CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Tam Bảo của các Tôn Giáo
(TOTHA)Tuỳ vào nội dung cùng văn hoá tín ngưỡng của con người mà biểu tượng tam bảo làm nền tảng, chổ dựa tâm linh phát khởi cùng nhân sinh quan nhận thức (thức theo tâm sinh khởi), mang nét đặc thù riêng của mỗi tôn giáo...

    Tam Bảo của các Tôn Giáo :   Là 3 biểu tượng tôn vinh, mà các tín đồ hằng lưu tâm soi quán trên con đường tu tập.

      Tuỳ vào nội dung văn hoá tín ngưỡng của con người, mà biểu tượng tam bảo sẽ mang ý nghĩa làm nền tảng, chổ dựa tâm linh phát khởi cùng nhân sinh quan nhận thức (thức theo tâm sinh khởi), mang nét đặc thù riêng của mỗi tôn giáo. Vì vậy, biểu tượng tam bảo cũng sẽ khác nhau về mặt ý nghĩa lẫn nội dung. Tài liệu biên soạn nầy, được lược trích từ chương trình của các khóa học lớp 2 về “Khoa học Năng lượng Tâm Thức TOTHA” hay còn gọi là “Thiền chuyển TOTHA” do Công ty TOTHA tổ chức, với nhiều nguồn tư liệu đối chứng cùng cách lý giải khoa học, trực quan mang ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cho mọi người trực nhận ra một cách rõ ràng, sáng tỏ được nhiều điều mà bấy lâu nay chúng ta bị nhầm lẫn, mơ hồ làm ảnh hưởng đến việc tu tập tiến hoá...

1/- Tam Bảo trong Ấn giáo:      Vishnu - Brahma – Shiva

            Brahma là đấng sáng tạo nên vạn vật và thống trị vũ trụ. Vishnu là đấng bảo hộ (che chở, yêu thương muôn loài), mang đến hòa bình cho nhân loại. Shiva là đấng hủy diệt (những tà ma), thần shiva rất dũng mãnh, hung hãn và cũng là đại diện cho thần tinh yêu, sức mạnh vô song, diệt bạo, trừ gian, khắc tinh của yêu quái.

            Sau thời kỳ Phật giáo bị Ấn giáo đồng hóa (bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 4 TCN), kinh điển Ấn giáo ghi chép thêm (bổ sung thêm vào), cho rằng Đức Phật Thích ca Mâu Ni chính là hóa thân của Thần Vishnu.  (xem thêm)

    2/- Tam Bảo trong Phật giáo :           Chánh (Trí) – Giác (Tuệ) – Tịnh (Tâm)

                                               

         Tham khảo theo bài giảng của những vị sư chánh trực (xem thêm) về đề tài Truyền thọ Tam Quy Y cùng những dẫn luận tương đồng với lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng về Tam bảo là Chánh – Giác– Tịnh (Chánh : Tri kiến và Tư duyGiác : Giác ngộTịnh : Tâm thanh tịnh), mà sau nầy được một số tư tưởng trong Phật giáo Trung quốc biểu tượng hoá bởi 3 pháp ảnh : Đại thế chí Bồ tát (Chánh), A di đà Phật (Giác) và Quan thế âm Bồ tát (Tịnh)..

         Theo quan điểm của Totha nghiên cứu tích hợp giữa khoa học và Phật học nguyên thuỷ (không tôn tạo, không giáo điều, hướng hoà Chân-Thiện-Mỹ) đồng dung hòa giữa các nhánh tu Phật giáo hiện thời, cách chọn biểu tượng soi quán Thân-Tâm làm phương tiện tu tập ban đầu, đó là Trí - Tuệ – Tâm (Tâm Chánh Giác, Trí Huệ Thông, Trí Tâm đồng hợp nhất, An lạc cõi Tịnh Không).  Quan niệm trong pháp luận Totha xem đây là biểu tượng tướng tướng phi tướng đại diện bởi ba nguồn sáng thiêng liêng xoá sạch mọi năng lượng đen (mê kiến, tín điều, giả-ác-tà,..bởi do vô minh gây nên), gọi là "Tam Linh Quang [hợp tướng từ vô lượng quang (Amitābha : A di đà)]"... Và đó mới chính thật là chổ dựa (nơi nương tựa) cao quí (Chánh Quy Y), hàm chứa sự minh triết,thiêng liêng cho việc tu tập tâm thức đúng như chánh pháp giác ngộ, chứ không đơn thuần là 3 điều quý giá (Tam Báu ≠ Tam Bảo) mang tính hình thức bề ngoài dùng đối tượng vật chất (Danh-Sắc) để mà so sánh (Sắc tượng trước tướng ắt vướng vô thường, Tâm tưởng sắc tướng ắt vương vô ngã...) hay 32 hảo xảo tướng thế gian để mà nương tựa, quy phục...

        Tương đồng kinh Kim Cang, Đức Phật dạy :

         “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như lai”  (Nếu dùng sắc thấy ta, nương âm thanh mà tìm ta, tức là người hành sai đạo, không bao giờ thấy được Như Lai). 

        Bởi do chu kỳ chuyển hoá của vạn vật (chư pháp) hiện nay đang ở thời kỳ suy hoại (mạt pháp), vì vậy những diễn biến của sự vật hiện tượng cũng sẽ bị rối loạn kéo theo (lục thức hỗn mang) -> gây nên sự ảnh hưởng nặng nề (rối loạn) đến các giác quan (Lục căn) của con người khiến cho bị mất cân bằng (nói đúng hơn là bị rối loạn nặng) -> nội thức (Hệ Tâm Thức) con người và muôn loài sẽ dễ bị đột biến. Do đó, giải pháp tu tập (tập luyện chỉnh sửa cân bằng Thân-Tâm) cần phải sử dụng liệu pháp đối ứng đó là : Hiệu ứng Sinh Hình học kết hợp cùng với sự tương tác của Trường Năng lượng Âm thanh và  Ánh sáng để giúp hoá giải can nhiễu. Chính vì vậy mà xu hướng tu tập hiện nay (thời mạt pháp), người ta thiêng về việc sử dụng nhiều phương tiện như : ảnh tượng, tướng cảnh, nghi quỹ, pháp khí và chú ngữ chiếm đại đa số thay vì thường xuyên tự quán chiếu tâm mình (thiền quán) để mà khai sáng tuệ giác theo đúng như giáo pháp nguyên thuỷ mà xưa kia Đức Phật đã từng chỉ dẫn. Khi đã thấu rõ được điều nầy một cách đúng đắn (ChánhTri Kiến và Tư Duy), với bước tu tập ban đầu nếu ta gặp khó khăn cho việc tự quán chiếu nội thức, nhất là trong thời đại hiện nay (mạt pháp) cũng cần nên dùng phương tiện ngoại vi (biểu tượng hình ảnh, âm thanh) làm phương tiện phối hợp ban đầu (cần luôn lưu ý là  tránh lạm dụng quá nhiều vào những hình thức bên ngoài sẽ khiến cho ta dần đánh mất đi tự tánh của mình). Việc sử dụng phương tiện ngoại vi để có thể giúp mình tròn hoá thông tin tàn dư (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp), tức là hoá giải lục căn bị rối loạn như đã nói (≠ nương tựa bám víu, nô lệ trói buộc). Nếu muốn tiến sâu hơn (tinh tấn hơn) vào những vùng tinh tuý của Tâm Thức (Năng lượng Tâm Thức tiến hoá), không cách nào khác là chúng ta cần phải dứt khoác thoát ly khỏi mọi sự ràng buộc của ái lực Danh-Sắc trong và ngoài ta (nội/ngoại thức) kể cả phương tiện giúp hoá giải lục căn hổ trợ phần nào cho việc tu tập quán chiếu ban đầu. Lúc nầy Tam Bảo (3 điều luôn bảo lưu = hằng tâm) sẽ chính là :

+ Phật: :    Thành tựu Giác ngộ

+ Pháp :    Thành tựu quán thông Chánh Pháp

+ Tăng :    Thành tựu Đn thể Phát triển và dung hoà hợp nhất

          Đúng với điều mà Đức Phật xưa kia hằng mong muốn [Ta là Phật đã thành, Chúng Sanh

là Phật sẽ thành], thể hiện đúng theo nội dung của giáo pháp nguyên thuỷ :

                         [Ta và vạn pháp đều nương nhờ lẫn nhau, ăn xin lẫn nhau...người khất sĩ chân chính

            thấu rõ lẻ thật nầy tất sẽ thấy được chân lý]

                  [ Này các thầy, giống như những giòng sông, sông Hằng, sông Yamuna, sông
Aciravati, sông Sarasvati, và sông Mahi khi chúng đều chảy về biển lớn. Cũng như vậy, này

      các thầy, bốn giai cấp: Bà La Môn, Sát Ðế Lỵ, Phệ Xá, và Thủ Ðà La khi họ đi theo giáo pháp

     và giới luật của Như Lai, họ từ bỏ những khác biệt của giai cấp và sắp hạng, và trở thành

     những phần tử của một khối duy nhất và đồng nhau.

                 Giữ gìn giáo pháp Giác Ngộ (Nhận ra chân lý) không bị suy hoại, không bị kẻ ngoại đạo

      cười chê, phỉ báng bởi những tác ý viễn suy, tôn tạo hảo huyền đến nỗi sai lệch rất cơ bản so 

      với tinh thần : Khoa học, Bình đẳng và Đại chúng của giáo pháp chính thống (nguyên thuỷ). Bời

       vậy, xưa kia Đức Phật đã tiên tri đến thời mạt pháp thì giáo lý cao quý của Ngài - con đường

       giúp chúng sanh Giác ngộ (tỉnh nhận rõ ràng) quy luật Khổ và Diệt Khổ để mà tự mình Giải thoát

     - sẽ bị suy hoại dần theo thời gian bởi sự vô minh (không còn sáng suốt nhận ra) tự trói buộc

     nhau trở lại vòng kim cô Danh-Sắc. Bởi vậy cho nên Đức Phật luôn nhắc nhở chúng sanh :

                     [Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó".]  

                   [“Người nào ca ngợi Như Lai, tán thán Như Lai mà không chuyên tâm tinh tấn hiểu đúng, hành đúng theo giáo pháp mà Như Lai đã chỉ. Đó chính là phỉ báng nặng nề Như Lai.”]

         3/- Tam Bảo trong Kỳ na giáo (Đạo Jaina) :         Tin - Trí - Đức

         4/-Tam Bảo trong Lão giáo :                Thái - Ngọc - Thượng
    

          - Nguyên Thuỷ Thiên Tôn có trước cả Hỗn mang, trước thời Thái Vô, là thị hiện của nguyên khí sơ khai, chuyển hoá thành Nguyên Thuỷ Thiên Vương. Cõi mà Nguyên Thuỷ Thiên Tôn ngự gọi là Thánh cảnh.

           - Linh Bảo Thiên Tôn tôn hiệu đầy đủ là Thượng Thanh Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân, đến đời Đường gọi là Thái Thượng Đại Đạo Quân, đời Tống gọi là Linh Bảo Quân, trong Đạo giáo còn gọi là Linh Bảo Đại Pháp Sư. Cõi mà Linh Bảo Thiên Tôn ngự gọi là Chân cảnh.

         - Đạo Đức Thiên Tôn chính là Thái Thượng Lão Quân, là Giáo chủ, còn gọi là Hỗn Nguyên Lão Quân, Hàng Sinh Thiên Tôn, Thái Thanh Đại Đế. Tương truyền Đạo Đức Thiên Tôn giáng trần chính là Lão Tử. Cõi Đạo Đức Thiên Tôn ngự là Thanh cảnh.


     5/ Tam bảo trong Khổng giáo:            Thiên – Địa - Nhân

 

                                  

               Thiên Hoàng - Địa hoàng - Nhân hòang. Hợp nhất Thiên – Địa – Nhân.

                            - Thiên Hoàng : vị vua cai quản cõi Trời

                           - Nhân Hoàng : vị vua cai quản con ngườii

                           - Địa Hoàng : vị vua cai quản sự sống tại trái đất . 

                     Thuận Thiên, Hoà Địa, Đắc Nhân Tâm

               Ngũ Thường soi sáng người quân tử

              Vạn sự toàn tâm chốn đạo đời


       6/ Tam bảo trongThiên Chúa Giáo:             Cha – Thánh Thần – Con

 

                 
         Ba ngôi hợp nhất mới là Thiên chúa. Tất cả đều hòa hợp bình đẳng không có phân chia. Ở cỏi thế gian thì người ta phân chia nhưng khi hợp nhất rồi thì trở về với Chúa là Thiên Chúa toàn năng.

     7/ Tam bảo trong Thần giáo:             
Nhật – Nguyệt – Tinh

                                              

         Nhảy múa, uốn mình để thu năng lượng của Mặt Trời – Mặt Trăng – Tinh Tú, và Đọc thần chú là Um, Aum,…

    8/ Tam bảo trong Võ giáo, Dưỡng giáo(Khí công - Yoga):     
Tinh - Khí – Thần

           

                  Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

 

       9/ Tam bảo trong Cao đài giáo:      Phật-Chúa-Thánh

                                       

                                          Khai mở Thiên nhãn sẽ thấy 3 ngôi đều được sinh ra từ Thượng đế

 

 Kết luận :

     Tam Bảo là 3 tôn tượng cao quý, thiêng liêng đặc trưng bởi sự tín ngưỡng của mỗi trường phái tôn giáo. Tuỳ theo sự nhận thức về văn hoá, tâm linh của từng trường phái mà tam bảo sẽ mang những ý nghĩa đặc thù riêng nhằm giúp các tín đồ quán soi thân tâm dựa vào đó (nương nhờ tha lực độ trì) đặng mà cầu nguyện tu tập : một sự hồi tâm, một sự hướng chí nguyện về một biểu tượng nào đó để chúng ta quy nạp cho Thân Tâm mình nhằm tu chỉnh để đạt được sự tiến hóa: Một là giác ngộ - Hai là quay trở về nương tựa, hầu hạ đấng chí tôn - Ba là thần thông - Bốn là trường sinh bất tử ....tuỳ theo ý hướng hay mục đích tu tập mà ra...(Xem tiếp)-->

 

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18058784
Đang online : 12