CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin hiệu ứng sinh học » Hiệu ứng trường năng lượng âm thanh và ánh sáng  » Chi tiết
 
Âm nhạc cũng chuyển động theo công thức
Khả năng âm nhạc truyền tải một cảm xúc nhất định có thể được tính bằng công thức toán học...công thức liên kết những yếu tố của âm nhạc như cường độ, nhịp độ và cao độ với một cảm xúc do người nghe cảm nhận.

Âm nhạc cũng chuyển động theo công thức

Khả năng âm nhạc truyền tải một cảm xúc nhất định có thể được tính bằng công thức toán học. Nhà tâm lý học Australia Emery Schubert cho biết đã phát triển một công thức liên kết những yếu tố của âm nhạc như cường độ, nhịp độ và cao độ với một cảm xúc do người nghe cảm nhận.

"Với công thức này tôi có thể chơi một đoạn nhạc và biết rằng nó sẽ có ảnh hưởng tâm trạng như thế nào", Schubert tại Đại học New South Wales nói.

     Ông nhận thấy cường độ của đoạn nhạc là dấu hiệu rõ nhất về khả năng gây hưng phấn ở người nghe. Tiếp đến là nhịp độ - nhạc càng nhanh thì càng tạo hưng phấn. Ngoài ra, giai điệu tăng dần cùng với sự tham gia của số lượng lớn nhạc cụ cũng đồng nghĩa với việc đó là thứ nhạc hạnh phúc với người nghe.

     Nhiều thập kỷ nay, các nhà tâm lý đã tìm hiểu các yếu tố âm nhạc khác nhau như nhịp điệu, sự hòa âm, cường độ, cao độ... có ảnh hưởng tới cảm xúc như thế nào. Hầu hết mọi người ủng hộ rằng nhạc sẽ mang đến cảm giác buồn nếu nó có nhịp độ chậm, nốt nhạc thấp, nhịp điệu đều và sự hòa âm phức tạp. Nhưng nghiên cứu mới khác biệt ở chỗ đã đưa các con số vào tính toán tác động đó.

     "Nếu âm nhạc luôn biến đổi và cảm xúc cũng đổi thay thì có thể bằng công thức toán học biến những đặc tính âm nhạc đó thành công cụ báo hiệu phản ứng tình cảm", Schubert nói.

Ông đã yêu cầu 67 tình nguyện viên nghe 4 đoạn nhạc thể hiện các cảm xúc khác nhau. Người tham gia sẽ bày tỏ tâm trạng vui, buồn, hưng phấn hay buồn ngủ của mình bằng cách di chuyển chuột trên màn hình máy tính. Schubert quan sát sự thay đổi đồng thời của cảm xúc và những đặc tính âm nhạc trong một đoạn nhạc kéo dài 20 phút. Từ đó, ông lập nên mô hình thể hiện sự tương quan giữa cảm xúc và đặc tính âm nhạc theo đổi theo thời gian.

Tuy vậy, Schubert cũng cho rằng cần phải tính đến cả yếu tố cá nhân. "Phản ứng của chúng ta với âm nhạc là rất phức tạp và liên quan tới nhiều yếu tố như ký ức, sự mong đợi và điều kiện. Trước khi có thể soạn cảm xúc âm nhạc bằng con số, thì chúng ta cần biến những kinh nghiệm của con người và kiến thức văn hóa thành con số. Cần nhiều thời gian để làm được việc này".

Nguồn ABC Online

Các thông tin cùng loại này
» Lời bài hát bạo lực làm tăng tính hung hăng (2010-02-08 22:58:18)
» Bí ẩn của những bức chân dung 'sát nhân' (2010-02-08 12:05:09)
» Liệu pháp sắc màu trong trang phục (2010-02-07 19:37:43)
» Nghe nhạc cổ điển tốt hơn khi phẫu thuật (2010-02-07 00:34:56)
» Những khả năng kỳ lạ của ánh mắt!.. (2010-02-06 16:50:20)
» Âm thanh tù và có thể gây điếc tai (2010-02-06 11:39:36)
» Ngôn ngữ làm thay đổi cách nhìn đời (2010-02-05 18:12:52)
» Hội chứng giao hưởng số 9 (2010-02-05 11:42:15)
» Sống 11 năm chỉ nhờ 'ăn' ánh sáng (2010-05-13 12:03:25)
» Ảnh hưởng lối sống qua sở thích âm nhạc (2010-02-04 23:46:18)
» Vượn 'hát' để xua đuổi kẻ thù (2010-02-04 21:43:25)
» Não 'nhắm mắt' khi ta nghe nhạc (2010-02-01 15:37:42)
» Tự sát vì mặt trời không lặn (2010-01-29 11:28:02)
» Những đồ vật bị nguyền rủa (2009-12-28 14:47:33)
» Bí mật về tục vẽ người và xăm mình. (2010-05-14 11:55:16)
» Những bức ảnh ma nổi tiếng thế giới (2009-12-28 13:57:38)
» Công nghệ săn ma (2009-12-28 12:25:51)
» Bí ẩn về các trận giao chiến trên trời (2009-12-28 12:05:06)
» Hiệu ứng TNP (2011-06-28 17:11:11)
» Hiệu ứng Sinh hình học (2009-11-15 17:27:32)
Trang trước  1 2  3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18002386
Đang online : 84