánh kiến) tức là ta đã tạo duyên đúng cho việc truyền bá giáo pháp (chánh nghiệp) để giúp ta và mọi người cùng nhau hoá giải chướng nghiệp thì mới có thể giúp mình tinh tấn trên con đường tu học đặng thành. Tránh bị lôi cuốn (chớ để bị dẫn dắt) bởi những hình thức bề ngoài như : si từ (Hán từ hoa mỹ) toát ra bởi những diễn giả tà kiến biện thông cùng hiệu ứng đám đông kích hoạt (Y Pháp bất quy Nhân, Y Trí bất quy Thức). Tránh bị ám thị bởi những điều gán áp giáo điều, sáo ngữ lúc nào cũng thiêu dệt cho là kinh điển để lại, cùng vị đạo sư nầy nọ với dáng vẻ bề ngoài đạo mạo, kèm theo một ít thần thông vặt vãnh, tiên tri số phận (xem bói), ngoại cảm, phơi mình dưới nắng, giá rét,...mà lầm tưởng là vị sa môn (tỳ kheo đích thực) của Phật giáo, các đạo sĩ bình thường của các giáo phái khác dư khả năng làm được những điều nầy. Mà chúng ta cần phải luôn Tri kiến và Tư duy để nhận ra rằng mình và mọi người có tiếp nhận đúng giáo pháp giác ngộ do vị đạo sư truyền giảng lại hay không? Hãy dựa vào căn bản cốt lõi "Tứ Y Pháp" và "Tam Pháp Ấn" mà Đức Phật đã chỉ dạy đặng mà đối chiếu.

“Luận người làm đạo như cầm dao bén, như bưng chén thuốc độc; nếu người nào không kham nổi thì chi bằng đừng làm tốt hơn. Vì nếu giới-định-tuệ chưa thành sẽ sa vào tà kiến biện thông dẫn dắt sai lầm làm mê hoặc hàng loạt chúng sinh vướng khổ. Khó lắm ! Khó lắm. Cẩn thận. Cẩn thận ! - Kinh Vị tầng Hữu Thuyết Nhân Duyên tr.111” 

Người hiền trí và tỉnh giác quen thuộc với cả hai cách nói năng: 

"Ý nghĩa mà kẻ thông thường hiểu được và ý nghĩa mà họ chưa hiểu nổi.
Ai thông thạo cả hai cách nói năng đó mới là bậc hiền trí."

Tổng quan:
1/- Cần hiểu đúng và vận dụng đúng 2 từ buông bỏ (≠ vô thủ chấp) để không bị đánh mất nhân duyên mà chúng ta cần nương nhờ để tiến hoá.

“ Với lẽ thật trong vũ trụ, chúng-sanh sanh ra, do nhân duyên níu kéo, chẳng đầu đuôi, cả thảy đều là bố-thí cho nhau, chan sớt chia sẻ cho nhau, đang xin lẫn nhau, mới có cái sống biết, và sống biết tu học".

2/- Cần hiểu đúng cụm từ "buông bỏ pháp (giáo pháp) sau khi vận dụng thành công để thấy được chân lý" và buông bỏ sự níu kéo của vạn pháp thiêu dệt nên lục thức .Bởi vì, pháp do nhân duyên mà sinh và vì vậy cũng tuỳ nhân duyên mà diệt.

"Hỡi các Tỳ kheo, đã hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, thì pháp (dhamma) các ông còn phải lìa bỏ, huống nữa phi pháp (adhamma), thì lại càng nên xả bỏ biết chừng nào”.

" ...Thị chư pháp không tướng, bất sinh , bất diệt, bất cấu , bất tịnh, bất tăng , bất giảm.(để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng) (do nhân duyên hình thành), không tự sinh, không tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm)" 
[Trích Bát Nhã Tâm Kinh].

3/- Cần phân biệt cụm từ "buông bỏ Đạo (không nhân duyên) -> vô nghĩa ≠ buông bỏ Pháp (có nhân duyên) -> hữu nghĩa. Trong giáo pháp nguyên thuỷ của Phật học, hành giả đã đi đến nơi tận cùng (ngoài tam giới) Tỉnh-Tịnh-Không, không còn đường (Đạo) để phải đến và phải đi nữa (Như Lai) tức đã đắc đạo. Các vị A La Hán sau khi đắc đạo vẫn phải tiếp tục con đường (đạo) hoằng dương giáo pháp rộng khắp thế gian, ngay cả Đức Phật thích ca lúc còn tại thế, ngày cũng phải trải mình hành đạo cứu độ chúng sanh.

"Hãy ra đi, các tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. đem hạnh phúc cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích hạnh phúc cho chư Thiên và nhân lọai, Mỗi người hãy đi mỗi ngã. Này hỡi các tỳ kheo, hãy hoằng dương đạo pháp, tòan hảo ở đọan đầu, tòan hảo ở đọan giữa, tòan hảo ở đọan cuối cùng, tòan hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng, vừa tòan thiện, vừa trong sạch. Chính Như Lai cũng phải đi hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc Đại Trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao cả. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các người đã hoàn tất nhiệm vụ."

4/- Cần phải hiểu đúng trọng tâm của giáo pháp của Đức Phật Thích ca Mâu ni, đó là "Khổ và Diệt Khổ", tất cả đều do nhân duyên sinh và cũng tuỳ nhân duyên mà diệt. Tính không thiện không ác chỉ là một pháp nói về phạm vi hành động (Nghiệp) của Thân-Khẩu-Ý mà thôi : nghiệp ác cảm chiêu địa ngục, nghiệp thiện cảm chiêu cõi thiên, nghiệp không thiện không ác hiện tại + nghiệp quá khứ tuỳ duyên cảm chiêu. Tiến xa hơn nữa là Chánh Định Tâm để vượt khỏi Tam giới giải thoát luân hồi.

Phật pháp được phát triển rất rộng rãi từ thời Đức Phật thành đạo cho đến thời vua A Xà Thế. Nhưng sau khi Đại Ca Diếp nhập diệt thì về sau hàng đệ tử thân cận với Đức Thế Tôn chỉ còn lại A Nan mà thôi. Tôn giả tuy lãnh đạo tăng đoàn nhưng tuổi tác mỗi năm mỗi cao. Một hôm nọ trên đường đi, lúc đó tôn giả đã 120 tuổi, Ngài nghe một thầy tỳ kheo trẻ tụng bài kệ rằng:
 

Nếu người sống trăm tuổi,
Không thấy thủy lão hạc.
Chẳng bằng sống một ngày,
Mà được thấy hạc ấy.


A Nan nghe qua, thấy bài kệ bị tụng sai lầm một cách tệ hại như râu ông nọ cắm cằm bà kia, nên tôn giả bèn lập tức cải chánh. Bài kệ phải tụng như thế này:

Nếu người sống trăm tuổi,
Không hiểu pháp sanh diệt.
Chẳng bằng sống một ngày,
Mà được hiểu rõ ràng.


Thầy tỳ kheo kia nghe A Nan dạy xong liền trở về thưa lại với sư phụ, chẳng dè sư phụ của thầy nổi sùng nói rằng:

- Ông đừng nghe A Nan nói bậy, năm nay A Nan đã quá già thành ra lú lẩn. Ta dạy ông không sai đâu.

Thầy tỳ kheo trở lại đem lời sư phụ nói lại với A Nan. Tôn giả định đi tìm ông ta để hỏi tại sao lại nói những lời ngu si như vậy? Nhưng suy đi nghĩ lại thì con người đã thốt ra lời ấy có nói chưa chắc đã chịu nghe, nên thôi. Một vị trưởng lão ôn hòa như A Nan, một vị thống lãnh giáo đoàn đương thời và nắm trong tay giáo quyền tối thượng mà vẫn áp dụng lối xử sự nhún nhường (im lặng, mặc tẳng).Tuy vậy, một bậc trưởng lão thánh tăng đã 120 tuổi thì việc đời không còn chút lưu luyến, nhưng sau khi gặp chuyện trên lại càng chán ngán cho thế gian. Đức Thế Tôn nhập diệt chưa bao lâu mà có người đã hiểu sai Phật pháp cho nên sau nầy trong giáo đoàn sẽ có những điều tà kiến thì làm sao tránh khỏi. Ta vì Phật tụng lại giáo pháp mà mọi người lại chấp chặt vào kiến chấp của họ chứ không chịu theo đúng pháp mà làm. Vậy ta còn ở lại nơi đây để làm gì? Nghĩ ngợi như vậy khiến tôn giả tự nhiên nhớ đến Đức Phật, rồi liên tưởng đến các vị đại đệ tử Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên…Càng nhớ lại ngày xưa làm tôn giả càng suy tư triền miên:” Ôi! Những vị ấy, như chim bay theo gió, một lúc mà tất cả đã vào cõi thánh. Trong bao nhiêu vị thánh bây giờ chỉ còn mình ta, như rừng cây bị đốn sạch chỉ còn sót lại một cây cổ thụ không đủ che mưa đỡ gió. Cõi nhân gian nầy thật trống rỗng, đã đến lúc ta nhập diệt mà thôi.

Đến thời nay trải qua hơn 2500 năm lịch sử, kinh điển đạo phật đã hơn 6 lần chỉnh sửa lại (kết tập lại), bởi do biên thủ kiến của con người mà ra. Cụm từ buông bỏ đạo (vô nghĩa) do hiểu nhầm từ nội dung của Bát Nhã Tâm Kinh có cụm từ Vô Đạo (không còn phải làm theo Bát Chánh Đạo nữa khi đã nhận ra chư pháp vô tướng).

...Vô Khổ , Tập , Diệt , Đạo , (không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ (Tập) đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa [Trích Bát Nhã Tâm Kinh]

trikien

Rất tâm đắc bài viết "Chánh Ngữ về sự Buông bỏ  Đạo" của Totha_Lien thật là thực tế và sâu sắc. Duyên hợp tâm pháp khiến tôi tri cảm , mạn phép đóng góp thêm vài ý mọn sưu tập từ chánh lý huynh đệ gần xa cùng tâm nguyện với TOTHA về Tri kiến và Tư duy trong việc tu tập tiến hoá...

Buông bỏ 

"Buông bỏ" là một thành ngữ vô cùng sáo rỗng, đã được xử dụng nhiều nhất trong kỷ nguyên thời đại mới (new age). Nó bị lợi dụng và lạm dụng mỗi ngày. Nhưng tuy vậy, danh từ ấy diễn tả một thái độ nội tâm rất dũng mãnh, đáng cho ta tìm hiểu dù có là sáo rỗng hay không! 

Buông bỏ có nghĩa y như vậy, là bảo ta thôi bám víu vào bất cứ một sự việc gì - cho dù đó là một ý tưởng, một vật, một sự kiện, một thời điểm, một quan niệm, hoặc một tham muốn nào đó. Buông bỏ là một quyết định có ý thức, với sự chấp nhận hoàn toàn hòa nhập vào dòng sông hiện tại trong khi hiện hữu đang khai mở. Buông bỏ có nghĩa là thôi ép buộc, thôi chống cự hoặc tranh đấu, để đổi lấy một cái gì cường mạnh hơn và trọn vẹn hơn. Nó phát sinh từ một sự cho phép mọi việc có mặt như chúng là, mà không bị mắc kẹt vào bản chất dính như keo của lòng tham muốn, của thương và ghét. Hành động ấy cũng tương tự như là ta mở rộng bàn tay ra, buông bỏ một vật gì mà mình hằng mãi mê nắm giữ. 

Nhưng thật ra không phải sự dính mắc của lòng tham vào ngoại vật đã giam giữ ta. Cũng không phải chúng ta chỉ nắm giữ bằng đôi tay, chúng ta còn nắm bắt bằng tâm ý của mình nữa. Chúng ta tự bắt giữ mình, tự giam hãm mình bằng những quan điểm nhỏ hẹp, bằng những hy vọng và mơ ước nhỏ nhen. Thật ra buông bỏ có nghĩa là ta được trở nên trong sáng, không để bị ảnh hưởng bởi sự lôi cuốn của lòng ưa thích và ghét bỏ. Muốn đạt được sự trong sáng đó, ta cần phải biết cho phép sự sợ hãi và bất an của tự chúng biểu lộ ra dưới ánh sáng quán chiếu của chánh niệm. 

Chúng ta chỉ có thể thực sự buông bỏ khi nào ta biết đem chánh niệm và sự chấp nhận, nhìn thẳng vào thực chất vô cùng dính mắc của mình. Và nếu ta biết ý thức được những lúc ta vô tình mang lên một cặp mắt kính màu, đi phân chia chủ thể và đối tượng, làm cong quẹo và uốn éo cái thấy của ta. Trong những lúc ấy, ta vẫn có một khả năng cởi mở, nhất là nếu ta có chánh niệm thấy được mình đang mãi mê theo đuổi, bám víu, buộc tội hoặc chối bỏ sự việc vì một lợi lộc riêng tư nào đó. 

Sự tĩnh lặng, minh triết, tuệ giác chỉ có thể phát sinh khi ta thật sự an trú trong giờ phút hiện tại, mà không bám víu hoặc xua đuổi bất cứ một việc gì. Ðiều tôi nói đó bạn có thể thí nghiệm được. Hãy cứ thử đi cho biết! Bạn hãy thử chứng nghiệm đi, xem mỗi khi ta buông bỏ một cái gì mà mình rất ưa thích, nó có đem lại cho ta một sự mãn nguyện sâu xa hơn là sự bám víu vào nó hay không! 

Khi ta an trú trong tĩnh lặng, những tư tưởng phê phán trong ta sẽ phát hiện ra rõ rệt như là những tiếng còi báo hiệu sương mù ở ven biển. Tôi không ưa cái đau ở chân... Cái này chán quá... Tôi thích cảm giác tĩnh lặng này... Hôm qua tôi ngồi thiền thật tốt, nhưng hôm nay thì tệ quá... Cái này không hợp với tôi... Tôi không giỏi ngồi thiền cho lắm... Thật ra tôi không giỏi chút nào hết... Những loại tư tưởng này đã từng chế ngự và trì kéo tâm ta xuống. Nó cũng tương tự như ta đang đội một thúng đá trên đầu vậy. Bạn nghĩ xem, nếu ta có thể bỏ nó xuống thì sung sướng biết chừng nào! Và bạn hãy tưởng tượng, nếu chúng ta biết dừng sự phê phán của mình lại, và để cho mỗi giây phút được như nó là, không cần phán đoán nó là "tốt" hoặc "xấu", ta sẽ cảm thấy như thế nào! Ðó mới thật sự là tĩnh lặng, là chân giải thoát. 

Thiền tập có nghĩa là nuôi dưỡng và phát triển một thái độ không phê phán những gì đang khởi lên trong tâm, bất cứ là một sự việc gì. Thiếu thái độ ấy không có nghĩa là sự phê phán không còn nữa. Lẽ dĩ nhiên nó sẽ vẫn còn đó, vì bản tánh của tâm ý là hay so sánh, phê phán và đánh giá. Nhưng khi nó có mặt, ta sẽ không cố gắng ngăn chận hoặc làm lơ nó, hơn bất cứ một tư tưởng nào khác có mặt trong tâm mình. 

Con đường của thiền tập là chỉ đơn giản chứng kiến bất cứ một sự việc gì khởi lên trong tâm và thân, nhận diện nó bằng một tâm bình thản, không theo đuổi cũng không ghét bỏ. Ta cũng ý thức được rằng, sự phán đoán của ta không thể nào tránh được, và ý tưởng về kinh nghiệm thì rất giới hạn. Ðiều ta muốn có được trong thiền tập là tiếp xúc trực tiếp với kinh nghiệm của mình. Cho dù đó là một hơi thở vào, hơi thở ra, một cảm giác hoặc cảm thọ, một âm thanh, một sự thôi thúc, một tư tưởng, một ý niệm, hoặc một ý nghĩ phê phán. Và ta luôn luôn tỉnh thức, biết rằng mình rất có thể bị kẹt vào việc đi phê phán chính sự phê phán ấy, hoặc dán cho chúng nhản hiệu là tốt hay xấu. 

Trong khi ý nghĩ của ta hay tô màu lên mọi kinh nghiệm, những ý nghĩ ấy lại thường không được mấy chính xác. Lắm khi chúng chỉ là ý kiến cá nhân, là những phản ứng và thiên kiến dựa trên một kiến thức giới hạn và chịu nhiều ảnh hưởng bởi những điều kiện trong quá khứ. Bao giờ cũng vậy, khi không nhận thức được chúng, những tư tưởng ấy có thể ngăn trở không cho ta thấy rõ được thực tại chung quanh. Chúng ta bị mắc kẹt trong sự suy nghĩ, tưởng rằng ta thật sự biết những gì mình đang nhìn, đang cảm nhận, và đem tâm phán đoán khéo léo áp đặt lên mọi việc ta tiếp xúc. Chỉ cần ta ý thức được tập quán cố hữu này và theo dõi nó mỗi khi nó có mặt, có thể giúp ta phát triển một thái độ chấp thuận và tiếp nhận mà không phê phán, vô cùng rộng lớn. 

Nhưng bạn nên nhớ rằng, một thái độ không phê phán không có nghĩa là ta sẽ không còn biết xử sự hoặc hành động có trách nhiệm trong xã hội nữa, hoặc là để mặc ai làm gì cũng được. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là chúng ta biết hành xử sáng suốt hơn trong cuộc sống, ta trở nên quân bình hơn, hữu hiệu hơn và có đạo đức hơn trong mọi sinh hoạt. Vì ta ý thức được rằng, mình đang đắm chìm trong dòng sông thất niệm, của sự ưa thích và ghét bỏ, chúng ngăn che ta với thế giới và bản chất thanh tịnh của mình. Tâm thức ưa ghét ấy có thể cư trú thường trực trong ta, và nó cung cấp nguyện liệu cho những hành động si mê của ta một cách vô ý thức, trong mọi lãnh vực của sự sống. Khi ta có thể nhận diện và gọi tên những hạt giống tham lam trong tâm, dù chúng tinh tế đến đâu - lúc nào cũng muốn theo đuổi sự vật và kết quả mình mong mỏi - và những hạt giống của sân hận, ghét bỏ, trốn tránh những gì mình không ưa thích - nó sẽ giúp ta dừng lại trong một khoảnh khắc và tự nhắc nhở rằng, những năng lực nguy hại ấy đang thực sự có mặt nơi ta. Ta có thể nói rằng chúng là những vi khuẩn, độc tố rất nguy hiểm, ngăn trở không cho ta nhìn thấy rõ được thực tại cũng như xử dụng hết chân tiềm lực của mình. 
 

Hãy mạnh dạn, 
Và an trú trong thân mình. 
Nơi dưới chân ta bao giờ cũng vững chắc, 
Hãy suy nghĩ cho tường tận! 
Ðừng bỏ đi đâu nữa mà làm gì! 
"Hãy quẳng đi hết mọi ý nghĩ và những sự vật tưởng tượng. 
Và đứng cho thật vững vàng trong con người của ta.

24-02-2013

Totha_Nam

Sự tích tám Phật Lực
(Đây là một trong tám Phật Lực quá quá tuyệt xin chia sẽ để tất cả Quí Vị cùng tụ tập)

Dạ xoa Àlavaka thuộc bộ hạ của vua trời Kuvera (một trong Tứ đại thiên vương cai trị chúng dạ xoa ở về phương Bắc). Dạ xoa Àlavaka rất hung ác, tàn bạo, ăn thịt người, lại có nhiều phép mầu cực kỳ nguy hiểm hơn cả Ác Ma Thiên.
Ðức Phật cảm thắng dạ xoa Àlavaka trong trường hợp đặc biệt, dạ xoa Àlavaka chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo, Thánh Quả trở thành bậc Thánh Nhập Lưu.

ÐỨC PHẬT CẢM THẮNG DẠ XOA ÀLAVAKA
Ngày hôm ấy vào canh ba, lúc chưa hừng đông, Ðức Thế Tôn nhập đại bi định ở Gandhakuti chùa Jetavana. Xả định, Ngài quán xét bằng Phật nhãn xem chúng sinh nào có duyên lành nên tế độ. Ngài nhìn thấy Thái tử Àlavakakumàra có duyên lành, kiếp hiện tại này chắc chắn sẽ chứng đắc thành bậc Thánh Bất Lai (Anàgàmi) và dạ xoa Àlavakayakkha khi nghe giải đáp những câu hỏi xong cũng sẽ chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu (Sotàpanna), cùng với 84.000 chúng sinh chư thiên, Phạm thiên chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả tuỳ theo pháp hạnh ba la mật của mình.

TÁM CÂU HỎI
Dạ xoa Àlavaka vào lấy tấm biển vàng có ghi 8 câu hỏi ra liền hỏi Ðức Phật rằng: - Này Sa môn Gotama

1- Pháp nào là của cải hài lòng, cao quý nhất của chúng sinh trong đời?
2- Pháp nào khi chúng sinh đã thực hành rồi, sẽ cho quả an lạc?
3- Vị nào là vị cao thượng hơn các vị khác?
4- Chư bậc Thiện trí nói: chúng sinh sống như thế nào mới được gọi là sống cao thượng nhất?

Bằng giọng phạm âm ngọt ngào, với tâm từ vô lượng, tuần tự Ðức Phật trả lời:
- Này Àlavaka,
1- Ðức tin là của cải hài lòng, cao quý nhất của chúng sinh trong đời.
2- Thiện pháp khi chúng sinh đã thực hành rồi, sẽ cho quả an lạc.
3- Pháp chân thật là vị cao thượng hơn các vị khác.
4- Chư bậc Thiện trí nói rằng: "chúng sinh sống bằng Trí tuệ mới được gọi là đời sống cao thượng nhất".
Khi nghe Ðức Phật trả lời đúng theo câu hỏi, nhắc cho y hồi tưởng lại được, nên y vô cùng hoan hỷ, phát sanh hỷ lạc lạ thường, phát sanh đức tin trong sạch, lòng tôn kính nơi Ðức Phật, đồng thời diệt tâm sân hận ngay, bèn đổi cách xưng hô.
- Kính bạch Ðức Thế Tôn, kính xin Ngài mở lòng từ bi đối với con, giải đáp cho con 4 câu hỏi nữa.
5- Bằng pháp nào, chúng sinh có thể vượt qua bốn vùng nước xoáy?
6- Bằng pháp nào, chúng sinh có thể vượt qua biển khổ tử sanh luân hồi?
7- Bằng pháp nào, chúng sinh có thể giải thoát khổ tử sanh luân hồi?
8- Bằng pháp nào, chúng sinh mới trở nên hoàn toàn trong sạch?

Ðức Phật giải đáp:
- Này Àlavaka, con hãy lắng nghe:
5- Nhờ Ðức tin chúng sinh vượt qua bốn vùng nước xoáy.
6- Nhờ Tâm không dễ duôi, có Chánh niệm chúng sinh vượt qua biển khổ tử sanh luân hồi.
7- Nhờ Tâm tinh tấn chúng sinh giải thoát khổ tử sanh luân hồi.
8- Nhờ Trí tuệ chúng sinh mới trở nên hoàn toàn trong sạch.
Totha_Lien
Cùng nhau tu học đúng theo Chánh Pháp


Chánh Tri Kiến và Tư Duy 

Khi đức Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn, hàng đệ tử Thanh văn rất lo iắng, rằng sau khi đức Phật nhập diệt rồi thì sẽ lấy ai làm thầy đặng mà nương tựa, đặng mà giải thoát?. Đức Thế Tôn biết và Ngài đã an ủi họ: "Này các Tỷ-kheo, thế gian vô thường, có sanh ắt phải có diệt, các ông hãy thực hành đúng giới Luật Như lai đã dạy cho các ông lâu nay, đó chính là đức Thầy cao cả của các ông, nếu Ta có ở đời lâu hơn nữa cũng không khác.Hãy tinh tấn an trú trong chánh niệm để giải thoát mình.."

Mặc dầu đức Phật đã căn dặn như thế, nhưng khi Ngài nhập diệt chưa bao lâu thì đã có nhiều người không hiểu, thậm chí còn hiểu sai lầm về Pháp mà Ngài đã truyền dạy, ngay cả một vị sư già thời ấy cũng nằm trong số đó.

Một sáng kia, Tôn giả A-nan-đa đắp y cầm bình bát đi khất thực, khi đi ngang qua một tịnh xá thì gặp chú tiểu đang ngâm nga câu kệ: "Nhơn sanh bách tuế, bất kiến thủy lão hạc, bất như sanh nhất nhật, đắc kiến thủy", nghĩa là: "Người sống trăm năm, không thấy con hạc già, chẳng bằng sống một ngày, mà thấy được con hạc già". Tôn giả A-nan-đa lấy làm thắc mắc, liền quay lại hỏi chú tiểu:
- Này Sa-di, ai dạy chú câu đó?
- Thưa trưởng lão, Thầy con dạy như thế. Thầy con còn nói đó là lời dạy của đức Phật nên bắt con phải học thuộc lòng câu ấy.

Tôn gỉa A-nan-đa phân vân quá, lại nghĩ: Mình là vị cao tăng hầu cận bên đức Thế Tôn, Ngài dạy điều gì mình đều ghi nhớ rất kỹ nhưng chưa hề nghe câu này! Tại sao Thầy kia lại dạy cho đệ tử câu đó? Ngài cố suy nghĩ và chợt nhớ ra trong kinh Pháp Cú, đức Phật dạy như thế này: "Nhược nhơn thọ bách tuế, bất kiến sanh diệt pháp, bất như sanh nhất nhật, đắc kiến sanh diệt pháp". Nghĩa là: "Nếu người sống trăm tuổi mà không thấy pháp vô thường sanh diệt[*]. Chẳng bằng sống chỉ một ngày mà thấy được pháp sanh diệt vô thường".
[*] Năm uẩn sanh diệt tức là các pháp do nhân duyên hòa hợp. không thường trú.

Nghiên cứu giáo lý của đức Phật, chúng ta đều biết rằng Luật biến chuyển vô thường của vũ trụ là một chân lý, là một sự thật. Đạo Phật gọi đó là Chân như, là bản thể của sự vật. Nếu ai không hiểu đúng sự vô thường của vạn vật thì họ sẽ chấp trước cái tướng, rồi sinh ra đắm đuối say mê cái ngã nên mới sinh triền phược gây khổ đau. Ngược lại, nếu hiểu được luật vô thường của sự vật thì trí mới sáng, tâm mới trong, khi ấy mới mong trừ được nhũng điều vô minh để sống cuộc đời tự tại.

Lời đức Phật dạy có ý nghĩa sâu xa như thế, nhưng vị sư già đã dạy cho đệ tử như vậy. Tôn giả A-nan-đa nhân nghe chú tiểu đọc đã hiểu rằng: Sự hiểu lầm nguy hại đã tồn tại qua bao nhiêu năm tháng như thế này thật đáng tiếc.

Đức Phật dạy:
"Yoca vassatam jive
Apassam udayavyayam
Ekaham jivitam seyya
Passato udayavyayam"


Nghĩa là :
[/I]"Ai sống một trăm năm 
Không thấy pháp sanh diệt,
Tốt hơn sống một ngày 
Thấy được pháp sanh diệt"-(PC 113)[/I]


Tôn giả A-nan-đa đã sửa lại và bảo chú tiểu học thuộc lòng câu Pháp Cú này đúng như lời đức Phật dạy:"Nhược nhơn thọ bạch tuế, bất kiến sanh diệt pháp, bất như sanh nhất nhật, đắc kiến sanh diệt pháp"[*]. Chú tiểu đã học theo lời Tôn giả A-nan-đa chỉ.[*] Pháp cú câu 113 do ngài Liễu Tham dịch từ Pàli ra Hán văn. Hòa thượng Thiện Siêu chuyển dịch từ Hán văn sang Việt văn.

Đến khi về tinh xá, vị Bổn sư nghe chú tiểu đọc câu kinh mà Tôn giả A-nan-đa đã sửa lại cho, vị Bổn sư của chú nghe lạ tai quá bèn hỏi chú tiểu:
- Này con, ai chỉ cho con đọc như thế? Ta đã chỉ cho con đọc như thế này tại sao con đọc như thế kia?

Chú tiểu trả lời:
- Thưa Thầy, đó là Trưởng lão A-nan-đa dạy con đọc như vậy.
Vị Bổn sư của chú tiểu thốt lên rằng:
- Ôi chao, Trưởng lão A-nan-đa bây giờ già quá và lú lẫn rồi, chớ biết chi nữa mà con nghe ổng, khổ chưa!

Chúng ta biết rằng Tôn giả A-nan-đa có tiếng là đa văn đệ nhất. Bao nhiêu lời dạy của đức Thế Tôn, Tôn giả đều ghi nhớ hết. Tôn giả được ví như là biển cả chứa đựng tất cả lời dạy của đức Thế Tôn, thế mà bây giờ vị sư già đó cho rằng: Tôn giả già rồi lú lẫn! Than ôi, thật là đại hoạ cho Phật pháp! Cách đức Phật nhập diệt không bao lâu năm tháng mà vị sư già kia đã diễn đạt sai ý của Phật thì chắc trên thế gian này cho đến nay đã có không biết bao nhiêu người hiểu sai lời dạy của đức Thế Tôn. Tôi đoán chắc là nhiều lắm.

Đức Phật dạy: "Giáo lý của Ta ví như chiếc bè qua sông, khi qua thì không được vác bè đi theo". Qua sông ở đây là chỉ cho giải thoát và giác ngộ. Giải thoát cho bản thân mình và giác ngộ cho mọi loài. Đừng theo vết sai của vị sư già khiến cho hàng hậu học hiểu sai lời Phật dạy, nên chư Tổ đã bằng đủ mọi cách dạy dỗ kinh luật luận cho lớp lớp Tăng Ni và Phật tử từ đời này qua đời khác để khỏi bị thất truyền. 

Lúc còn tại thế, Đức Phật thường luôn nhắc nhở các đệ tử nhằm tránh bị lôi cuốn vào “Tà kiến biện thông”, “Sáo ngữ biên kiến” và “Huyển ngữ nghi biện” gây nên những mê lầm cùng những hệ lụy đáng tiếc trong việc Tri kiến và Tư duy đúng đắn để giúp khai mở tuệ giác giải thoát. Bởi thế, Đức Phật đã từng nhắc nhở:

[Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta…" Tăng Chi Bộ Tập I].

Đức Phật rất bình đẳng cho phép mọi người xét đoán cả ngài (vị Sa môn Cồ Đàm), mong sao giúp cho mọi người luôn hiểu đúng giáo pháp chân chính mà ngài cần nói với chúng sanh rằng : “Như Lai không nói gì khác ngoài Khổ và Diệt Khổ”

"Theo Như Lai, Tin Như Lai, Kính nể Như Lai,...Hiểu sai pháp Như Lai chính là phỉ báng Như Lai - Kinh A Hàm"

Do đó, nếu hiểu sai chánh pháp do : trí tuệ kém , không tinh tấn tri kiến và tư duy đúng, mê chấp vào huyển ngữ nghị biện, bị mê hoặc lôi kéo bởi tà kiến biện thông cùng đám đông kích hoạt,..Hiểu sai chánh pháp -> thực hành sai con đường giải thoát -> sẽ không được giải thoát -> sanh tâm hoài nghi, đồng thời bị người ngoại đạo cười chê, phỉ báng. Đó chính là phỉ báng Như Lai, bởi vì Ngài đã từng nói “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. 

Lúc còn tại thế, Đức Phật có nói với ngài Ca Diếp rằng : [“ Nầy Ca-Diếp! Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn bảy trăm năm, ma Ba- Tuần sẽ ngăn trở và làm hư hại chánh pháp. Ví như thợ săn thân mặc pháp-y, cũng vậy, ma-vương Ba-tuần giả hình Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-Ba-Tắc, Ưu- Bà- Di. Nó cũng hoá làm thân Tư-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La- Hán và hoá làm hình Phật. Ma-Vương đem thân hữu lậu hoá làm thân vô-lậu để làm hư hại chánh pháp…”- Kinh Đại Bát Niết Bàn]

Do đó, thời mạt pháp nay tính ra đã hơn 2500 năm trôi qua, Phật giáo bao phen suy hóa (bắt đầu ở Ấn độ vào thế kỷ thứ 6, Trung quốc cuối thế kỷ thứ 7, Việt Nam cuối thế kỷ thư 10,…), kinh điển đã hơn 7 lần kết tập lại (ngay sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn chỉ có vài tháng thôi mà trong đoàn thể đã xãy ra sự bất hòa về giáo pháp tu tập, nên ngài Ca Diếp đã tập hợp lại các A La Hán để cùng nhau thống nhất lại giáo pháp, đây là lần kết tập thứ nhất,…mãi không bao lâu – khoảng vài chục năm sau – cũng lại nhận thấy xuất hiện sự dị biệt trong sự truyền giảng giáo pháp, nên vua Kalasoka đã bảo trợ kinh phí cho kết tập lại lần thứ 2,…). Chợt nhớ lại lời dạy xưa kia trong giáo pháp Bát Chánh Đao của Đức Phật, hai con đường tiên khởi giúp cho mọi người cùng hằng tâm nhằm tránh khỏi mê lầm nằm ở 2 điều cốt lõi, đó là Chánh Tri Kiến và Chánh Tư duy (điều mà Thầy đã thường xuyên nhắc nhở mọi người rất nhiều lần ở các khóa học TOTHA), hầu như đa số đều chạy theo hình thức bề ngoài của pháp, mà quên hẳn việc sử dụng trí tuệ của chính mình để mà suy xét (qui Thức bất y Trí) cho tường tận…nên rất dễ bị cuốn theo : tà ngữ, huyển ngữ, sáo ngữ,..của đạo sư nầy nọ (Này các Kàlàmas..chớ để bị dẫn dắt…bởi vị Sa môn…), kinh Phật biến tướng (Này Ca Diếp…700 năm sau ma Ba- Tuần sẽ ngăn trở và làm hư hại chánh pháp…cũng hoá làm thân Tư-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La- Hán và hoá làm hình Phật..)
Giáo lý của đức Phật trong 49 năm thuyết pháp truyền lại cho chúng sinh thật vô cùng thậm thâm vi diệu. Ngày nay các nhà khoa học và xã hội học khi nghiên cứu kinh Phật chừng nào họ càng thán phục chừng ấy, thế mà thật đáng tiếc, đã có những người từng học giáo lý mà không hiểu đúng lời Phật dạy! Khi đã không hiểu đúng như sự vật là vô thường, vô ngã thì chính lòng họ đã hướng dẫn đời sống họ trở nên mê mờ tối tăm, không những không đem lại lợi ích cho mình mà còn không đem đến lợi ích cho bao nhiêu chúng sinh khác. Nếu chúng ta hiểu đúng giáo lý của đức Phật thì sẽ đem đến lợi ích, không hiểu đúng giáo lý của đức Phật thì sẽ không lợi ích mà lại còn làm tổn thương hoài bão lớn lao của chư Phật, rằng chư Phật ra đời là vì lợi ích cho chúng sinh. Vì vậy những ai, dù xuất gia hay tại gia, đã là đệ tử của Phật thì phải cố gắng học và hiểu cho đúng giáo lý của đức Phật hầu lấy đó làm một phương thuốc hay, hầu đối trị căn bịnh tham, sân, si, ngã mạn và vô minh tối tăm, để cuộc đời mình được thăng hoa, như hoa sen vượt lên khỏi bùn, toả hương thơm ngát giữa trần đời ô trược. Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau vận dụng trí tuệ của mình một cách sáng suốt, cùng Tư Duy một cách đúng đắn nội dung của 8 pháp thoại sau nhằm rút ra nhận thức đúng đắn (Chánh Tri Kiến) trên con đường tu học theo đúng Chánh Pháp mà Như Lai đã dạy: 

Vấn :
1- Pháp nào là của cải hài lòng, cao quý nhất của chúng sinh trong đời?

Đáp :
1- Ðức tin là của cải hài lòng, cao quý nhất của chúng sinh trong đời.

Chánh Tư Duy :
Đức tin không có đối tượng (Chánh/Tà) liệu có mang đến của cải hài lòng, cao quý nhất của chúng sinh trong đời ?

Vấn :
2- Pháp nào khi chúng sinh đã thực hành rồi, sẽ cho quả an lạc?

Đáp :
2-Thiện pháp khi chúng sinh đã thực hành rồi, sẽ cho quả an lạc.

Chánh Tư Duy :
Thiện pháp khi chúng sinh đã thực hành rồi, sẽ cho quả an lạc.

Vấn :
3- Vị nào là vị cao thượng hơn các vị khác? 

Đáp :
3- Pháp chân thật là vị cao thượng hơn các vị khác.

Chánh Tư Duy :
Thử đối chiếu : “…thị chư pháp vô tướng…cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa…thị vô thượng chú…thị vô đẳng đẳng chú – Bát nhã Tâm Kinh”

Và :
"Pháp thí, thắng mọi thí,
Pháp vị, thắng mọi vị,
Pháp hỷ, thắng mọi hỷ,
Ái diệt, thắng mọi khổ."
 (Pháp Cú 354)

Vấn :
4- Chư bậc Thiện trí nói: chúng sinh sống như thế nào mới được gọi là sống cao thượng nhất?

Đáp :
3- Chư bậc Thiện trí nói rằng: "chúng sinh sống bằng Trí tuệ mới được gọi là đời sống cao thượng nhất".

Chánh Tư Duy :
Trí tuệ sống cho việc : chế tạo vũ khí hạt nhân, thống trị, tuyên truyền tà thuyết,..có được gọi là đời sống cao thượng không ? Hay là :

“Phải thường xuyên quán chiếu tâm mình để thấy rằng, suốt ngày nó chỉ một mực lo tham cầu và tạo tội lỗi, không biết nhàm chán. Phải biết an vui trong nếp sống đạm bạc, biết đủ, để có thể hoàn thành sự nghiệp trí tuệ… Dù phải sống ở trong thế gian cũng không bao giờ để cho năm thứ dục vọng của thế gian làm chủ mình. Dù là người xuất gia hay tại gia, không bao giờ để bị nhiễm ô bởi các thứ dục lạc của thế gian. Nhất mực phải sống cuộc đời cao thượng – Kinh Bát Đại Nhân Giác).

Vấn :
4- Bằng pháp nào, chúng sinh có thể vượt qua bốn vùng nước xoáy?

Đáp :
5- Nhờ Ðức tin chúng sinh vượt qua bốn vùng nước xoáy. 

Chánh Tư Duy :
Đức tin không có đối tượng (Chánh/Tà) liệu có vượt qua bốn vùng nước xoáy (Sanh-Lảo-Bệnh-Tử) ? 

Từ hơn 2500 năm nay, trong lịch sử nhân loại chưa chứng minh được con đường giải thoát Dudkha nào minh bạch và chân thật bằng : Đức tin (Tín-Tnh-Niệm-Định-Tuệ) + Thực hành Tinh Tấn giáo pháp Bát Chánh Đạo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ.

Vấn :
6- Bằng pháp nào, chúng sinh có thể vượt qua biển khổ tử sanh luân hồi?

Đáp :
6- Nhờ Tâm không dễ duôi, có Chánh niệm chúng sinh vượt qua biển khổ tử sanh luân hồi.

Chánh Tư Duy :
Có Chánh Niệm mà không có Chánh Định liệu có vượt qua nổi biển khổ tử sanh luân hồi không ?

Vấn :
7- Bằng pháp nào, chúng sinh có thể giải thoát khổ tử sanh luân hồi?

Đáp :
7- Nhờ Tâm tinh tấn chúng sinh giải thoát khổ tử sanh luân hồi.

Chánh Tư Duy :
Tâm chưa định sao có Tâm tinh tán?

Vấn :
8- Bằng pháp nào, chúng sinh mới trở nên hoàn toàn trong sạch?

Đáp :
8- Nhờ Trí tuệ chúng sinh mới trở nên hoàn toàn trong sạch.

Chánh Tư Duy :
Trí tuệ sống cho việc : chế tạo vũ khí hạt nhân, thống trị, tuyên truyền tà thuyết,..có được gọi là đời sống cao thượng không ? Ta không nhầm : Trí tuệ ≠ Trí huệ

Trí tuệ (còn phân biệt, còn đối chiếu) ≠ Trí huệ (Tuệ giác) bất phân biệt, trực như nhờ thành tựu Giới-Định-Tuệ qua con đường vận dụng Trí tuệ một cách đúng đắn (Chánh Tri Kiến và Chánh Tư Duy).

Các thông tin cùng loại này
» CHUYỆN LẠ CÓ THẬT (2012-05-10 11:44:02)
»  CHÂN-THIỆN-MỸ (2014-08-19 14:13:53)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18003421
Đang online : 53