CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA :
(TOTHA)Trong nội tại Hệ sinh học đều tồn tại Ẩn Thức hay Tàng Thức (Mạt na thức), do tích luỹ từ nhiều Hệ Qui chiếu Quá khứ (Tiền kiếp), luôn tồn tại sự chuyển hoá đối ứng (Thu,Phát)... phản ảnh cả Sự vật và Hiện tượng Vĩ mô lẫn Vi mô...
          1/-Mọi tạo tác (Quả) hình thành nên diễn biến do bởi sự tương tác giữa 2 nguồn Năng lượng Trắng và Năng lượng đen [Nhân và Duyên] xãy ra trong mọi Hệ Qui Chiếu Không –Thời gian, gọi là Thức. Thí dụ :
               1-1 Trong Khoa học : Biểu thức, Đẳng thức, Định thức, Công thức,…
               1-2 Trong Xã hội : Học thức, Kiến thức, Nhận thức, Ý thức, Tri thức, Nghi thức,..
               1-3 Trong Hệ Sinh học : Gồm những Hợp Thức (Nội, Ngoại) diễn tả theo sơ đồ như sau :
            
       Mô hình diễn giải (tam giác TOTHA) tương hợp xét trong Hệ Quy Chiếu Không-Thời gian 3D :
 
            
 
        Hệ sinh học chịu tác động qui nạp tổng quan thành 2 Hệ Năng lượng : Thiên-Địa-Nhân [Ngoại tác] và Tinh-Khí-Thần [Nội ứng], hình thành ra 6 cơ quan cảm thụ [Lục Căn hay Nội Lục Thức] là : Mắt (Thị giác hay Thị Thức), Tai (Thính giác hay Nhĩ Thức), Mũi (Khứu giác hay Tỉ Thức), Lưỡi (Vị giác hay Thiệt Thức), Da (Xúc giác hay Thân Thức) và Não (Trí giác hay Ý Thức). Sáu cơ quan cảm thụ nầy ứng nhận 6 tác động bên ngoài [Lục Trần hay Ngoại Lục Thức] đó là : Sắc Thức (cảnh quan tạo tác bởi lượng tử sóng-hạt), Thanh Thức (âm thanh tạo tác bởi rung động của năng lượng hạt), HươngThức (mùi thơm, thối, nồng,..tạo tác bởi giao thoa sóng-hạt), Vị (cay, đắng, mặn, ngọt, chua tạo tác bởi giao thoa sóng-hạt), Xúc Thức (khoái cảm, nóng, lạnh, mát, đau,…tạo tác bởi giao thoa sóng-hạt), Pháp Thức (thông tin thu, phát từ ngoại cảnh đối chiếu với thông tin tích luỹ tạo ra thông tin mới có thể là phương pháp, giải pháp kích hoạt sự tiến hoá hoặc suy thoái,…cũng là tạo tác giao thoa sóng-hạt). Ta xem mô hình minh hoạ Tổng quan diễn tả sự tác động của Thức lên Hệ Sinh học [gồm tác động ngoài xã hội (Ngoại Thức) và bên trong bản thể (Nội Thức)] như sau :
            
                                                                                                                         
       *Các Thức : Tri, Trí, Kiến,… chuyển hoá theo đồ hình lưỡng nghi. Sự chuyển hoá nầy luôn tồn tại 2 mặt đối lập hàm chứa trong tiểu Thức của Vũ Trụ (Viên Thức).
       *Các Thức : Chuyển hoá theo đồ hình ngũ hành (sự vận hành nầy mang tính tương sinh-tương khắc, 5 hình thái vận động nầy được ký tượng Tổng quan là : Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ
            -Pháp Thức (Ngũ Pháp : Trực quan, Viển Vong, Trừu tượng, Huyển Ảo, Tổng Quan. Năm pháp nầy vận hành chuyển hoá từ bởi 5 Thức : Xúc, Sắc, Thanh, Hương, Vị mà ra).
            - Xúc Thức (Ngũ Xúc : Đau, Lạnh,  Nhột, Nóng, Khoái).
            - Sắc Thức (Ngũ Sắc : Trắng, Xanh lơ, Xanh lá, Đỏ, Vàng).
            - Thanh Thức (Ngũ Âm : Trầm, Trung-Trầm, Trung-Cao,Cao).
            - Hương Thức (Ngũ Hương : Thơm, Lợm, Thối, Hôi, Hăng).
            -Vị Thức (Ngũ Vị : Cay, Mặn, Chua, Đắng, Ngọt). .
        *Trong nội tại Hệ sinh học đều tồn tại Ẩn Thức hay Tàng Thức (Mạt na thức), do tích luỹ từ nhiều Hệ Qui chiếu Quá khứ (Tiền kiếp), luôn tồn tại sự chuyển hoá đối ứng (Thu,Phát) biểu thị bởi 2 xoắn Thuận, Nghịch phản ảnh cả Sự vật và Hiện tượng Vĩ mô (tương tác giữa Năng lượng Trắng và Năng lượng Đen) lẫn Vi mô (tương tác lượng tử giữa Hạt và phản Hạt), ký tượng chữ Vạn mà trong Phật học đã thể hiện ý nghĩa nầy.
  
    Hệ Tâm Thức :
        *Hợp Thức gồm : Lục Thức + Tàng Thức gọi là Tạng Thức (A lại da Thức) tương tác với Hệ Xã hội và Tự nhiên xung quanh (gồm Tri, Trí, Kiến, Ý, Nhận, Tưởng) và Tạng Thức trong Hệ Sinh học, tổng các hợp thức nầy TOTHA gọi chung là Hệ Tâm Thức { tổ hợp gồm 7 Thức cơ bản (Thất Tổ)}nhằm thuận tiện cho việc phân tích và lý giải sau nầy và viết tắt là HTT.
        * Hệ Tâm Thức {tổ hợp gồm 7 Thức cơ bản (Thất Tổ)} của mỗi cá thể (Hệ sinh học), đều chịu ảnh hưởng của Hệ di truyền xuyên suốt các Hệ Quy Chiếu Không Thời gian {tận nhiều đời, kiếp, nhiều thế hệ, bất tận : Cửu Huyền. Ta hiểu thêm rằng từCửu ở đây có nghĩa là mãi mãi, vĩnh cửu và Huyền có nghĩa là : ẩn khuất, sâu thẳm, tận nơi tâm khảm, xa xôi vô hình (huyền thoại, huyền vi, huyền bí, huyền năng, siêu huyền)}. Bản chất chính là Hiệu ứng tương tác Sóng-Hạt. Mặt khác, do tần số Sóng Tâm Thức nằm ngoài vùng tương tác cùa ánh sáng, cho nên sự tương tác vượt qua miền thẩm thấu của Trường Không-Thời gian (Cửu Huyền), tức Hệ Tâm Thức Di Truyền (dòng tộc) Cửu Huyền luôn mãi tạo nên sự ảnh hưởng đến Hệ Tâm Thức {tổ hợp gồm 7 Thức cơ bản (Thất Tổ)} của Hệ sinh học hiện hữu.
       
                                     
         *Những tương tác của những Hệ Tâm thức với nhau không ngừng biến đổi (Vô Thường) một cách đa hướng (Vô Ngã) tạo nên vòng xoay chuyển hoá khởi phát từ 2 nguồn Năng lượng Trắng (Chân-Thiện-Mỹ) và Năng lượng Đen (Giả-Ác-Tà) thảy đều hàm chứa trong Năng lượng Vũ Trụ Chân như (Minh triết và Hằng Như).
          Ta có Eu = Ew   Eb , nghĩa là vạn sự (muôn vạn sự) chuyển hoá vô thường, vô ngã cuối cùng rồi cũng đều phải trôi về nguồn Eu mà thôi, nói cách khác là tất cả sự chuyển hoá (chuyển luân) của Năng lượng Tâm thức luôn có tính bảo toàn năng lượng (bởi vì Eu là thường hằng), nói cách khác đó chính là qui luật tất yếu của Nhân-Quả đối ứng!...tức là mọi sự vật và hiện tượng đều  phải có sự chuyển hoá Luân Hồi!.. biến dịch trong hệ Lục căn và Lục thức của Hệ Tâm Thức như đã mô tả --> tạo nên (vẽ nên : Tâm như hoạ sĩ khéo, Vẽ Thế giới muôn màu, Cảnh Ngũ ấm Thế gian, Không Pháp nào không tạo…) 6 quĩ đạo (Lục Đạo) tương ứng với mức Năng lượng tích luỹ của Hệ Tâm Thức (Nghiệp lực). 
  Khái niệm Tâm Linh :
          Khi Hệ Tâm thức đã được khai mở (ít,nhiều) sẽ tạo ra hiệu ứng bức xạ Năng Lượng Tâm Thức quanh môi trường sống, tạo nên những Hiệu ứng đặc biệt (so với nhận thức của 5 giác quan hạn hẹp) như : chuyển di vật chất, thay đổi phản ứng sinh hoá (chữa bệnh bằng nước lã, đâm kim qua da thịt, phẩu thuật bằng tay, chữa lành ung thư,…), dự báo thời tiết, dự báo nhân mệnh, giao tiếp thông tin với sóng sinh học (cầu hồn, cầu vong, gọi hồn, áp vong, trục vong, khiển vong,…). Những hiệu ứng đặc biệt do Năng Lượng Tâm Thức bức xạ qua Trường Không-Thời gian 3D gọi là Tâm linh.
          Cách thức (phương thức, phương pháp, giải pháp) chọn ra một con đường (Đạo), nói đúng hơn là một quĩ đạo xác lập tại một Tầng Thức tương ứng với năng lượng tích luỹ sau khi đã tách ra khỏi những ràng buộc đa hướng (vô ngã), được gọi là Đạo Pháp (phương pháp chọn quĩ đạo xác lập TTNL). Tuỳ theo mức tiến hoá (căn cơ) của Hệ Tâm Thức, sinh ra nhiều Đạo Pháp dẫn dắt cách xác lập NLTT, do đó xuất hiện nhiều trường phái Tôn Giáo khác nhau…
     Mô hình diễn giải như sau :
      
 
        
 
            
          Điểm suốt nền văn minh của nhân loại tại Địa cầu nầy, trãi qua nhiều bước ngoặc lịch sử, điều kiện địa lý ảnh hưởng ít, nhiều đến tư duy nhận thức của con người, cho nên xuất hiện rất nhiều trường phái Tôn giáo khác nhau được lập thành tương ứng với những Pháp đạo khác nhau, chung quy đều do căn cơ ứng giác của Hệ Tâm Thức mà ra (Vạn pháp hoá ứng biến tại Tâm). Ta phân loại 2 giáo pháp như sau :
        *Chánh Giáo : Tôn vinh Chân-Thiện-Mỹ và Giáo hoá Hệ Tâm Thức cộng đồng cùng nhau hoà giác, hướng về đúng nguyên gốc (bản nguyên) của muôn loài sau bao cuộc hành trình lưu lạc…bởi do sai lầm (vô minh) tạo nên những can nhiễu (chướng nghiệp) làm cản trở Hệ Tâm Thức bị chi phối và bị rối loạn, mãi luôn lưu lạc cách biệt xa nguồn, vận dụng chánh pháp (phương pháp tu tập chân chánh : bình đẳng, bác ái, từ bi, tiến hoá, không thị quyền, không giáo điều, không nguỵ tạo,…) sẽ giúp cho mọi người, mọi loài tìm cách (pháp) thoát khỏi bao tác động đa hướng (vô ngã) tìm về đúng quĩ đạo (chân đạo) xác lập đúng ngã thật (chân ngã) của ta, đồng trung hoà Hệ Tâm Thức hội tụ về Tâm thật của mình (Chân Tâm) cùng Vũ Trụ Vĩ Hằng chan chứa tình yêu thương đại vĩ (bồ tát), mãi mãi không còn nữa những khổ đau, phiền não của kiếp vô thường…
        *Tà giáo : Tôn tạo cho quyền lực Giả-Ác-Tà, Giáo điều mọi người, mọi loài phải tuân lệnh, nghe theo lời phán quyết của một quyền lực tối cao…à thị quyền, ra lệnh, kềm hãm, mê hoặc, sai khiến, đe doạ,.. mọi người rơi vào vòng nghiệp ngã, luôn bị phụ thuộc, phục dịch,…à mê tín dị đoan…
    ☼ Nhận định :
          Trong suốt quá trình tiến hoá của nhân loại từ 2500 năm nay, thuyết Phật học (Phật Pháp) Nguyên Thuỳ dẫn dắt cách thức tu tập (tu chỉnh và tập luyện) giúp Hệ Tâm Thức muôn loài sao cho vượt ngã tránh khỏi những tác động của Năng lượng đen gây nên bao khổ đau, phiền não (Giải Thoát) bằng cách tựu trung Tâm Thức tiến tới hoà đồng cùng Nguồn năng lượng Chân Như Minh Triết của Vũ Trụ, gọi là Giác Ngộ (Phật). Với quan điểm đã nêu, cho thấy nội dung trọng điểm về “Tinh thần Đại chúng” của Phật học {Tôi không phải là Thượng đế tối cao hay Thần linh chuyên hành quyền phán quyết…mà chỉ là người dẫn đường (Đạo) như bao tiền nhân Minh Triết khác mà thôi, nhằm giúp cho chúng sanh (mọi loài) thoát khỏi sinh, tử, luân hồi nếu ta đi đúng đường (chánh đạo), để tiến tới hoà nhập cùng Chân Không Toàn Giác (Giác Ngộ)…Tôi là Phật (người Giác Ngộ) đã thành và chúng sanh là Phật sẽ thành không hơn không kém} . Với pháp luận Giác Ngộ (Phật Pháp), cùng với tư duy phân tích, cho thấy Phật học đã thể hiện hoàn thiện cách tu tập (tu chỉnh và tập luyện) Hệ Tâm Thức hoàn toàn phù hợp với nhận thức khoa học (Tri Kiến) và hội đủ các đức tính : Đại chúng, Bình đẳng, Logic, Khoa học, Không tôn tạo, Không thị quyền, Không giáo điều, Không mê hoặc...Phương pháp [Pháp] dẫn dắt đúng với qui luật của môi trường Tự nhiên quanh ta tồn tại trong Vũ Trụ (Chân Lý). Nghĩa là, mọi sự sống từ thấp đến cao (chúng sinh) từ cây cỏ, côn trùng, muôn thú và loài người đều có quyền lựa chọn cho chính mình con đường hành trình (Quỹ Đạo) của Hệ Tâm Thức sao cho tiến hoá trở về với nguồn nguyên thuỷ của chúng ta (Chân Ngã). Đó chính là Vũ Trụ Đại Đồng Toàn Năng, một Chân Lý Hằng Hữu Không Sinh, Không Diệt (Chân Không Diệu Hữu). Trải qua dòng lịch sử suốt từ 2500 năm nay, Phật học bị chia ra thành nhiều nhánh (nhiều tông phái) và cũng do nhận thức vô tình, cố ý của con người làm cho Phật Học (Khoa học của Tâm Thức Chân-Thiện-Mỹ) bị biến chuyển ít, nhiều trở thành Phật Giáo (tôn tạo siêu huyền và giáo điều cho sự tuân thủ, phụng sự cho quyền lực…). Đáng tiếc thay…
Xem Video Clip :
  CÒN TIẾP
Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 17876056
Đang online : 20